BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ---*--- NGUYỄN THỊ THU THỦY NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-* -
NGUYỄN THỊ THU THỦY
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT
VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT
LƯỢNG CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI TẠI
HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2011
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-* -
NGUYỄN THỊ THU THỦY
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT
VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT
LƯỢNG CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI TẠI
HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS Vũ Mạnh Hải PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huệ
HÀ NỘI - 2011
Trang 3Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS.Vũ Mạnh Hải
và PGS.TS.Nguyễn Thị Ngọc Huệ, là hai người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cám ơn đến Ban Đào tạo Sau đại học, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu
Tôi xin cám ơn đến các Thầy, Cô tham gia giảng dạy trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn
Tôi xin cám ơn Phòng trồng trọt- Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
Hà Nội, Phòng kinh tế- UBND huyện Hoài Đức, Hội Nông dân huyện Hoài Đức, Hội Nông dân các xã Cát Quế, Đắc Sở, Yên Sở, Đông La và các chuyên gia trong dự án do GEF –SGP tài trợ: “Bảo tồn và phát triển nguồn gen bưởi địa phương tại vùng sông Đáy huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội” đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và động viên tôi thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này
Tôi xin cám ơn các đồng nghiệp và bạn bè trong cơ quan Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã luôn giúp đỡ, tạo điều kiện và động viên tôi hoàn thành luận văn
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lời cám ơn sâu sắc đến gia đình là nguồn động viên, cổ vũ và tạo mọi điều kiện trong suốt thời gian tôi thực hiện và hoàn thành luận văn
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang 4Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS.Vũ Mạnh Hải và PGS.TS.Nguyễn Thị Ngọc Huệ Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ công trình khoa học nào
Hà nội, ngày tháng năm 2011
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Thủy
Trang 5Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… iv
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.1 Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây ăn quả có múi (Citrus sp.)
1.1.1 Nguồn gốc cây có múi
1.1.2 Phân bố và lịch sử phát triển cây có múi
1.1.3 Phân loại cây có múi
1.2 Những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển
của cây có múi
1.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi trên thế giới
1.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi ở Việt Nam
1.4 Tình hình nghiên cứu cây ăn quả có múi trên thế giới liên quan đến
lĩnh vực của đề tài
1.4.1 Điều tra, thu thập nguồn gen cây có múi
1.4.2 Những nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật cho cây có múi
1.5 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến đề tài
Trang 6Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… v
1.5.1 Điều tra, thu thập nguồn gen cây có múi
1.5.2 Những nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp điều tra, khảo sát
2.3.2 Phương pháp tuyển chọn cây ưu tú, cây đầu dòng bưởi Quế Dương
2.3.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm
2.3.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp
2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu
2.4 Thời gian nghiên cứu
2.5 Địa điểm nghiên cứu
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thực trạng sản xuất cây có múi ở
huyện Hoài Đức
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Hoài Đức, Hà Nội
3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Hoài Đức
3.1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội huyện Hoài Đức
3.1.2 Thực trạng sản xuất cây ăn quả có múi tại huyện Hoài Đức
3.1.2.1 Diện tích và sản lượng cây ăn quả có múi ở Hoài Đức
3.1.2.2 Cơ cấu chủng loại và giống
3.1.2.3 Điều kiện sản xuất
3.1.2.4 Về đầu tư chi phí
Trang 7Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… vi
3.1.2.6 Về thị trường tiêu thụ
3.1.3 Phân tích, đánh giá khả năng phát triển cây có múi tại huyện Hoài
Đức
3.1.3.1 Phân tích SWOT (Mạnh, yếu, cơ hội, thách thức)
3.1.3.2 Đánh giá khả năng phát triển cây bưởi tại huyện Hoài Đức
3.1.4 Giải pháp phát triển sản xuất cây có múi ở huyện Hoài Đức
3.2 Kết quả nghiên cứu bước đầu về áp dụng một số biện pháp kỹ thuật
nâng cao năng suất và chất lượng quả bưởi
3.2 1 Kết quả tuyển chọn cây đầu dòng bưởi Quế Dương
3.2.2 Đánh giá ảnh hưởng của kỹ thuật tỉa cành đến năng suất quả của
giống bưởi Quế Dương và bưởi Diễn
3.2.3 Đánh giá ảnh hưởng của kỹ thuật khoanh vỏ đến năng suất quả của
giống bưởi Quế Dương và bưởi Diễn
3.2.4 Đánh giá ảnh hưởng của kỹ thuật bón phân kali bổ sung đến năng
suất quả của giống bưởi Quế Dương và bưởi Diễn
Trang 8Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… vii
trường toàn cầu- chương trình tài trợ các dự án nhỏ) International Plant Genetic Resources Institute (Viện Tài nguyên
di truyền thực vật Quốc tế) Polymerase Chain Reaction (Phản ứng chuỗi polymerase) Random Amplifield Polymorphic DNA (AND đa hình được nhân bội ngẫu nhiên)
Restriction Flagment Length Polymorphism (đa dạng chiều dài đoạn giới hạn)
Simple Sequence Repeats (Sự lặp lại trình tự đơn giản) Strength, weak, opprtunity and challenges (Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức)
Tropical fruit tree (Cây ăn quả nhiệt đới) Trung bình
Vàng lá thối rễ
Trang 9
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất cam quýt giai đoạn 2005-2010
Bảng 1.2: Giá trị xuất nhập khẩu quả có múi ở nước ta từ 2005 – 2008
Bảng 2.1: Xây dựng bộ tiêu chí đầy đủ tuyển chọn cây ưu tú bưởi Quế Dương Bảng 3.1: Số liệu phân tích thành phần dinh dưỡng đất huyện Hoài Đức
Bảng 3.2: Diện tích, sản lượng cây ăn quả có múi ở huyện Hoài Đức- Hà Nội Bảng 3.3: Cơ cấu diện tích của một số giống cây ăn quả có múi chính ở huyện Hoài Đức - Hà Nội, năm 2010
Bảng 3.4: Các giống cây ăn quả có múi hiện trồng tại các xã thuộc huyện Hoài Đức
Bảng 3.5: Một số thông tin về vườn hộ gia đình tại 4 điểm nghiên cứu
Bảng 3.6: Thành phần sâu bệnh trên cây có múi ở Hoài Đức
Bảng 3.7: So sánh mức đầu tư chi phí và kết quả giữa bưởi Diễn với bưởi Quế Dương tại xã Cát Quế hiện nay
Bảng 3.8: Thu nhập từ vườn cây có múi và bình quân thu nhập trong năm của hộ Bảng 3.9: Năng suất của các cây bưởi Quế Dương đầu dòng đã được bình tuyển năm 2010 tại xã Cát Quế
Bảng 3.10: Tình hình sinh trưởng của một số cây bưởi đầu dòng đã bình tuyển được ở xã Cát Quế, năm 2010
Bảng 3.11: Những cây bưởi Quế Dương đã được tuyển chọn tại Hội nghị bình tuyển cây ưu tú năm 2010 tại xã Cát Quế, Hoài Đức, Hà Nội
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của kỹ thuật tỉa cành đến năng suất quả bưởi Diễn Bảng 3.13: Ảnh hưởng của kỹ thuật tỉa cành đến năng suất quả bưởi Quế Dương
Trang 10Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… ix
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của kỹ thuật khoanh vỏ đến quá trình nở hoa của bưởi Diễn và bưởi Quế Dương tại xã Cát Quế, năm 2010- 2011
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của kỹ thuật khoanh vỏ đến năng suất quả bưởi Diễn Bảng 3.16: Ảnh hưởng của kỹ thuật khoanh vỏ đến năng suất quả bưởi Quế Dương
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến khả năng sinh lộc của bưởi Diễn và bưởi Quế Dương tại Đội 7, xã Cát Quế, Hoài Đức năm 2010 Bảng 3.18: Ảnh hưởng của các công thức bón bổ sung kali đến năng suất quả bưởi Diễn tại Đội 7, xã Cát Quế, Hoài Đức
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của các công thức bón bổ sung kali đến năng suất quả bưởi Quế Dương tại Đội 7, xã Cát Quế, Hoài Đức
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của các công thức bón bổ sung kali đến một số chỉ tiêu của quả bưởi Diễn và bưởi Quế Dương
Trang 11Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 1
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước và cũng là thị trường có nhu cầu rất lớn về các loại hàng hóa trong đó có các loại quả Với
số dân hơn 6 triệu người, bình quân mỗi người tiêu thụ hơn 40kg quả/năm (bằng ¼ mức tiêu thụ ở một số nước phát triển: 160- 190 kg/người/năm), Hà Nội cần phải có 240 nghìn tấn quả, trung bình mỗi tháng 20 nghìn tấn Trong khi đó sản xuất quả của Hà Nội mới chỉ đáp ứng được 15- 18% nhu cầu về quả tươi cho nhân dân Thủ đô Mặt khác do đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao nên đòi hỏi về chất lượng sản phẩm cũng phải được đáp ứng
