lượng giống
a) Nghiên cứu tuyển chọn giống, cây đầu dòng
Công tác tuyển chọn giống cây ăn quả có múi đạt được thời gian qua tập trung chủ yếu theo hướng tuyển chọn cây ưu tú của các giống đang trồng trong sản xuất, tuyển chọn từ nguồn quĩ gen trong tự nhiên và khảo nghiệm các giống nhập nội. Các tài liệu đã công bố, tập trung khá nhiều vào kết quả điều tra, đánh giá tuyển chọn các dòng, giống bưởi địa phương, trong đó chủ yếu tập trung vào các giống bưởi nổi tiếng của Việt Nam như bưởi Năm Roi, bưởi Thanh Trà, bưởi Ổi, bưởi Đoan Hùng, bưởi đường Hương Sơn, bưởi Đường Núm, bưởi Phúc Trạch, bưởi Da xanh, bưởi Đường lá cam (Vũ Công Hậu, 1996; Trịnh Xuân Vũ, 1995; Trần Thế Tục, 1997; Phạm Ngọc Liễu và Nguyễn Ngọc Thi, 1999; Trần Thị Oanh Yến và CS, 2010; Trần Thị Oanh Yến, 2010).[11] [56] [44] [24] [58][59]. Riêng Viện Nghiên cứu rau quả Hà
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 37 Nội, thời gian vừa qua đã chọn được 30 cây đầu dòng bưởi Phúc Trạch, 20 cây đầu dòng bưởi Diễn, 25 cây bưởi Đoan Hùng, 12 cây đầu dòng cam Sành và 5 cây đầu dòng cam Xã Đoài từ những nghiên cứu và các hội thi bình tuyển [Trích theo TS. Ngô Hồng Binh, Dự án “ Hoàn thiện qui trình kỹ thuật thâm canh cam Xã Đoài ở các tỉnh phía bắc.]
Trong giai đoạn 1987 đến 2001 một số tác giả như Nguyễn Duy Lâm và CS, Trần Thế Tục và CS, Hoàng Ngọc Thuận và CS thông qua hoạt động điều tra đánh giá đã tuyển chọn được một số cây đầu dòng tốt của cam Sành, quýt, cam Bù tại một số tỉnh miền núi phía bắc và Nghệ An, Hà Tĩnh đủ tiêu chuẩn làm cơ sở cho việc nhân và sản xuất giống phục vụ sản xuất [23] [43] [46]
Trong sách giới thiệu về các giống cây ăn quả phổ biến ở miền Nam của TS. Nguyễn Minh Châu(2009) các giống cam quýt bưởi địa phương đặc sản của phía nam đã được giới thiệu[5]. Một số nghiên cứu về tuyển chọn giống quýt từ nguồn gen nhập nội như giống quýt Satsuma, quýt Clementine và giống quýt lai Orlando cũng được thực hiện tại Viện Cây ăn quả miền Nam (Nguyễn Ngọc Thi và CS, 2003)[28]. Gần đây, ngoài giống quýt Thái Lan mới nhập nội, có giống quýt PQ1 do Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phủ Quì chọn lọc từ nguồn gen quýt địa phương thu thập từ huyện Cay Lậy, Tiền Giang. Giống PQ1 có nhiều ưu điểm nổi trội như khối lượng quả lớn, năng suất quả cao (trên 25kg/cây), độ dày vỏ cao, rắn chắc, túi tinh dầu nhỏ, thuận lợi cho bảo quản vận chuyển, hàm lượng nước quả cao rất phù hợp chế biến nước giải khát, giống chỉ có nhược điểm là nhiều hạt (20 hạt/quả), hơi chua. Giống PQ1 hiện được sản xuất thử tại vùng sinh thái Bắc Trung Bộ (Võ Thị Tuyết và CTV, 2006 [51].
