Phát huy vai trò của gia đình trong việc chọn nghề cho thanh niên

Một phần của tài liệu quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội trong vấn đề đào tạo nghề cho thanh niên thừa thiên huế hiện nay (Trang 77)

- Luận văn có thể gợi ý khoa học cho việc hoạch định và giải quyết tình trạng thiếu việc

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.6. Phát huy vai trò của gia đình trong việc chọn nghề cho thanh niên

nghề cho thanh niên

Huế được mệnh danh là đất học đó cũng là kết quả của trọng văn hoá, sự hiếu học trong mỗi gia đình người dân. Những gia đình thuộc dòng họ khoa bảng, đỗ đạt có tiếng ra làm quan, phục vụ trong triều Nguyễn đã để lại cho các thế hệ sau cái nếp chăm học, ham học và cố gắng thi đỗ đạt. Đã biết bao gia đình nông dân thuần nông ở nông thôn có điều kiện hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống vất vả, dù phải vay mượn để cho con đi học kiếm cái chữ, nuôi dạy con cái thành đạt đem lại vinh quang cho gia đình, dòng họ. Thừa Thiên Huế đã sớm thức dậy phong trào hiếu học để khơi dậy những tiềm năng vốn có trong mỗi gia đình đem lại cho xã hội biết bao nhân tài và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tấm gương hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học xuất hiện ngày càng nhiều là nguồn lực để xây dựng đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế.

+ Gia đình cần xác định mục đích học tập của con em mình: học để biết, học để làm người, học để ngày mai lập nghiệp, học để xây dựng Tổ quốc.

Việc xác định mục đích học tập của con em có quan hệ chặt chẽ với việc xây dựng động cơ học tập. Phải hình thành cho các em động cơ mạnh mẽ, vì động cơ yếu thì không đủ dũng cảm để vượt qua những khó khăn trong học tập và rèn luyện. Giá trị của việc xác định đúng mục đích, động cơ học tập có tính chất quyết định nội dung, phương hướng và cả phương pháp học tập. Động cơ học tập tốt sẽ được biểu hiện ra ở thái độ học tập đúng đắn và

ngược lại, nếu không có động cơ học tập thì các em lười biếng, ham chơi, không quan tâm đến việc học.

Hiện nay có một phận lớn thanh niên là học sinh, thanh niên ở độ tuổi lao động tham gia vào học tập, làm việc thì bên cạnh đó một bộ phận thanh niên không quan tâm đến việc học tập, chỉ biết ham chơi, đua đòi… sống không có định hướng về nghề nghiệp tương lai của mình. Để thay đổi nhận thức của thanh niên về nghề nghiệp và tương lai thì vai trò của bố mẹ là rất quan trọng trong việc giáo dục, định hướng cho con. Bởi vì bố mẹ thường gần gủi, hiểu được tâm tư nguyện vọng, năng lực, sở thích nên dễ nắm bắt được suy nghĩ, tâm lý, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp cho các con trong việc chọn nghề.

+ Tạo điều kiện cơ sở vật chất, hỗ trợ tài chính

Truyền thống hiếu học của người dân Huế là cái vốn quý nhất tạo nên bản sắc riêng của con người Huế. Dù cuộc sống nhân dân Thừa Thiên Huế còn rất nhiều khó khăn, vất vả nhưng nhiều gia đình ở Huế đều quan tâm đến việc học của con em họ, chỉ có cái học mới giúp con họ thoát được cái nghèo. Vì vậy, dù khó khăn, thiếu thốn tiền bạc nhưng vẫn vay mượn, làm thêm có thu nhập cho con đi học, học để kiếm cái chữ, học để có cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn.

+ Xây dựng ý thức cho thanh niên

Do ảnh hưởng mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng như xu thế toàn cầu hóa, và đặc biệt do không nghiêm túc trong rèn luyện và phấn đấu, một bộ phận thanh niên đang có những biểu hiện tiêu cực đáng lo ngại, sống buông thả, lười học tập và tu dưỡng đạo đức, thích hưởng thủ, ngại lao động, vi phạm pháp luật... Điều này đã ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và xã hội. Vì vậy, gia đình cần xây dựng ý thức cho thanh niên (lòng nhân ái, tôn trọng

nhân phẩm, có ý thức đạo đức, tinh thần trách nhiệm...) giúp họ thay đổi nhận thức để họ thấy được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội.

Một phần của tài liệu quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội trong vấn đề đào tạo nghề cho thanh niên thừa thiên huế hiện nay (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w