Các tác phẩm văn học không chỉ khác nhau về chất liệu hiện thực (với thơ, đó là hệ thống cảm xúc và suy nghĩ, là hình ảnh, hình tượng thơ; với văn xuôi và kịch, đó là hệ thống sự kiện, hệ thống tính cách v.v...) mà còn khác nhau về cách bố trí, sắp xếp, tổ chức các chất liệu hiện thực đó trong tác phẩm (với thơ, đó là cách cấu tạo các câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ...với văn xuôi và kịch đó là cách dựng các lớp, cảnh, chương, phần, tập, v.v...). Cách tổ chức các yếu tố bên trong và bên ngoài tác phẩm nh vậy gọi là kết cấu.
Theo LÝ luận văn học (NXB Giáo dục – Tái bản lần thứ chín – Do Hà Minh Đức chủ biên) thì “kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định” [7, 142-143].
Theo Từ điển văn học (NXB Khoa học xã hội, 1983) thì kết cấu là:
“toàn bộ tổ chức phức tạp gồm mọi mối quan hệ giữa chỉnh thể và bộ phận trong một tác phẩm văn học”. Từ điển văn học còn phân định các hình thức kết cấu khác nhau như: kết cấu theo trình tự thời gian, kết cấu theo tâm lí, kết cấu theo lối đi thẳng vào giữa câu chuyện...
Nh vậy, thuật ngữ kết cấu chứa đựng một nội dung phong phó, nhưng chung quy lại để chỉ cách thức tổ chức, sắp xếp các yếu tố, chất liệu tạo thành tác phẩm văn học. Đọc những thiên tùy bút của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng Tháng Tám, chúng tôi nhận thấy một đặc điểm nổi bật trong kết cấu của tùy bút đó là kiểu kết cấu tự do, dẫn dắt hết sức linh hoạt, phóng túng, không dựa trên một mô hình, một khuôn mẫu nào. Kết cấu Êy kết hợp với tính chất chủ quan trữ tình xoay quanh cái tôi trữ tình nhà văn. Cái tôi Êy say sưa bộc lộ cảm xúc, cảm giác cũng như tâm trạng của chính mình. Chính kiểu kết cấu này làm cho mỗi sáng tác của Nguyễn Tuân đều chứa đựng những nét độc đáo hết sức riêng biệt, không bị trùng lặp và tạo hấp dẫn đối với người đọc.
Tìm hiểu những thiên tùy bút của Nguyễn Tuân trước Cách mạng Tháng Tỏm chỳng tụi nhận thấy đặc điểm này rất rừ.
Trong bài Mét con tàu say rượu Nguyễn Tuân đã phô ra cảm giác say sưa chếnh choáng khi được uống rượu giang hồ. Cảm giác này kết nối xâu chuỗi sự việc hai con người được nhắc đến. Đầu tiên, Nguyễn bộc lộ cảm giác say sưa ngây ngất khi được uống rượu giang hồ. Sau những cơn say ngây ngất, Nguyễn cảm thấy buồn, cô độc vì uống rượu chỉ có một mình
“còn gì buồn hơn là độc Èm”. Chàng thấy, chỉ có sự đổi chỗ trong không gian là cách thoát ly màu nhiệm nhất và Nguyễn thấy buồn cho đám người tầm thường quanh mình coi “đi là chết một phần”, đúng là loại “giang hồ bất đắc dĩ”. Tiếp sau những cơn say ngây ngất, Nguyễn quay về quá khứ, chàng tiếc cho mỡnh đó sinh nhầm thế kỷ và vỡ sinh nhầm thế kỉ nờn chàng lạc lừng giữa một thế giới già cỗi hoàn toàn xa lạ với chàng. Tỉnh giấc chiờm bao, Nguyễn khẳng định chỉ có đi mới là sống. Trong sáu ngày đêm trên biển
Nguyễn thấy mỡnh sống nhiều, sống thực sự. Kết thỳc bài tựy bỳt là sự nuối tiếc của Nguyễn khi con tàu cập bến và sự đi đã phải ngừng lại.
Nh vậy, trong bài tùy bút trên nhà văn chủ yếu phô bày tâm trạng, cảm xúc, cảm giác. Đó là cảm giác say sưa chếnh choáng khi uống uống rượu giang hồ, tâm trạng buồn bã cô độc và cả sự tiếc nuối khi phải ngừng đi.
Những cảm xúc, cảm giác, tâm trạng Êy đan xen nhau và được bộc lộ một cách trực tiếp, trở thành dòng mạch chính, thành sợi dây liên kết sự việc, con người và cảnh vật lại với nhau.
