Khám phá, miêu tả đối tượng ở nhiều góc độ

Một phần của tài liệu hình tượng cái tôi nguyễn tuân qua thể văn tùy bút (Trang 85 - 93)

Bước vào thế giới tùy bút của Nguyễn Tuân, người đọc rất dễ nhận thấy một sự phối hợp đồng bé và hài hòa tất cả các thao tác: quan sát, ghi nhận, phác họa, tô màu, tạo điểm nhấn cho đối tượng miêu tả. Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ tài hoa khi cùng một lúc trong tay ông có ngòi bút, tâm hồn của một nhà văn, ca-mê-ra của một nhà điện ảnh và cây cọ cùng nhiều thứ mực màu của nhà họa sĩ. TÊt cả những thứ đó được người nghệ sĩ Nguyễn Tuân kết hợp đến độ nhuần nhuyễn tạo nên những trang tùy bút làm say lòng người.

Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ say mê đi tìm cái đẹp, cái mới lạ, độc đáo. Vì vậy, khi khám phá và miêu tả đối tượng, nhà văn luôn có ý thức tạo cho người đọc Ên tượng sâu đậm về đối tượng miêu tả. Như một thầy phù thủy được tạo hóa ban tặng chiếc túi càn khôn, Nguyễn Tuân đã thâu vào đó bao bức tranh thiên nhiên tươi đẹp. Nhà văn đã rất thành công trong việc khắc sâu hình ảnh, tạo điểm nhấn, xoáy sâu vào từng chi tiết miêu tả khiến cho đối tượng miêu tả trong từng câu văn như có hình khối và đường nét của

hội họa, có hồn và sinh đéng hơn. Chọn một điểm nhìn và từ điểm nhìn đó ông xoáy sâu vào đối tượng sau đó ông nhìn ra “bốn phương tám hướng”, nhìn trong không gian, nhìn theo thời gian. Nhìn theo thời gian ông không nhìn một chiều mà thường thì sự vật được nhìn trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Ông nhìn bên ngoài rồi lại nhìn vào tận bên trong sự vật. Ông vận dụng cách khảo sát đối tượng của nhiều ngành văn hóa khác nhau để đào sâu cho “đến sơn cùng thủy tận”. Với cách nhìn như vậy, sự vật được ông lật đi lật lại, xoay ngang, xoay dọc để tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng. Ông tìm hiểu, phân tích sự vật bằng cặp mắt của nhà văn nhưng ông còn tìm hiểu, phân tích sự vật bằng cặp mắt của nhà họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà điện ảnh, nhạc sĩ, nhà địa chất...Vì thế, người đọc có thể tìm thấy trong tùy bút của ông lượng thông tin cao, nhận thấy ở ông mét con người trí tuệ uyên bác, một nhà văn có khả năng khám phá sâu sắc tâm hồn con người, khám phá vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên.

Trong tùy bút Người lái đò Sông Đà, khi khám phá con sông, Nguyễn Tuân không chỉ nhìn nhận nó từ vị trí của con thuyền vượt thác hay xuôi dòng. Ông khám phá Sông Đà từ trên máy bay nhìn xuống. Ông nhìn ngược thời gian lịch sử về tận đời Lý, đời Trần, đời Lê. Ông ngược dòng chảy Sông Đà lên tận nơi ngọn nguồn Cảnh Đông tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Ông đi từ biên giới xuống Chợ Bờ, Suối Rút. Ông nói con Sông Đà trong hiện tại rồi trong kháng chiến và Sông Đà tiềm năng trong tương lai. Sông Dà được khám phá từ góc độ lịch sử, văn hóa, địa lý, địa chất, thủy văn, hội họa, điện ảnh...Đó là dòng sông lịch sử, dòng sông văn hóa, là linh hồn của thiên nhiên Tây Bắc

Đi sâu miêu tả Sông Đà, hình ảnh con sông xuất hiện dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân như một sinh thể có hồn, mang dáng nét hiền hòa, mềm mại của một người con gái trong bức tranh thiên nhiên Tây Bắc: “Con Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc Èn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi

Mèo đốt nương xuân...”, “Sông Đà nh một áng tóc mun ngàn ngàn vạn sải...”