Do vậy ngoài yêu cầu lớn về số lượng thì chất lượng quả tiêu thụ ở Hà Nội phải là các loại quả ngon, có chất lượng cao Việc phát triển cây ăn quả chất lượng cao ở Hà Nội là một định hướng đúng vừa đáp ứng nhu cầu thị trường tại chỗ, mang lại tỷ suất lợi nhuận cao vừa tạo công ăn việc làm cho người dân ngoại thành Hà Nội
Hà Nội có diện tích cây ăn quả là 14.244 ha, trong đó diện tích cây bưởi Diễn là 2.400 ha, cam Đường Canh 579 ha, nhãn 2.200 ha, còn lại là các cây
ăn quả khác như cam, chanh, chuối, hồng xiêm, đu đủ… (Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội, tháng 10/2008) Các vườn cây ăn quả này đóng góp khoảng 15- 18% sản lượng quả tiêu thụ của thành phố góp phần đáng kể phát triển kinh tế hộ gia đình
Hà Nội là một trong những vùng nguyên sản của một số giống cây ăn
quả có múi như giống bưởi Diễn, cam đường Canh (Citrus reticulate) đã có
tiếng lưu truyền trong cả nước, được người tiêu dùng đánh giá cao Mặt khác, thời gian qua Trung tâm Tài nguyên thực vật thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã xác định trên địa bàn huyện Hoài Đức có sự đa dạng cao nguồn gen bưởi địa phương mang nhiều đặc tính tốt như tính thích nghi rộng,
Trang 12Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 2
năng suất cao, chất lượng tốt, chịu ngập úng, chống chịu sâu bệnh, đặc biệt chín sớm Một số nguồn gen sau khi chọn lọc, phục tráng có thể đưa vào phục
vụ sản xuất theo hướng hàng hóa Trong số những nguồn gen đó có giống bưởi Quế Dương được đánh giá là nguồn gen quý có nhiều đặc tính tốt như ít sâu bệnh, chín sớm, có thể thu hoạch từ rằm tháng tám âm lịch, sớm hơn bưởi Diễn khoảng 2-3 tháng Hiện tại ở xã Cát Quế, huyện Hoài Đức có một số cây
đã trên 40 năm tuổi mà vẫn phát triển tốt, cho quả ổn định hằng năm Một ưu điểm khác của giống bưởi Quế Dương là khả năng chống chịu sâu bệnh tốt Nếu như đối với giống bưởi Diễn phải thường xuyên phun thuốc phòng trừ sâu bệnh thì với giống bưởi Quế Dương hầu như không cần phải thực hiện điều này Bưởi Quế Dương có khả năng phát triển thân lá rất mạnh nên ngoài cho quả ăn còn thích hợp cho phát triển cây bóng mát trong các hộ gia đình Hiện tại có khá nhiều hộ ở xã Cát Quế, Yên Sở, Dương Liễu người dân trồng một vài cây trên sân nhà, vừa làm cây bóng mát vừa lấy quả ăn Những cây bưởi Quế Dương trồng bằng cành chiết, vào năm thứ 6-7 có thể cho năng suất
từ 5-6 kg quả/m2 đất phủ tán Uớc tính, mỗi sào Bắc bộ trồng giống bưởi này
có thể cho năng suất từ 1,5-2 tấn quả/năm, cho thu từ 10-15 triệu đồng, thậm chí 20 triệu đồng Trồng bưởi Quế Dương cho thu nhập không thua kém bưởi Diễn mà lại dễ làm, dễ bán và ít phải phun thuốc trừ sâu Tuy nhiên nguồn gen bưởi Quế Dương chỉ trồng nhiều ở xã Cát Quế chưa được trồng ở các nơi khác trong thành phố
Hoài Đức, một huyện ngoại thành nằm ven sông Đáy, phía tây thành phố
Hà Nội, có điều kiện thuận lợi để phát triển cây ăn quả có múi Người dân nơi đây có truyền thống trồng cây có múi từ lâu đời và cây có múi cũng là nguồn thu nhập đáng kế góp phần ổn định sinh kế cho họ Từ năm 2007, vùng bãi dọc theo sông Đáy trong đó có huyện Hoài Đức được Chính phủ quy hoạch vừa là vùng thoát lũ vừa là vành đai xanh của thành phố Hà Nội Nhận thấy lợi thế cũng như
Trang 13Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 3
tiềm năng của vùng bãi sông Đáy, UBND huyện Hoài Đức có chủ trương đầu tư phát triển vùng này thành vùng rau an toàn và cây ăn quả phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nội thành và các thành phố, thị xã khác Tại một số xã dọc đê sông Đáy như Cát Quế, Đắc Sở, Đông La…người dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển cây
ăn quả có múi như cam Canh, cam Vinh, Phật thủ, bưởi Sớm địa phương (Bưởi Quế Dương, bưởi Đường da xanh ) và đặc biệt bưởi Diễn với quy mô mỗi xã từ 30-50 ha, đem lại hiệu quả kinh tế cao Tuy vậy, qua khảo sát sơ bộ cho thấy do phát triển sản xuất chưa theo qui hoạch vùng trồng phù hợp cho từng chủng loại, trình độ thâm canh giữa các hộ chưa đồng đều, có rất ít vườn đạt năng suất cũng như thu nhập ốn định từ hoạt động này Mức độ đầu tư phân bón cho cây bưởi cũng như các cây có múi khác nói chung hiện còn ở mức thấp so với nhu cầu, thiếu cân đối, đặc biệt phân kali Hơn nữa, các giống bưởi địa phương trồng lâu năm nhưng chưa được phục tráng nên chất lượng bưởi bao gồm cả bưởi Diễn và bưởi Quế Dương tại địa phương còn hạn chế so với tiềm năng, ảnh hưởng đến thu nhập của hộ Thực tiễn cho thấy, có thể nâng cao năng suất và chất lượng bưởi ở huyện Hoài Đức thông qua các buổi tập huấn về kỹ thuật thâm canh và xây dựng mô hình cụ thể để người dân đến tham quan học tập và làm theo Mặc
dù nhiều hộ trồng cây có múi ở Hoài Đức nắm bắt khá tốt một số loaị sâu bệnh
hại chính: Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella), nhện đỏ (Panonychus citri), bệnh loét trên lá và quả do vi khuẩn (Xanthomonas campestris pv citri Dowson.), Bệnh chảy nhựa (Phytophthora citriophora), Sâu đục thân, cành (Anophlophoza
sinensis), Rệp muội (thuộc họ Aphididae) Tuy nhiên việc sử dụng thuốc BVTV
tại các vườn hộ ở đây còn nhiều bất cập, đặc biệt đối với cây bưởi Diễn Nhiều
hộ thâm canh bưởi Diễn phun trung bình mỗi tháng một lần, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe của người sản xuất
Trước bối cảnh trên cho thấy, việc điều tra đánh giá đúng thực trạng sản xuất cây có múi ở Hoài Đức để có định hướng phát triển các giống đặc sản
Trang 14Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 4
chất lượng cao cho từng địa phương cụ thể, đồng thời nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến phù hợp nhằm sản xuất bền vững một số cây có múi có tiềm năng lợi thế tại huyện Hoài Đức- Hà Nội là cấp bách, rất cần thiết
và phù hợp với đề án “Phát triển sản xuất cây ăn quả, hoa – cây cảnh tập trung tại các huyện thành phố Hà Nội, giai đoạn 2010-2020” của Ủy Ban nhân dân thành phố Hà Nội
Xuất phát từ quan điểm đó chúng tôi triển khai đề tài nghiên cứu: Nghiên
cứu thực trạng sản xuất và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây ăn quả có múi tại huyện Hoài Đức, Hà Nội Kết quả
của đề tài sẽ cung cấp thông tin và cơ sở khoa học để định hướng phát triển cây có múi phù hợp và góp phần hoàn thiện kỹ thuật thâm canh 2 giống bưởi phổ biến của huyện Hoài Đức là bưởi Diễn và bưởi Quế Dương
2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1 Mục đích
Trên cơ sở điều tra và đánh giá thực trạng sản xuất cây ăn quả có múi ở huyện Hoài Đức- Hà Nội, xác định thành phần giống, loài và tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh trên các vườn bưởi Diễn và bưởi Quế Dương, chỉ rõ những nguyên nhân hạn chế đến sản xuất, đặc biệt về năng suất
và phẩm chất quả, từ đó nghiên cứu áp dụng một số biện pháp kỹ thuật hữu hiệu nhằm nâng cao năng suất và chất lượng hơn nữa, góp phần đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng của thủ đô và khách du lịch trong và ngoài nước
Trang 15Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 5
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
Bổ sung nguồn thông tin và dữ liệu để đánh giá đúng hiện trạng sản xuất
và đa dạng nguồn gen cây có múi trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội phục
vụ cho công tác nghiên cứu và phát triển sản xuất cây có múi bền vững
Góp phần hoàn thiện qui trình thâm canh cây bưởi tại huyện Hoài Đức,
Hà Nội
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài về đề xuất giải pháp và một số kỹ thuật thâm canh phù hợp là tiền đề xúc tiến việc quy hoạch và định hướng phát triển cây bưởi có năng suất cao và phẩm chất tốt
Mười ba cây đầu dòng bưởi Quế Dương được bình tuyển là nguồn cung cấp mắt ghép và cây giống đạt tiêu chuẩn cho phát triển sản xuất thích hợp với nông nghiệp đô thị sinh thái bền vững tại Hà Nội
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các giống cây có múi được trồng ở khu vực huyện Hoài Đức- Hà Nội, đặc biệt chú ý đến các giống bưởi truyền thống địa phương, giống bưởi Quế Dương và bưởi Diễn đang được thị trường ưa chuộng hiện nay
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Điều tra tình hình sản xuất cây ăn quả có múi trên địa bàn huyện Hoài Đức; Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các cây bưởi Quế Dương ưu tú được tuyển chọn; và nghiên cứu áp dụng một số biện pháp kỹ thuật như tỉa cành, khoanh vỏ, bón bổ sung kali
Trang 16Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 6
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây có múi (Citrus sp.)
