Một cái tôi say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người

Một phần của tài liệu hình tượng cái tôi nguyễn tuân qua thể văn tùy bút (Trang 63 - 85)

Thiên nhiên và con người là mét trong những biểu tượng của cái đẹp.

Từ cổ xưa, cái đẹp vốn đã trở thành đối tượng thẩm thẩm mĩ cũng là nguồn cảm hứng bất tận của nghệ thuật nói chung và của văn chương nói riêng. Đối với Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ tài hoa suốt đời ngưỡng mộ và săn tìm cái đẹp thì thiên nhiên và con người chính là đối tượng thẩm mĩ mà ông giành trọn cuộc đời để đi tìm và say mê khám phá. Trước Cách mạng, cho dù trong mình mang tâm trạng sầu buồn của một cái tôi chưa tìm thấy lối thoát đúng đắn có ý nghĩa nhất cho cuộc đời thì thiên nhiên và con người đã trở thành người bạn để Nguyễn Tuân gửi gắm biết bao nỗi niềm không biết ngỏ cùng ai. Qua những tác phẩm của Nguyễn Tuân, cho dù đó là những sáng tác trước hoặc sau Cách mạng Tháng Tám, người đọc đều nhận ra mét cái tôi Nguyễn Tuân yêu tha thiết và gắn bó với thiên nhiên, con người cũng như tình yêu cuộc sống và quan niệm của ông về cái đẹp.

2.2.1. Một cái tôi say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên

Trong các tùy bút của Nguyễn Tuân trước Cách mạng Tháng Tám, bên cạnh những trang viết bộc lộ mét cái tôi ngông nghênh, kiêu bạc lấy những chuyến giang hồ làm niềm vui sống vẫn còn có một Nguyễn Tuân thực sự gắn bó với thiên nhiên, yêu thiên nhiên tha thiết. Điều đó được thể hiện qua những trang viết của ông về đề tài xê dịch. Phải có một tâm hồn rộng mở đến thế nào đối với thiên nhiên, Nguyễn Tuân mới vượt qua được những hạn chế của mình để đến với cuộc đời. Đó là mặt mạnh và cũng là biểu hiện của sự phức tạp trong con người Nguyễn Tuân.

Trước Cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Tuân là một chàng thanh niên giang hồ, lãng tử luôn khát khao “xê dịch” và tìm đủ mọi cách để thỏa thú

phiêu bồng lãng tử của mình. Mục đích sâu xa của những chuyến “xê dịch

là để thoát khỏi sự tù túng của xã hội, thoát ra khỏi sự ràng buộc, bức bối của cuộc đời. Ông luôn đi và đi để săn tìm cảm giác mới lạ, thay đổi thực đơn cho giác quan, làm phong phú thêm cho kho tàng kiến thức đồ sộ của mình.

Tuy nhiên, chính những chuyến “xê dịch” đã đem lại cho Nguyễn Tuân nguồn cảm xúc không bao giờ vơi cạn đối với những vẻ đẹp của thiên nhiên trên khắp mọi nẻo đường đất nước.

Trong tùy bút Một chuyến đi, bên cạnh những trang văn chất chứa nỗi sầu buồn của một con người cô đơn, bế tắc trước cuộc đời, người đọc có thể cảm nhận tâm trạng ngây ngất chếnh choáng men say của Nguyễn Tuân trước biết bao cảnh lạ. Đó là cảnh Hương Cảng – mảnh đất xa lạ nơi đất khách trong đêm của một phiên chợ tết đầy hoa đào: “Hai bê hoa đào...Những đóa hoa hàm tiếu kia chỉ hiện ra trong khoảnh khắc, nhanh nh mét tia sáng. Những hình ảnh ấm áp tươi tỉnh Êy, hiện ra cho tôi đủ thời giờ để thèm tiếc...” [35, 25]. Đó là cảnh vật của mét Hồng Kông “đầy hoa, ánh sáng và nước” làm Nguyễn say sưa ngây ngất. Nhà văn đã diÔn tả cảm giác này như sau: “Tôi ngây ngất”. “Ngồi trong xe hơi tôi có cảm giác chơi hó tim với ánh sáng dọi qua cửa kính. Xe chạy nhanh chốc chốc lại hãm phanh dựng đứng xe lên được vì có một sính sáng Trung Hoa đang mãi đọc một tờ báo Tàu đi từ lề đường này qua hè bên kia.” [24, 249]. Nguyễn còn ngây ngất và cảm thấy nóng mặt, chói mắt bởi sức sáng dữ dội của Hồng Kông:

“ánh sáng của Hồng Kông là ánh một kinh thành tự cháy bùng lên theo điện học làm mờ mắt và nóng mặt những lữ khách chưa quen với sức sáng gắt gỏng, lọc lừi và dữ dội này” [24, 248].