[36, 74]. Trước mét dòng sông hiền hòa, mềm mại và thơ mộng như thế, Nguyễn Tuân như một họa sĩ phóng túng khát khao đi tìm cái đẹp đã phóng bút tô màu cho dòng sông để mặt nước ánh lên những sắc màu kì diệu, lung linh, huyền ảo làm mê đắm lòng người ngắm cảnh: “Mùa xuân, dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của nước sông Gâm sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ nh da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội vì mỗi độ thu về...” [36,74]. Dòng sông với vẻ đẹp kì diệu đã trở thành cố nhân không thể nào xa cách được của người nghệ sĩ. Tuy nhiên với Nguyễn Tuân, không phải bao giờ Sông Đà cũng hiền hòa, thơ mộng mà có lóc nã mang dáng nét của một bà dì ghẻ khó tính, hung bạo suốt ngày chỉ chăm chú đe nẹt, dọa dẫm đứa con riêng của chồng. Những lúc như thế, ngòi bót trong tay Nguyễn Tuân không ngần ngại tô đậm nét dữ dằn, hung bạo của dòng sông: “Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy”[36, 69]. Những lúc Sông Đà hung bạo nh thế Nguyễn Tuân xem nã nh “kẻ thù số một của con người”. Hai cách miêu tả, hai nét vẽ khác nhau cho cùng mét dòng sông chứng tỏ nhà văn, nhà họa sỹ Nguyễn Tuân đã cố tình điều khiển ngòi bút và mực màu trong tay mình một cách linh hoạt để tạo điểm nhấn giúp người đọc hình dung về Sông Đà một cỏch cụ thể nhất, rừ nột nhất.

Trong tùy bút Cô Tô còng xuất hiện nhiều bức tranh thiên nhiên được vẽ bằng nét bút tài hoa của người nghệ sĩ. Đó là khung cảnh của một huyện đảo anh hùng nhưng rất gần gũi, gắn bó với cuộc sèng bình dị của những ngư dân nơi đây. Đẹp nhất trên đảo Cô Tô là lúc mặt trời mọc trong ánh bình minh. Đứng trước Cô Tô trong buổi bình minh, phóng tầm mắt ra xa, ống

kính của nhà điện ảnh đã nhanh nhạy, bất ngờ chớp lấy giây phút thần tiên của thiên nhiên kì vĩ:

Sau trận bão, chân trêi ngấn bể sạch nh tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ của một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở Biển đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén” [28, 184]. Phải có tình yêu thiên nhiên mê đắm, phải có một sự quan sát tinh tường, một tâm hồn nhạy cảm trước cái đẹp và phải có một sự liên tưởng phóng túng và hơn hết phải có phẩm chất tài hoa của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân mới có thể phác họa được những bức tranh thiên nhiên đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh như thế.

Là một bậc thầy của nghệ thuật miêu tả, Nguyễn Tuân không chỉ chứng minh cho nhận xét Êy trên lĩnh vực văn chương mà còn có ý định, có xu hướng lấn sân sang vai trò của một họa sĩ khi chó ý tạo ra một hệ thống màu sắc phong phú. Tìm đọc những trang tùy bút Nguyễn Tuân miêu tả thiên nhiên, chúng ta bắt gặp người họa sĩ Nguyễn Tuân cặm cụi pha màu sơn phủ lên cho cảnh vật của mình: màu gan gà, đen rầm, đen ngòm, đen kịt, màu xanh cánh chả, vàng, trắng [35, 131]; vàng ệch, đỏ gạch [35, 167]; xanh ngọc bích, lừ lừ chín đỏ, xanh lam, xanh sẫm, màu xanh canh hến, tím ngắt, xanh lì ...[36, 59]; vàng lênh khênh, tia tía, xanh tít, tím lơ, màu xanh quan lục [36, 100]; vàng rực, vàng chín, vàng chóe, vàng đậm [36, 171]; xanh, hồng phấn, tím vàng, đỏ cánh đen, đỏ lửa lựu, đỏ rực, hồng đơn [36, 263].

Những gam màu được dùng trong văn Nguyễn Tuân phong phú, chính xác, không nhập nhòa. Màu sắc có nhiều cấp độ khiến cho cảnh vật hiện lên rất thật, rất sống động. Nguyễn Tuân pha màu thường bắt đầu từ độ nhạt rồi đậm

dần, tăng tiến tạo nên những mảng sáng, tối hài hòa tăng linh hồn cho cảnh.

Trong tùy bút Người lái đò Sông Đà, cách Nguyễn Tuân miêu tả màu sắc của nước Sông Đà thay đổi theo mùa: “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ nh da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ của một người bất mãn bực bội vì mỗi độ thu về.”[9, 74]

làm cho cảnh Sông Đà hiện lên cụ thể, sinh động theo mùa, vừa tạo hồn cho cảnh, vừa giúp người đọc cảm nhận được cái tình mà mình gửi vào trong đó.

Nguyễn Tuân là nhà văn có phẩm chất của một họa sĩ, nên đứng trước một bức tranh thiên nhiên ông có lợi thế hơn các họa sĩ rất nhiều. Bởi Nguyễn Tuân vừa dùng lời văn vừa pha màu để tạo ra độ phối màu nhịp nhàng, tạo cho người đọc những cảm xúc nhất định trước gam màu đó.