1.1.1 Nguồn gốc cây có múi
Nobumasa Nito (2004)[89] đã viết về nguồn gốc cây có múi như sau: Nguồn gốc cây có múi được ghi nhận là Đông Nam Á bao gồm cả Nam Trung Quốc, Đông bắc Ấn Độ và Miến Điện Trung tâm nguồn gốc có thể được coi là vùng Nam Trung Quốc và Đông bắc Ấn Độ, trong đó có cả vùng nam Nepal, nơi có những thung lũng và sườn đồi được bảo vệ khỏi những cơn gió lạnh khô và mùa mưa hè Tuy nhiên sự thuần hóa và trồng trọt cây có múi lại bắt đầu ở Trung Quốc Những ghi chép cổ ở Trung Quốc cho thấy trồng trọt cây có múi đã có ở đó hơn 4.000 năm trước Nhiều nhà nghiên cứu đều cho rằng cây cam quýt phần lớn có nguồn gốc ở miền Nam châu Á, trải dài từ
Ấn Độ qua dãy núi Hymalaya, Trung Quốc xuống vùng quần đảo Philippine, Malaysia, miền nam Indonesia hoặc kéo đến lục địa Úc (FAO, 1998)[76] Tuy nhiên, Swingle W.T.,(1967)[98] còn có nhận định hơi khác, là cây có múi phân bố từ Đông Bắc Ấn Độ, trung tâm Trung Quốc, ở miền Bắc và Tây
Úc, và New Caledonia Một số tác giả cho rằng nguồn gốc quýt King (Citrus
nobilis Osbeck) và quất là ở miền Nam Việt Nam xứ Đông Dương.[35]
Cây có múi (Citrus) thuộc họ Rutaceae, họ phụ Aurantioideae, nhóm Citreae, nhóm phụ Citrineae, gồm 16 loài:
1 C medica (chanh yên)
1ª C.medica var sarcodactylis SWINGLE (Fingered citron- phật thủ/tay Bụt)
1b C medica var Ethrog ENGL (Etrog citron – bòng, kỳ đà)
2 C Limon (Linn) Burm (chanh núm)
3 C aurantifolia (Christm.) Swingle (chanh giấy),
4 C aurantium Linn (cam chua )
Trang 17Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 7
5 C sinensis (Linn) Osbeck (cam ngọt)
6 C reticulata Blanco (quýt)
6ª C Reticulata var.austera Swingle (quýt chua)
7 C grandis (Linn) Osbeck (bưởi),
8 C paradisi Macf (bưởi chùm),
9 C indica Tanaka (chanh dại Ấn Độ),
10 C tachibana (Makino) Tanaka
15ª C macroptera var Kerrii Swingle (Kerr Thailand)
15b C macroptera var Annamensis Tanaka (Annam papeda)
16 C hystrix DC (Mauritius papeda)
1 Fortunella margarita (Lour) Swingle (quất quả oval)
2 Fortunella japonica (Thunb.) Swingle (quất quả tròn)
3 Fortunella polyandra (Ridley) Tanaka (quất Malaysia)
4 Fortunella hindsii (Champ.) Swingle (quất dại Hồng Kong)
(Nguồn: Tyozaburo Tanaka, Species Problem in Citrus, Japanese Society for
the promotion of Science, Ueno, Tokyo, March, 1954, p 42-43)
Trong các loài cây ăn quả, cùng với nho, cây có múi có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất Có nhiều báo cáo nói về nguồn gốc cây có múi, nhưng phần lớn
đều thống nhất rằng nguồn gốc cây có múi (Citrus) ở Đông Nam châu Á, trải
dài từ Đông Ả rập tới Philippine và từ Nam dãy Himalaya tới Indonesia, Úc
Trang 18Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 8
Trong đó một vùng rộng lớn của Đông Bắc Ấn Độ và Bắc Miên Điện được cho là trung tâm phát sinh của các loài cây có múi Tuy nhiên, những nghiên cứu hiện nay cho rằng tỉnh Vân Nam thuộc trung tâm phía Nam Trung Quốc
có thể là nơi khởi nguyên quan trọng của các loài cây có múi do sự đa dạng của các loài được phát hiện tại đây và được phát tán xuống phía Nam theo hệ thống sông suối (Gmitter and Hu, 1990) Sự di chuyển mạnh mẽ của các dạng cây có múi khác nhau có lẽ xảy ra chủ yếu ở bên trong vùng khởi nguyên trước khi lịch sử được ghi chép Nhiều dạng cây có múi đã di chuyển từ phía tây tới các vùng Ả Rập khác nhau, ví dụ như Ô Man, Ba Tư, I-Ran, thậm chí tới Palestin trước chúa Giê Su ra đời (dẫn theo F.S Davies, LG Albrigo) [15] Các dạng cây có múi chính ăn được, bao gồm chanh yên, cam chua, chanh giấy, chanh núm, cam ngot, bưởi, bưởi chùm, quýt và quất
Các loài chanh yên, phật thủ (Citrus medica L.) có nguồn gốc từ Nam
Trung Quốc tới Ấn Độ Loài này được tìm thấy ở I-Ran khi Alexander của Macedonia tới châu Á (khoảng năm 330 trước công nguyên) rồi sau đó nhập nội về vùng Địa Trung Hải Các loài cây có múi khác cũng được nhập nội và Italia rất sớm từ thời Đế chế La Mã (năm 27 trước công nguyên đến năm 284 sau công nguyên), nhưng chúng đã bị hủy diệt vào cuối kỷ nguyên đó Sự tranh luận về sự tồn tại của các loài thanh yên, phật thủ cũng được nói đến trong sách kinh thánh (Bible), và được chứng minh rõ ràng nhất ở lễ giáo của người Do Thái (Jewish) người ta sử dụng chanh yên phật thủ trong các lễ tưởng niệm vào những năm 50 – 150 trước công nguyên (dẫn theo F.S Davies, LG Albrigo) [15]
Chanh giấy (Citrus aurantifolia Swingle) có nguồn gốc ở phía đông quàn
đảo Ấn Độ Chúng được mang qua biển Ô Man bởi các thủy thủ Ả Rập rồi sau
đó chuyển tới Ai Cập và châu Âu
Trang 19Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 9
Chanh núm (Citrus limon Burnmann) không rõ nguồn gốc, có thể là dạng
lai giữa chanh yên và chanh giấy, là một loài trung gian (dẫn theo F.S Davies,
LG Albrigo) [15] Chanh yên là loài cổ hơn còn chanh giấy và chanh núm là những loài có quan hệ chặt chẽ với chanh yên (dẫn theo F.S Davies, LG Albrigo) [15] Chanh núm đã được mang tới Bắc Phi và Tây Ban Nha vào khoảng năm 1150 sau công nguyên, liên quan đến việc mở rộng bờ cõi của Hoàng Đế Ả Rập
Cam chua (Citrus aurantium [L] Osbeck) có nguồn gốc ở Đông Nam
châu Á, có khả năng ở Ấn Độ Cam chua không ngừng được đưa về hướng tây
ở thế kỷ đầu tiên sau công nguyên, vào khoảng năm 700, liên quan đến sự xâm chiếm của người Ả Rập tới Bắc Phi và Tây Ban Nha
Cam ngọt (Citrus sinensis [L] Osbeck) có nguồn gốc ở Nam Trung Quốc
và có thể cả Nam Indonesia (dẫn theo F.S Davies, LG Albrigo) [15] Con đường phân bố của cam ngọt tương tự như của chanh yên và được nhập nội vào châu Âu bởi người La Mã Những cây con còn nhỏ trồng trong các chậu
và được bảo vệ trong nhà kính trong suốt mùa đông lạnh của những gia đình người La Mã có thế lực giầu có nên được gọi là những vườn cam (orangeries),
ý nói cam là cây trồng đầu tiên được duy trì chăm sóc bởi người La Mã (dẫn theo F.S Davies, LG Albrigo) [15] Những lần nhập nội đầu hinh như bị mất bởi Hoàng Đế La Mã và cam được nhập nội lại vào khoảng năm 1425 qua một cảng thương mại ở Ý (dẫn theo F.S Davies, LG Albrigo) [15] Nhiều giống lựa chon đã được nhập nội vào châu Âu thông qua con đương thương mại ở kỷ nguyên Venezia, giữa thế kỷ 15 và 17 Người Bồ Đào Nha đã mang những giống cam ngọt siêu chủng từ Trung Quốc vào khoảng năm 1500 Rất nhiều gia đình giàu có có thế lực ở Ý đã lưu giữ một tập đoàn chan, cam vv (thể hiện ở các bức tranh vẽ và mô tả tập đoàn giống cây có múi và các cây ăn quả
Trang 20Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 10
khác của các gia đình ngưới Ý giàu có, có thế lực ở thời Phục Hưng -Medici) vẫn đang được trưng bày ở Viện bảo tàng Florence, Ý)
Giống cam nổi tiếng thế giới Washington Navel, ở Việt Nam thường gọi
là cam Navel hoặc cam rốn, có nguồn gốc ở Bahia, Braxin, là một biến dị của giống cam ngọt “Seleta” Giống này được nhập nội vào Úc năm 1824, Florida
1835, California 1870 từ Washington, DC nơi nó mang tên là Washington Navel Washinhton navel và rất nhiều giống biến dị từ giống này được phân
bố trên khắp thế giới (Davies, 1986a) [14]
Bưởi (Citrus grandis [L] Osbeck) tên tiếng Anh là pummelo hoặc
Shaddock, có nguồn gốc ở Malaysia và quần đảo Ấn Độ và được phân bố rộng rãi ở đảo Fiji Các dạng lai của bưởi đã được phát hiện bởi quân thập tự chinh
ở Palestine vảo khoảng năm 900 và được phân bố ở châu Âu, sau đó là vùng Caribê bởi một thuyển trưởng tàu Tây Ấn tên là Shaddock do vậy có tên là Shaddock (dẫn theo F.S Davies, LG Albrigo) [15]
Bưởi chùm (Citrus paradisi Macf.), tên tiếng Anh là grapefruits, có
nguồn gốc là một biến dị hoặc một dạng lai của bưởi ở vùng Caribê (West Indies), có thể là đảo Barbados Bưởi chùm được nhập nội từ Caribê vào Florida khoảng năm 1809 bởi Don Phillippe bằng hạt thu thập từ Jamaica, hiện nay trở thành sản phẩm chính trên toàn thế giới
