Phát huy các giá trị nghề truyền thống trong việc đào tạo nghề

Một phần của tài liệu quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội trong vấn đề đào tạo nghề cho thanh niên thừa thiên huế hiện nay (Trang 79)

- Luận văn có thể gợi ý khoa học cho việc hoạch định và giải quyết tình trạng thiếu việc

2.3.7.Phát huy các giá trị nghề truyền thống trong việc đào tạo nghề

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.7.Phát huy các giá trị nghề truyền thống trong việc đào tạo nghề

việc đào tạo nghề

Thừa Thiên Huế có 88 làng nghề, trong đó có 25 nghề truyền thống phát triển gắn liền với phục vụ du lịch, được chia thành 6 nhóm theo sản phẩm cụ thể như: nhóm sản phẩm mây tre đan, nón lá, tranh giấy và hoa giấy, gốm nung, mộc mỹ nghệ và đúc đồng. Những sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các làng nghề là một trong những nét văn hoá Huế, góp phần bảo tồn, giữ gìn các giá trị văn hóa Huế, văn hóa dân tộc tạo nên những di sản văn hoá Huế cả về phương diện vật thể và phi vật thể. Trong các kỳ Festival làng nghề truyền thống (2005, 2007, 2009, 2011, 2013) được xem là điểm mốc đáng chú ý đánh dấu sự cố gắng lớn của tỉnh làm sống dậy các làng nghề, các nghề truyền thống gắn với các hoạt động du lịch. Bên cạnh những lợi ích kinh tế đem lại như giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại nông nghiệp nông thôn thì nghề truyền thống cũng đối mặt với những thách thức đó là: hầu hết cơ sở vật chất của các đơn vị sản xuất trong các làng nghề còn lạc hậu, thô sơ, chủ yếu lao động thủ công nên năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa theo kịp yêu cầu của thị trường; nghệ nhân ngày càng mai một đi, thiếu đội ngũ kế cận, số lao động chưa qua đào tạo nghề chiếm tỉ lệ cao. Để bảo tồn và phát huy các giá trị nghề truyền thống, tỉnh cần tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, hộ gia đình làm nghề được vay vốn ưu đãi, giảm các loại thuế, tạo điều kiện về thuê đất, mặt bằng sản xuất; xác định mục tiêu là gắn kết chương trình khôi phục, phát triển làng nghề với chương trình phát triển dịch vụ du lịch; tiếp tục hỗ trợ đào tạo

nghề, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thủ công, truyền thống; khuyến khích vận động hình thành các hợp tác xã, doanh nghiệp trong các làng nghề để làm hạt nhân phát triển làng nghề; cần có chính sách tôn vinh những nghệ nhân có công truyền nghề, dạy nghề cho người lao động.

Như vậy, việc hỗ trợ đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho thanh niên trong độ tuổi lao động tại các cơ sở sản xuất nghề truyền thống nhằm hình thành lực lượng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Có thư thế mới bảo tồn và phát huy các giá trị nghề truyền thống, đồng thời phát triển nghề truyền thống gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập và đảm bảo tốt an sinh xã hội.

Kết luận chương 2

Trong những năm qua, đào tạo nghề tỉnh Thừa Thiên Huế có bước phát triển, đội ngũ lao động qua đào tạo nghề có những đóng góp lớn, góp phần tạo nên sự tăng trưởng của tỉnh. Công tác đào tạo nghề bước đầu đã đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp, các ngành kinh tế mũi nhọn. Đã hình thành mạng lưới cơ sở dạy nghề rộng khắp các địa phương, cơ sở vật chất, trang thiết bị từng bước hoàn thiện; quy mô đào tạo nghề ngày càng tăng; chủ trương xã hội hoá, đa dạng hoá về loại hình đào tạo, phương pháp đào tạo và nghề đào tạo được đẩy mạnh, bước đầu thu được một số kết quả nhất định, đã huy động được các nguồn lực cho đào tạo nghề. Đào tạo nghề đã gắn với sản xuất và việc làm, xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, công tác đào nghề vẫn còn một số bất cập đó là: Chưa có sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành, các địa phương và của gia đình; đội ngũ giáo viên dạy nghề còn thiếu và bất cập; cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu; chất lượng đào tạo nghề còn thấp chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của

địa phương và trong phạm vi cả nước. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên Thừa Thiên Huế hiện nay nhằm góp phần phát triển công tác đào tạo nghề là việc làm hết sức cần thiết.

KẾT LUẬN

Gia đình là tế bào của xã hội, mỗi gia đình hạnh phúc, hoà thuận thì cả cộng đồng và xã hội tồn tại và vận động một cách êm thấm. Các thành viên trong gia đình phụ thuộc rất lớn vào sự giáo dục của gia đình. Giáo dục gia đình là một bộ phận của giáo dục xã hội, sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục gia đình - nhà trường - xã hội để tiến tới mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước là một nhu cầu rất quan trọng.