Nguyễn cũn ngõy ngất hơn trước cảnh một: “Bến nước sỏng nh ban ngày. Đối ngạn là bến Cửu Long cũng sáng tựa cháy. Đoàn tàu binh và tàu buôn, đèn thắp quá sao sa, soi mình xuống mặt nước cửa sông Châu Giang”

[24, 262]. Khung cảnh đầy ánh sáng của bến nước ở Hồng Kông đã khiến cho Nguyễn “bừng bừng sắc rượu”.

Tuy nhiên, vẻ đẹp của hoa đào trong phiên chợ tết, vẻ đẹp rực rỡ sắc màu và sức sáng dữ dội của Hồng Kông hay cảnh một bến nước sáng như ban ngày kia cũng không đủ sức làm cho người lữ khách Nguyễn Tuân say mê quên cả đường về. Sau những phút giây ngây ngất trước cảnh vật nơi xứ lạ, cái tôi Nguyễn Tuân đã chua xót nhận ra: đó chỉ là vẻ đẹp nơi đất khách quê người chỉ một lần gặp gỡ rồi mãi mãi chia xa: “tôi có cảm tưởng đang đi một chuyến tàu tốc hành, gặp một chuyến tàu tốc hành khác lướt ngược qua, trên đó có một người đẹp...Rồi mất. Rồi hết. Ấy trong cuộc sống người ta thường đi qua cuộc đời nhau trong cái nhanh chóng của tình cờ gặp gỡ, người ta đã sẵn có nhiều thiện cảm đối với nhau. Để rồi sau này, không lúc nào gặp nhau lần nữa” [35, 25]. Cảnh vật nơi xứ lạ tuy đẹp và dù có đam mê thanh sắc nhưng người lữ khách tha hương vẫn da diết nhớ về Tổ quốc, quê hương: “hồn quê lại giục khách tha hương nhớ tử phần”. “nghe tiếng pháo nhờ thiên hạ đốt” vào lúc năm cùng tháng tận, nhà văn vẫn “ tôi tưởng nh đang đứng ở phố Hàng Bồ Hà Nội” [35, 21].

Thì ra, dù là đi để chiêm ngưỡng, thưởng thức vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, xê dịch để thay đổi giác quan, đi để quên tất cả nhưng cái tôi Nguyễn Tuân còng chẳng thể quên được thực tại đang bày ra trước mắt.

Ngược lại, cảnh còn gợi cho ông nỗi sầu buồn không bao giờ vơi cạn. Không riêng thể tùy bút mà các sáng tác của Nguyễn Tuân ở các thể loại khác trước Cách mạng Tháng Tám như truyện ngắn chẳng hạn, chóng ta vẫn thường thấy hình ảnh của một thiên nhiên tuy đẹp nhưng ảm đạm, hiu hắt, phảng phất nỗi buồn chứa đầy tâm trạng. Đó là cảnh trong Bữa rượu máu: “Phía Tây thành Bắc Ninh, trên một nền đất rộng đổ sát vào chân thành cho lần gạch ngoài thành được thêm vững chãi, lũ cây chuối mật tha hồ mặc sức mà mọc. Nó um tùm, tầu lá rộng và không bị gió đánh rách, che kín cả bóng mặt trời. Trên áng cỏ bèn mùa Èm ướt, loài nấm dại sinh nở hết sức bừa bãi.

Khoảng đất Êy ở phía sau kho lúa xây trong thành quanh năm không có vết chân người. Mỗi buổi chiều mặt trời lặn, mấy con chim không tổ mỏi cánh

định tìm vào vườn chuối âm u này để ngủ. Nhưng thân chuối cao vút và tàu lá chuối trống trải không đủ là nơi làm tổ, loài chim kêu lên mấy tiếng thưa thớt rồi lại bay qua ngọn thành. Vào tiết mưa dầm, những trận mưa ngâu vườn chuối một khúc nhạc suông buồn thỉu, buồn thiu...” [35, 38].