Quê hương của các loài quýt (Citrus reticulata Blanco) có lẽ ở Đông
Dương và và nam Trung Quốc được những thương gia mang tới miền Đông
Ấn Độ Vùng sản xuất truyền thống của quýt là ở châu Á Quýt được đưa đến châu Âu muộn hơn nhiều so với các loài cây có múi khác; giống “Willowleaf”
(Citrus deliciosa Tenole) đã được mang từ Trung Quốc tới vùng Địa Trung Hải sau năm 1805 và trở thành loài chính của vùng này, loài C.reticulata thậm
chí còn muộn hơn
Trang 21Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 11
Sự di chuyển của cây có múi từ Ấn Độ đến châu Phi xảy ra trong khoảng những năm từ 700 - 1400 và các loài cây có múi khác nhau, đặc biệt là chanh giấy và cam đã được nhập nội tới các nước châu Mỹ bởi những người định cư
và các nhà thám hiểm ở vùng Địa Trung Hải thuộc trung tâm Hispaniola (gồm Cộng hòa Haiti và Dominica thuộc quần đảo của West Indies) và Bahia, Braxin (thuộc Bồ Đào Nha) Cuộc hành trình của cây có múi tới các vùng châu Mỹ còn do các tín đồ thiên chúa giáo La mã (Roman Catholic Church) đã phát triển nhiều cây ăn quả trong đó có cây có múi
Các loại cây có múi quả nhỏ có thể ăn được như kumquat (Fortunella
margarita [Lour] Swingle) từ miền Nam Trung Quốc và cam ba lá (Poncirus trifoliata [L] Raf.) từ trung tâm và phía Bắc Trung Quốc cũng là những loài
rất quan trọng làm gốc ghép chống lạnh
Tóm lại, tuy ý kiến của các tác giả có khác nhau ít nhiều, song về cơ bản đều thống nhất là các loài cây có múi trồng trên thế giới hiện nay đều có nguồn gốc từ vùng Đông Nam châu Á, bao gồm cả nam Trung Quốc, đông bắc Ấn Độ và Miến Điện Nằm trong khu vực này, Việt Nam cũng là nơi phát sinh của một số loài và giống cam quýt tồn tại cho đến ngày nay
1.1.2 Phân bố và lịch sử phát triển cây có múi
Hầu hết những giống cây ăn quả họ Cam (Rutaceae) đã và đang trồng
phổ biến trên thế giới đều thuộc chi Citrus và được trồng từ 44030’ vĩ tuyến Bắc -Saureno của Ý đến 350 vĩ tuyến Nam - Zelanda (Adams, et al.,1992; Chen 1999)[61][70] Tuy nhiên, những vùng trồng cây ăn quả có múi chính tập trung vào 200-350 vĩ tuyến Bắc Những loài cây ăn quả có múi được trồng
ổn định, phổ biến trên thế giới chủ yếu là Cam ngọt (C sinensis), tiếp theo là các giống quýt (C reticulata), chanh tây (C lemon) và bưởi chùm (C
paradisi) (Chadha et.al,, 1996)[68]
Trang 22Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 12
Quá trình thuần hoá cây có múi có thể đã bắt đầu vào cùng một khoảng thời gian, một cách độc lập, tại vài nơi được coi như là nơi phát sinh Có rất
nhiều minh chứng cho thấy, sự trồng trọt nhóm C medica ở Ấn Độ, nhóm C
reticulata ở Trung Quốc từ lâu đời, còn sự thuần hóa và trồng trọt cây có múi
ở Đông Nam Á muộn hơn chút ít Tiếp theo, sự chinh phục của Alexander The Great, các loài cây có múi đã được truyền bá tới Địa Trung Hải, rồi từ đây được đưa vào Tân thế giới Tuy nhiên cũng có nhiều giống chủ lực của châu Á đã không được nhập vào các nước phương Tây, và cho tới cuối thế kỷ
20, cây có múi đã được trồng khắp các nước nhiệt đới và á nhiệt đới (IPGRI, 2004)[82]
1.1.3 Phân loại cây có múi
Các loài cây ăn quả có múi được trồng phổ biến hiện nay đều thuộc 3
chi: Citrus, Fortunella và Poncirus Ba chi này có quan hệ gần gũi, có đặc
điểm chung về sinh sản và được phân nhóm dưới tông Citreae, tông phụ Citrinae, họ Rutaceae, họ phụ Aurantoideae (Nobumasa Nito, 2004)[89] Các
hệ thống phân loại đầu tiên chủ yếu dựa trên các đặc điểm giải phẫu hoa, đặc điểm hình thái, phân bố địa lý và cả lịch sử phát triển của một số chi quan trọng Mặc dù cho tới nay vẫn còn nhiều tranh luận chưa thống nhất, việc phân loại cây có múi vẫn chủ yếu dựa vào hai hệ thống cơ bản của Swingle (1943) và của Tanaka và CS (1954) T Tanaka cho rằng có 144 loài với hàng loạt các giống và dòng lai thuộc mỗi loài Sau này vào năm 1961 ông đã công
bố danh sách với 157 loài Nhà nghiên cứu cam quýt người Mỹ Hogdson (1961), trên cơ sở phê phán cả 2 hệ thống phân loại, tạo ra một hệ thống phân loại mới bao gồm 16 loài từ hệ thống Swingle và hơn 20 loài từ hệ thống Tanaka [35][76]
Hệ thống của Swingle và Reece (1967)[98], cho đến hiện nay đã được hầu hết các nhà nghiên cứu thừa nhận Theo khóa phân loại của Swingle
Trang 23Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 13
(1967) có 16 loài, phần lớn các loài cây cam, quýt, chanh, bưởi thuộc chi Citrus (gồm hai chi phụ là Eucitrus và Papeda), tông Citreae, họ phụ Aurantoideae, họ Rutaceae, bộ Geranial
Những nghiên cứu gần đây nhất sử dụng phương pháp phân loại hóa học (chemotaxonomy) kết hợp phân tích đặc điểm hình thái đã đưa ra kết luận, chỉ
có 3 nhóm cây ăn quả có múi chính giống nhau về cấu trúc di truyền trong chi
Citrus, đó là: i) nhóm C.medica bao gồm C.medica (bòng/chanh yên-citron),
Citrus aurantifolia (Cam chanh/chanh lime -common lime); ii) nhóm Citrus reticulata bao gồm Citrus reticulata (quýt- mandarin), Citrus sinensis (Cam
ngọt-orange), Citrus paradise (bưởi chùm- grapefruit), Citrus aurantium (Cam chua-sour orange) và Citrus jambhiri (chanh sần-rough lemon); và iii) nhóm Citrus maxima gồm Citrus maxima hay Citrus grandis (bưởi- pummelo) Dựa trên nghiên cứu này thì chỉ có Citrus aurantifolia (common lime), Citrus maxima và Citrus reticulata là những loài thuần thật sự được
thương mại của chi Citrus, còn cam ngọt là dạng cây lai giữa quýt và bưởi, bưởi chùm là dạng cây lai của cam ngọt và bưởi, chanh ta là dạng cây lai của Cam và chanh sần hay bưởi, còn trấp là dạng cây lai của chanh, bưởi và
Microcitrus (Scora and Kumamoto (1983)[93]; Nobumasa Nito, 2004)[89]
Theo Võ Văn Chi (1997)[6], ở nước ta chi Citrus có 11 loài Theo Phạm Hoàng Hộ (1999 )[13] chi Citrus ở Việt Nam có 25 loài cả trồng trọt và hoang dại (có 4 loài có tên quýt), phần lớn là cây thích nghi rộng, được trồng rộng rãi ở cả 3 miền Bắc-Trung- Nam từ vùng núi cao Sapa- Đà Lạt tới các vùng thấp đồng bằng Bắc bộ: Nam Định, Thái Bình, Hải Dương…đến đồng bằng Nam bộ
1.2 Những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây có múi
1.2.1 Nhiệt độ
Trang 24Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 14
Theo số liệu của nhiều nhà nghiên cứu, nhiệt độ cần cho sự sinh trưởng
và phát triển của cây có múi từ 120C - 390C, nhiệt độ thích hợp nhất là từ
230C - 290C (Hà Minh Trung et al., 2001[ 40], Phạm Văn Côn, 2003[7]) Theo Singh, et al (1980)[95], nhiệt độ thích hợp cho cây có múi sinh trưởng phát triển là 230C - 340C, nhiệt độ tối thấp là 12,50C - 130C và nhiệt độ tối cao
là 370C - 390C Ở nhiệt độ -50C có một số giống có thể chịu đựng được trong thời gian ngắn Ở nhiệt độ 400C kéo dài trong nhiều ngày cây cam quýt ngừng sinh trưởng, rụng lá, cành bị khô héo Tuy nhiên cũng có những giống chỉ bị hại khi nhiệt độ không khí lên tới 50-570C.[45] [35]
Nhìn chung, nhiệt độ đất và không khí có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cây cam quýt như phát lộc và sinh cành mới, sự hoạt động của bộ rễ Nhiệt độ cho bộ rễ sinh trưởng - phát triển biến động trong khoảng từ 130C -
370C, thích hợp nhất là 26 0C Ngoài ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn làm cho quả phát triển mạnh, đồng thời còn ảnh hưởng đến khả năng tích lũy, vận chuyển đường bột và axit trong cây vào quả, tốc độ chín và màu sắc quả Tuy nhiên nhiệt độ ban đêm quá thấp làm cho các hoạt động này kém
đi Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả, sự chín quả cũng có quan hệ chặt với nhiệt độ, nhất là tổng nhiệt độ hữu hiệu Sự tích lũy đường trong các nhóm cây cam quýt chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ và cường độ ánh sáng mặt trời (Phạm Hoàng Lâm, Đỗ Minh Hiền, 2002)[22]