Thông qua phương pháp chọn lọc từ các đột biến tự nhiên, Trần Thị Oanh Yến, Nguyễn Ngọc Thi và CS (2006) đã tuyển chọn được 3 dòng Cam mật không hạt: CMKH-01, CMKH-02, CMKH-03. Hiện các dòng này đang
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 38 được khảo nghiệm, đánh giá tính ổn định, năng suất, chất lượng tại các tỉnh phía nam.[57]. Nguyễn Đình Tuệ và CS.(2010) đã nghiên cứu tuyển chọn được 18 cá thể ưu tú giống cam Sen kháng bệnh greening, đảm bảo tiêu chuẩn làm thực liệu nhân giống phục vụ cho việc mở rộng diện tích trồng tại vùng sản xuất huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.[50]. Trần Thị Oanh Yến (2010) đã tuyển chọn được 7 dòng bưởi Da xanh tại tỉnh Bến Tre và 8 dòng bưởi Năm roi tại tỉnh Vĩnh Long. Những dòng bưởi này đều đạt tiêu chuẩn quả xuất khẩu[59]
Nghiên cứu về gốc ghép ở nước ta bắt đầu từ những năm 60x do Trạm
Nghiên cứu Xuân Mai, Hòa Bình tiến hành. Kết quả sau thời gian nghiên cứu từ 1963-1974 cho thấy: trên đất phù sa cổ tầng đất mỏng Xuân Mai có độ phì kém thì cam voi Quảng Bình và chấp Thái Bình là 2 giống làm gốc ghép tốt (Trung tâm nghiên cứu Rau- Hoa- Quả Xuân Mai,1963) [47]
Trong quá trình nghiên cứu một số gốc ghép nhân vô tính cho cam quýt, Hoàng Ngọc Thuận (1994) có kết luận: chanh Eureka, chanh Yên, chanh Sần và chanh Volcameriana có thể giâm cành làm gốc ghép tốt. Chanh Yên, chanh Ereuca có tỷ lệ ra rễ tới 100% với thời gian giâm 12-17 ngày. Chanh sần, Volcameriana ra rễ 85-100% sau giâm 30-32 ngày[31]. Tất cả các giống cam quýt ghép trên gốc ghép chanh Eureka và Volcameriana nhân giống bằng giâm cành đều sinh trưởng phát triển và cho năng suất cao hơn hẳn khi ghép trên gốc bưởi gieo hạt trước đây. Mặt khác cam quýt ghép trên 2 loại gốc ghép này ít bị nhiễm bệnh, cây thấp, đường kính tán nhỏ, do đó cho phép trồng với mật độ siêu dày, nghĩa là gấp 2-3 lần so với gốc ghép truyền thống vẫn trồng trước đây, đồng thời cây ghép sớm cho quả hơn [32].
Trịnh Duy Tiến, Trịnh Thị Nga( 1999), khi nghiên cứu áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhân giống cam quýt theo phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ đã có kết luận: Khả năng tiếp hợp mắt ghép cam quýt trên gốc bưởi là rất cao. Sau
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 39 ghép 25 ngày tỷ lệ ghép sống của quýt chum/bưởi là 86,6-100%, quýt đỏ 83,3-100%, quýt vàng 80,0-96,6%, cam Sành 76,6-93,3%. Sau ghép 6 tháng cây ghép đủ tiêu chuẩn xuất vườn[37].