Kết cấu của thiên tùy bút Chiếc lư đồng mắt cua cũng có đặc điểm tương tự với kết cấu của tùy bút Một chuyến đi. Tâm trạng của nhân vật tôi cũng trở thành dòng mạch chính và là sợi dây liên kết sự việc, sự kiện, con người và cảnh vật khác nhau được nhắc tới. Tuy nhiên, cùng với việc bộc lộ cảm xúc, cảm giác và tâm trạng của nhân vật tôi, tùy bút Chiếc lư đồng mắt cua còn có kiểu kết cấu rất tự do, dẫn dắt linh hoạt, phóng túng không theo trình tự thời gian.
Tác phẩm bắt đầu từ dòng liên tưởng của nhân vật tôi về chiếc lư đồng. Dòng hồi tưởng này đã dẫn dắt nhân vật tôi hồi tưởng về quá khứ mười năm trước ở đất Thanh Hóa trước khi đi tù về không biết làm gì bèn tìm đến thú giang hồ, uống rượu và tìm đủ các trò để giải nỗi phiền muộn.
Chính dòng hồi tưởng này đã dần mở ra dòng hồi tưởng về cuộc đời tài hoa của ông Thông Phu, quá trình gặp gỡ và kết bạn giữa nhân vật tôi và ông Thông Phu và họ cùng sống với nhau những ngày lạc thú. Sau dòng hồi tưởng về ông Thông Phu là dòng hồi tưởng về cô đào Tâm và mối quan hệ giữa họ. Tuy nhiên, dòng hồi tưởng của nhân vật tôi không phải theo một trật tự thời gian mét qua không trở lại mà có sự chồng chéo nỗi nhí trong kí ức.
Chẳng hạn: khi hồi tưởng về thời gian trước khi đi tù về, nhân vật tôi lao vào ăn chơi rồi gặp và kết bạn với ông Thông Phu, cùng sống những ngày lạc thú nhưng rồi ông Thông Phu bị liệt và sau bốn năm không gặp lại nghe nói ông Thông Phu từ trần, nhân vặt tôi lại nhớ ngược hồi ông Thông Phu chưa bị
liệt từng là một con người tài hoa đã nhiều lần cùng nhân vật tôi thắp lư trầm đàm đạo thơ phú. Rồi lại nhớ ngược lên nữa hồi chưa gặp ông Thông Phu, nhân vặt tôi là kẻ ham chơi cây cảnh, có lúc ân hận chàng nuôi ý định làm lại cuộc đời nhưng lại dấn mình vào nhà hát, đắm mình vào tửu sắc...dù nhiều lúc rất chán chường nhưng vẫn không dứt ra được.
Đọc hai thiên tùy bút, dù kết cấu có linh hoạt, phóng túng đến đâu, cảm xúc và tâm trạng dù có đan xen đến đâu người đọc vẫn nhận ra chữ tôi có mặt trên mọi trang viết, mọi dòng chữ của Nguyễn Tuân. Nhà văn đã phơi trải lòng mình lên trang giấy mà không hề giấu diếm nỗi lòng mình. Đó là nổi lũng của một cỏi tụi cụ đơn, bi quan, bế tắc, lạc lừng, bơ vơ trước cuộc đời, đứng trên mảnh đất quê hương mình nhưng vẫn cảm thấy thiếu quê hương.
Trong Một lá thư không gửi, chóng ta lại bắt gặp kiểu kết cấu giống nh mét bức thư. Kiểu kết cấu này khiến cho tùy bút của Nguyễn Tuân rất đỗi mới mẻ, vừa tự do, phóng khoáng lại vừa rất tự nhiên. Mọi tình cảm, tư tưởng của nhà văn như những dòng chảy tuôn trào trên đầu ngọn bút. Nhà văn có thể thỏa sức giãi bày tất cả những tâm tư, suy nghĩ, mong ước, khao khát của mình.
Mét trong những nét đặc sắc nữa của kết cấu tùy bút Nguyễn Tuân là kiểu tùy bút mang phong cách kí. Đây chính là một sáng tạo góp phần điểm tô cho sự độc đáo của “lối chơi độc tấu” của mình. Trong nhiều tùy bút của Nguyễn Tuõn, người đọc thấy rừ yếu tố kớ sự được sử dụng một cỏch rộng rói.
Nhà văn đã ghi chép và phản ánh nhiều thông tin thời sự chính xác vào tùy bút, tạo nên một thứ tùy bút pha du kÝ, kí sự rất đặc sắc. Kiểu kết cấu này xuất hiện trong một sè tùy bút của Nguyễn Tuân sáng tác trước Cách mạng Tháng Tám, đặc biệt là những thiên tùy bút sáng tác sau Cách mạng Tháng Tám.
