Lời văn và ngôn ngữ

Một phần của tài liệu hình tượng cái tôi nguyễn tuân qua thể văn tùy bút (Trang 100 - 109)

Văn học là nghệ thuật ngôn từ, một tác phẩm hay phải là một tác phẩm có nội dung hay và hình thức đẹp. Chính vì thế, thông qua hệ thống ngôn ngữ trong tác phẩm, một phần nào đã người đọc thấy được những giá trị văn chương cũng như tài năng và phong cách nghệ thuật của nhà văn. Tuy nhiên, để sáng tạo nên một thứ ngôn ngữ độc đáo, mang nét riêng không trộn lẫn với bất kì ai thì không phải bất cứ nhà văn nào cũng có thể làm được.

Nghiên cứu những sáng tác của Nguyễn Tuân, đặc biệt là những sáng tác thuộc thể loại tùy bút hẳn người đọc sẽ thấy Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phó, sắc sảo, tinh tế, những cách dùng từ rất mới mẻ, một sự kết hợp từ rất độc đáo và sáng tạo.

3.3.1. Mét kho từ vựng vô cùng phong phó:

Các nhà nghiên cứu đều cho rằng: Nguyễn Tuân có một kho từ vựng vô cùng phong phó. Đó là kết quả của bao nhiêu năm ông cần cù tích lũy với lòng say mê tiếng mẹ đẻ. Nguyễn Tuân không chỉ tích lũy mà còn sáng tạo nữa. Ông đã sáng tạo ra những từ mới và cách dùng từ mới. Chính vì có vốn từ phong phó và sáng tạo nên nhà văn thỏa sức vẫy vùng trên cánh đồng văn chương – mảnh đất màu mỡ để nhà văn thể hiện tài năng và cá tính của mình.

Mét trong những biểu hiện của sự sáng tạo của Nguyễn Tuân chính là sự cảm nhận và khám phá đối tượng. Khi cảm nhận và khám phá đối tượng, Nguyễn Tuân thường vận dụng tri thức, thuật ngữ, ngôn ngữ của nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dô, viết về người lái đò và để khẳng định đây là một

người lao động đầy trí dũng, một nghệ sĩ đích thực của thiên nhiên trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh, Nguyễn Tuân đã sáng tạo nên một cuộc vượt thác chưa từng có trong lịch sử văn học. Cuộc vượt thác này hiện ra trước mắt người đọc như mét cuộc chiến mà người lái đò như một viên tướng tả xung hữu đột và đối thủ là dòng sông vô cùng nham hiểm, quái ác nhưng cuối cùng phải khuất phục trước tài năng, trí dũng của người lái đò. Để làm nổi bật cuộc chiến này: “Nhưng hình như Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn.

Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. Đám tảng, đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền...Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một của đá trông như là sơ hở, nhưng chính hai đứa giữ vai trò cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa rồi nước sóng luồng mới đánh khuýp quật vu hồi...” [36, 71], một đoạn khác: “Nước bám lấy thuyền nh đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la nạo bạt. Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất cả cái luồng nước vô sở chí Êy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò...” [36,72], Nguyễn Tuân đã xuất phát từ điểm nhìn vừa của một nhà quân sự, một nhà vừ thuật và của nhà thể thao để dựng lại khụng khớ cuộc chiến, lại vừa vận dụng tri thức, thuật ngữ, ngụn ngữ của cỏc lĩnh vực ấy...để miêu tả. Sự vận dụng và kết hợp sáng tạo này đã giúp Nguyễn Tuân mô tả chính xác, đầy sức gợi, tạo hấp dẫn, lôi cuốn đối với người đọc về cuộc chiến giữa người lỏi đũ với dũng sụng hung bạo, đồng thời cho thấy vốn ngôn ngữ phong phó, trí tưởng tượng phóng túng, độc đáo của Nguyễn Tuân.