Để trải qua tất cả các quá trình sống cần tổng tích ôn trên 42000C Nói chung nhiệt độ bình quân năm ≥ 150C mới trồng cây có múi thuận lợi[7]
Theo Hoàng Ngọc Thuận ( 2002), ở các vùng đất tốt, có nhiệt độ mùa hè không nóng quá, mùa đông không lạnh quá, với nhiệt độ bình quân năm trên
150C, tổng tích ôn 2.500-3.5000C đều có thể trồng được cam quýt Ở các vùng
có khí hậu lục địa xa biển không nên trồng cam quýt ở độ cao 1.700-1.800m
so với mặt biển, những vùng này thường có tuyết rơi và nhiệt độ xuống tới
Trang 25-Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 15
40C, -50C về mùa đông Về phương diện nhiệt độ, cam quýt có thể phát triển tốt ở khắp các miền sinh thái ở Việt Nam nhưng lý tưởng nhất là khí hậu các
tỉnh vùng núi cao phía bắc[35]
1.2.2 Ánh sáng
Cây cam quýt không ưa ánh sáng mạnh, thích ánh sáng tán xạ có cường độ 10.000- 15.000Lux ≈ 0,6 Cal/cm2, tương ứng với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 4-5 giờ chiều những ngày quang mây mùa hè Những ngày này giữa trưa nắng và quang, cường độ ánh sáng lên đến 100.000Lux ( ≈ 1,27Cal/cm2); chỗ râm 10.000lux (0,5Cal/cm2) Yêu cầu cường độ ánh sáng khác nhau tùy thuộc vào giống, loài Chanh cần ít ánh sáng hơn quýt, cam chanh lại cần nhiều ánh sáng hơn quýt Cam, quýt, bưởi thích hợp ánh sáng tán xạ không có nghĩa là trồng dưới cây to có bóng thì tốt Theo kinh nghiệm, muốn có ánh sáng tán xạ cần bố trí mật độ dày hợp lý, và nương cam quýt nhất thiết nên bố trí nơi thoáng và tránh nắng Ở những nơi này cây sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh Ví dụ vùng đồng bằng sông Hồng, trung du và vùng núi phía bắc Việt Nam.[7]
1.2.3 Nước và ẩm độ
Theo nhiều tài liệu công bố, cây có múi là loại cây yêu cầu ẩm độ khá lớn nhưng lại không chịu được đất đọng nước Tuy nhiên cây có múi lại là loại cây có lượng thoát hơi nước thấp nhờ sự kết hợp giữa các yếu tố cấu trúc
và sinh lý làm hạn chế quá trình vận chuyển nước trong cây (Rogers, and Bathorlic,1976)[90] Yêu cầu lượng nước của cây có múi bao gồm sự thoát hơi nước của cây và lượng nước bốc hơi từ đất Tổng lượng nước của 2 quá trình trên được gọi là “evapotranspiration” ký hiệu ET Những cây có múi trưởng thành yêu cầu từ 1000 đến 1563mm nước/năm để bù đắp vào lượng
ET bị mất đi (Lohar and Lama, 1997[86], Chen, 1999[70] )
Theo Hoàng Ngọc Thuận(2002), lượng mưa thích hợp cho các vùng trồng cam quýt trên dưới 2000mm Cam cần 1000-1500mm, quýt cần nhiều
Trang 26Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 16
hơn: 1500-2000mm, chanh cần ít nước hơn quýt Lượng nước trong đất có ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động của bộ rễ Lượng nước được coi là đủ khi nước tự do bằng 1% và độ ẩm đất bằng 60% độ ẩm bão hòa đồng ruộng [35]
Sự thiếu nước có liên quan đến sinh trưởng và độ héo của lá, có thể gây rụng lá Khi ẩm độ đất thiếu, sinh trưởng chồi chậm, lá cũng nhỏ đi Hạn hán kéo dài có thể làm cành khô, nhánh nhỏ bị khô và chết Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng cây có múi rất mẫn cảm với sự thiếu nước lúc nở hoa, trong giai đoạn rụng quả và tăng kích thước quả Tuy nhiên thiếu nước trong cuối mùa
hè và mưa ít lại làm cho chất lượng nước quả tăng
Theo Phạm Văn Côn (2003), cam quýt yêu cầu độ ẩm không khí 75%,
độ ẩm đất 60% Độ ẩm này đảm bảo cho sản lượng cao, phẩm chất quả tốt - quả to, vỏ mỏng và tươi, đẹp mã, nhiều nước và ngọt Độ ẩm thấp vỏ thường thô, vách múi dày, hương vị kém.[7]
Nhìn chung lượng mưa ở các vùng sản xuất nông nghiệp Việt Nam đủ thỏa mãn cho nhu cầu sinh trưởng, phát triển của cây cam quýt( 1.400-2.500mm), nhưng lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm,
do đó ảnh hưởng không tốt đến năng suất, phẩm chất của quả Ví dụ ở huyện Bắc Quang có tổng lượng mưa 3.000-3.500mm/năm, cá biệt 5.000mm tập trung hầu hết vào các tháng mùa hè, trong khi ở Nghệ Tĩnh thời kỳ quả chín là thời kỳ mưa bão, lũ lụt, thời kỳ quả đang phát triển mạnh thường có gió tây nóng hoạt động, nên vừa hạn đất vừa hạn không khí Do đó việc đáp ứng nhu
cầu nước cho cam quýt là biện pháp thâm canh rất có hiệu quả [35]
1.2.4 Đất và chất dinh dưỡng
Cây có múi có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, từ loại đất cát được cải tạo ven biển, đất sét trộn mùn pha cát đến đất thịt nặng hoặc thậm chí cả trên đất bùn ao Cây có múi cho năng suất cao nhất khi được trồng trên đất có tầng đất canh tác dày, đất sét trộn mùn pha cát, có độ pH 5,5
Trang 27Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 17
- 7,0 Đối với những loại đất quá chua hoặc quá kiềm thì lựa chọn cây gốc ghép phù hợp là vấn đề quan trọng đối với những người sản xuất cây có múi( Nabumasa Nito, 2004)[89];
Theo Hoàng Ngọc Thuận (2002), cây cam quýt có thể trồng được trên đa
số các loại đất trồng trọt ở Việt Nam: đất thịt nặng ở đồng bằng, đất phù sa châu thổ, đất đồi núi, đất phù xa cổ, đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất bạc màu.Tuy nhiên ở những vùng đất xấu phải đầu tư nhiều, thâm canh cao, hiệu quả kinh
tế sẽ kém hơn Cũng theo tác giả này, đất trồng cam quýt tốt là những đất bằng phẳng, có cấu tượng, nhiều mùn, thoáng khí, giữ ẩm tốt, khi cần dễ tháo nước và có tầng đất dày( hơn 1m càng tốt), mực nước ngầm thấp( tối thiểu phải sâu hơn 80cm) Như vậy, phần lớn đất đai vùng đồi núi phía bắc, phía tây Nghệ An, Hà Tĩnh, miền Đông Nam Bộ đều thỏa mãn các yêu cầu của cây cam quýt[35]
Theo Phạm Văn Côn( 2003), cây cam quýt có thể trồng được trên đất có
pH từ 4-8, nhưng thích hợp nhất là 5,5-6,5 Ở độ pH này các nguyên tố khoáng cần thiết cho cây cam quýt phần lớn ở dạng dễ tiêu Thông thường ở những nơi đất chua (pH< 5) người ta phải bón vôi để nâng cao độ pH Phần lớn đất trồng cam quýt ở Việt Nam đều có độ pH thấp từ 4-5, vì vậy cần chú ý cải tạo đất và bón phân thích hợp.[7]
Để tồn tại, sinh trưởng và phát triển, cây cam quýt cũng như các loài thực vật khác cần được cung cấp đầy đủ và cân đối các nguyên tố dinh dưỡng N-P-K cũng như các nguyên tố vi lượng Nghiên cứu của một số tác giả cho thấy cây hút dinh dưỡng quanh năm nhưng hút mạnh vào thời kỳ nở hoa cũng như khi cây ra đọt mới( tương ứng vào tháng 3-4 và tháng 7-9) Theo Chapman (1968)[69], có ít nhất 12 nguyên tố dinh dưỡng quan trọng cần được bón để cho cây sinh trưởng bình thường và có năng suất
Trang 28Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 18
Đạm là nguyên tố vô cùng quan trọng đối với sinh trưởng của cam quýt, đặc biệt trong hình thành bộ lá Cây cam quýt hấp thụ đạm nhiều Thiếu đạm
lá bị mất diệp lục, bị ngả vàng, cành nhỏ, quả nhỏ, vỏ mỏng, năng suất giảm nhiều Tuy nhiên, nhiều đạm quá mức dẫn đến quả lớn, vỏ dày và phẩm chất quả kém, quả lên mã chậm, hàm lượng vitaminC giảm Ở điều kiện thời tiết Việt Nam, cây cam quýt hấp thụ đạm quanh năm và mạnh nhất vào các tháng trời ấm[34]
Lân rất cần cho cây trong quá trình phân hóa mầm hoa Thiếu lân cành lá sinh trưởng kém, lá rụng nhiều, rễ không phát triển được Lân có ảnh hưởng
rõ rết đến phẩm chất quả, có tác dụng giảm lượng axit trong quả, cho tỷ lệ đường/ axit cao, hương vị quả ngon hơn, hàm lượng vitamin C giảm Vỏ quả mỏng trơn, lõi quả chặt, không rỗng, màu sắc quả hơi kém nhưng chuyển mã nhanh Hiệu quả của việc bón lân cho cam quýt phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau: độ chua của đất, lượng Ca 2+ và Mg 2+
Kali rất cần cho cây cam quýt trong thời kỳ ra lộc non và thời kỳ quả phát triển mạnh Kali ảnh hưởng rõ rệt đến cả năng suất và phẩm chất quả Cây được bón đủ kali cho quả to, ngọt, nhanh chín, chịu được cất giữ vận chuyển
Thiếu kali sẽ làm quả nhỏ nhưng lá không có triệu chứng gì, thiếu trong thời gian dài lá mới bị dày và nhăn nheo, vùng giữa các gân lá bị mất diệp lục