Tập tùy bút Một chuyến đi là kiểu tùy bút mang đậm chất du kÝ, ghi chép lại những cảm xúc say sưa, chếnh choáng, ngây ngất của cái tôi nhà văn
trước cảnh và người nơi xứ lạ. Trong Những ngọn đèn xanh, chóng ta cũng bắt gặp một kiểu tùy bút mang pha trộn chất kí sự, ghi chép lại những sự kiện thực tế vừa xảy ra có cả thời gian, địa điểm, sự kiện, nhân vật cụ thể.
Nếu làm phép so sánh chất kí trong những sáng tác của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng Tháng Tám, chúng tôi nhận thấy chất kí trong tùy bút của Nguyễn Tuân ngày càng gia tăng. Giới văn nghệ sĩ cũng nh giới nghiên cứu phê bình văn học đánh giá rất cao chất kí trong tùy bút NguyÔn Tuân đặc biệt đối với những tác phẩm viết sau Cách mạng Tháng Tám.
Trong tùy bút Tình chiến dịch, Nguyễn Tuân đã ghi lại những cuộc hành quân gian khổ của những người chiến sĩ trong điều kiện thời tiết hết sức khắc nghiệt: “Trời khô nắng hanh. Núi trọc, núi hói. Dốc cao. Lính nhễ nhại mồ hôi, mặt đỏ dừ. Thân đạp, chân tỳ, lá chắn, bánh xe, nòng máng, ống chụp, nặng ôi là nặng. Bé binh ái hộ Voi lên dốc, luân phiên nhau ghé vai khiêng...” [35, 422- 423]. Ghi lại những cuộc hành quân như thế, Nguyễn Tuân giúp người đọc hiểu hơn cội nguồn chiến thắng của dân tộc là tình quân dân cá nước, tình đoàn kết chia bùi sẻ ngọt và trên hết là tinh thần, ý chí vượt khó khăn gian khổ của người chiến sĩ.
Trong tập Tùy bút kháng chiến và hòa bình, người đọc bắt gặp nhiều trang viết mang đậm chất kí nh: Nhật kí trong lòng địch, Chuyến tàu hòa bình, Về Sta-Lin-gơ-rát ...Nhưng chất kí được thể hiện đậm nét nhất và tập trung nhất phải kể đến tập tùy bút Sông Đà và Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi.
Trong hai tập tùy bút này, người đọc thấy có nhiều bài viết Nguyễn Tuân ghi lại những thông tin thời sự chính xác về biết bao người thật, việc thật mà nhà văn đã gặp trong những chuyến đi thùc tế. Ghi lại chuyến đi thực tế ở Hòa Bình, Nguyễn Tuân có tùy bút Người lái đò Sông Đà. Đó là những trang văn, nhà văn ghi lại những điều ông được tận mắt chứng kiến về dòng Sông Đà và những con người cần mẫn, dũng cảm phục vụ chiến đấu và lao động trên dòng sông lịch sử Êy. Khi kể về người lái đò, Nguyễn Tuân đã chuyển đến cho người đọc những thông tin cụ thể, chính xác về cuộc đời, nghề
nghiệp:“ông lái đò Lai Châu bạn tôi làm nghề chở đò dọc Sông Đà đã mười năm liền, và thôi làm đò cũng đã đôi chục năm nay...Quê ông ở ngay chỗ ngã tư sông sát tỉnh. Thời Tây Tàu Êy, ông chở đò dọc tải chè mạn chè cối, tải từ Mường Lay về cho đến hết cửa rừng Hòa Bình, đổ chè lên chợ Phương Lâm.
Ông đã chở quá về Bến Nứa Hà Nội...”[36, 62]. Khi viết về Sông Đà, Nguyễn Tuõn cũng đó đem đến cho người đọc những thụng tin cụ thể, chớnh xỏc đến từng chi tiết khiến nhiều trang văn mang đậm những thông tin lịch sử và địa lí:
“Sông Đà khai sinh ở huyện Cảnh Đông tỉnh Vân Nam, lấy tên là Ly Tiên (...) mà đi qua một vùng núi ác, rồi đến gần nửa đường thì xin nhập quốc tịch Việt Nam, trưởng thành mãi lên và đến ngã ba Trung Hà thì chan hòa vào dòng Sông Hồng. Từ biên giới Trung Việt tới ngã ba Trung Hà là 500 cây số lượn rồng rắn, và tính toàn thân Sông Đà thì chiều dài là 883 nghìn thước mét chảy qua hai nước Việt Nam Trung Quốc...”[36, 76]. Sông Đà có 73 cái thác, dữ nhất là Hát Nhặt, Hát Lai, Hát Moong, Hát Tiếu...Những thông tin Nguyễn Tuân cung cấp về người lái đò và dòng Sông Đà đã giúp người đọc biết và hiểu: Sông Đà là một dòng sông hùng vĩ, hiểm trở nhưng không kém phần thơ mộng, cú lịch sử lõu đời và vị trớ địa lớ rừ ràng, cụ thể, gắn bú với cỏc thế hệ người dân Việt Nam; để tồn tại cùng dòng sông này, người lái đò phải là một người lao động đầy trí dũng, gắn bó với dòng sông lại vừa mang phẩm chất của một nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh; thấy được sự vĩ đại của con người khi quyết định cải tạo thiên nhiên hung bạo với bảy mươi ba cái thác hiểm nghèo để phục vụ cho cuộc sống của con người.