Còng trong tùy bút Người lái đò Sông Đà, khi nói về nguồn gốc, vị trí địa lí và lịch sử Sông Đà, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ bản thân có một vốn kiến thức sâu, rộng và một vốn ngôn ngữ phong phú về các lĩnh vực địa lí, lịch sử, sinh học, toán học, hành chính...Ông viết: “Sông Đà khai sinh huyện Cảnh Đông tỉnh Vân Nam, lấy tên là Ly Tiên (theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi thì tên Trung Quốc của Sông Đà lại là Bả Biên Giang) mà đi qua một vùng núi ác, rồi đến gần nửa đường thì xin nhập quốc tịch Việt

Nam, trưởng thành mãi lên và đến ngã ba Trung Hà thì chan hòa vào Sông Hồng. Từ biên giới Trung Việt tới ngã ba Trung Hà là 500 cây số lượn ròng rắn, và tính toàn thân Sông Đà thì chiều dài là 883 nghìn thước mét chảy qua hai nước Việt Nam Trung Quốc” [36, 76]. Vốn tri thức này có được là kết quả của một cuộc đời lao động nghệ thuật, tích lũy vốn sống, vốn kiến thức không biết mệt mỏi của Nguyễn Tuân.

Từ láy trong tác phẩm Nguyễn Tuân làm thành một hệ thống phong phú. Có thể nói rằng nó trở thành một nhân tố không thể thiếu được trong quá trình tạo lập hình ảnh, tạo nên chất mượt mà của lời văn trong tác phẩm.

Đọc các tùy bút và cả truyện ngắn của Nguyễn Tuân, chúng tôi chọn lọc ra được một hệ thống từ láy rất phong phú chứng tỏ nhà văn đã có công tìm tòi và sáng tạo: “sụt sùi”, “lom dom”, “co ro”, ‘rôm rả”, “lổn nhổn”, “nhốn nháo”, “ồ ồ”, “dằng dặc”, “chênh vênh”, “nơm nớp”, “hau háu”, “xa xa”,

“ton hót”, “thon thót”, “lận đận”, “bời bời”, “lu bù”, “dịu dàng”, “mù mịt”, “ầm ầm, “lặng lờ”, “lêu đêu”, “bồn chồn”, “hợm hĩnh”, “tíu tít”,

“vội vã”, “rỉ rã”, “lũ lĩ”, “xúm xít”, “hao hao”, “hăm hở”, bê bết”, “hổn hển”, “mỏng manh”, mênh mông”, “rậm rịt”, “loanh quanh”, “hiu hắt”,

“cheo leo”, “ngột ngạt”, “trệu trạo”, “lè nhố”, “nhục nhã”, “phơi phới”,

“vương vấn”, “chập chững”, “cuồn cuộn”, “trắng trợn”, “xục xạo”, “tới tắp”, “rừng rực”, “giòn giã”, “ngai ngái”, “ngong ngóng”, “lêu nghêu”,

“khuỳnh khuỳnh”, “lừ lừ”, “nhăn nhúm”, “méo mó”, “vòi vọi”, “tỉ mỉ”...

Những từ láy được liệt kê ở trên mang giá trị tạo hình, đa phần mang sắc thái nhấn mạnh. Vì sao Nguyễn Tuân lại thích dùng và dùng nhiều từ láy đến vậy? Kho từ vựng Việt Nam vô cùng phong phú, và từ láy vốn có giá trị biểu cảm rất cao, nó giúp người viết thể hiện đươc ý đồ, cảm xúc của mình.

Vì có khi chỉ cần một từ nhưng nếu được dùng chính xác sẽ có giá trị gấp ba bèn lần những câu văn miêu tả dài dòng. Vốn là một nghệ sĩ tài hoa, phóng túng và lãng tử trong cả truyện ngắn lẫn tùy bút thì việc sử dụng nhiều từ láy như đã nói ở trên đã vô tình tạo ra một hiện tượng giao thoa giữa hai thể loại

này, tạo ra trong chất văn của ông vừa có giọng miên man cảm xúc của tùy bút vừa có bút pháp chấm phá của truyện ngắn. Thử đọc những câu văn có chứa từ láy sau: “những ngôi sao nối nhau trên một quãng đường dài ngoằn ngoèo như lối đi của bò sát”, “nước một con sông hiền lành đẩy nhẹ cánh hoa vô định lừ đừ trôi một mình theo những cái xoáy nước”; “Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng, giọng ông ào ào như tiếng nước mặt ghềnh sông, nhỡn giới của ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào trong sương mù” [36, 62]. Những từ láy “ngoằn ngòeo”, “lừ đừ”,

“khuỳnh khuỳnh”, “ào ào”, “vòi vọi” có giá trị tạo hình làm cho những câu văn như rừ nột hơn, lời văn mềm mại hơn và những gỡ được miờu tả của sự vật cứ như in hiện ra dưới các từ láy tới mức cô đọng nhất nhưng lại không thô cứng, khô ráp mà mềm mại uyển chuyển theo âm điệu của từ Êy.

