Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi trên thế giớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây ăn quả có múi tại huyện hoài đức, hà nội (Trang 29 - 31)

Theo FAOSTAST, sản lượng quả có múi trên thế giới năm 2010 khoảng 95,5 triệu tấn. Đứng đầu là Braxin: 17,949 triệu tấn, chiếm 21,21%; thứ hai là Mỹ: 13,97 triệu tấn, chiếm 16,51%; thứ ba là Trung Quốc: 9,566 triệu tấn, chiếm 11,3%; tiếp đến là Tây Ban Nha: 5,544 triệu tấn, chiếm 6,55%; Mêhicô: 5,182 triệu tấn, chiếm 6,12%; Ấn Độ 3,743 triệu tấn, chiếm 4,42%; Ý: 2,95 triệu, chiếm 3,49%; I Ran: 2,704 triệu tấn, chiếm 3,2%, Ai Cập: 2,272 triệu tấn, chiếm 2,69%; Nhật Bản: 1,702 triệu tấn, chiếm 2,01%; Pakistan: 1,683 triệu tấn, chiếm 1,99%; Thổ Nhĩ Kỳ: 1,561 triệu tấn, chiếm 1,84%; Nga: 1,387 triệu tấn, chiếm 1,64%; Ma Rốc: 1,312 triệu tấn, chiếm 1,55%; Hy Lạp: 1,218 triệu tấn, chiếm 1,44%; Cu Ba; 774 nghìn tấn; Ixraen: 701 nghìn tấn; các nước còn lại có sản lượng từ 190 – 600 nghìn tấn.

Sản xuất quả có múi trên thế giới chủ yếu tập trung vào 4 chủng loại chính là: cam, quýt (bao gồm quýt và các dạng lai), bưởi (bao gồm bưởi chùm - grapefruit và bưởi thường - pummelo), chanh (bao gồm chanh núm - lemon và chanh giấy - lime)

Đối với cam: Năm 2010 khoảng 64, 0 triệu tấn, trong đó 35,7 triệu tấn cho ăn tươi và 28,3 triệu tấn cho chế biến. Tăng trưởng hàng năm đối với cam ở các nước phát triển dự báo khoảng 0,6%, chủ yếu là Mỹ còn các nước ở châu Âu ít thay đổi, tăng một chút ít ở Tây Ban Nha nhưng có thể giảm ở Ý và Hy Lạp, Nhật bản và Ixraen. Ở các nước đang phát triển dự báo tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 0,8%, tăng mạnh hơn ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Mêhicô, Braxin, Ấn Độ, Trung Quốc, còn các nước ở Tây Bán cầu

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 20 như Cu Ba, Belize, Achentina, Costa Rica vv.. có tốc độ tăng trưởng chậm hơn. Phần lớn cam được sản xuất phục thị trường quả tươi nội địa, đặc biệt ở các nước đang phát triển; phần còn lại phục vụ chế biến xuất khẩu. Khoảng một thập kỷ trở lại đây, xu hướng sử dụng các sản phẩm chế biến từ cam như nước quả ép ngày càng tăng ở các nước phát triển, đặc biệt ở Mỹ, các nước Châu Âu và Nhật Bản.