Từ năm 1991 đến nay, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền nam đã tiến hành nghiên cứu sinh trưởng phát triển của một số giống cam quýt ghép trên gốc ghép Volcameriana nhân bằng phương pháp giâm cành tại Châu Thành Cần Thơ. Kết quả cho thấy gốc ghép Volcameriana sinh trưởng khỏe chống chịu tốt với một số bệnh nguy hiểm cho cây cam quýt. Các cây cam Sành, Quýt nhân bằng phương pháp vi ghép sạch bệnh đã được ghép lên gốc ghép Volcameriana có tỷ lệ sống cao và sinh trưởng tốt. Gốc ghép Volcameriana nhân giống vô tính tỏ ra thích ứng tốt với đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi có mực nước ngầm cao và hay có úng ngập. Gốc ghép Volcameriana còn chống chịu tốt với đất mặn phèn (Vũ Hữu Thoại và CTV, 2010[30]. Hiện nay gốc ghép Volcameriana được sử dụng rất rộng rãi ở các vùng trồng cam quýt của đồng bằng sông Cửu Long, thay thế cho các loại gốc ghép truyền thống của nước ta. (Lê Thị Thu Hồng, Nguyễn Minh Châu và các cộng sự, 1995; Trần Thị Thu Yến và CS, 2010) [14] [60]. Ngoài ra, một số tác giả khác như Trần Như Sơn (2004), Boun Keua VONGSALATH và CTV(2004) cũng đã công bố kết quả nghiên cứu thử nghiệm ghép cam Đường Canh, bưởi Diễn trên gốc ghép Volcameriana nhân giống, theo đó gốc ghép Volcameriana có khả năng nhân giống vô tính để làm gốc ghép cho cam quýt, bưởi ở vùng đồng bằng nơi có mực nước ngầm cao, tỷ lệ ghép sống cao( > 92%), giúp cho cây sinh trưởng tốt, chống chịu với hiện tượng ngập cục bộ, nhanh cho sản phẩm thu hoạch.[27] [19]
Vũ Mạnh Hải (2006 ) trong quá trình nghiên cứu 120 tổ hợp ghép đổi lần của các giống cam quýt trên 5 loại gốc ghép là chấp Thái Bình, Cam dân tộc, Cam chua Hải Dương, bưởi chua, quýt Bắc Sơn, đã có kết luận ban đầu:
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 40 Trong 120 tổ hợp ghép lần 1 và 48 tổ hợp ghép lần 2 đã chọn ra được 25 tổ hợp ghép có khả năng tiếp hợp tốt, trong đó có 3 tổ hợp ghép tốt trên bưởi chua là Phúc Trạch/ bưởi chua, Bưởi Diễn/ bưởi chua, Năm Roi/ bưởi chua. Tỷ lệ mắt ghép sống của các tổ hợp này là từ 93-100%. Tỷ lệ bật mầm của các tổ hợp là 67,7-91% và tỷ lệ cây sống sau bật mầm là 85,1-100%. [10]
Gần đây nhất, năm 2009, tại Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền nam, Võ Hữu Thoại và CTV đang nghiên cứu lựa chọn tổ hợp ghép thích hợp của bưởi Da xanh, Năm roi trên một số giống cây có múi địa phương chịu mặn tốt như Hạnh, Sảnh, Bưởi Bồng và bưởi Bung trong điều kiện mặn ở ĐBSCL.[30]
b) Nghiên cứu về kỹ thuật bón phân cho cây có múi
Các nghiên cứu về bón phân và sử dụng phân bón đã được nghiên cứu trong những năm gần đây trên cây có múi, nhưng chủ yếu tập trung nghiên cứu trên cây bưởi, thứ đến là cam còn đối với cây quýt hầu như còn rất ít. Theo Nguyễn Hữu Thoại, Nguyễn Minh Châu (2005)[29], bón phân hữu cơ đã cải thiện độ chua, làm tăng dinh dưỡng của đất, làm tăng phẩm chất quả bưởi Năm Roi sau bảo quản 30 ngày (Đại học Cần thơ, 2005)[7]. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân, kali đến năng suất và phẩm chất bưởi đường lá Cam tại Vĩnh Cửu - Đồng Nai, Huỳnh Ngọc Tư và CS(2003) [52] kết luận, bón cho mỗi cây trong năm với lượng 800gN: 500g P2O5: 700gK2O cho năng suất cao và chất lượng tốt. Đỗ Đình Ca và Nguyễn Việt Hưng (2005)[3], nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón, nước tưới, thụ phấn bổ sung đến khả năng ra hoa đậu quả của bưởi Phúc Trạch từ 2003-2004 đã chỉ ra rằng, bón cho mỗi cây/năm với lượng 800gN: 400gP2O5: 600g K2O + phun phân bón lá Grown ba lá xanh cho năng suất quả cao nhất ở bưởi Phúc Trạch. Theo Kẹo Vivon Utthachắc và Trần Thế Tục, các nguyên tố vi lượng Zn, B, Mo có ảnh hưởng đến quang hợp, tỷ lệ đậu quả, năng suất và phẩm chất quả cam Sunkiss: hoạt động quang hợp tăng 10,2-23,4% sau khi phun Zn, B, Mo,
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 41 tỷ lệ đậu quả tăng 1,34-4,07%, năng suất tăng 4,02-21,86%, hàm lượng axit giảm 14,67-21,33% ( trích dẫn theo Boun Keua Vong Salath, 2004)[19]. Theo Phạm Thanh Minh(2005)[25], để điều khiển bưởi Da xanh ra hoa theo ý muốn, có thể bón 200gNPK, tưới nước đẫm, sau 1 tuần dùng kéo cắt khoảng 70% lá trên cành chỉ chừa lại phần ngọn, khoảng 25 ngày sau trên vết cắt sẽ xuất hiện chồi non, những chồi này sẽ mang những mầm hoa và cho quả. Những năm gần đây phân bón lá như Pomior, Kivica sản xuất trong nước cũng đã được sử dụng khá phổ biến trên cam và bưởi đưa lại hiệu quả tăng năng suất, chất lượng rõ rệt (Nguyễn Mạnh Khải- Đại học Nông nghiệp 1).