Bên cạnh đó, Nguyễn Tuân bao giờ cũng muốn khai thác cạn kiệt những gì mình chạm đến và tạo bằng được Ên tượng đối với người đọc nên ông sử dụng từ láy có giá trị nhấn mạnh và dồn nhiều từ láy trong mét câu, một chỗ. Chính ý đồ sử dụng từ láy như vậy đã giúp Nguyễn Tuân đạt được hiệu quả đáng kể trong diễn đạt và miêu tả, khiến người đọc chú ý và ghi nhớ điều mà nhà văn muốn nói đến: “mắt anh em thăm thẳm vòi vọi như mắt người đi bể”, “sóng núi rập rên trong sương và nhấp nhô trên cánh đồng đá”[36, 110-111], “trời sao nhấp nhô thấy nó ngờm ngợp”, “mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm, méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này”[36, 71], “cái đông đúc hôm nay không thấm gì với khung cảnh mênh mông rậm rịt ở chỗ khuỷnh sông, trên cái mỏm sông cheo leo này”[36, 209].

Cứ mỗi lần đọc những câu văn Nguyễn Tuân dồn nhiều từ láy như vậy người đọc như được nhân đôi cảm giác, cảm tưởng lời văn như cô đọng, súc tích hơn. Hệ thống từ láy mà Nguyễn Tuân sử dụng đã chứng tỏ Nguyễn

Tuân là nhà văn có vốn từ phong phó, cách dùng từ độc đáo, sáng tạo và cũng rất kì công.

3.3.2. Nghệ thuật từ pháp

Hư vinh, giả tạo là điều mà Nguyễn Tuân rất chán ghét. Chính vì vậy, trước khi viết Nguyễn Tuân bao giờ cũng cân nhắc kĩ lưỡng điều mình cần viết, vì ông luôn sợ cách viết của mình sáo rỗng, không thể hiện hết cái đẹp, cái hay của khung cảnh, công việc và con người. Mỗi một từ ngữ dùng đều được Nguyễn Tuân đắn đo, cân nhắc, lựa chọn nên thường có độ chính xác cao khó lòng thay thế. Chúng ta hãy thử xem nhà văn viết: “Con sông nông choèn”, “ở khoảnh núi cheo leo xa xôi vòng quanh tịt mù này”, “Cây to khoanh gỗ cắt tròn đến bằng cái nong Êy, cây to kéo xuống mặt đường như vừa bị đàn voi mậu dịch lâm khẩn quật ngã xuống, rễ con rể mẹ đang không ngừng tuôn rơi những giọt lệ hăng chát[36, 124]. Những từ “nông choèn”, “tịt mù”, “hăng chát” như tạo một sức ì khi Nguyễn Tuân lựa chọn và đặt xuống, người khác nếu có muốn thay cũng không thể kéo lên được bởi từ không chỉ mang sắc thái tính chất của sự vật hiện tượng mà còn mang thêm sức mạnh biểu cảm của cá nhân nhà văn.

Có thể nói, trong quá trình suy ngẫm gạn lọc từ Êy Nguyễn Tuân đã tạo lập được mét hệ thống từ mới một cách độc đáo. Rất chủ quan, nhà văn đã tìm cách chẻ đôi các từ cũ ra ghép mét phần của từ này với mét phần của từ kia để tạo ra mét từ khác nhằm đạt đến mức độ chính xác cao hơn. Nếu chúng ta chỉ nghe thôi thì có lẽ cũng sẽ thấy mơ hồ lắm về cách dùng từ này, nhưng đến khi chứng kiến Nguyễn Tuân xác lập vị trí của chúng thì mới thấy nó đắt đến nhường nào. Nghiên cứu từ pháp Nguyễn Tuân, chúng tôi bắt gặp nhà văn đã tạo ra một số từ sau đây: “hào hoạt = hào hoa + hoạt bát”, “lưu đãng = phong lưu + phóng đãng, “phong quang = phong phó + quang đãng” (cuộc sống ngày nay ở hai bên đường quốc lộ từ đây rồi càng thêm

phong quang càng thêm đậm đà), “thừa nhàn = thừa thãi + nhàn hạ”, “tha lê = tha hương + lê bước”, “đùa nhả = đùa cợt + chớt nhả”, “chích tích = chân chính + thành tích” (hoặc chiến tích), “lợi khí = lợi thế + vũ khí”,