Trông cảnh mà ngẫm ra người. Cảnh dù vẫn có cây, có chim, có cỏ nhưng thiếu vắng dấu vết con người nên có cái gì đó buồn thiu, ảm đạm. Cái tôi Nguyễn Tuân cũng vậy, cô đơn, bế tắc trước thực tại. Vì thế, Nguyễn ra đi mong trốn tránh thực tại nhưng chẳng thể trốn được chính mình. Chính ông cũng đã tự thốt lên: “Ra ngoại cảnh chỉ là hưởng ứng của nội tâm mình và dễ mấy khi mình đã trốn được mình”.

Tùy bót Thiếu quê hương có sức lôi cuốn đối với những tâm hồn thích phiêu lưu. Trong thiên tùy bút này, tác giả đã ghi lại nhiều bức tranh chân thực, sinh động về quê hương, đất nước mà mình bắt gặp trên con đường giang hồ, lãng tử từ Nam ra Bắc. Ông đã sống thật, sống kỹ lưỡng với từng phong cảnh mình đã đi qua. Vì đã sống kĩ, sống thật với thiên nhiên nên trong tùy bút Thiếu quê hương Nguyễn Tuân có được những bức họa sinh động, có giá trị hiện thực về vùng mỏ Vàng danh, Uông Bí, Điền Công: “cây cỏ và không khí Uông Bí tươi tỉnh hẳn lên...Bạch thấy phong cảnh vùng đây, giống như một bức minh họa vẽ lại cái tạo vật gay gắt bên Mỹ Châu có những trăm vạn mẫu rừng già liên tiếp...” [35, 168].

Trong thiên tùy bút Cửa Đại, người đọc lại bắt gặp những bức tranh thiên nhiên mang màu sắc cổ xưa, với vẻ đẹp gợi nỗi niềm hoài cổ. Có lúc, đó là bức tranh thiên nhiên gợi cho ta những hoài niệm về một cuộc sống êm đềm xưa: “Trên mặt sông, thực là một cái rừng cột thuyền buồm, mành ghe chi chít dây lèo buồm dây thừng. Bấy nhiêu nét đen sắc đều nhấp nhô lay động theo mực nước thủy triều đang dâng lên rất mạnh. Ánh trăng bị dầm tan trong lòng con sông mà nước ngọt đang bị bể ngoài pha rót vào bao nhiêu là muối chát mặn”. [35, 299]. Và con người trong bức tranh thiên hiên

Êy: “Lọc cọc, lạch cạch, cái xe ngựa của anh Bảy chạy rất chậm trên con đường vắng. Thật là hình bóng sự vận tải của một thời trung cổ...”[35, 304].

Có lúc, ta lại gặp một vẻ đẹp thiên nhiên sơ khai, nguyên thủy: “Sóng bể ì ầm, gió cây bãi ào ào. Chỉ có thế thôi. Nếu là một người ham chuộng cái lộng lẫy của những biệt thự xanh đỏ tím vàng, thì cảnh mộc mạc này có thể xua đuổi ngay đi lập tức...” [35, 302].

Nguyễn Tuân đến với Cửa Đại để tìm lại vẻ đẹp của một thời xa xưa, một thời “vang bóng”. Đứng trước Cửa Đại, Nguyễn Tuân đã thể hiện tình yêu và niềm tự hào sâu sắc đối với một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng của đất nước. Ông yêu Cửa Đại bởi: “Ở đây có cát vàng và cây xanh, sóng trắng đầu. Cảnh tự nhiên chưa bị hoen ố bởi những tấm biển quảng cáo. Tạo vật được kính trọng đến cả những tiếng động” [35, 304]. Và để thỏa khát khao khi được đến với Cửa Đại, Nguyễn Tuân thả mặc cho tâm hồn bay bổng cùng gió của dòng sông: “Đêm nay, tôi ngủ trên mặt sông. Gió sông rộng có cả sức tò mò của một trận gió vàng. Mỗi đợt gió lọt vào khoang thuyền là một sự tọc mạch đến chuyện riêng trong lòng. Tôi trăn trọc, thèm muốn một tấm chăn đơn”[35, 299].