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến giáo dục và đào tạo, trong đó có đào tạo nghề. Đảng đã vạch ra đường lối chiến lược phát triển đào tạo nghề trong thời kỳ đổi mới nhằm đào tạo nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đài hoá đất nước, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Phát triển đào tạo nghề là sứ mệnh quan trọng đối với nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Đào tạo nghề gắn với sản xuất và giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế giúp cho thanh niên có cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhận thức được điều đó Nghị quyết số 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" chỉ đạo: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là

sự nghiệp của Ðảng, Nhà nước và của toàn dân. Ðầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Về cơ sở lý luận, tác giả đã trình bày một cách có hệ thống về mối quan hệ gia đình và xã hội, quan điểm Đảng Cộng sản về đào tạo nghề và vai trò của đào tạo nghề trong việc phát triển nguồn lực con người phục vụ quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Về mặt thực tiễn, tác giả đánh giá được thực trạng và phân tích công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Thực tế cho thấy, đào tạo nghề hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động và chưa thu hút được người học nghề là do cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nghèo nàn, lạc hậu; chưa có sự quan tâm các ngành, các cấp trong việc định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh, các chế độ chính sách của người dạy và người học, vấn đề việc làm…

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất một số giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đó là:

- Nâng cao nhận thức cho các cấp các ngành, xã hội và thanh niên về học nghề và phân luồng học sinh. Nếu làm tốt vấn đề này sẽ thu hút được nhiều học sinh, thanh niên tham gia học nghề góp phần quan trọng vào việc đào tạo được đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng và hiệu quả dạy nghề. - Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý nhà nước về dạy nghề.

- Đẩy mạnh xã hội hoá, hợp tác quốc tế về dạy nghề.

- Đào tạo nghề gắn với việc làm. Đào tạo nghề và việc làm có mối quan hệ biện chứng với nhau, những người có chuyên môn kỹ thuật cao, càng có

nhiều cơ hội tìm việc làm và ngược lại, những người chưa qua đào tạo nghề khó có cơ hội tìm được việc làm. Do đó, Chính phủ cần có chính hợp lý, hỗ trợ, tạo điều kiện cho công tác đào tạo nghề phát triển.

- Phát huy vai trò nhân tố gia đình trong việc chọn nghề cho thanh niên từ góc độ biện chứng gia đình và xã hội.

Tuy nhiên, đào tạo nghề là nội dung rộng và khá phức tạp liên quan đến chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh nên luận văn chỉ đưa ra những giải pháp cơ bản. Song, nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp, luận văn sẽ đóng góp vào công tác đào tạo nghề cho tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào

đào tạo đại học hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Ban chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn

diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

3. Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Cục dạy nghề, Viện Nghiên cứu phát triển phương Đông (2012), Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào

tạo Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam Hướng

tới tương lai vấn đề và giải pháp, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Đặng Ngọc Cảnh (2003), Gia đình, trẻ em và sự kế thừa các giá trị truyền

thống, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

7. Nguyễn Hữu Dũng (2009), “Tuyển sinh học nghề: Thực trạng và giải pháp”, Nghề nghiệp và cuộc sống, Tạp chí Hội Dạy nghề Việt Nam, tr8-9.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VI, Nxb Sự thật.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban

chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, “chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia.

14. Đàm Hữu Đắc (Xuân kỷ sửu 2009), “Phương hướng giải quyết việc làm cho thanh niên đến năm 2015”, Tạp chí Học nghề lập nghiệp, tr7-11. 15. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục - Phát triển con người phục

vụ phát triển xã hội - kinh tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

16. Ngô Công Hoàn (1993), Tâm lý học gia đình, Nxb Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

17. Hội đồng Lý luận Trung ương (2008), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa

học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. ILO (2005), Tiềm năng tạo việc làm của các hợp tác xã cho đồng bào các

dân tộc thiểu số Việt Nam, ILO Việt Nam, Hà Nội

19. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

21. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Hoàng Phê (1996), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng

24. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2000), Luật hôn nhân và gia đình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2006), Luật Dạy nghề, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Phạm Quyết (2004), Hồ Chí Minh tuyển tập, tập II, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

28. Sở Lao động TB-XH tỉnh Thừa Thiên Huế (2011), Biểu thống kê danh sách

các cơ sở dạy nghề, cơ sở có tham gia dạy nghề đóng trên địa bàn tỉnh.

29. Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế (2012), Nghị Quyết Ban chấp hành Đảng

bộ tỉnh Thừa Thiên Huế khóa XIV về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao của cả nước giai đoạn 2012 - 2015 và tầm nhìn đến 2020.

30. Nguyễn Văn Tuấn (2011), Phương pháp giảng dạy chuyên ngành kỹ

thuật, Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

31. Phạm Đức Thành (1998), Giáo trình kinh tế lao động, Nxb Giáo dục, Hà Nội 32. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ

thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015.

33. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày

27/11/2009 về Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

34. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển

35. Nguyễn Đức Trí (T12/2004), Vấn đề xã hội hoá trong đào tạo nghề, Bản

tin khoa học đào tạo nghề (số 4).

36. Phạm Viết Vượng (1996), Giáo dục học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 37. Nguyễn Trọng Xuân (2013), “Thất nghiệp và công tác dạy nghề, tạo việc

làm ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 192, tr.64-66. 38. Kỷ yếu dạy nghề Việt Nam (2010)

39. Từ điển Triết học (1986), Bản dịch ra tiếng Việt có sửa chữa và bổ sung, Nxb Tiến bộ và Nxb Sự thật.

40. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội. 41. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), tập 4, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 42. www.baothuathienhue.vn

43. www.tapchicongsan.org.vn 44. www.thanhtra.com.vn

45. www.thuathienhue.gov.vn /Dư địa chí 46. ww.xaydungdang.org.vn

Một phần của tài liệu quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội trong vấn đề đào tạo nghề cho thanh niên thừa thiên huế hiện nay (Trang 79)