Đào tạo nghề là một khâu then chốt trong việc kiến thiết nguồn lực của quá trình

Một phần của tài liệu quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội trong vấn đề đào tạo nghề cho thanh niên thừa thiên huế hiện nay (Trang 31)

- Luận văn có thể gợi ý khoa học cho việc hoạch định và giải quyết tình trạng thiếu việc

1.2.2.Đào tạo nghề là một khâu then chốt trong việc kiến thiết nguồn lực của quá trình

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2.Đào tạo nghề là một khâu then chốt trong việc kiến thiết nguồn lực của quá trình

nguồn lực của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học công nghệ, con người... Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia. Một quốc gia dù có tài nguyên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại đến đâu nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng đạt được những kết quả như mong muốn.

Ngày nay, con người được coi là một tài nguyên đặc biệt, một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy, việc phát triển nguồn lực con người, phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của đất nước. Đầu tư cho con người là đầu tư có tính chiến lược, là cơ sở vững chắc nhất cho sự phát triển bền vững.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế nhằm hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, Đảng ta luôn xác định: Nguồn lao động dồi dào, con người Việt Nam có truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn hoá, giáo dục, có khả năng nắm bắt khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng nhất - nguồn năng lực nội sinh.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá được giáo trình kinh tế chính trị định nghĩa “là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là

chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.

Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, nghèo, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế; năng suất lao động thấp, lao động thủ công vẫn là phổ biến, chưa qua đào tạo nghề chiếm tỉ lệ cao. Vì vậy, cần phải đẩy nhanh việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, trong đó có đào tạo nghề; đào tạo được những lao động có kỹ năng nghề và có năng lực làm việc.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân lao động diễn ra ngày càng sâu sắc, việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế; chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh và sự thành công của mỗi quốc gia. Theo mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Với yêu cầu của một nước công nghiệp, nền kinh tế nước ta cần có đội ngũ lao động kỹ thuật lành nghề có kiến thức, kỹ năng nghề với cơ cấu và trình độ phù hợp. Đó cũng là thách thức to lớn đối với dạy nghề và đòi hỏi dạy nghề đi trước một bước để chuẩn bị nguồn nhân lực cho đất nước trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ tạo sự dịch chuyển một bộ phận lao động khu vực nông, lâm, ngư nghiệp sang làm việc khu vực công nghiệp và dịch vụ.

Quá trình công nghiệp hoá đồng thời làm thay đổi nghề nghiệp của một bộ phận lao động. Nhiều ngành, nghề truyền thống dần sẽ mất đi thay vào đó sẽ xuất hiện ngày càng nhiều ngành, nghề mới đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên cao và đồng thời công nghiệp hoá sẽ tạo ra nhiều việc làm có chất lượng. Quá trình công nghiệp hoá đi đôi với đô thị hoá và xu hướng dịch

chuyển lao động về các đô thị, các khu công nghiệp sẽ tạo sức ép lên phát triển việc làm và đào tạo đội ngũ lao động qua đào tạo nghề.

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi nhưng đồng thời cũng có nhiều khó khăn:

- Khó khăn:

+ Đào tạo nghề yếu, thiếu, chất lượng đào tạo nghề thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.

+ Cơ cấu lao động chưa hợp lý - Thuận lợi:

+ Đào tạo nghề được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư, đổi mới và phát triển. + Kinh tế phát triển, lao động qua đào tạo nghề tăng nhanh.

Việt Nam là một quốc gia có nguồn lực dồi dào với dân số cả nước đạt 90 triệu người vào ngày 1/11/2013, là quốc gia đông dân thứ 13 trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Mặc dù Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng nhưng chất lượng nguồn nhân lực còn yếu, trong đó có nguồn lực công nhân hạn chế về số lượng và kỹ năng nghề nghiệp thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Để có nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải coi việc đầu tư cho giáo dục, đào tạo là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, giáo dục và đào tạo thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Phải đào tạo ra một cơ cấu nhân lực đồng bộ bao gồm các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, nghiệp vụ kinh tế, cán bộ trong các ngành kinh doanh, công nhân kỹ thuật. Việc xây dựng nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải tiến hành với tốc độ và quy mô thích hợp, đáp ứng yêu cầu của mỗi thời kỳ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đi đôi với đào tạo bồi dưỡng, phải bố trí và sử dụng nguồn lực đã được đào tạo, phát huy đầy đủ khả năng, sở trường và nhiệt tình

lao động sáng tạo của họ để tạo ra năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp, hiện đại hoá đất nước.

Tóm lại, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bên cạnh các nguồn lực như vốn, tài nguyên thiên nhiên ... thì việc đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật tay nghề cao là việc làm rất cấp thiết. Muốn vậy, cần phải tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Đảng và Nhà cần có những định hướng về công tác đào tạo nghề.