và sau đó các vết chết khô, khi thiếu trầm trọng đầu đọt lá bị rụng, lá bị chết khô, cây thường bị chảy gôm, quả thô, phẩm chất kém Ngược lại thừa kali cây sẽ sinh trưởng kém, đốt ngắn, cây không lớn được Bên cạnh các nguyên
tố dinh dưỡng đa lượng N-P-K, các nguyên tố trung lượng ( Canxi, magiê) và
vi lượng (bo-B, sắt-Fe, đồng- Cu, kẽm- Zn, mangan- Mn ) cũng có vai trò rất quan trọng đối với sinh trưởng phát triển, năng suất và phẩm chất của cây có múi
Trang 29Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 19
Cơ sở của việc bón phân hợp lý cho cây có múi là dựa vào yêu cầu dinh dưỡng của cây ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển cụ thể và căn cứ vào thành phần chất dinh dưỡng trong đất mà bón những chất còn thiếu [69]
1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi trên thế giới
Theo FAOSTAST, sản lượng quả có múi trên thế giới năm 2010 khoảng 95,5 triệu tấn Đứng đầu là Braxin: 17,949 triệu tấn, chiếm 21,21%; thứ hai là Mỹ: 13,97 triệu tấn, chiếm 16,51%; thứ ba là Trung Quốc: 9,566 triệu tấn, chiếm 11,3%; tiếp đến là Tây Ban Nha: 5,544 triệu tấn, chiếm 6,55%; Mêhicô: 5,182 triệu tấn, chiếm 6,12%; Ấn Độ 3,743 triệu tấn, chiếm 4,42%; Ý: 2,95 triệu, chiếm 3,49%; I Ran: 2,704 triệu tấn, chiếm 3,2%, Ai Cập: 2,272 triệu tấn, chiếm 2,69%; Nhật Bản: 1,702 triệu tấn, chiếm 2,01%; Pakistan: 1,683 triệu tấn, chiếm 1,99%; Thổ Nhĩ Kỳ: 1,561 triệu tấn, chiếm 1,84%; Nga: 1,387 triệu tấn, chiếm 1,64%; Ma Rốc: 1,312 triệu tấn, chiếm 1,55%; Hy Lạp: 1,218 triệu tấn, chiếm 1,44%; Cu Ba; 774 nghìn tấn; Ixraen: 701 nghìn tấn; các nước còn lại có sản lượng từ 190 – 600 nghìn tấn
Sản xuất quả có múi trên thế giới chủ yếu tập trung vào 4 chủng loại chính là: cam, quýt (bao gồm quýt và các dạng lai), bưởi (bao gồm bưởi chùm
- grapefruit và bưởi thường - pummelo), chanh (bao gồm chanh núm - lemon
và chanh giấy - lime)
Đối với cam: Năm 2010 khoảng 64, 0 triệu tấn, trong đó 35,7 triệu tấn cho ăn tươi và 28,3 triệu tấn cho chế biến Tăng trưởng hàng năm đối với cam
ở các nước phát triển dự báo khoảng 0,6%, chủ yếu là Mỹ còn các nước ở châu Âu ít thay đổi, tăng một chút ít ở Tây Ban Nha nhưng có thể giảm ở Ý
và Hy Lạp, Nhật bản và Ixraen Ở các nước đang phát triển dự báo tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 0,8%, tăng mạnh hơn ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Mêhicô, Braxin, Ấn Độ, Trung Quốc, còn các nước ở Tây Bán cầu
Trang 30Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 20
như Cu Ba, Belize, Achentina, Costa Rica vv có tốc độ tăng trưởng chậm hơn Phần lớn cam được sản xuất phục thị trường quả tươi nội địa, đặc biệt ở các nước đang phát triển; phần còn lại phục vụ chế biến xuất khẩu Khoảng một thập kỷ trở lại đây, xu hướng sử dụng các sản phẩm chế biến từ cam như nước quả ép ngày càng tăng ở các nước phát triển, đặc biệt ở Mỹ, các nước Châu Âu và Nhật Bản
Đối với quýt và tangerin: Khoảng 15,4 triệu tấn năm 2010, tốc độ tăng trưởng tính từ năm 1998 chỉ đạt 0,17% (năm 1998 đạt 15, 05 triệu tấn) và chủ yếu ở các nước: Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ma Rốc, Braxin và Achentina Các nước sản xuất chủ yếu tangerin như Nhật Bản lại có xu hướng chững lại, còn Mỹ thì giảm nhiều do nhập khẩu tangerin ngày càng tăng từ các nước khác Tangerin chủ yếu sử dụng để ăn tươi và tiêu thụ ở thị trường nội địa của chính các nước sản xuất Thị trường tiêu thụ tangerin lớn là Trung Quốc, Nhật Bản, Pakistan và Ai Cập Các nước như Algeria, MêhiCô, Ixrael, Úc, Achentina, Paraguay, Bolovia, Xiry, Jordan, Li Băng, Hàn Quốc và Mỹ cũng
là những nước sản xuất và tiêu thụ tangerin đáng kể Sản phẩm chế biến từ tangerin rất ít mặc dù nước quả tangerin chứa nhiều khoáng chất hơn nước cam, do hàm lượng nước quả của tangerin thấp hơn cam Hiện tại chỉ một số nước như Tây Ban Nha, Nhật Bản và Trung Quốc là có công nghiệp chế biến nước quả tangerin Theo một báo cáo năm 2001 tại Hội nghị China/FAO về cây có múi thì hàng năm Trung Quốc sản xuất khoảng 250.000 tấn nước tangerin đóng hộp Nước tangerin đóng hộp của Nhật Bản, Tây Ban Nha được xuất khẩu sang Bắc Mỹ
Đối với bưởi (bao gồm cả bưởi chùm – Citrus paradisi và bưởi thường –
Citrus grandis): Sản lượng năm 2010 khoảng 5,5 triệu tấn (bưởi chùm khoảng
4,6 triệu tấn, bưởi thường 900 nghìn tấn), tăng 10% so với năm 1996 – 1998 Sản lượng tăng chủ yếu ở các nước đang phát triển vùng Châu Mỹ La tinh,
Trang 31Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 21
Nam Phi và các nước ở Châu Á Mỹ là nước có sản lượng bưởi chùm đứng đầu thế giới, khoảng 914,4 nghìn tấn và cũng là nước có khối lượng xuất khẩu bưởi chùm quả tươi chiếm tới 40% sản lượng xuất khẩu của thế giới Nam Phi
và Ixraen là những nước có sản lượng và số lượng xuất khẩu quả tươi đứng thứ hai, còn các nước khác có sản xuất bưởi chùm chủ yếu cho tiêu dùng nội địa Trong 4,6 triệu tấn bưởi chùm có khoảng gần 2,0 triệu tấn (chiếm hơn 40%) được sử dụng chế biến nước quả Có những nước như Cu Ba, sản lượng bưởi chùm dùng cho chế biến chiếm tới 90%, chỉ có 10% dùng cho ăn tươi
Bưởi thường (Citrus grandis) chủ yếu được sản xuất ở các nước Châu Á
như Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Philippin, Thái Lan và Việt Nam vv Trung Quốc có sản lượng bưởi đứng đầu Châu Á, khoảng 567.000 tấn; tiếp theo là Ấn Độ, 187.000 tấn; Thái Lan 22.000 tấn; Việt Nam 23.000 tấn; Philippin 36.700 tấn; Bangladesh 50.700 tấn và Malaysia 8.700 tấn vv…Sản xuất bưởi ở các nước Châu Á chủ yếu phục vụ tiêu dùng nội địa Xuất khẩu nhiều như Trung Quốc cũng chỉ chiếm 5% sản lượng
Chanh núm và chanh giấy: Sản lượng khoảng 10,6 triệu tấn, tăng 15% so với giai đoạn 1996 – 1998 Nhìn chung chanh núm được sản xuất ở những vùng có khí hậu lạnh hơn như Tây nước Mỹ, Tây Ban Nha, Ý và Achentina
và những vùng khí hậu khô như Ai Cập, Iran, Ấn Độ, còn chanh giấy lại chủ yếu được trồng ở những vùng khí hậu nhiệt đới như Mehicô, Braxin Đối với chanh là một loại quả được sử dụng ở hầu khắp các nước trên thế giới và thường là kết hợp với các thực phẩm khác, kể cả sử dụng tươi cũng như chế biến các loại đồ uống hoặc sử dụng lấy hương vị pha chế đồ uống
1.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi ở Việt Nam
Cây có múi (cam, chanh, quýt, bưởi) là những loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, được xác định là một trong những cây ăn quả chủ lực trong việc phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, phục vụ tiêu dùng và xuất
Trang 32Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 22
khẩu Tuy nhiên, có nhiều khó khăn, trong đó nổi bật là công tác chọn tạo giống
và phòng chống sâu, bệnh, do vậy diện tích cây có múi ở nước ta trong một số năm trở lại đây có chiều hướng giảm Năm 2007 diện tích cây có múi ở nước ta khoảng 138,8 nghìn hecta với sản lượng 1.044,6 nghìn tấn, trong đó cam và quýt có diện tích 86,7 nghìn hecta, sản lượng 662,0 nghìn tấn ; bưởi 39,7 nghìn hecta, sản lượng 296,4 nghìn tấn và chanh 12,4 nghìn hecta, sản lượng
86,2 nghìn tấn (Tổng cục thống kê, 2007) Song đến năm 2009 diện tích diện
tích cây có múi ở nước ta chỉ còn khoảng 87,5 nghìn hecta, trong đó diện tích cho sản phẩm khoảng 64,5 nghìn hecta và sản lượng khoảng 693,5 nghìn tấn (Bộ NN&PTNT- 2009), chỉ bằng diện tích và sản lượng cam, quýt năm 2007
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất cam quýt giai đoạn 2005-2010
Năm
STT Tình hình sản xuất
Sơ bộ năm
2010
1 Diện tích (ha) 85.600 84.800 86.700 80.100 77.400 75.600
2 DT cho thu hoạch (ha) 59.400 62.300 65.200 63.900 64.500 61.500
3 Năng suất (Tạ/ha) 101,23 98,2 100,41 106,2 107,52 118,6
4 Sản lượng (tấn) 601.300 611.800 662.700 678.600 693.500 729.400