Trồng xen cây họ đậu, cây phân xanh trên vườn trồng cam quýt, để bồi dưỡng đất, làm tăng thêm độ màu mỡ, tăng chất dinh dưỡng khoáng cho đất, hạn chế được cỏ dại, chống xói mòn và giữ ẩm cho cây cũng được các cơ quan khoa học khuyến cáo cho người trồng cam quýt (Hoàng Ngọc Thuận, 1994; Hà Minh Trung và CS., 2001)[32][40].
c) Biện pháp làm tăng khả năng ra hoa đậu quả
Kết quả nghiên cứu của một số tác giả cho thấy, đối với cây bưởi và cam có thể làm tăng khả năng đậu quả bằng cách khoanh vỏ. Khoanh 2 vòng vỏ cách nhau 1-2 cm, cách gốc 30-40cm. Khoanh trước khi cây ra hoa 1 tháng để cây ra nhiều hoa. Khoanh sau ra hoa 1 tháng và trước khi ra lộc non để tránh rụng quả. Tuy nhiên đối với vườn bưởi, cam không được chăm sóc tốt, không nên áp dụng biện pháp này ( Viện cây ăn quả miền nam) [53]. Cũng có thể phun kích phát tố Thiên nông trước khi cây ra hoa 1 tháng và sau ra hoa 2 tuần để tăng khả năng đậu quả của cây có múi.
Những nghiên cứu sử dụng chất điều tiết sinh trưởng cho cây có múi ở nước ta chưa nhiều. Một số nghiên cứu sử dụng GA3, NAA ở các ngưỡng nồng độ 30ppm, 40ppm đã làm tăng khả năng ra hoa đậu quả và làm số lượng hạt trên một số giống cam, bưởi. Tuy nhiên mới chỉ là kết quả bước đầu. Tác
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 42 giả Đỗ Đình Ca và CS. 2009[4], trong khuôn khổ Đề tài “ Nghiên cứu và khai thác phát triển nguồn gen một số giống bưởi đặc sản Thanh Trà và Phúc Trạch tại 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Hà Tĩnh đã nghiên cứu thành công một số biện pháp kỹ thuật như thụ phấn bổ sung trực tiếp cho bưởi Phúc Trạch bằng phấn của bưởi chua; Xử lý GA3 cho bưởi Thanh Trà ở nồng độ 50 - 70ppm trước khi nở hoa 5 - 7 ngày, nở hoa rộ và sau khi nở hoa có tác dụng nâng cao tỷ lệ đậu quả, tăng năng suất và giảm số lượng hạt/ quả (Vũ Việt Hưng và CS, 2009)[17]. Bao quả là biện pháp kỹ thuật cần thiết để hạn chế tác hại của sâu bệnh, đồng thời làm cho mã quả bóng đẹp.
