- Luận văn có thể gợi ý khoa học cho việc hoạch định và giải quyết tình trạng thiếu việc
7. Cấu trúc của luận văn
2.3.5. Đào tạo nghề gắn với việc làm cho thanh niên
Theo quan điểm duy vậy biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng vào thực tiễn ta thấy, giữa đào tạo nghề và việc làm có mối quan hệ với nhau, tương tác nhau và làm biến đổi lẫn nhau.
Thực tế cho thấy, lực lượng lao động hiện nay sử dụng một cách lãng phí, không phù hợp với trình độ và ngành nghề đào tạo, sử dụng dưới trình độ, hiệu quả sử dụng không cao. Một trong những nguyên nhân đó chính là đào tạo nghề chưa gắn với sử dụng và việc làm, đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và của doanh nghiệp. Do đó, cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở đào tạo nghề cần nghiên cứu nhu cầu việc làm, tiếp cận với doanh nghiệp để xác nhận quy mô đào tạo, cơ cấu nghề để sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu xã hội.
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: “Ưu tiên dành vốn đầu tư của Nhà nước và toàn xã hội để giải quyết việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp. Khuyến khích người lao động tự tạo việc làm, phát triển nhanh các loại hình doanh nghiệp để thu hút lao động. Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân, nhất là những nơi đất nông nghiệp bị chuyển đổi do đô thị hóa và công nghiệp hóa” [11, tr.251].
Tăng cường mối liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp, các đơn vị có nhu cầu, mở rộng hình thức đào tạo vừa học vừa làm, ký kết thoả thuận với doanh nghiệp nhằm giải quyết việc làm cho học viên sau khi ra trường. Việc tăng cường mối quan hệ này là nhằm gắn hoạt động đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động, nâng cao chất lượng đào tạo và thu hút sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp. Lợi ích khi thực hiện liên kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp thể hiện ở chỗ:
Lợi ích đem lại cho Chính phủ bao gồm: cải thiện các điều kiện kinh
tế - xã hội; cải thiện mức sống cho nhân dân; cải thiện sự đầu tư trở lại cho hoạt động đào tạo nghề.
Lợi ích đem lại cho các Doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp sẽ
giảm bớt được sự thiếu hụt nhân lực có kỹ năng; sẽ có một lực lượng thích nghi được với những thay đổi công nghệ và môi trường mới nơi làm việc; doanh nghiệp sẽ có cơ hội tuyển dụng tốt hơn...
Lợi ích đem lại cho cơ sở dạy nghề bao gồm: đảm bảo các chương
trình đào tạo có chất lượng; xây dựng và duy trì các chương trình đào tạo cải tiến và phù hợp; có năng lực đưa ra những quyết định xác đáng hơn trong hoạt động đào tạo theo hướng của doanh nghiệp; tạo cơ hội nhận hỗ trợ từ doanh nghiệp về thiết bị và các nguồn lực khác; hiểu sâu sắc hơn về nhu cầu trong công việc của nghề và của doanh nghiệp; tạo thêm thu nhập ...
Lợi ích đem lại cho thanh niên, học sinh, sinh viên bao gồm: sẵn sàng
đáp ứng công việc sau khi tốt nghiệp; phát triển các lĩnh vực chuyên môn có thể giúp nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp; cải thiện mức sống cho bản thân và gia đình.
Để thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo nghề và nhu cầu của thị trường lao động, các cơ sở dạy nghề cần có một số giải pháp cụ thể như: xác định rõ các lĩnh vực, ngành nghề đang thiếu công nhân, thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật cao; khuyến khích phát triển loại hình đào tạo thường xuyên, đào tạo kèm cặp tại chỗ, truyền nghề, chuyển giao công nghệ ...
Tóm lại, đào tạo nghề phải gắn với việc làm, gắn với thị trường lao động, ở nơi nào làm tốt công tác này sẽ tạo niềm tin và sự yên tâm phấn khởi cho thanh niên, học sinh, thanh niên học nghề, do đó ổn định được đầu vào. Ngược lại, sau khi đào tạo thanh niên, học sinh, sinh viên ra trường không có việc làm, thất nghiệp, không đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động
thì khó tuyển đủ chỉ tiêu đầu vào. Điều này đặt trách nhiệm cho các cơ sở đào tạo nghề phải luôn hướng về thị trường lao động, phải tìm địa chỉ mà đào tạo; đặt trách nhiệm cho các cơ quan quản lý có chiến lược về đào tạo nghề hợp lý.