Thì ra, khi con người đối diện cùng thiên nhiên vô hạn mới thật sự thấy mình quá bé nhỏ, mong manh. Bởi thiên nhiên dù đẹp và đầy quyến rò vẫn chẳng thể nào làm con người quên đi cảnh ngộ của chính mình. Tuy nhiên, đối với chàng thanh niên đam mê giang hồ, lãng tử khi chưa tìm đựơc những tâm hồn đồng điệu thì thiên nhiên đã trở thành tri kỉ để có thể gửi gắm bao niềm tâm sự chất chứa trong lòng. Tâm sự của Nguyễn Tuân và cùng với những gì ông gửi gắm trong những sáng tác của ông trước Cách mạng Tháng Tám giúp ta hiểu thêm một cái tôi Nguyễn Tuân tha thiết yêu thiên nhiên và quê hương đất nước nhưng lại rất cô đơn, bất lực trước thực tại và càng yêu mến, trân trọng người nghệ sĩ tài tử với tấm lòng thiết tha với cái đẹp.

Cuộc đời vốn có những lối rẽ khó ngờ. Đối với Nguyễn Tuân cũng vậy.

Cách mạng Tháng Tám là một biến cố lịch sử lớn lao khởi nguồn cho biết bao sự đổi thay của cả một dân tộc, của tất cả mọi người dân đất Việt và Nguyễn Tuân cũng không ngoài sự đổi thay đó. Trước ngọn gió mới của cuộc đời, Nguyễn Tuân thật sự được hồi sinh, ông say sưa đón nhận cuộc đời mới. Nhà văn đã sống và đã viết, những trang viết của ông vào những ngày đầu sau Cách mạng Tháng Tám tràn ngập niềm hứng khởi, niềm tin yêu đối với cuộc đời. Chính sù thay đổi lớn lao trong tâm hồn Nguyễn Tuân đã chi phối mạnh mẽ đến cách nhìn cuộc sống của ông.

Thiên nhiên trong các tùy bút của Nguyễn Tuân thời kỳ này tươi mới, khỏe khoắn thấm đẫm niềm tin yêu của con người, thể hiện một cái tôi hòa mình với cuộc đời mới.

Trong thiên tùy bút Lột xác, Nguyễn Tuân đã tự dặn với lòng mình quyết tâm từ giã quá khứ: “Đào thải, chưa đủ. Phải tàn sát. Giết, giết hết.

Thò đứa nào ở dĩ vãng hiện về đòi hỏi bất cứ một tí gì của mày, bây giờ là mày phải giết ngay. Mày phải tự hoại nội tâm mày đi đã” [35, 351]. Với một quyết tõm nh thế, từ cừi lũng mỡnh, Nguyễn Tuõn đó nhỡn nhận thiờn nhiờn bằng một con mắt khác trước, dù cảnh được tái hiện vẫn là những cảnh quen thuộc trước kia. Với Nguyễn: “mặc dầu thấy mặt trời lặn, mặc dầu thấy chuông chùa Trấn Quốc đã thu không, chàng không thấy rũ rượi ra nh mọi ngày. Mọi khi mặt trời lặn, Nguyễn sợ, sợ cái chết của mặt trời sẽ đem lạnh lẽo â u trùm lên đêm chàng. Bây giờ, mặt trời lặn chỉ có nghĩa là đang soi sáng một bán cầu bên kia, và ở đấy, đang rực rỡ sinh hoạt trong khi ở cái nửa này, chúng ta phải nghỉ ngơi để lấy lại sức sống và ngủ đi cho mặt trời mọc lại và ánh nắng là vui lắm, mạnh lắm” [35, 347]. Nh vậy, một sức sống mới đang dần hồi sinh trong Nguyễn, những tia nắng cuộc đời đã lóe vào tâm tưởng Nguyễn và với một niềm vui dào dạt trong lòng “Nguyễn đã bằng lòng ở lại với cuộc đời này”. Trước kia, mưa thường gợi cho chàng nỗi sầu

trước cuộc đời, nhưng nay nghe tiếng mưa rơi, Nguyễn chỉ băn khoăn lo đê vỡ thì ảnh hưởng đến công việc của nhà nông. Nguyễn đã gắn cuộc đời mình với mọi người và đã biết nghĩ đến mọi người. Những cảnh quen thuộc ngày xưa, từ “buổi chiều, ánh nắng quái in vài bóng lá”, “tiếng chó sủa” đến

tiếng loong coong xe ngựa đài tải trong sương chiều” cũng không còn gợi nên nỗi buồn nữa mà nó gợi nên: “một đời sống thật là muôn vẻ”

“Nguyễn thấy cái gì cũng thú vị cả”[35, 350]. Qủa vậy, khi trong lòng có sự hồi sinh và niềm tin vào cuộc sống, Nguyễn Tuân đã nhìn cảnh vật bằng một đôi mắt vừa trong trẻo, thơ mộng lại vừa tươi mới và dạt dào sức sống.