(Nguồn: Niên giám Tổng cục Thống kê 2010)
Mặc dù diện tích cây có múi có xu hướng giảm dần từ năm 2005 đến
2010, tuy nhiên năng suất bình quân và tổng sản lượng không giảm thậm chí tăng lên rõ rệt (98,2 tạ/ha năm 2006, đến năm 2010 năng suất đã tăng lên 118,6 tạ/ha)
Hiện tại, hai vấn đề chọn tạo giống để có bộ giống sản xuất hàng hóa, năng suất, chất lượng và vấn đề phòng chống sâu, bệnh giúp cho sản xuất phát
Trang 33Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 23
triển vẫn đang là vấn đề thời sự và bức xúc ở các vùng trồng cây có múi ở nước ta
Do diện tích và sản lượng quả có múi giảm nên hàng năm nước ta vẫn phải nhập một lượng lớn quả có múi từ nước ngoài (chủ yếu là từ Trung Quốc, Thái Lan) với giá trị nhập khẩu mỗi năm một tăng Năm 2008 là 72,4 triệu USD hơn 2 lần so với năm 2007 và hơn 3 lần so với năm 2005 Trong đó 2 loại quả cam và quýt có ưu thế trồng ở phía Bắc lại là 2 loại quả phải nhập nhiều nhất (năm 2008: cam 16,37 triệu USD, quýt 56,0 triệu USD) Xuất khẩu quả có múi ở nước ta chủ yếu là bưởi và chanh Tuy nhiên tổng giá trị xuất khẩu quả có múi ở nước ta mới chỉ bằng 1/35 nhập khẩu (số liệu bảng)
Bảng 1.2: Giá trị xuất nhập khẩu quả có múi ở nước ta từ 2005 – 2008
Giá trị xuất khẩu (1.000
Trang 34Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 24
1.4 Tình hình nghiên cứu cây ăn quả có múi trên thế giới liên quan đến
lĩnh vực của đề tài
1.4.1 Điều tra, thu thập nguồn gen cây có múi
Điều tra mức độ và phân bố song song với thu thập tài nguyên cây trồng
là hoạt động quan trọng đầu tiên trong hầu hết các chương trình nghiên cứu trong ngành trồng trọt Càng ở những nước có ngành sản xuất cây có múi phát triển thì việc thu thập, lưu giữ và đánh giá, sử dụng nguồn gen càng được
quan tâm (Singh, et.al.,1980; Zhusheng, C.,2000; Anderson, 2000)[95] [101]
[64] Không kể những nước có kỹ nghệ trồng cây có múi phát triển như Mỹ, Braxin, Israel, Italia, Nhật Bản mà một số nước trồng cây có múi như Ấn
Độ, Trung Quốc và các nước ở Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Philippin kể cả Việt Nam cũng đã thu thập cho mình một ngân hàng gen cây
có múi khá đa dạng, phong phú và bước đầu sử dụng các kỹ thuật hiện đại, tiến hành đánh giá đưa vào khai thác sử dụng các nguồn gen quí phục vụ sản xuất Xu hướng chung là tập trung vào lưu giữ, đánh giá sử dụng các giống bản địa, địa phương nhằm khai thác những đặc trưng, đặc tính tốt của giống phục vụ cho việc phục tráng, thương mại hóa sản phẩm và lai tạo giống, đặc biệt là tạo giống chống chịu với điều kiện sinh thái, khí hậu và sâu bệnh
Ở Trung Quốc tập đoàn cây có múi thu thập đang được lưu giữ, khai thác có tới 1041 mẫu giống trong đó có 272 giống quýt, gồm 155 giống bản địa, 10 giống đột biến, 4 giống tâm phôi và 103 giống nhập nội Ở Ấn Độ, tập đoàn cây có múi khoảng 667 mẫu giống, trong đó có 68 giống quýt Tại Malaysia, có 236 mẫu giống cây có múi đang được bảo tồn, trong đó có tới gần 200 mẫu giống quýt Diện tích trồng quýt và các dạng lai của nước này là 1.295ha với nhiều giống thương phẩm có năng suất và chất lượng cao Tại Thái Lan và Philippine tập đoàn cây có múi cũng khá đa dạng với hơn 100 mẫu giống nhưng đa phần là các giống nhập nội (IPGRI, 2004)[82]
Trang 35Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 25
Giai đoạn 2000 - 2003, được sự tài trợ của Ngân hàng châu Á (ADB), trong khuôn khổ Dự án “Bảo tồn và sử dụng bền vững cây ăn quả bản địa ở châu Á”, một số nước châu Á đã thu thập bổ sung thêm 555 mẫu giống cây có múi, trong đó Bangladesh : thu thập mới 59, Trung Quốc: 115, Ấn Độ: 68, Nepal:32, Philippin: 93 và Việt Nam thu thập mới 188 mẫu giống Trong giai đoạn này 983 mẫu giống cây có múi đã được mô tả đánh giá và tư liệu hoá
Từ các nguồn gen thu thập được, 51 dòng ưu trội đã được chọn lọc giới thiệu vào sản xuất (IPGRI, 2004)[82]
Những năm gần đây, ngoài phương pháp phân tích các đặc điểm hình thái, các phương pháp phân tích đẳng men (Isozyme analysis) và đánh giá bằng chỉ thị AND (RFLP, RAPD, SSR) đã được phát triển và sử dụng trong công tác phân loại, đánh giá đa dạng di truyền và xác định nguồn gốc các loài thuộc chi Citrus (Durham, et.al.,1992; Chadha and Singh,1996; Guangming, et.al.,2002)[74] [68][80] Các chỉ thị ADN và chỉ thị đẳng men đã cho những thông tin giá trị về mối quan hệ di truyền giữa các giống và loài của chi Citrus, cho phép thiết lập các bản đồ gen của chi Citrus (Singh and Shyam Singh, 2003)[96] Việc xác định được các gen chỉ thị cho những đặc tính mong muốn sẽ làm tăng hiệu quả của công tác chọn tạo giống cũng như tạo cây chuyển nạp gen của cây có múi (Liou, et.al.,1996; Bryan, et.al.,1999; Nobumasa Nito, 2004)[85][65][89]
1.4.2 Những nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật cho cây có múi
a) Nghiên cứu tuyển chọn gốc ghép cho cam quýt
Đã có nhiều công trình nghiên cứu tại các nước sản xuất mạnh cây có múi nhằm chọn tạo được các giống gốc ghép thích hợp với từng giống, có khả năng thích ứng tốt với những điều kiện bất thuận như hạn, mặn, lạnh, kháng bệnh virus Những gốc ghép lùn được đặc biệt quan tâm để tạo cây giống lùn
có khả năng làm tăng mật độ trồng và hạn chế ảnh hưởng của gió bão Một số
Trang 36Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 26
giống gốc ghép quan trọng cho cam quýt hiện đang được sử dụng tại nhiều nước là Troyer và Carrizo Citrange (dạng lai giữa cam Washington navel và Cam Ba Lá), Poncitrus Trifoliata (Cam Ba Lá), Swingle Citrumelo (dạng lai giữa bưởi chùm và cam Ba Lá), Volkameriana (Chanh Volkamer); Rough lemon (Citronella), quýt Cleopatra, cam ngọt, Benton Citrange, C-35 Citrange, quýt lai Cox (Trích dẫn theo Ngô Hồng Bình, Kết quả dự án: Hoàn thiện qui trình kỹ thuật thâm canh Cam Xã Đoài ở một số tỉnh phía Bắc, tháng
3, 2010) Mỗi giống gốc ghép trên đều có những ưu thế về đặc điểm sinh trưởng và tính chống chịu riêng và cũng có một số hạn chế cho từng trường hợp cụ thể khi ghép với các loài cam quýt khác nhau, vì vậy khi lựa chọn gốc ghép phải căn cứ vào điều kiện sinh thái vùng trồng và loài, giống cây ghép
để lựa chọn cây gốc ghép phù hợp Ở Ấn Độ tại Bangalor tập đoàn cây gốc ghép được nghiên cứu hệ thống để cung cấp vật liệu gốc ghép tốt cho toàn bộ các vùng trồng cam quýt quốc gia (Agarwal, P.K.,1982[62]
Trong quá trình nghiên cứu đánh giá về kích thước cây, năng suất và phẩm chất quả, hàm lượng dinh dưỡng trong lá của giống quýt Clementine ghép trên 12 loại gốc ghép khác nhau, tác giả Georgiou ( 2002) đã kết luận: gốc ghép Carrizo citrange và Volkamer limon là 2 giống gốc ghép triển vọng cho quýt Clementine tại Cyprus [77]
b) Cơ sở khoa học và những nghiên cứu về chế độ phân bón
Phân bón là những chất cung cấp dinh dưỡng cho cây hoặc bổ sung độ màu mỡ cho đất Chúng là phương tiện tốt nhất để tăng sản lượng cà cải thiện chất lượng của lương thực thực phẩm Cây trồng hút dinh dưỡng trong đất và
từ phân bón để tạo nên sản phẩm của mình sau khi kết hợp với sản phẩm của quá trình quang hợp, cho nên sản phẩm thu hoạch phản ánh tình trạng đất đai
và việc cung cấp thức ăn cho cây Thực tế trong cây có chứa hầu hết các nguyên tố tự nhiên nhưng chỉ cần 16 nguyên tố để tăng trưởng tốt, 13 trong số
Trang 37Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 27
này là các nguyên tố dinh dưỡng vô cơ chủ yếu thường được gọi không thật chính xác là “ những chất dinh dưỡng” Những chất này phải được cung cấp
từ đất, hoặc từ phân động vật, hoặc từ phân bón vô cơ Trong đó những nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu ( 3 nguyên tố) cần có cho hầu hết các loại cây
và mọi loại đất là nitơ –N, Photpho-P v kali-K Vai trò của một số nguyên
tố dinh dưỡng đối với cây có múi được biết như sau:
-Đạm (N): Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cơ thể sống vì nó
là thành phần cơ bản của protein- chất cơ bản biểu hiện sự sống Đạm nằm trong nhiều hợp chất cơ bản cần thiết cho sự phát triển của cây như diệp lục
và các chất men Đạm giúp cây sinh trưởng tốt, tăng năng suất, chất lượng và kéo dài sinh trưởng quả Khi thiếu N, mức nhẹ lá xanh vàng nhạt, nặng cành non chết khô, chồi ngắn, rụng trái non
-Lân (P): Lân đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thống đệm trong tế bào và là nguồn dự trữ cần thiết cho việc tổng hợp lân hữu cơ Lân hữu cơ rất đa dạng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, hútt chất dinh dưỡng và vận chuyển các chất đó trong cây Lân giúp rễ phát triển tốt, tăng chất lượng quả Thiếu P: lá nhỏ, trái nhỏ, ít nước
-Kali (K): Kali đóng vai trò cơ bản và chắc chắn trong việc phân chia tế bào Kali làm tăng áp suất thẩm thấu, tăng khả năng hút nước của bộ rễ, giúp cây trồng cứng chắc, ít đổ ngã, chống sâu bệnh, đồng thời điều khiển hoạt động của khí khổng cho nước bị mất ít khi gặp khô hạn, tăng khả năng chịu rét Đủ kali, giúp tăng chất lượng và khả năng đậu trái, hạn chế chồi non lúc ra hoa, khả năng hút nước và hô hấp của cây, Thiếu K: trái chua, chịu hạn, chịu rét kém
-Canxi (Ca): Giúp thân, cành cứng rắn tránh gãy đổ, tăng pH đất và diệt trùng, trái chắc dễ tồn trử Bón vôi CaCO3, CaO vào đất
-Magiê: Giúp lá xanh tốt, gốc ghép dễ tróc Thiếu Mg lá có màu vàng thau hình chữ V ngược nhất là đất cát acid ven biển, vùng sâu trong đất liền Phun hay bón vào đất Mg (NO3)2, MgSO4,
Trang 38Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 28
-Kẽm: Thiếu kẽm lá vàng gân xanh, nhỏ dần và đóng lá dầy, thân, cành không phát triển, trái nhỏ, chất lượng kém, Thiếu kẽm thường xảy ra ở vùng đất acid ven biển, đất kiềm Phun hợp chất có kẽm qua lá cây hấp thu tốt nhất: Sunfat kẽm lúc lá gần trưởng thành
-Mangan (Mn) và Sắt (Fe): Khi thiếu lá nhỏ, chồi non vàng màu trắng bạc (thiếu Fe), vàng từ cuống đến chóp lá (thiếu Mn), thường xảy ra ở đất acid và đất kiềm Phun MnSO4 hay FeSO4, lên lá
-Đồng (Cu): Thiếu đồng vỏ trái có đốm nâu, trái nứt đít Phun thuốc trừ bệnh gốc đồng (Copper zinc, Copper B, )
Chỉ bón riêng phân vô cơ có tác dụng nhanh, hiệu quả cao nhưng lại dễ làm thoái hóa đất vì vậy về lâu dài hiệu quả kinh tế không ổn định Để khắc phục nhược điểm này chúng ta nên bón kết hợp phân vô cơ và phân chuồng
Vì bón phân chuồng có thể cung cấp trực tiếp dinh dưỡng cho cây, lại có tác dụng làm tăng khả năng giữ nước và giữ các chất màu có trong đất làm cho đất tơi xốp và thoáng khí, góp phần cải thiện tính chất vật lý của đất, có hiệu quả rất tốt đối với các loại đất xám bạc màu, đất chua mặn, đất mặn và các
loại đất bị rửa trôi do xói mòn (Viện cây ăn quả miền nam, 2009)[53]
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng cho cây có múi nói chung và cây quýt nói riêng ở các quốc gia trên thế giới Nhìn chung các vấn đề về dinh dưỡng cho cây được đề cập tương đối toàn diện, trong đó những vấn đề về vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng, ảnh hưởng và mối quan hệ của chúng tới từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây cũng như năng suất, chất lượng quả được nghiên cứu khá chi tiết cụ thể Theo nhiều công trình đã công bố, bổ sung dinh dưỡng cho cây có thể dựa trên một số căn
cứ, tuy nhiên thông thường hiện nay người ta dựa trên 3 căn cứ chính: i) chuẩn đoán dinh dưỡng lá; ii) phân tích đất và; iii) dựa vào năng suất (Emblenton et al., 1973)[75]
Trang 39Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 29
Bón phân theo chuẩn đoán dinh dưỡng lá dựa trên 4 nguyên tắc: chức năng của lá, qui luật bù hoàn giảm dần, chức năng của các nguyên tố dinh dưỡng và sự đối kháng ion Từ 4 nguyên tắc này Emblenton and Reuther (1973)[75] đã xây dựng được tiêu chuẩn về thành phần dinh dưỡng lá gồm 5 cấp: Thiếu, thấp, tối thích, cao và thừa Dựa vào thang tiêu chuẩn này người ta thường xuyên phân tích lá để biết được có cần hay không cần phải bón phân Căn cứ vào tình trạng dinh dưỡng đất, thông qua phân tích và đối chiếu với nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng độ tuổi, từng giai đoạn sinh trưởng người ta có thể định ra được chế độ bón phân phù hợp Từ kết quả nghiên cứu, Trạm thí nghiệm Cam quýt Gainsville, Florida đề nghị tỷ lệ bón N:P2O5:K2O;MgO:MnO:CuO = 1:1:1:0,5:0,125:0,063 Tỷ lệ này tương đương với công thức 8:8:4:1:0,5 Tùy tuổi cây, từ năm thứ nhất đến năm thứ 6 bón mỗi cây số lượng phân bón hỗn hợp theo công thức trên từ 0,5-5,0 kg/năm (Turcker et al., 1995)[100] Theo Trung tâm kỹ thuật thực phẩm và phân bón (FFTC), Đài Loan (2005) [41], từ năm thứ nhất đến năm thứ 5 lượng phân bón tính theo tuổi cây là như nhau đối với 3 nguyên tố N, P2O5, và K2O từ 50g/cây năm thứ nhất tăng dần đến 140g/cây năm thứ 5 Khi cây đã cho thu hoạch, lượng phân được bón theo năng suất thu được Đó cũng là một căn cứ tương đối chính xác[12] Người ta tính được rằng nếu năng suất 50tấn/ha sẽ lấy đi một lượng dinh dưỡng 74,5kgN/ha, 27,5kg P2O5 /ha và 123,5kg K2O/ha, do vậy khi bón phân cần bón đủ lượng dinh dưỡng trên + số lượng cần để tạo đọt mới, lá mới và số lượng mất đi do rửa trôi Một nghiên cứu khác cho biết cứ thu 40kg quả thì phải bón trả lại cho đất 180kgN, 135kgP2O5,160kg K2O và 90Kg MgO Theo Samson (1986)[94], bón phân cho cây non, cây chưa ra quả khác với bón phân cho cây trưởng thành, cây cho quả Công thức chung hợp lý
để bón là N-P2O5-K2O= 8:2:8 với lượng bình quân là 0,75kg/cây trong năm
Trang 40Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……… 30
đầu tiên, tăng dần cho đến 3,15kg/cây khi cây được 10 năm tuổi Ở Nhật Bản người ta thường bón N-P-K theo tỷ lệ 10-2-5 [34]
Tất cả các nghiên cứu trên là những cơ sở cho việc bón phân và sử dụng phân bón một cách hợp lý đối với cây quýt Tuy nhiên, trên thực tế việc ứng dụng các nghiên cứu có kết quả còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau, trong đó giống và điều kiện thời tiết khí hậu từng vùng có vai trò rất quan trọng, do vậy đối với mỗi đối tượng và mỗi vùng sinh thái cần phải tiến hành các thí nghiệm để tìm ra công thức bón thích hợp nhất
c) Sử dụng phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng
Trong những vườn cây ăn quả có mạch nước ngầm cao, hoặc những thời
kỳ khô hạn, bộ rễ hoạt động kém do vậy bón phân vào đất hiệu quả sẽ giảm, việc bón phân qua lá là cực kỳ hiệu quả để ngăn ngừa sự thiếu hụt dinh dưỡng,
bổ sung dinh dưỡng kịp thời các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng cho cây Hiện nay việc kết hợp giữa bón phân gốc, phun phân qua lá, phân vi lượng, chất điều hòa sinh trưởng đã mang lại hiệu quả rất cao trong sản xuất cây ăn quả nói chung và cây có múi nói riêng ở Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Israel, Úc, Nhật Bản Phân bón lá, đặc biệt là những loại phân có chứa các nguyên tố vi lượng và chất điều hòa sinh trưởng như GA3 có tác dụng làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả, chất lượng và giảm số lượng hạt nếu phun vào những thời kỳ thích hợp Giberelin có tác dụng nâng cao sự đậu quả của cây có múi Tác động nâng cao sự đậu quả có ý nghĩa đã được phát hiện trong cả 2 nhóm giống nhiều hạt và không hạt Đối với giống nhiều hạt, khi phun GA3 số lượng hạt đều giảm, tuy nhiên cũng phụ thuộc vào giống, ví dụ quýt Dancy thì thành công nhưng với giống Temple lại không có kết quả (Lý Văn Tri và CS, 1990 [39]; Davies, 1994)[72] Trong trường hợp không có phấn, khi phun GA3, cho giống bất tự hợp –quýt Clementine, đã làm tăng sự đậu quả, tuy nhiên quả nhỏ
đi, có núm và thuôn dài ra, không hạt so với những quả có hoa được thụ phấn