Đối với quýt và tangerin: Khoảng 15,4 triệu tấn năm 2010, tốc độ tăng trưởng tính từ năm 1998 chỉ đạt 0,17% (năm 1998 đạt 15, 05 triệu tấn) và chủ yếu ở các nước: Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ma Rốc, Braxin và Achentina. Các nước sản xuất chủ yếu tangerin như Nhật Bản lại có xu hướng chững lại, còn Mỹ thì giảm nhiều do nhập khẩu tangerin ngày càng tăng từ các nước khác. Tangerin chủ yếu sử dụng để ăn tươi và tiêu thụ ở thị trường nội địa của chính các nước sản xuất. Thị trường tiêu thụ tangerin lớn là Trung Quốc, Nhật Bản, Pakistan và Ai Cập. Các nước như Algeria, MêhiCô, Ixrael, Úc, Achentina, Paraguay, Bolovia, Xiry, Jordan, Li Băng, Hàn Quốc và Mỹ cũng là những nước sản xuất và tiêu thụ tangerin đáng kể. Sản phẩm chế biến từ tangerin rất ít mặc dù nước quả tangerin chứa nhiều khoáng chất hơn nước cam, do hàm lượng nước quả của tangerin thấp hơn cam. Hiện tại chỉ một số nước như Tây Ban Nha, Nhật Bản và Trung Quốc là có công nghiệp chế biến nước quả tangerin. Theo một báo cáo năm 2001 tại Hội nghị China/FAO về cây có múi thì hàng năm Trung Quốc sản xuất khoảng 250.000 tấn nước tangerin đóng hộp. Nước tangerin đóng hộp của Nhật Bản, Tây Ban Nha được xuất khẩu sang Bắc Mỹ.

Đối với bưởi (bao gồm cả bưởi chùm – Citrus paradisi và bưởi thường –

Citrus grandis): Sản lượng năm 2010 khoảng 5,5 triệu tấn (bưởi chùm khoảng

4,6 triệu tấn, bưởi thường 900 nghìn tấn), tăng 10% so với năm 1996 – 1998. Sản lượng tăng chủ yếu ở các nước đang phát triển vùng Châu Mỹ La tinh,

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 21 Nam Phi và các nước ở Châu Á. Mỹ là nước có sản lượng bưởi chùm đứng đầu thế giới, khoảng 914,4 nghìn tấn và cũng là nước có khối lượng xuất khẩu bưởi chùm quả tươi chiếm tới 40% sản lượng xuất khẩu của thế giới. Nam Phi và Ixraen là những nước có sản lượng và số lượng xuất khẩu quả tươi đứng thứ hai, còn các nước khác có sản xuất bưởi chùm chủ yếu cho tiêu dùng nội địa. Trong 4,6 triệu tấn bưởi chùm có khoảng gần 2,0 triệu tấn (chiếm hơn 40%) được sử dụng chế biến nước quả. Có những nước như Cu Ba, sản lượng bưởi chùm dùng cho chế biến chiếm tới 90%, chỉ có 10% dùng cho ăn tươi.

Bưởi thường (Citrus grandis) chủ yếu được sản xuất ở các nước Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Philippin, Thái Lan và Việt Nam vv... Trung Quốc có sản lượng bưởi đứng đầu Châu Á, khoảng 567.000 tấn; tiếp theo là Ấn Độ, 187.000 tấn; Thái Lan 22.000 tấn; Việt Nam 23.000 tấn; Philippin 36.700 tấn; Bangladesh 50.700 tấn và Malaysia 8.700 tấn vv…Sản xuất bưởi ở các nước Châu Á chủ yếu phục vụ tiêu dùng nội địa. Xuất khẩu nhiều như Trung Quốc cũng chỉ chiếm 5% sản lượng.

Chanh núm và chanh giấy: Sản lượng khoảng 10,6 triệu tấn, tăng 15% so với giai đoạn 1996 – 1998. Nhìn chung chanh núm được sản xuất ở những vùng có khí hậu lạnh hơn như Tây nước Mỹ, Tây Ban Nha, Ý và Achentina và những vùng khí hậu khô như Ai Cập, Iran, Ấn Độ, còn chanh giấy lại chủ yếu được trồng ở những vùng khí hậu nhiệt đới như Mehicô, Braxin. Đối với chanh là một loại quả được sử dụng ở hầu khắp các nước trên thế giới và thường là kết hợp với các thực phẩm khác, kể cả sử dụng tươi cũng như chế biến các loại đồ uống hoặc sử dụng lấy hương vị pha chế đồ uống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây ăn quả có múi tại huyện hoài đức, hà nội (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)