Qua hình ảnh thiên nhiên trong thiên tùy bút Lột xác viết vào những ngày đầu sau Cách mạng Tháng Tám của Nguyễn Tuân, chúng ta thấy được sự chuyển biến lớn lao trong tư tưởng nhà văn. Những bức tranh thiên nhiên tươi mới Êy đã góp phần thể hiện tâm trạng phấn chấn, quyết tâm trở về với cuộc đời, tiếp tục cuộc hành trình tìm đến cái đẹp của một nhà văn tài hoa hết lòng nâng niu trân trọng cái đẹp.

Cách mạng Tháng Tám thành công, cả dân tộc lại bước vào những ngày kháng chiến trường kì gian khổ. Cũng nh nhiều văn nghệ sĩ khác, Nguyễn Tuân hòa mình vào cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, cái tôi nhân đã hòa hợp với cái ta chung của quần chúng. Vì vậy, những sáng tác của Nguyễn Tuân trong thời kì kháng chiến chống Pháp thể hiện một cái tôi tràn đầy niềm tin, niềm hứng khởi đối với cuộc đời mới dù còn nhiều gian nan vất vả. Nguyễn Tuân viết về nhân dân, đất nước, về con người và về cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc.

Có thể nói, những bức tranh đẹp nhất của đất nước hùng vĩ, nên thơ trong tùy bút của Nguyễn Tuân thời kì sau Cách mạng Tháng Tám tập trung chủ yếu vào tập tùy bút Sông Đà. Đọc tùy bút Sông Đà ta bắt gặp một Nguyễn Tuân ham tìm tòi, khám phá và say mê cái đẹp. Ông đã có nhiều phát hiện mới về thiên nhiên Tây Bắc. Đó là một thiên nhiên có vẻ đẹp tinh

khôi rực rỡ. Nhìn núi rừng Tây Bắc ông thấy “Núi Quỳnh Nhai đẹp nh nói trong tranh ảnh men sứ” (Than Quỳnh Nhai). Trên đỉnh núi cao ngút ngàn

Mây trắng Mộc Châu là là trên những ngọn cỏ mát rờn...”(Đường lên Tây Bắc). Và để vượt qua ngọn núi cao, phải vượt qua những “Dốc núi chếch lên mây trời thăm thẳm” những “Khói mây mù mù nh khói trên cái không gian xanh lơ” (Tây Trang).

Nguyễn Tuân thường hay nói về bầu trời, vòm trời. Có lẽ, vì bầu trời và vòm trời thể hiện tập trung vẻ đẹp tinh khôi, rực rỡ. Vòm trời ở Tây Trang có “Sao bủa đầy trời nh mặt bể nổi lân tinh, vòm trời cao trong vắt nh một bầu pha lê mùa đông” [36, 111] . Còn vòm trời trên các làng Mèo “chênh vênh trên nền mây nh cái tổ phượng hoàng đá”(Nhật ký lên Mèo). Tâm hồn Nguyễn Tuân dường nh bay bổng cùng bầu trời thanh cao, rực rỡ.

Nguyễn Tuân đã đi và bay dọc Sông Đà, con sông đã trở thành tên tác phẩm. Con sông Êy, con sông duy nhất chảy ngược lên phía Bắc đã cho Nguyễn Tuân có những trang “tuyệt bót” khắc họa vẻ đẹp của nã vừa hùng vĩ, vừa nên thơ, vừa hiền hòa, vừa thật, vừa lung linh kì ảo đến bất ngờ.

Trong con mắt của Nguyễn Tuân, con Sông Đà có lúc trở thành “kẻ thù số một của con người” với “đá bờ sông dựng vách thành”, “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như bao giờ cũng đòi nợ xuýt” với những cái hút xoáy “như cửa cống bị sặc” [36, 69]. Nhưng cũng có lúc con Sông Đà lại trở thành “cố nhân” của con người. Sông Đà đẹp với một vẻ đẹp hết sức trữ tình: “Con Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc Èn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân” [36, 74].

Có lúc, Nguyễn Tuân đã miêu tả con sông với vẻ đẹp lung linh đầy biến ảo:

Mùa xuân, dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sụng Gõm, sụng Lụ. Mựa thu, nước Sụng Đà lừ lừ chớn đỏ nh da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người

Một phần của tài liệu hình tượng cái tôi nguyễn tuân qua thể văn tùy bút (Trang 63 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w