Gia đình xã hội, mắt xích quan trọng của phương pháp đào tạo nghề

Một phần của tài liệu quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội trong vấn đề đào tạo nghề cho thanh niên thừa thiên huế hiện nay (Trang 52)

- Luận văn có thể gợi ý khoa học cho việc hoạch định và giải quyết tình trạng thiếu việc

2.1.2.Gia đình xã hội, mắt xích quan trọng của phương pháp đào tạo nghề

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.Gia đình xã hội, mắt xích quan trọng của phương pháp đào tạo nghề

tạo nghề

Thuật ngữ “Phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, Methodos - nguyên văn là con đường, cách thức vận động của sự vật hiện tượng đi tới một cái gì đó; có nghĩa là cách thức đạt tới mục đích.

Khái niệm “Phương pháp” theo triết học được xem là cách nhận thức hay toàn bộ phương thức và phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định trong nhận thức và trong thực tiễn. Cùng phạm vi triết học Hêghen cho rằng: phương pháp là ý thức về hình thức của sự tự vận động bên trong của nội dung [30, tr.43].

Phương pháp có một số đặc điểm cơ bản:

Tính mục tiêu là dấu hiệu cơ bản của phương pháp. Mục tiêu nào là phương pháp nấy, phương pháp giúp con người thực hiện mục tiêu của mình: nhận thức thế giới, cải tạo thế giới và qua đó tự cải tạo mình.

Phương pháp có tính cấu trúc trên con đường đi tới mục tiêu con đường phải thực hiện một loạt các thao tác được sắp xếp theo một trình tự lôgic, có hệ thống, có kế hoạch.

Phương pháp gắn liền với nội dung. Phương pháp thay đổi theo từng đối tượng nghiên cứu. Nội dung quy định phương pháp, nhưng bản thân phương pháp có tác dụng trở lại nội dung làm cho nội dung phát triển lên một bước mới.

Phương pháp đào tạo do cơ sở dạy nghề, giáo viên dạy nghề lựa chọn và áp dụng. Thực tế, có nhiều phương pháp đào tạo, mỗi phương pháp tương ứng với đối tượng đào tạo. Bất kỳ phương pháp đào tạo nào không tính đến đối tượng đào tạo, đều tất nhiên sẽ thất bại. Phương pháp đào tạo thành công thường là sự phối hợp khéo léo hai nhân tố người đào tạo và người được đào tạo.

Theo điều 6 của Luật Dạy nghề thì dạy nghề có ba trình độ đào tạo, đó là sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề (còn gọi là dạy nghề chính quy) và dạy nghề thường xuyên. Dạy nghề thường xuyên bao gồm: Chương trình bồi dưỡng, nâng cao, cập nhật kiến thức và kỹ năng nghề; chương trình dạy nghề theo hình thức kèm cặp, truyền nghề; chương trình chuyển giao công nghệ.

- Phương pháp đào tạo nghề trình độ sơ cấp: chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành nghề và phát huy tính tích cực, tự giác của người học nghề.

- Phương pháp đào tạo nghề trình độ trung cấp: phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề với trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tự giác, khả năng làm việc độc lập của người học nghề.

- Phương pháp đào tạo nghề trình độ cao đẳng: phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề với trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng tổ chức làm việc theo nhóm.

- Phương pháp đào tạo nghề thường xuyên: tạo điều kiện cho người lao động học suốt đời, nâng cao trình độ kỹ năng nghề thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động, tạo cơ hội tìm việc làm, tự tạo việc làm.

Hiện nay, có 3 trình độ đào tạo, ứng với nó có các phương pháp đào tạo tương ứng. Trên cơ sở đối tượng đào tạo, các cơ sở dạy nghề sẽ có nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo phù hợp. Như đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chủ yếu là đào tạo sơ cấp nghề và ngắn hạn, thời gian đào tạo 3 tháng, dưới 3 tháng. Phương pháp đào tạo nghề trình độ sơ cấp: chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành nghề và phát huy tính tích cực, tự giác của người học nghề. Phương pháp kèm cặp, truyền nghề, cầm tay chỉ việc.

Các cơ sở dạy nghề đào tạo nghề sơ cấp sử dụng các phương pháp linh hoạt. Vì đối tượng học nghề rất đặc thù, với nhiều lứa tuổi khác nhau, trình độ khác nhau nên lựa chọn phương pháp đào tạo hợp lý sẽ giúp đối tượng học

nghề nắm được những kiến thức, kỹ năng nghề, từ đó họ có cơ hội tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm...

Tóm lại: Đối tượng đào tạo và phương pháp đào tạo có mối quan hệ biện chứng với nhau. Khi xác định đúng đối tượng đào tạo, giáo viên sẽ đưa ra phương pháp đào tạo phù hợp để có tính hiệu quả đem lại cao. Ngược lại khi xác định sai đối tượng thì phương pháp đào tạo không đem lại kết quả tích cực. Do đó, cơ quan quản lý dạy nghề, các cơ sở đào tạo có vai trò rất quan trọng nhằm định hướng, xác định đối tượng đào tạo để tìm ra phương pháp đào tạo phù hợp. Sau khi hoàn thành khóa học người học nghề có được kỹ năng, kiến thức nghề, có cơ hội tìm việc làm, tự tạo việc làm.

Một phần của tài liệu quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội trong vấn đề đào tạo nghề cho thanh niên thừa thiên huế hiện nay (Trang 52)