d) Nghiên cứu phòng trừ sâu bệnh hại
Có khá nhiều công trình nghiên cứu ở Việt Nam về các đối tượng sâu bệnh hại trên cây có múi trong những năm qua. Kết quả của đề tài điều tra, nghiên cứu một số sâu bệnh hại và xây dựng biện pháp phòng trừ trên cây có múi cho thấy, có 13 loại sâu hại, trong đó có các sâu hại quan trọng là sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, rệp, sâu đục thân, đục cành, ruồi và ngài chích quả và nhện. Có 10 loại bệnh hại, các bệnh hại quan trọng là greening (vàng lá gân xanh), tristeza, phấn trắng, sẹo, thán thư. Trên cơ sở đó đề tài đã đưa bộ thuốc đặc hiệu cho việc phòng trừ sâu bệnh hại chính để khuyến cáo cho người trồng (Ngô Vĩnh Viễn, 2006)[54].
Nghiên cứu đánh giá tổn thất do bệnh vàng lá thối rễ trên quýt Hồng tại huyện Lai Vung từ tháng 5/1999 đến 12/2000, các tác giả Lê Thị Thu Hồng, Lâm Thị Mỹ Nương đã xác định được 3 hiện tượng suy kiệt trên quýt Hồng lá vàng: vàng lá chết cây tạm gọi là vàng lá thối rễ(VLTR), héo rũ lá còn xanh và vàng lá lốm đốm đi cùng với vàng lá gân xanh. Từ kết quả phân lập 115 mẫu rễ và đất vườn có nhiễm bệnh, nhóm nghiên cứu đã ghi nhận được 1 số loại nấm ký sinh quan trọng như Fusarium soloni, Pythium sp. Phytophtora spp., Sclerotium spp và 6 loại tuyến trùng gây hại ở vùng rễ quýt Hồng. Các
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 43 biện pháp khắc phục đã được đề xuất như tưới Aliette (0,2%) và Appencard (0,1%) kết hợp bón phân hữu cơ... để giúp cây chóng bình phục.[16]. Nghiên cứu biện pháp phòng trị nhện đỏ và bọ trĩ gây hại trên bưởi da xanh, Đỗ Hồng Tuấn và CTV (2010) đã kết luận, sử dụng Abamectin hay dầu khoáng SK Enspray 99EC phun 1 tuần sau đậu trái, kết hợp tỉa trái sau thời gian đậu trái từ 1-2 tháng( 5lần phun/ vụ) cho kết quả tốt.[42]
Với hàng loạt các dự án, đề tài được tài trợ bởi các cơ quan trong và ngoài nước, từ năm 1990 đến nay, Viện Bảo vệ thực vật và Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền nam đã xác định được nguyên nhân và mô tả triệu chứng bệnh greening trên cây Cam, quýt và bưởi. Các nhà khoa học đã nghiên cứu áp dụng thành công các kỹ thuật tiên tiến trong xét nghiệm chuẩn đoán bệnh như kỹ thuật PCR, ELISA và kỹ thuật sàng lọc bệnh bằng kết hợp nuôi cấy mô phân sinh (meristem), ghép đỉnh sinh trưởng (Shoot-tip-grafting) với xét nghiệm bằng PCR, ELISA để sản xuất cây sạch bệnh cũng đã được triển khai có hiệu quả ở nhiều viện, trường đại học và mộtt số địa phương trong nước (Bùi Thị Ngọc Lan và Lê Thị Thu Hồng, 2003)[21]. Gần đây Viện nghiên cứu cây ăn quả miền nam đã nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cây sạch bệnh và xây dựng mô hình thâm canh và IPM vườn sạch bệnh tại một số địa phương ở ĐBSCL. Ngoài ra, từ kết quả nghiên cứu các nhà khoa học cũng đã khuyến cáo, nên sử dụng một số giống gốc ghép chịu được một số bệnh nguy hiểm như Trấp Thái Bình, chanh sần, Cam ba lá, Cam chua Hải Dương, quýt Cleopatre trong nhân giống cây có múi. Đây là những thành quả đáng khích lệ, góp phần thúc đẩy phát triển ổn định cây có múi ở nước ta (Viện Bảo vệ thực vật,1999)[55].
Kết quả nghiên cứu về trồng xen cây ổi xá lị nghệ trong vườm cam sành do các nhà khoa học Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam tiến hành, tại