Trong giới hạn sắc màu, người họa sĩ cùng lắm chỉ phủ lên tranh các gam màu chẳng hạn như: xanh lơ, xanh thẳm, đỏ ối, đỏ thẩm, cùng lắm người xem có thể nhận biết các màu trong độ pha màu như: đỏ cánh sen, vàng phai, hồng phấn, xanh nước biển, xanh ngọc bích...người họa sĩ không thể lúc nào cũng đứng cạnh bên mà thuyết minh cho kì hết các màu sắc mình dùng cho người xem cảm nhận. Còn Nguyễn Tuân thì khác, là một nhà văn mang trong mình phẩm chất của một họa sĩ nên ông cho phép mình tạo ra vô số những màu sắc không chỉ buộc người đọc thấy được mà còn phải hiểu, phải cảm nhận trong sự liên tưởng sâu sắc. Điều đó tạo ra mét phong cách dùng màu riêng Ýt nhà văn nào có thể có được. Trong văn Nguyễn Tuân, màu sắc thường được dùng kèm với cụm danh từ làm chức năng định ngữ.

Ngay cả cái tên của cách pha màu cũng cho chóng ta thấy được đây chỉ màu sắc chỉ có trong văn chương: “màu áp lục”, “màu nước uông vang”, “đen thẫm máu thịt thối cây”, “màu xanh cánh trả”, “màu ngọc bích”, “màu hỏa hoàng”, “màu tươi soan đào”, “đỏ một màu tối”, “màu nâu son”, “màu lục gắt”, “màu xanh đặc”... Đứng trước những loại màu này, người đọc nếu chỉ lướt qua thì chỉ giống như người mù mờ đi đêm quên xách theo đèn và rồi

chẳng thể nào cảm cho hết vẻ đẹp và sức sống của cảnh. Không biết và không cảm thấy hết ý nghĩa các gam màu mà Nguyễn Tuân sử dụng chúng ta khó mà hiểu tường tận văn của ông bởi màu sắc phủ lên cảnh cũng chính là một phần thái độ chủ quan của ông trước sự vật hiện tượng. Mỗi màu sắc xuất hiện có nghĩa tự bản thân nó đã mang một lớp ý nghĩa biểu trưng cho cảnh và tình: “Đây là khu đá bằng mặt rộng độ một mẫu mà chung quanh là những vách đá cao, trên mỗi chỏm nhọn màu xanh cánh trả lại có mây trắng mây vàng đánh đai lấy...”[35, 142-143]. Chỉ với một cụm từ “màu xanh cánh trả” mà người đọc đã có thể tưởng tượng ra màu xanh óng ánh, biêng biếc như cánh chim trả quện với sắc vàng trắng của mây tạo ra khung cảnh bồng bềnh của non tiên tuyệt đẹp không cần đến người vẽ cảnh phải thuyết minh giảng giải.

Ngoài hệ thống màu của thiên nhiên, Nguyễn Tuân còn pha riêng cho mình một hệ thống màu dị biệt không một họa sĩ nào có thể có được. Đó chính là hệ thống màu sắc tâm tưởng Nguyễn Tuân: “màu han gỉ xấu hổ”,

“màu phấn đường nhà như màu dải sữa Ngân Hà”, “màu vàng nhòe”,

“vàng phá, vàng ối, vàng nẫu”, “màu cỏ pha”, “màu Đèo Văn Long”,

“màu khổ não”, “màu nhiệt huyết”, “màu uyển chuyển của thời gian”,

“màu xanh tái”, “màu trắng lành”, “màu bệnh hoạn”, “trắng nuột mái màu hiền diệu của cuộc sống”...Hệ thống màu này được pha trộn với sự kết hợp giữa tâm tưởng và ngoại giới để tạo nên giọng điệu trữ tình trong tác phẩm.

Những màu sắc Êy thực chất nó chỉ mang một phần nhỏ màu thật của thiên nhiên, cây cỏ còn đa phần nó mang lấy cái sắc thái tâm trạng của nhà văn. Ví như “vàng” là màu của thiên nhiên nhưng khi Nguyễn Tuân pha kết hợp

ối” với “úa” thành “vàng ối”, “vàng úa” để tả màu hoa hòe ta như thấy dợm lên một cảm giác u uất trĩu nặng tâm tư. Khả năng nhạy cảm với màu sắc thể hiện rất rừ nột ở Nguyễn Tuõn. ễng khỏm phỏ sự vật hiện tượng không chỉ bằng xúc giác, khứu giác, thị giác, thính giác, vị giác mà còn cả thế giới nội giác bên trong. Chính vì vậy, những cái màu như “màu hen gỉ

xấu hổ”, “màu bệnh hoạn”, “màu trắng nuột hiền dịu của cuộc sống”,

“màu uyển chuyển của thời gian”...phần nhiều là màu tạo ra do quá trình nhận thức, nắm bắt, suy tưởng để làm sao tả cho được những gì vừa là hình dạng, sắc màu, nhưng cũng vừa là thuộc tính bản chất bên trong của sự vật.

