quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội trong vấn đề đào tạo nghề cho thanh niên thừa thiên huế hiện nay

87 561 0
quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội trong vấn đề đào tạo nghề cho thanh niên thừa thiên huế hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ VIẾT HIẾU QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: TRIẾT HỌC MÃ SỐ: 60.22.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NHÂN VĂN KHÁC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG Huế, 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Lê Viết Hiếu Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm, quý thầy cô giáo Khoa Lý luận chính trị trường Đại học Khoa học Huế và quý Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và làm luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, người trực tiếp hướng dẫn và đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Huế, ngày 20 tháng 9 năm 2014 Tác giả Lê Viết Hiếu MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục bảng biểu MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6 - Làm rõ quan điểm của triết học Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng gia đình và xã hội và vai trò của việc đào tạo nghề cho thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước 6 - Làm rõ thực trạng của công tác đào tạo nghề cho thanh niên Thừa Thiên Huế hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp khoa học để nâng cao chất lượng và vị thế của vấn đề đào tạo nghề cho thanh niên Thừa Thiên Huế hiện nay 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 5. Phương pháp nghiên cứu 7 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7 - Luận văn là tài liệu tham khảo cho các trường đào tạo nghề ở Thừa Thiên Huế hiện nay 7 - Luận văn có thể gợi ý khoa học cho việc hoạch định và giải quyết tình trạng thiếu việc làm của thanh niên Thừa Thiên Huế hiện nay 7 7. Cấu trúc của luận văn 7 Chương 1 8 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 8 1.1. Quan điểm triết học Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội 8 1.1.1. Khái niệm gia đình 8 1.1.2. Khái niệm xã hội 12 1.1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội 13 1.2. Vai trò của đào tạo nghề trong việc phát triển nguồn lực con người phục vụ quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước 22 1.2.1. Khái niệm đào tạo và đào tạo nghề 22 1.2.2. Đào tạo nghề là một khâu then chốt trong việc kiến thiết nguồn lực của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá 24 1.2.2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đào tạo nghề và vai trò của nó 27 1.2.2.2. Ý nghĩa triết học của vấn đề 39 Kết luận chương 1 40 Chương 2 41 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY TỪ QUAN HỆ 41 BIỆN CHỨNG GIỮA GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI 41 2.1. Vai trò của gia đình - xã hội trong việc xác định đối tượng và phương pháp đào tạo nghề 41 2.1.1. Vai trò gia đình - xã hội trong việc quy hoạch đối tượng đào tạo nghề 41 Con người là yếu tố quyết định, do vậy đào tạo đội ngũ lao động qua đào tạo nghề phải được coi là điều kiện quan trọng để đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần đưa đất nước ta chuyển dịch từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 41 2.1.2. Gia đình - xã hội, mắt xích quan trọng của phương pháp đào tạo nghề 45 2.2. Thực trạng của đào tạo nghề cho thanh niên Thừa Thiên Huế hiện nay 47 2.2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế 47 2.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 47 2.2.1.2. Kinh tế - xã hội 48 2.2.2. Những khía cạnh của thực trạng đào tạo nghề cho thanh niên Thừa Thiên Huế hiện nay 50 2.2.2.1. Nhận thức của xã hội và thanh niên về học nghề 51 2.2.2.2. Về mạng lưới cơ sở dạy nghề, quy mô đào tạo nghề 53 2.2.2.3. Về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề 57 2.2.2.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho đào tạo nghề 59 2.2.2.5. Hợp tác quốc tế về đào tạo nghề 59 2.3. Giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên Thừa Thiên Huế hiện nay từ quan hệ biện chứng gia đình và xã hội 61 2.3.1. Nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, xã hội và thanh niên về học nghề và phân luồng học sinh 62 Thực tế cho thấy, nơi nào, lúc nào làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục thì ở đó làm tốt công tác tuyển sinh, số lượng thanh niên đăng ký vào học nghề ngày càng đông. Cùng với việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, các tổ chức chính trị - xã hội trong mỗi cộng đồng phải coi việc chăm lo cho sự nghiệp đào tạo nghề là trách nhiệm hàng đầu và thường xuyên của mình. Chính quyền địa phương phối hợp với các tổ chức như Đoàn Thanh niên, hội Phụ nữ huy động mỗi nguồn lực cộng đồng để thực hiện tốt nhất các mục tiêu đào tạo nghề. Để làm được điều đó, theo tôi tỉnh cần: 62 2.3.2. Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng và hiệu quả dạy nghề 64 Để tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng và hiệu quả dạy nghề, theo tôi cần tiến hành đồng bộ các giải pháp như: 64 2.3.3. Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý nhà nước về dạy nghề 64 2.3.4. Đẩy mạnh xã hội hoá, hợp tác quốc tế về đào tạo nghề 65 2.3.5. Đào tạo nghề gắn với việc làm cho thanh niên 68 Theo quan điểm duy vậy biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng vào thực tiễn ta thấy, giữa đào tạo nghề và việc làm có mối quan hệ với nhau, tương tác nhau và làm biến đổi lẫn nhau 68 2.3.6. Phát huy vai trò của gia đình trong việc chọn nghề cho thanh niên 70 2.3.7. Phát huy các giá trị nghề truyền thống trong việc đào tạo nghề 72 Kết luận chương 2 73 KẾT LUẬN 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1 Mạng lưới các trường nghề, trung tâm dạy nghề tỉnh Thừa Thiên Huế 54 Bảng 2.2 Quy mô đào tạo nghề giao đoạn 2008 - 2014 56 Bảng 2.3 Thống kê đội ngũ giáo viên dạy nghề 58 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đào tạo nghề là một trong những nội dung quan trọng, không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đảng và Nhà nước ta coi công tác đào tạo nghề cho thanh niên là nhiệm vụ quan trọng nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đáp ứng nguyện vọng về học nghề cho thanh niên, gia đình và toàn xã hội. Theo dự báo, từ này đến năm 2020, sẽ tiếp tục có nhu cầu lớn về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông nghiệp và nông thôn trong quá trình công nghiệp, hiện đại hóa, đô thị hóa. Nếu không chuyển dịch cơ cấu lao động kịp thời theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, và tình trạng kém phát triển, nghèo đói, bất bình đẳng vẫn không được giải quyết. Mặt khác, nếu không có được nguồn nhân lực chất lượng cao thì trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, mở cửa thị trường, trong đó có thị trường lao động, lao động các nước sẽ đến Việt Nam làm việc, trong khi đó lao động Việt Nam không tìm được việc làm. Đó là nghịch lý và thách thức lớn đối với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực nói chung và dạy nghề nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, Đảng và Nhà nước ta coi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố có tính chất quyết định để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Nghị quyết Đại hội X của Đảng xác định: Tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động; tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định: “Đẩy mạnh đào tạo 1 nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời [13, tr.41]. Việc phát triển giáo dục - đào tạo nói chung và đào nghề nói riêng, trong những năm vừa qua đã có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực, được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân hết sức quan tâm. Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế khoá XIV nêu ra nhiệm vụ và giải pháp: “Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nhất là những nghề thuộc lĩnh vực công nghệ cao. Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề để đáp ứng nhu cầu của xã hội, nhất là đào tạo nghề cho học sinh dân tộc thiểu số, vùng khó khăn. Kết hợp chặt chẽ việc đào tạo nghề với việc bồi dưỡng, phổ biến kiến thức kỹ thuật cho nông dân” [29]. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhiều mặt. An ninh chính trị ổn định, kinh tế phát triển nhanh, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên. Đầu tư kinh phí cho các cơ sở dạy nghề ngày càng tăng, mạng lưới các cơ sở dạy nghề phân bố đều ở các địa phương cấp huyện, một số cơ sở dạy nghề có chất lượng cao, có nhiều nghề sau khi học xong thị trường lao động rất cần và trả lương cao nhưng rất ít đối tượng tham gia học nghề; bên cạnh đó có một số cơ sở dạy nghề tuyển sinh thiếu chỉ tiêu, thậm chí không có học viên. Chính điều này dẫn đến tình trạng mất cân đối trong cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực đã đào tạo và cơ cấu ngành nghề ở Thừa Thiên Huế. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với thị trường lao động, chương trình, giáo trình chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn; công tác tuyên truyền, công tác giáo dục hướng nghiệp cho thanh niên hiện nay chưa có sự quan tâm đúng mức dẫn đến 2 hiện tượng “thừa thầy thiếu thợ” tồn tại nhiều năm qua vẫn chưa giải quyết một cách thấu đáo, một bộ phận thanh niên chưa nhận thức đúng về học nghề, chấp nhận chờ kỳ thi đại học, cao đẳng năm sau; tâm lý gia đình chỉ muốn con em mình được học ở bậc đại học Những vấn đề đó đã gây lãng phí cho gia đình và xã hội. Để giải quyết tốt những vấn đề trên cần có sự kết hợp của nhà nước, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và gia đình. Đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, qua thực tế công tác nhiều năm ở đơn vị, tác giả nhận thấy đây là vấn đề cấp thiết, nên chọn đề tài: “Quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội trong vấn đề đào tạo nghề cho thanh niên Thừa Thiên Huế hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ triết học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển dạy nghề là một nội dung quan trọng được Đảng và Nhà nước quan tâm, đã ban hành Luật Dạy nghề năm 2006, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến hỗ trợ thanh niên học nghề, chiến lược phát triển dạy nghề Bên cạnh đó, đã có một số công trình khoa học, tạp chí, luận án nghiên cứu về đào tạo nghề dưới nhiều góc độ khác nhau. Đó là: 1. Quyết định số 103 ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Thủ tưởng Chính phủ về phê duyệt đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 – 2015, trong đó giao cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ trì, tổ chức tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, ý thức về học nghề, lập nghiệp bằng học nghề cho thanh niên và toàn xã hội. 2. Quyết định số 630 ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 - 2002 với quan 3 [...]