“huyền sử = huyền thoại + lịch sử”, “khốn cực = khốn khó + cực nhọc”,

“thô lạ = thô thiển + lạ lùng”, “kí táng = kí gởi + cải táng”, “bí thuật = bí quyết + thủ thuật”...Với những từ dùng Êy, Nguyễn Tuân đã tạo được cho từ, cho lời văn một hệ quả cảm xúc tăng gấp đôi về tính hàm súc, bởi một từ nhưng nó gói trọn nghĩa của cả hai từ. Không cần sử dụng nhiều nhưng mỗi lúc Nguyễn Tuân dùng thì những từ dùng theo kiểu nh vậy lại tạo ra nét đặc biệt riêng, điều này chỉ có Nguyễn Tuân với một kĩ thuật viết điêu luyện mới nghĩ ra nh vậy. Rừ ràng, đõy là một sự sỏng tạo rất đỏng được ghi nhận vì Nguyễn Tuân đã góp phần làm phong phó cho tiếng Việt của kho tàng ngôn ngữ Việt.

Là một nhà văn chỉ chơi “một lối chơi độc tấu”, Nguyễn Tuân không bao giờ chấp nhận sự quân bình vì điều đó chẳng bao giờ đưa đến những Ên tượng sâu sắc. Đóng góp của Nguyễn Tuân về từ pháp vẫn còn rất nhiều nhưng chúng tôi chưa khám phá hết. Tuy nhiên, những điều mà chúng tôi chọn lọc và trình bày ở trên đã chứng tỏ tài năng, cá tính và quan niệm viết văn của Nguyễn Tuân.

Cách dùng từ kì công và sáng tạo của Nguyễn Tuân đã góp phần giúp cho lời văn, câu văn của Nguyễn Tuân đa dạng, trùng điệp, phức cú và giàu âm điệu, nhịp điệu.

Mét trong những đặc sắc của ngôn ngữ tùy bút Nguyễn Tuân chính là việc xuất hiện nhiều câu văn trùng điệp, phức điệu, phức cú. Những kiểu câu văn như thế thường chứa đựng cách liên tưởng nhiều tầng, nhiều lớp: “Con dao cổ đã gọn cái chuôi sù sì trong lòng tay phải rồi mà Nguyễn vẫn còn kềnh càng ngửi mãi cuốn sách, ngửi rất lâu như một tên ngốc dí sát cánh hoa lan vào mũi để cố đánh hơi tìm mãi cái mùi hương vương giả không bao

giờ chịu ở gần mà chỉ tiết ra một cách thoang thoảng” [24, 465], “Ngồi rọc cuốn sách, ngồi soi lên ánh sáng những gân nét chữ mê mê và những thương tiêu còng mê mê ở trong lòng giấy, ngồi nghiêng nghé nhìn cái bóng bẩy của mực đen tô góc nét chữ in sắc gọn như mũi kim mới, Nguyễn càng thấy thú vị, êm ả bao nhiêu thì, tưởng đến những cuộc hội họp chè chén và các buổi đình đám, chàng lại càng chán chường với những trò ồn ào, ồn ào một cách tẻ lặng mà thỉnh thoảng chàng phải góp vào một lời nói vuốt đuôi, một tiếng cười hoặc gượng gạo, hoặc đưa đẩy” [24, 466].