Thực chất các màu đó đâu dễ nắm bắt bởi nó thuộc về một phong cách rất riêng của Nguyễn Tuân.

Có thể nói, trong văn Nguyễn Tuân có mét hệ thống sắc màu riêng, hệ thống sắc màu riêng đã một phần được tạo ra bởi tài năng độc đáo, lòng yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên và chất tài hoa tài tử. Vì vậy, bức tranh nào được phủ màu là y nh ngoài cái hồn lung linh của cảnh còn có cả cái hồn lung linh của nhà văn. Những gì Nguyễn Tuân sáng tạo ra quả đắt đỏ và cách dùng cũng “đắc địa” vô cùng.

Đến với tùy bút Nguyễn Tuân, người đọc thường bắt gặp một Nguyễn Tuân rất bình tĩnh trong quan sát và miêu tả đối tượng. Chính phẩm chất Êy đã tạo cho ông khả năng xử lí nhạy bén trước mọi tình huống. Ông thường chớp lấy những cơ hội hiếm có và vận dụng kĩ thuật điện ảnh: quay cận cảnh, viễn cảnh, thậm chí vận dụng cả kĩ thuật ngược sáng để ghi hình.

Giống như một nhà quay phim lành nghề, khi Nguyễn Tuân lia ngang ống kính thì ông thu vào tầm mắt của mình một khung cảnh vừa gần lại vừa xa:

“đứng trong cổng chùa từ bề cao nhìn xuống cái thấp dưới chân mình, nhà sư già nheo nheo cặp mắt nhìn cái nắng sáng lòa. Bọn người xin nước chỉ còn là mấy cái chấm đen mỗi chuyển động lại làm tung lại phía sau mình một chùm bụi cát mê mê” [35, 49]. Những câu văn và cách miêu tả nh trên đã tạo nên một thước phim sinh động. Quan sát kĩ, mọi thứ nh được đặt đối lập trong khung cảnh vừa gần vừa xa, điểm nhìn được đặt từ trên cao để tạo nên độ nhòe của bóng người. Tất cả tạo ra độ sâu của cảnh và tạo cảm giác xa xăm như có một chút gì đó của bụi trần tục thoáng lọt vào cửa chùa cao ráo giờ lại vụt trở ra lặng lẽ đi trong cát bụi trần gian mang nỗi niềm đam mê rời khỏi cảnh giới thoát tục. Nhà văn đã quan sát kĩ lưỡng cảnh vật và vận dụng

tất cả các kĩ thuật quay miễn sao cảnh trong văn vừa sống động, có hồn lại vừa phải thật đẹp, thật bắt mắt.

Ngược sáng và lối quay cận cảnh là một kĩ thuật nhằm tạo Ên tượng trong điện ảnh. Nguyễn Tuân đã dùng kĩ thuật này vào việc miêu tả con Sông Đà, người lái đò và cuộc quyết chiến của người lái đò với dòng sông hung bạo trong tùy bút Người lái đò Sông Đà. Khi miêu tả về cái hút nước Sông Đà: “Cái thuyền xoay tít, những thước phim màu cũng quay tít, cái lia ngược contre – plongee lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sóng xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người quay phim cả người đang xem phim” [36, 70], Nguyễn Tuân vừa dùng kĩ thuật ngược sáng, lối quay cận cảnh và đặc tả của điện ảnh kết hợp với trí tưởng tượng phong phú để tưởng tượng ra một nhà quay phim ngồi trên chiếc thuyền thúng tròn vành từ đáy hút hất ngược máy quay lên để mà thu ảnh. Sự kết hợp Êy đã truyền cho người xem phim cái cảm giác “thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn” [36, 70].

Đoạn văn miêu tả vừa có sự khéo léo của một nhà quay phim lành nghề vừa mang vóc dáng của một con người táo bạo, vượt mọi hiểm nguy để chớp lấy những góc cạnh đẹp nhất, hùng vĩ nhất của cái đẹp. Chưa dừng lại đó, Nguyễn Tuân tiếp tục làm nhiệm vụ của người nghệ sĩ nơi chiến địa, lia máy quay miêu tả cuộc chiến dữ dội của ông lái đò với các tướng đá và thác nước. Chỉ có thể dùng kĩ thuật điện ảnh mới có thể cùng một lúc vừa miêu tả được sự dữ dội của những thần sông, thần đá vừa miêu tả được tinh thần chiến đấu dũng cảm của ông lái đò với dòng sông hung bạo, mới khiến người đọc thấy được tính chất ác liệt sống còn của cuộc chiến: “hình như Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông.

Đám tảng, đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc

Một phần của tài liệu hình tượng cái tôi nguyễn tuân qua thể văn tùy bút (Trang 85 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w