... đã đề cập đến vấn đề dạy nghề, song chưa thấy công trình nghiên cứu vấn đề đào tạo nghề cho thanh niên ở cấp tỉnh 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ quan điểm của triết học Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng gia đình và xã hội và vai trò của việc đào tạo nghề cho thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước - Làm rõ thực trạng của công tác đào tạo nghề cho thanh niên Thừa. .. đào tạo nghề cho thanh niên Thừa Thiên Huế hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp khoa học để nâng cao chất lượng và vị thế của vấn đề đào tạo nghề cho thanh niên Thừa Thiên Huế hiện nay 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Công tác đào tạo nghề cho thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay 4.2 Phạm vi nghiên cứu Thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế và để đảm bảo tính khoa học, khi cần... phạm trù mang tính tổng thể có quan hệ bao trùm toàn bộ sinh hoạt xã hội và mối quan hệ của nó Mác viết: Xã hội không phải gồm các cá nhân, mà xã hội biểu hiện tổng số những mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân đối với nhau” Các quan hệ đó bao gồm: quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị, quan hệ tư tưởng, quan hệ huyết thống Đây là quan hệ xã hội có sự liên hệ hữu cơ, trong đó các nhân tố đến tổ... gia đình trong xã hội truyền thống Chính việc xử lý tốt các mối quan hệ này, sẽ là nhân tốt làm cho xã hội ổn định và là động lực to lớn cho sự phát triển bền vững Trong mối quan hệ biện chứng giữa gia đình - xã hội, gia đình hiện đại chịu ảnh hưởng bởi sự biến đổi của kinh tế - xã hội Khi đất nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan, liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội. .. góp phần phát triển gia đình và xã hội Kinh tế gia đình và kinh tế xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau Kinh tế của các gia đình phát triển thì xã hội mới phát triển Một xã hội không thể gọi là phát triển khi hầu hết các gia đình nghèo đói Gia đình là tế bào của xã hội, tế bào phát triển thì xã hội mới phát triển Các tế bào có phát triển được hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như... bởi quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng; quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em ruột, giữa ông bà và các cháu; quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên 12 1.1.2 Khái niệm xã hội Khái niệm xã hội được hiểu ở nhiều cấp độ khác nhau, cao nhất là xã hội loài người (toàn thể loài người) thấp nhất là hệ thống xã hội như dân tộc quốc gia, chủng tộc, giai cấp Theo Mác, xã hội. .. làm của thanh niên Thừa Thiên Huế hiện nay 7 Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm có phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục bảng biểu, Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm có 2 chương (5 tiết): Chương 1: Cơ sở lý luận chung Chương 2: Thực trạng và giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên Thừa Thiên Huế hiện nay từ quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1.1 Quan điểm triết học... sống lạc quan, khỏe mạnh về thể chất và tinh thần là những tiền đề cần thiết cho một thái độ, hành vi tích cực trong cuộc sống gia đình và xã hội 1.2 Vai trò của đào tạo nghề trong việc phát triển nguồn lực con người phục vụ quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước 1.2.1 Khái niệm đào tạo và đào tạo nghề Khái niệm đào tạo thường đi liền với giáo dục hợp thành cặp đôi giáo dục - đào tạo Giáo... và vì thế định nghĩa gia đình cũng rất phong phú và đa dạng Theo từ điển Triết học, Gia đình - đơn vị xã hội (nhóm nhỏ xã hội) , hình thức tổ chức quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân, dựa trên hôn nhân và các quan hệ huyết thống, tức là quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em và những người thân thuộc khác cùng chung sống và có kinh tế chung Đặc trưng của sinh hoạt gia đình. .. nhập vào, môi trường đó được xem như là toàn bộ các lực lượng có tổ chức và có hệ thống tôn ti trật tự tác động lên cá nhân Khái niệm xã hội là khái niệm đối lập với khái niệm cá nhân, cũng như khái niệm sống của xã hội là đối lập với khái niệm sống đơn độc [41] 1.1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội Từ thời cổ đại, các nhà kinh điển đã coi trọng mối quan hệ giữa gia đình và xã hội Khổng . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ VIẾT HIẾU QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH:. trang thiết bị cho đào tạo nghề 59 2.2.2.5. Hợp tác quốc tế về đào tạo nghề 59 2.3. Giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên Thừa Thiên Huế hiện nay từ quan hệ biện chứng gia đình và xã hội 61 2.3.1 của vấn đề 39 Kết luận chương 1 40 Chương 2 41 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY TỪ QUAN HỆ 41 BIỆN CHỨNG GIỮA GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI 41 2.1. Vai trò của gia

Ngày đăng: 04/12/2014, 14:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan