Kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội trong vấn đề đào tạo nghề cho thanh niên thừa thiên huế hiện nay (Trang 55)

- Luận văn có thể gợi ý khoa học cho việc hoạch định và giải quyết tình trạng thiếu việc

2.2.1.2.Kinh tế xã hội

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.2.Kinh tế xã hội

Thừa Thiên Huế là trung tâm kinh tế trọng điểm của miền Trung, là một trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hoá, du lịch, khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng “dịch vụ, công nghiệp - xây

dựng, nông lâm ngư nghiệp”, trong đó, dịch vụ chiếm 48,9%, công nghiệp, xây dựng chiếm 38%, nông lâm thuỷ sản chiếm 13,1%. Mức tăng trưởng kinh tế năm 2012 đạt 9,7%.

Về lĩnh văn hoá, thể thao. Hoạt động văn hoá được cũng cố và phát huy. Các liên hoan nghệ thuật, Fesstival Nghề truyền thống, Fesstival Huế 2014 thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Công tác gia đình và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được duy trì. Đề án “Xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn” được triển khai kịp thời và đồng bộ. Phong trào thể dục thể thao đã được tổ chức rộng khắp, nhiều giải có quy mô quốc gia và quốc tế được tổ chức tại Huế.

Về lĩnh vực y tế, hệ thống y tế trên địa bàn tỉnh từng bước được hoàn thiện. Các bệnh viện tuyến huyện tiếp tục được tăng cường đầu tư trang thiết bị.

Về giáo dục - đào tạo có bước phát triển đáng ghi nhận; hệ thống mạng lưới trường học phát triển nhanh, tương đối hoàn chỉnh; cơ sở vật chất phục vụ dạy và học được tăng cường. Chất lượng giáo dục - đào tạo ngày càng được nâng lên, nổi bật là kết quả tốt nghiệp trung học phổ thông tăng nhanh ( từ 66,08% năm học 2006 - 2007 lên 99,7% năm học 2012 - 2013). Tỉ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng tăng, riêng trường chuyên Quốc học đạt 97%; nhiều học sinh đỗ thủ khoa, á khoa, đạt giải cao trong các kỳ thi giỏi cấp tỉnh, quốc gia và quốc tế.

Thừa Thiên Huế có thiết chế quốc gia về giáo dục - đào tạo khá hoàn chỉnh, hiện đại; có Đại học Huế đã khẳng định vị thế của một đại học vùng, một địa chỉ đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Đại học Huế có 07 trường đại học thành viên, 03 khoa trực thuộc, 01 phân hiệu tại tỉnh Quảng Trị và 07 trung tâm, viện trực thuộc, được xác định là đại học trọng điểm quốc gia; Đại học Huế với 97 ngành đào tạo đại học, 65 chuyên ngành thạc sĩ, 30

chuyên ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa I, 24 chuyên ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa II, 26 chuyên ngành tiến sĩ...

Học viện Âm nhạc Huế, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia, Trường Đại học Phú Xuân được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và có bước phát triển mạnh.

Hệ thống và quy mô trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề phát triển nhanh; có 05 trường cao đẳng, 07 trường trung học chuyên nghiệp, trung cấp nghề và dạy nghề với hơn 118 chuyên ngành cao đẳng, 39 chuyên ngành trung cấp chuyên nghiệp và 54 chuyên ngành dạy nghề. Bình quân mỗi xã, phường có 1,23 trường mầm non, 1,57 trường tiểu học, 0,69 trường trung học cơ sở; mỗi huyện có 4 - 5 trường trung học phổ thông [29].

Chất lượng giáo dục - đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội.

Chính sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là cơ sở để xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới.

Một phần của tài liệu quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội trong vấn đề đào tạo nghề cho thanh niên thừa thiên huế hiện nay (Trang 55)