3.1.2.1. Diện tích và sản lượng cây ăn quả có múi ở Hoài Đức
Trong những năm gần đây nghề trồng cây ăn quả ở Hà nội phát triển mạnh mẽ, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tạo thêm thu nhập cho người nông dân ven đô và đặc biệt là tạo nên những khu du lịch sinh thái. Năm 2007, vùng bãi dọc theo sông Đáy được Chính phủ quy hoạch là vành đai xanh của thành phố Hà Nội. Nhận thấy lợi thế cũng như tiềm năng của vùng bãi sông Đáy, UBND huyện Hoài Đức có chủ trương đầu tư phát triển vùng này thành vùng rau an toàn và cây ăn quả phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thủ đô và khách du lịch trong và ngoài nước. Vì thế một số xã dọc đê sông Đáy như Cát Quế, Đắc Sở, Đông La, Dương Liễu… người dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển thành vùng cây ăn quả có múi như cam Canh, cam Vinh, Phật thủ, bưởi đường và đặc biệt bưởi Diễn với quy mô mỗi xã từ 30-50 ha[3].
Qua thực tế điều tra đánh giá hiện trạng sản xuất cây ăn quả có múi tại 4 xã thuộc huyện Hoài Đức cho thấy: tính đến năm 2010, Hoài Đức có hơn 4.000ha đất nông nghiệp thì có hơn 600ha cây ăn quả các loại, trong đó tổng diện tích trồng cây có múi là 538ha, chiếm hơn 89% tổng diện tích cây ăn quả
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 61 phân bố tại 16/20 xã, thị trấn của huyện. Theo số liệu của phòng Nông nghiệp huyện Hoài Đức năm 2010, diện tích cây có múi cho thu hoạch trên toàn huyện là 515,10 ha, năng suất bình quân còn thấp 7,4 tấn/ha, cho sản lượng quả đạt 843, 05 tấn. Diện tích trồng mới trong huyện 17,8 ha, tập trung chủ yếu vào trồng mới 1 số loại cây như: phật thủ, cam Đường Canh và các giống bưởi đường địa phương. Hầu như tại các xã được điều tra, diện tích trồng bưởi Diễn đều giảm đi và thay vào đó là các loại cây có múi khác. Ví dụ, đối với xã Đắc Sở, diện tích tập trung trồng mới là phật Thủ, xã Đông La đang triển khai trồng thí điểm với bưởi La tinh và xã Cát Quế trồng mới bằng bưởi đường Quế Dương.
Bảng 3.2. Diện tích, sản lượng cây ăn quả có múi ở huyện Hoài Đức (tính đến tháng 12 năm 2010) TT Xã nghiên cứu Tổng diện tích cây có múi (ha) Diện tích trồng mới (ha) Diện tích đang cho thu hoạch (ha) Năng suất trung bình (tấn/ ha) Sản lượng (Tấn) 1 Toàn huyện 538,00 17,8 515,10 7,4 843,05 2 Cát Quế 89,90 1,0 88,50 6,0 135,2 3 Đắc Sở 75,39 1,0 73,69 8,3 207,53 4 Đông La 98,00 4,0 93,70 8,9 202,25 5 Yên Sở 28,50 6,0 21,50 6,9 24,08
Nguồn: Phòng kinh tế- UBND huyện Hoài Đức 2010
Theo bảng 3.2 cho thấy tại 4 xã nghiên cứu, diện tích, năng suất và sản lượng của cây ăn quả có múi rất khác nhau. Xã Đông La có diện tích cây có
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 62 múi lớn nhất 98ha, hầu hết cây ăn quả có múi đang ở thời kỳ cho thu hoạch và có năng suất bình quân 8,9 tấn/ha là cao nhất trong các xã điều tra. Xã Đắc Sở có cây phật thủ được thu hoạch quả quanh năm nên mặc dù tổng diện tích cây có múi là 75,39 ha và năng suất trung bình 8,3ha nhưng cho sản lượng cây ăn quả có múi lớn nhất với 207,53 tấn. Với xã Cát Quế có năng suất quả bình quân thấp nhất (6,0 tấn/ha) do bưởi Diễn những năm gần đây năng suất không ổn định, hay mất mùa. Xã Yên Sở có sản lượng cây ăn quả thấp nhất do diện tích trồng thấp nhất, lại có 6,0ha trồng mới chưa cho thu hoạch.
Xem xét cụ thể cơ cấu diện tích của một số giống/loài cây ăn quả có múi chính tại các xã nghiên cứu, cho thấy cơ cấu giống tập trung bưởi Diễn (50%) cam Canh (19,9%), bưởi đường Đông La, Quế Dương (10,3%), phật thủ (5,8%), các giống cây có múi khác (24%) nhưng qui mô diện tích phân bố không đều tại các xã của huyện. Những xã định hướng vùng chuyên canh cây quả có múi là xã Đông La với 31ha bưởi đường có thương hiệu bưởi Đông La, 22ha bưởi Diễn, 17ha cam Canh đang phát triển mạnh. Xã Cát Quế có diện tích trồng cây có múi 89,9ha với nhiều nguồn gen bưởi quý, trong đó bưởi Diễn chiếm 66,9ha, đặc biệt có dòng bưởi Quế Dương đang được sản xuất với quy mô thương mại gần 10ha. Xã Đắc Sở có hơn 100ha đất nông nghiệp trong đó 75,8ha trồng cây ăn quả, với diện tích trồng cam Canh 37ha, phật thủ 23,4ha và bưởi Diễn 15ha cho giá trị cao. Xã Yên Sở mặc dù diện tích trồng không lớn ( 28,5ha) nhưng là nơi trồng nhiều loài, giống cây có múi nhất huyện (Bảng 3.3).