Những câu văn trùng điệp, phức điệu và phức cú nh trên nhiều lúc làm cho người đọc cảm thấy phức tạp, khó hiểu. Tuy nhiên, đó là những câu văn đẹp, chính những kiểu câu văn nh thế giúp nhà văn diễn tả được những quan hệ phức tạp của hiện thực đời sống và thể hiện tâm trạng của mình trước cuộc sống muôn màu, muôn vẻ. Câu văn của Nguyễn Tuân đẹp là do cấu trúc tầng lớp nhưng bao giờ cũng trong sáng, cũng đúng, ở đó ông chú ý đến giọng điệu, cách sắp xếp trật tự của các từ để làm nổi bật các mối quan hệ trong sự vật và trong cảm giác của chính ông. “Mùa đông năm 1967, da trời Hà Nội thấp thỏm, xanh ngắt một niểm cảnh giác”; hay”...vàng Nga vẫn còn như níu hoàng hôn lại giữa khu vườn Bách thảo có một cặp voi Việt nam đang mài ngà vào nhau mà nhớ một bụi chuối bên quê cũ...” [ 36, 205].

Những câu văn nh thế, nhiều câu văn nh thế, những câu được viết lần đầu tiên trong văn chương Việt Nam, làm nên cái độc đáo vô song của văn Nguyễn Tuân.

Đọc văn Nguyễn Tuân, chúng tôi phát hiện nhiều câu giàu âm điệu, nhịp điệu trầm bổng, hài hòa xuất phát từ cách dùng từ và nhịp điệu câu văn:

Con Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình,/ đầu tóc,/ chân tóc Èn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, /hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi MÌo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà,/ tôi đã xuyên qua đám mây muà thu mà nhìn nước Sông Đà./ Mùa xuân dòng xanh ngọc bích,/ chứ nước Sông Đà không xanh màu

xanh canh hến của nước Sụng Gõm Sụng Lụ./ Mựa thu nước Sụng Đà lừ lừ chớn đỏ như da mặt một người bầm đi vỡ rượu bữa,/ lừ lừ cỏi màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội vì mỗi độ thu về” [36,74] hay:

Ngoài sân đồn,/ cái đường hào lờ mê dưới ánh trăng cuối tháng đã gần về sáng.// Sao bủa đầy trời như mặt bể nổi lân tinh,/ vòm trời cao trong vắt như một bầu pha lê mùa đông.// Những chùm sao run run như muốn né tránh cái gió Lào bốc ngược lên từ mặt đất biên giới./ Vòm pha lê lóe điểm sao chùm đang ngân trả lại mặt đất ì ầm của gió núi./ Sóng núi rập rên trong sương buốt và nhấp nhô trên cánh đồng đá...” [36, 111].

Hai đoạn văn là sự kết hợp giữa các nhịp ngắn - dài, lên - xuống, nhanh - chậm làm cho câu văn có sự co duỗi nhịp nhàng, đa dạng và giàu nhạc điệu. Các từ láy phối hợp với biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh được sử dụng nhiều trong hai đoạn văn nói trên vừa góp phần biểu lộ cảm xúc của nhà văn khi cảm nhận vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà, của bầu trời Tây Trang nên thơ, nên họa, vừa như là một phát hiện đầy ngỡ ngàng về vẻ đẹp của Sông Đà, của Tây Trang của một tâm hồn nghệ sĩ. Kiểu phối hợp các biện pháp nghệ thuật như vậy rất phù hợp với những đoạn văn diễn tả cảm xúc chủ quan của nhà văn đồng thời góp phần diÔn tả đúng nhịp rung động của tâm hồn trước những phát hiện, những khám phá mới mẻ của nhà văn về miền đất Tây Bắc.

Đọc tùy bút Nguyễn Tuân, ta còn dễ dàng khám phá, phát hiện được nhiều câu văn rất giàu âm điệu, nhịp điệu trầm bổng, hài hòa: Ví dô: “Một người đẹp, yếu như lá non thùy dương, suốt nửa đời người không đi tu mà cũng quá là ở chùa, lòng dục có thừa mà đều diệt hết, lửa tâm chưa nhóm mà đã tắt ngấm...”, “Một dòng lá thắm, một đàn chim lam”, hay “ Dòng sông vặn mình vào một cái bến cát có hang lạnh. Sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ. Sông nước trở lại thanh bình. Đêm Êy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to nh mìn bộc phá rồi cá

Một phần của tài liệu hình tượng cái tôi nguyễn tuân qua thể văn tùy bút (Trang 100 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w