1.2.2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đào tạo nghề và vai trò của nó

Nhận thức đúng đắn và vận dụng một cách sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo vào điều kiện cụ thể của nước ta, cũng như vai trò của nó trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn lực con người và nguồn nhân lực vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Trong công cuộc xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, giáo dục và đào tạo có những chuyển biến quan trọng, tạo ra một diện mạo mới, chủ động, sẵn sàng hội nhập với nền giáo dục tiên tiến với các nước trên thế giới. Những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực thông qua hiệu quả giáo dục và đào tạo phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đạo hoá đất nước được chỉ rõ trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục, Luật Dạy nghề ...

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó mục tiêu của giáo dục - đào tạo đã được Đảng ta xác định: “Giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật,

đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân công lao động của xã hội. Sự nghiệp giáo dục, nhất là giáo dục đại học và chuyên nghiệp, trực tiếp góp phần vào việc đổi mới công tác quản lý kinh tế và xã hội” [8, tr.89].

Cùng với quá trình đổi mới, Đảng ta đã từng bước thể hiện sự đổi mới tư duy giáo dục. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (năm 1991) Đảng ta tiếp tục xác định cụ thể hơn: “Mở rộng đào tạo nghề; bồi dưỡng nhiều người giỏi về khoa học, công nghệ, kinh doanh, về quản lý kinh tế, xã hội và nhiều công nhân lành nghề; nâng cao trình độ văn hoá, khoa học, kỹ thuật cho người lao động”.

Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII còn khẳng định: Đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển, là sự đầu tư cơ bản, quan trọng nhất không chỉ về tài chính mà còn về mọi mặt. Đồng thời, Nghị quyết còn chỉ rõ: Phát triển đào tạo đạo học, trung học chuyên nghiệp, đẩy mạnh đào tạo công nhân lành nghề, đảm bảo có được nhiều nhân tài cho đất nước trong thế kỷ XXI.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá IX đã nêu: “Dành vốn ngân sách đầu tư nâng cấp các cơ sở dạy nghề của Nhà nước, đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hoá, phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, bảo đảm hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động, đưa tỉ lệ được đào tạo nghề lên khoảng 30% vào năm 2010” [9, tr.107-108].

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định:

Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu vực công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động. Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề quận, huyện. Tạo chuyển biến về chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ

tiên tiến của khu vực và thế giới. Đẩy nhanh xã hội hoá, khuyến khích phát triển các loại hình dạy nghề đa dạng, linh hoạt: dạy nghề ngoài công lập, tại doanh nghiệp, tại làng nghề...; tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học nghề, lập nghiệp. Tổ chức dạy nghề, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ sản xuất phù hợp cho nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số [10, tr.96].

Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: “Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân, không ngừng tri thức hoá giai cấp công nhân là một nhiệm vụ chiến lược. Đặc biệt quan tâm xây dựng thế hệ công nhân trẻ có học vấn, chuyên môn và kỹ thuật nghề nghiệp cao, ngang tầm khu vực và quốc tế, có lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành bộ phận nòng cốt của giai cấp công nhân”.

Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 2-02-2009 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định:

Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục và công tác quản lý giáo dục; khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu giáo dục - đào tạo; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng cả nâng cao dân trí, phát triển nhân lực, đào tạo nhân tài, cả dạy chữ, dạy nghề, dạy làm người, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, nhân cách, phẩm chất đạo đức, lối sống. Tăng cường đầu tư của nhà nước, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa việc huy động các nguồn lực cho phát triển giáo dục - đào tạo; đấu tranh khắc phục, đẩy lùi các tiêu cực kéo dài tron giáo dục - đào tạo. Đẩy mạnh

đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Định hướng, quản lý chặt chẽ việc hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo; xây dựng nền giáo dục tiên tiến, dân tộc, độc lập, xã hội chủ nghĩa [11, tr.180-181].

Trong thông báo Kết luận số 242-TB/TW ngày 15-4-2009 của Bộ Chính trị (khoá X) về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, đã ghi: “Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, kể cả nghề thuộc lĩnh vực công nghệ cao. Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề quận, huyện” [3, tr.287].

Ngày 28/10/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008 về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trưng ương, trong đó có nhiệm vụ xây dựng Chương trình đào tạo nguồn nhân lực nông thôn. Ngày 27/11/2009 Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1956/QĐ-TTg về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” với mục tiêu tổng quát:

- Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 cán bộ, công chức xã;

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của người lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn;

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và

thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, Đảng ta xác định:

Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn lực theo nhu cầu xã hội. Thực hiện các chương trình đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức... Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng dạy nghề và giáo dục chuyên nghiệp [12, tr.130-131].

Tại báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định: “Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội; có cơ chế và chính sách thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo. Chú trọng đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt đối với người bị thu hồi đất; nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo” [13, tr.217].

Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 - 2012, đặt ra mục tiêu tổng quát phát triển dạy nghề Việt Nam đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động cả số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ

Một phần của tài liệu quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội trong vấn đề đào tạo nghề cho thanh niên thừa thiên huế hiện nay (Trang 31)