Những năm gần đây, tính ổn định về năng suất và chất lượng sản phẩm của các giống bưởi Diễn v cam Canh không còn được như trước. Có nhiều nguyên nhân nhưng đến nay chưa có một nghiên cứu nào đưa ra được giải pháp thực sự phù hợp để mang lại sự ổn định cho năng suất của 2 giống cây
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 63 này. Điều đó dẫn đến sự không ổn định trong nguồn cung cấp, làm cho giá bưởi Diễn, cam Canh trên thị trường có năm tăng cao, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Ở mỗi giai đoạn tuổi của cây (bưởi, cam, quýt) thì năng suất và chất lượng khác nhau, hay cùng với điều kiện chăm sóc và chất đất thì tuổi cây (bưởi) càng cao chất lượng quả càng ngon. Năng suất quả cũng phụ thuộc vào tuổi cây. Những nguồn gen bưởi địa phương khác như bưởi Quế Dương, bưởi Đông La có năng suất ổn định, chịu được ngập úng và ít sâu bệnh hại. Nên được người sản xuất quan tâm phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây. Nhiều hộ đã mạnh dạn chặt bỏ bớt bưởi Diễn, cam Canh để trồng các giống bưởi này.
Bảng 3.3. Cơ cấu diện tích của một số giống cây ăn quả có múi chính ở huyện Hoài Đức - Hà Nội, năm 2010 (ha)
Chủng loại Cát Quế Đắc Sở Đông La Yên Sở Toàn huyện
Cây có múi các loại 89,9 75,8 98,0 28,5 538
Bưởi Diễn 66,9 15,0 22,0 20,0 269,0
Bưởi đường các loại 16,0 0 31,0 1,0 55,5
Quýt Canh/ Cam Canh 7,0 37,0 17,0 2,0 107,0
Cam Vinh 0 0 0 1,5 5,5
Phật thủ 0 23,4 0 4,0 31,0
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 64
3.1.2.2. Cơ cấu chủng loại và giống
Kết quả điều tra năm 2010 cho thấy trên địa bàn huyện Hoài Đức có 21 giống thuộc 7 loài của chi Citrus và 1 giống quất thuộc chi Fortunella đang được trồng trong các vườn hộ: Chanh ta (C.limonia) có 3 giống; Chanh có núm 1 giống; Phật thủ (C.medica) 1 giống; Bưởi (C.grandis) 8 giống; quýt (C. reticulata) 2 giống, Cam chanh (C.sinensis) 2 giống, quýt (C.reticulata) 2 giống, chanh có núm (C.aurantifolia) 1 giống và quất cảnh (Fortunella
japonica) 1 giống. Trong 4 xã điều tra, xã Cát Quế có sự đa dạng cao nhất về
nguồn gen cây bưởi. Tại đây theo kết quả điều tra có 8 giống bưởi: Bưởi Diễn (Phú Diễn- Hà Nôi), bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), bưởi đường Tam Hợp, và các giống bưởi đường địa phương khác như Bưởi đường sớm Quế Dương, bưởi Đào, Bưởi đường da xanh, bưởi chua. Theo báo cáo của Trung tâm Tài nguyên thực vật thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, đã phát hiện tới 12 nguồn gen bưởi địa phương dọc theo vùng sông Đáy thuộc huyện Hoài Đức. Chỉ riêng xã Cát Quế đã phát hiện 3 dòng bưởi chín sớm chất lượng tốt, đặc biệt có dòng bưởi Quế Dương đang được phát triển mạnh. Các nguồn gen quý này có chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh tốt và đặc biệt chín sớm, có thể bổ sung vào cơ cấu giống bưởi trong huyện Hoài Đức và Hà Nội nói chung. Năm 2010, mỗi sào trồng giống bưởi này cho năng suất từ 1,5 - 2 tấn quả/năm, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Qua bảng 3.4 cũng cho thấy, Hoài Đức có nguồn gen cây có múi khá phong phú, đặc biệt với sự đa dạng các nguồn gen bưởi địa phương được duy trì khá tốt, đồng thời còn bổ sung thêm một số nguồn gen tốt từ những nơi khác về. Một số nguồn gen chủ yếu hiện đang được người dân lưu giữ và khai thác khá hiệu quả tại 4 xã như sau:
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 65 Bảng 3.4. Các giống cây ăn quả có múi hiện trồng tại các xã thuộc
huyện Hoài Đức (Điều tra năm 2010)
TT Tên giống/ loài Nơi trồng Số
lượng 1 Bưởi ( Citrus grandis )
Bưởi Diễn Cát Quế, Đắc Sở, Yên Sở, Đông La +++
Bưởi Quế Dương Cát Quế ++
Bưởi Phúc Trạch Cát Quế, Yên Sở, Đông La +
Bưởi đường Tam Hợp Cát Quế +
Bưởi đường Da xanh Cát Quế, Yên Sở, +
Bưởi đào Cát Quế, Yên Sở, Đông La +
Bưởi La Tinh Cát Quế, Đông La ++
Bưởi chua Cát Quế, Yên Sở, Đông La, Đắc Sở +