- Luận văn có thể gợi ý khoa học cho việc hoạch định và giải quyết tình trạng thiếu việc
7. Cấu trúc của luận văn
2.2.2.3. Về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề
Đội ngũ giáo viên dạy nghề được hình thành từ các nguồn khác nhau: một số được đào tạo từ các trường đại học sư phạm kỹ thuật, cao đẳng sư phạm kỹ thuật, trường đại học bách khoa; một số giáo viên dạy thực hành được tuyển chọn từ nghệ nhân, công nhân có tay nghề cao… nên trình độ, năng lực cũng rất khác nhau; đa phần giáo viên dạy nghề thường xuyên được bồi dưỡng kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm nghề, tin học, ngoại ngữ.
Cán bộ quản lý dạy nghề bao gồm: cán bộ quản lý nhà nước về dạy nghề cấp bộ, ngành; cán bộ quản lý nhà nước về dạy nghề ở Sở Lao động TBXH và cán bộ quản lý ở các cơ sở dạy nghề.
Cán bộ quản lý nhà nước về dạy nghề ở Sở Lao động Thương binh và Xã hội có trình trình độ cao nhất là thạc sĩ. Cán bộ quản lý gồm có 4 người, phụ trách quản lý đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên, với một số lượng công việc rất nhiều nên khó quản lý tốt; số cán bộ còn trẻ nên kinh nghiệm quản lý còn hạn chế; việc thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng dạy và học khó có thể kiểm soát được, trong khi đó số cơ sở dạy nghề của tỉnh ngày càng tăng nên gặp rất nhiều khó khăn.
Cán bộ quản lý tại các cơ sở dạy nghề bao gồm đội ngũ làm việc trong các phòng chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho công tác đào tạo như cán bộ Đào tạo, Quản lý học sinh, sinh viên, Tổ chức hành chính, Trưởng khoa…
Tính đến tháng 12 năm 2013, tổng số cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề có 972 người, số giáo viên cơ hữu có 598 người, giáo viên tham gia công tác quản lý có 147 người. Về trình độ chuyên môn, số cán bộ, giáo viên tham gia dạy nghề có trình độ trên đại học có 63 người, đại học 323 người, cao đẳng 18 người, trung cấp 34 người và 99 khác (nghệ nhân, thợ bậc cao …). Đến nay, có gần 95% giáo viên dạy nghề đạt chuẩn; 80% cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng trở lên [28].
Hiện nay, khi nhu cầu đào tạo nghề ngày càng mở rộng cả số lượng và chất lượng thì đội ngũ giáo viên dạy nghề vẫn chưa đáp ứng được; bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ cho giáo viên dạy nghề còn thấp, chưa có chế độ riêng, đặc
thù nên thu hút những người tài giỏi về làm giáo viên là rất khó khăn, một số giáo viên có năng lực bỏ việc để đi làm ở doanh nghiệp hoặc xin vào làm cơ quan nhà nước. Một số cơ sở dạy nghề số giáo viên cơ hữu còn thấp chiếm khoảng 60% nên khi đào tạo chủ yếu mời giáo viên thỉnh giảng, một số giáo viên thiếu kỹ năng nghề và nghiệp vụ nghề theo quy định của Bộ Lao động thương binh và Xã hội.
Bảng 2.3: Thống kê đội ngũ giáo viên dạy nghề
Số TT
TÊN CƠ SỞ DẠY NGHỀ ĐÓNG TRÊN ĐỊA BÀN- CHỈ TIÊU
Số Cán bộ công nhân viên
của cơ sở GV theo trình độ CM-nghiệp vụ
Tổng số CB- CNV
Trong đó GV
cơ hữu các mônGV dạy chung, văn hoá Giáo viên dạy nghề Chuyên môn Tổng số GV cơ hữu GV tham gia công tác QL Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng TC Khác A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
1 Khối trường cao đẳng nghề
1.1 Trường CĐN Du Lịch Huế 153 62 24 9 62 14 47 1
1.2 Trường CĐN Nguyễn Tri Phương 40 21 4 8 21 0 2 19 0 0 0
1.3 Trường CĐ nghề TT.Huế 71 50 12 9 41 9 35 1 2 3
2 Trường trung cấp nghề 0
2.1 Trường TCN số 23 77 77 3 12 47 38 4 5
2.2 Trường TCN số 10 29 23 8 10 23 3 20
2.3 Trường TCN Quảng Điền 17 10 3 3 10 1 6 3 0 0
2.4 Trường TCN Huế 26 13 5 12 1 6 1 3 1
3 Khối các trung tâm dạy nghề 0
3.1 Trung tâm DN Hương Trà 16 2 2 0 13 0 1 10 2 0 0
3.2 Trung tâm DN Phong Điền 20 0 0 0 15 0 0 10 0 2 3
3.3 Trung tâm DN Phú Vang 16 2 1 0 9 0 0 3 2 4 0
3.4 Trung tâm dạy nghề Thanh niên 9 5 3 0 5 0 1 2 1 1 0
3.5 TTDN và TVL cho Người mù 6 4 0 0 4 0 0 1 0 2 1
3.6 TTDN và TVL cho Người tàn tật 18 9 2 0 11 0 0 1 0 4 6
3.7 TTDN Lái xe Masco 70 50 4 0 50 0 1 7 2 0 40
4 Khối các cơ sở khác có DN 0
4.1 Trường cao đẳng Công nghiệp Huế 145 87 28 0
4.2 Trường cao đẳng y tế Huế 45 32 16 38 5 32 1
4.3 Trường trung học GTVT Huế 140 103 15 12 103 16 40 2 3 42
4.4 Trường TC Âu Lạc 47 45 14 13 47 6 38 2 1
4.5 Trung tâm GTVL Hội Nông Dân 10 3 3 0 10 0 3 5 0 1 1
4.6 Trung tâm GTVL - DN Hội Phụ nữ 17 0 0 0 7 0 0 3 0 4 0
Tổng cộng 972 598 147 76 437 0 63 323 18 34 99
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì yêu cầu nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật cao trong những ngành nghề mới được đặt ra rất bức thiết, đòi hỏi đội ngũ giáo viên dạy nghề phải không ngừng nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn giảng dạy để bắt kịp xu thế phát triển chung của xã hội. Do đó, đòi hỏi giáo viên phải có năng lực, tâm huyết với nghề là bài toán nan giải cho cách nhà hoạch định chính sách về chế độ đãi ngộ và sử dụng nhân tài.