- Luận văn có thể gợi ý khoa học cho việc hoạch định và giải quyết tình trạng thiếu việc
7. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Vai trò gia đình xã hội trong việc quy hoạch đối tượng đào tạo nghề
THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY TỪ QUAN HỆ
BIỆN CHỨNG GIỮA GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
2.1. Vai trò của gia đình - xã hội trong việc xác định đối tượng vàphương pháp đào tạo nghề phương pháp đào tạo nghề
2.1.1. Vai trò gia đình - xã hội trong việc quy hoạch đối tượng đàotạo nghề tạo nghề
Con người là yếu tố quyết định, do vậy đào tạo đội ngũ lao động qua đào tạo nghề phải được coi là điều kiện quan trọng để đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần đưa đất nước ta chuyển dịch từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Xã hội (Nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp,...) xác định đối tượng đào tạo với mục đích: hỗ trợ được nhiều đối tượng có cơ hội học nghề, có cơ hội tìm việc, tự tạo việc làm tăng thu nhập, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; tạo ra một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
Trong quá trình phát triển, đã xuất hiện một số mô hình đào tạo mới đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng khác nhau về đào tạo nghề, đem lại hiệu quả rõ rệt như đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc, đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề cho công nhân tại các doanh nghiệp, trong các khu công nghiêp...
Những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đào tạo nghề, cụ thể:
Quốc hội ban hành Luật Dạy nghề (2006), trong đó nêu rõ hỗ trợ các đối tượng được hưởng chính sách người có công, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người trực lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác nhằm tạo cơ hội cho họ được học nghề để tìm việc làm, tự tạo việc, lập thân, lập nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020”, theo đó mỗi năm có khoảng 1 triệu lao động nông thôn được đào tạo
nghề để chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ hoặc làm nông nghiệp hiện đại. Đối tượng của Đề án gồm: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác; cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, chính quyền và công chức chuyên môn xã; cán bộ nguồn bổ sung thay thế cho cán bộ, công chức xã đến tuổi nghỉ công tác hoặc thiếu hụt do cơ học có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và đến năm 2020.
Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 về việc phê duyệt “Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc
làm giai đoạn 2008 - 2015” với mục tiêu là nâng cao nhận thức của thanh
niên và toàn xã hội về học nghề, lập nghiệp; tạo bước đột phá về tăng số lượng và nâng cao chất lượng dạy nghề, tạo việc làm cho thanh niên, nhằm phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, nhất là thanh niên, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế; góp phần
tăng cường đoàn kết, tập hợp đội ngũ thanh niên, xây dựng tổ chức Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên vững mạnh.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg ngày 9/10/2009 về cơ chế hoạt động của các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề. Trường hợp bộ đội xuất ngũ học nghề trình độ sơ cấp: được cấp “Thẻ học nghề” có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương tối thiểu chung tại thời điểm học nghề và có giá trị sử dụng trong 1 năm kể từ ngày cấp thẻ.
Như vậy, có thể thấy Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, chú trọng đến đào tạo nghề, đã ban hành luật Luật Dạy nghề, các quyết định, nghị định, hỗ trợ cho nhiều đối tượng có nhu cầu tham gia học nghề với nhiều chính sách nhằm giải quyết việc làm, tự tạo việc làm và tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoà đất nước.
Thực hiện quyết định của Thủ tướng chính phủ, những năm qua tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo các ngành liên quan đào tạo nghề cho nhiều đối tượng, đặc biệt quan tâm đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hướng nghiệp cho thanh niên là học sinh trong độ tuổi học nghề. Tỉnh cũng phân bổ, giao chỉ tiêu và cấp kinh phí đào tạo nghề hàng năm cho các trường dạy nghề thuộc tỉnh quản lý.
Trên cơ sở tỉnh giao chỉ tiêu đào tạo hàng năm, các cơ sở đào tạo nghề căn cứ vào năng lực đào tạo để chủ động tuyển sinh tại địa phương, các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn, liên kết với các doanh nghiệp, đơn vị và cá nhân có nhu cầu học nghề, cụ thể:
- Đào tạo theo đơn đặt hàng của Sở Lao động, thương binh và xã hội (Đào tạo theo đề án 1956); Sở Công thương, Hội nông dân…
- Đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp tuyển dụng đối tượng lao động phổ thông là thanh niên nhưng chưa
qua đào tạo nghề. Để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp liên kết với cơ sở đào tạo nghề để đào tạo ra những công nhân có tay nghề đáp ứng được yêu cầu của việc.
Gia đình cũng là nhân tố quan trọng trong việc xác định đối tượng đào tạo nghề. Trong gia đình, bố mẹ là người hiểu rõ được các con, biết sở thích, năng lực cũng như điều kiện kinh tế của gia đình nên dễ định hướng, thậm chí có vai trò quyết định đến việc chọn nghề nghiệp cho con.
Việc Nhà nước quan tâm đến công tác đào nghề đã thể hiện đúng bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều vì nhân dân. Tuy nhiên, để chính sách của Nhà nước có hiệu quả cần có sự phối hợp của các ngành, các cấp, các cơ sở dạy nghề và của gia đình. Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội thể hiện ở chỗ: Nhà nước ban hành chính sách, hỗ trợ cho đối tượng học nghề, gia đình có vai trò quan trọng định hướng nghề nghiệp cho con tham gia học nghề và là kênh thông tin nhằm phản hồi ý kiến, đóng góp giúp cơ quan quản lý, cơ sở dạy nghề xác định đúng đối tượng, đưa ra những phương pháp đào tạo hợp lý.
Tóm lại, việc xác định đối tượng đào tạo là việc làm rất quan trọng đối với hội ta hiện nay. Nếu xác định đúng đối tượng đào tạo tham gia vào học nghề, đào tạo cho họ có tay nghề vững vàng để họ có cơ hội tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo hoặc tham gia vào thị trường lao động bổ sung nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Ngược lại, nếu xác định sai đối tượng sẽ gây lãng phí ngân sách của Nhà nước và của đối tượng học nghề.