- Luận văn có thể gợi ý khoa học cho việc hoạch định và giải quyết tình trạng thiếu việc
7. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, xã hội và thanh niên về học nghề và
niên về học nghề và phân luồng học sinh
Thực tế cho thấy, nơi nào, lúc nào làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục thì ở đó làm tốt công tác tuyển sinh, số lượng thanh niên đăng ký vào học nghề ngày càng đông. Cùng với việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, các tổ chức chính trị - xã hội trong mỗi cộng đồng phải coi việc chăm lo cho sự nghiệp đào tạo nghề là trách nhiệm hàng đầu và thường xuyên của mình. Chính quyền địa phương phối hợp với các tổ chức như Đoàn Thanh niên, hội
Phụ nữ... huy động mỗi nguồn lực cộng đồng để thực hiện tốt nhất các mục tiêu đào tạo nghề. Để làm được điều đó, theo tôi tỉnh cần:
+ Chỉ đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và đào tạo và Đoàn Thanh niên phối hợp chặt chẽ nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông để định hướng học sinh học nghề.
+ Tỉnh có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị cam kết tiếp nhận học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.
+ Các bậc phụ huynh, thanh niên đều quan niệm rằng giá trị công việc làm của những người thợ là hèn kém, không được xã hội tôn trọng. Do đó cần ban hành những chính sách tôn vinh những người công nhân từ trình độ sơ cấp đến trình độ cao, có chế độ đãi ngộ về thu nhập, cơ hội việc làm, cơ hội đào tạo... Không chỉ có những người học đại học, hoặc cao hơn mới tạo ra giá trị đóng góp cho xã hội, việc làm của những người qua đào tạo nghề đang ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước. Có như vậy, thanh niên mới tham gia học nghề.
+ Tăng cường giáo dục hướng nghiệp, tư vấn trong các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông. Bố trí giáo viên có kinh nghiệm tư vấn cho học sinh, thông qua đó gợi mở, hướng cho học sinh lòng đam mê, ý thức về nghề nghiệp tương lai của mình. Đối với đối tượng là thanh niên khác: Đoàn Thanh niên tổ chức tuyên truyền, gặp gỡ vận động, tư vấn cho thanh niên hiểu rõ chế độ, chính sách của Nhà nước về dạy nghề và nghề nghiệp tương lai.
+ Việc phân luồng học sinh ngay từ bậc phổ thông là vấn đề rất quan trọng. Tỉnh cần có chính sách để chuyển một tỉ lệ nhất định học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào học nghề. Hiện nay, tại tỉnh Thừa Thiên Huế việc phân luồng hiện nay chưa được các cấp, các ngành quan tâm. Do đó, để thu hút lực lượng lao động qua đào tạo nghề, cần tăng tỉ
lệ thu hút khoảng 15% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và khoảng 30% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đi học nghề.
2.3.2. Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng và hiệu quả dạy nghề
Để tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng và hiệu quả dạy nghề, theo tôi cần tiến hành đồng bộ các giải pháp như:
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề. Thường xuyên tổ chức cho cán bộ giáo viên trao đổi học hỏi kinh nghiệm với các trường, tạo điều kiện cho giáo viên dạy nghề cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng nghề.
- Chuẩn hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề, giáo viên dạy nghề. Tập trung đầu tư đồng bộ, hiện đại cho một số nghề trọng điểm của một số trường trên địa bàn tỉnh.
- Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo nghề theo hướng linh hoạt, nâng cao kỹ năng thực hành, kỹ năng tự tạo việc làm. Xây dựng chương trình đào tạo nghề theo mô đun đảm bảo tính liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. Linh hoạt các chương trình đào tạo (đào tạo theo mô đun), người học có thể tích luỹ đến khi đủ điều kiện thi không phụ thuộc thời gian và không gian học tập.
- Tăng cường công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề. - Cần tăng cường tập trung đầu tư một số trường chất lượng cao, trong đó ưu tiên các trường đạt cấp độ quốc gia và khu vực.