Trong Đi mở đường, nhà văn đã ghi lại chuyến hành trình từ Hà Nội đi Điện Biên Phủ: “Qua Sông Đà, tôi vào châu Phù Yên giữa lúc cuộc sống ở đây cũng vặn mình vươn vai mà bước dài chẳng kém gì bên Điện Biên.
Phù Yên đang mở đường từ Gia Phù ăn ra sát bờ Sông Đà, vắt qua Sông Đà rồi sang bên Châu Mộc, nối liền khu công nghiệp Mộc Châu với khu nông nghiệp cánh đồng Quang Huy, một cánh đồng lớn bậc ba trong bốn cánh đồng lớn Tây Bắc”[36,116]. Ở tùy bót Than Quỳnh Nhai, Nguyễn Tuân đã
ghi lại cuộc sống và không khí làm việc của những con người bình dị đang ngày đêm cống hiến sức mình cho sự nghiệp xây dựng, làm giàu cho Tổ quốc thân yêu ở mỏ than Quỳnh Nhai. Có tùy bót Nguyễn Tuân ghi lại cuộc sèng của những người chiến sĩ ở mét đồn biên phòng hun hút gió Lào, gốc rễ nằm ở Việt Nam như tùy bút Tây Trang...Những tùy bút như thế vừa chứa đựng nhiều thông tin lại vừa giúp người đọc cảm nhận được tình cảm yêu mến, tự hào của Nguyễn Tuân đối với những con người đang ngày đêm làm giàu và bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân tộc.
Ngoài những trang văn ghi lại cuộc sống lao động của con người và thiên nhiên hùng vĩ, Nguyễn Tuân còn có những trang văn ghi lại cả lời tự thú của những tên giặc lái bại trận: “tôi nhận được lệnh đánh Khu Sáu tức Hà Nội vào lúc 10 giờ sáng hôm đó, tính theo giờ sài Gòn, tính theo giờ Hà Nội thì là 9 giờ. 12giờ Sài Gòn kém 10 phút thì tôi rời boong hàng không mẫu hạm. Và sự việc những phút sau nh thế nào khi tôi vào bầu trời Miền Bắc tất cả 23 lần...”[37, 57]. Nguyễn Tuân cũng giành nhiều trang văn dựng lại không khí tưng bừng, náo nức của những ngày chiến thắng kẻ thù “Vô B52 và hoa Hà Nội chiến thắng, Đất cựng trời toàn cừi ta, Từ đõy sạch hẳn búng nú...”.
Chính kiểu tùy bút mang đậm chất kí nh vậy đã giúp cho tùy bút Nguyễn Tuân chứa đựng một lượng thông tin phong phú, chính xác trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề từ địa lí đến lịch sử, âm nhạc, hội họa, điêu khắc và vừ thuật... Một điều đỏng quý mà chỳng ta rất dễ nhận ra trong tựy bỳt Nguyễn Tuân: những thông tin mà Nguyễn Tuân cung cấp cho người đọc không tạo cảm giác ông đang tung tẩy kiến thức mà thể hiện khát vọng muốn khám phá, tìm hiểu, muốn chia sẻ cùng mọi người, muốn khẳng định và chứng minh giá trị của cuộc sống.
Như vậy, qua việc tìm hiểu các tùy bút của Nguyễn Tuân, chúng ta một lần nữa có thể khẳng định: tùy bút Nguyễn Tuân có kiểu kết cấu tự do, dẫn dắt hết sức linh hoạt, phóng túng, không dựa trên một mô hình, một khuôn mẫu nào. Kết cấu Êy kết hợp với tính chất chủ quan trữ tình xoay quanh cái tôi
nhà văn cùng những trang văn mang đậm chất kí khiến cho tùy bút Nguyễn Tuân chứa đựng một dung lượng thông tin vô cùng phong phú, thể hiện một kiến thức uyên thâm trên nhiều lĩnh vực nhưng đồng thời cũng rất trữ tình, dạt dào cảm xúc và thấm đẫm chất thơ. Đó là chất thơ của tình yêu cuộc sống, của sự gắn bó với đất nước và con người.