Vị trí địa lý
Hoài Đức là một huyện đồng bằng nằm phía tây trung tâm thành phố Hà Nội, vị trí trong khoảng 20040’-21005’ vĩ độ bắc và 105038’ - 105045’ độ kinh đông. Về ranh giới địa lý, phía Bắc giáp với huyện Đan Phượng, huyện Phúc Thọ; phía Nam giáp với quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ; phía Tây giáp với huyện Quốc Oai, huyện Phúc Thọ; phía Đông giáp với huyện Từ Liêm, quận Hà Đông.
Huyện Hoài Đức nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng và sông Đáy có độ cao trung bình 5- 20m so với mực nước biển; địa hình bằng phẳng, nghiêng dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông được phân làm 2 vùng tự nhiên rõ rệt là vùng Bãi ven sông Đáy và vùng đồng được phân định bởi đê Tả sông Đáy.
Thời tiết, khí hậu trong thời gian nghiên cứu
Khí hậu là thành phần cơ cấu sinh động của sự cân bằng các điều kiện tự nhiên. Điều kiện khí hậu thời tiết quyết định sự sinh trưởng, phát triển và năng suất, phẩm chất của cây có múi.
Huyện Hoài Đức mang các đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hè và mùa đông khô lạnh (đầu mùa đông khô, cuối mùa đông ẩm ướt).
Năm 2010: Nhiệt độ không khí trung bình 24,40C, nhiệt độ thấp nhất 12,30C, nhiệt độ cao nhất 330C. Chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 54 dao động nhiệt độ trong năm của Hoài Đức khá lớn với biên đô giao động từ 11- 120C. Mùa nóng từ tháng 5- 10 với nhiệt độ nóng nhất trung bình trên 280C, mùa lạnh kéo dài khoảng 3tháng (từ tháng 12- tháng 2) tháng 12 lạnh nhất nhiệt độ xuống thấp dưới 180C, thấp nhất là 12,30C, giữa mùa nóng và mùa lạnh có thời kỳ chuyển tiếp tạo cho Hoài Đức thời tiết 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.
Độ ẩm không khí trung bình trong năm 82%, ngày ẩm độ thấp nhất là ngày 26 tháng 3 với độ ẩm 46%, tháng có ẩm độ cao nhất là tháng 4 với ẩm độ lên tới 98%. Số giờ nắng trung bình 3,65h/ngày, tháng ít nắng nhât là tháng 1 với 1,4 h/ngày; tháng 4 với 1,6h/ngày; tháng 3 với 1,7h/ngày. Lượng mưa thấp nhất là tháng 11 là 2,7mm và tháng 3 là 3,3mm. Lượng mưa ngày 25 tháng 7 lớn nhất là 146,4mm. Tổng lượng mưa trong năm 1502,3mm. Như vậy qua phân tích cho thấy, nhìn chung thời tiết năm 2010 diễn biến theo chiều hướng có lợi cho sinh trưởng và năng suất của đa số các vườn cây có múi ở Hoài Đức.
Năm 2011 (tính đến ngày 9/11): nhiệt độ trung bình năm 23,50C, chênh thấp hơn 10C với năm 2010, nhiệt độ tối cao 32,90C, nhiệt độ tối thấp 9,50C. Độ ẩm không khí trung bình trong năm 86%, ngày có ẩm độ thấp nhất là ngày 30 tháng 1 với ẩm độ 57%, lớn hơn ẩm độ của năm 2010. Tổng lượng mưa cả năm 1506,0mm. Lượng mưa ngày 31 tháng 7 lớn nhất là 91,8mm, thấp hơn rất nhiều so với lượng mưa của ngày lớn nhất của năm 2010. Số giờ nắng trung bình 2,7h/ngày. Nhìn chung, thời tiết năm 2011 diễn biến theo chiều hướng không thuận lợi lắm so với yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây có múi.
Thủy văn
Trên địa bàn huyện Hoài Đức có sông Đáy chảy qua, đây là phân lưu của sông Hồng, lưu vực đoạn sông chảy qua huyện có tổng chiều dài khoảng 23
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 55 km, là nguồn nước tưới quan trọng cho sản xuất nông nghiệp. Lòng dẫn chảy tràn giữa 2 đê (tả Đáy và hữu Đáy), khoảng cách từ lòng sông vào đê trung bình 1,8 km, đoạn sông rộng nhất thuộc xã Vân Côn, khoảng 3,9 km. Vào mùa kiệt đoạn chảy qua huyện Hoài Đức dòng chảy rất nhỏ, chỉ có nước hồi quy từ các kênh tiêu thuộc huyện Phúc Thọ, huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai. Vào mùa mưa, với tần suất xuất hiện đỉnh lũ của sông Đáy, tại vùng Hoài Đức chỉ ngập lòng sông, còn trên bãi ảnh hưởng không đáng kể. Ngoài ra Hoài Đức có nhiều ao hồ vừa cung cấp nước tưới vừa tiêu nước và có tác dụng điều hòa nhiệt độ và ẩm độ không khí trong mùa khô hanh và khô nóng. Về phương diện nào đó đây cũng là điều kiện thuận lợi cho phát triển cây có múi và nhất là cây bưởi ở Hoài Đức.
Điều kiện đất đai huyện Hoài Đức
Đất là môi trường sống và là giá thể quan trọng nhất để nâng đỡ và là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và nước cho cây trồng.
Hoài Đức thuộc vùng châu thổ Sông Hồng, đất được bồi lắng phù sa. Do vậy, đất có phản ứng ít chua ở tầng mặt, càng xuống sâu độ pHKCL càng tăng. Nhìn chung, đất nông nghiệp có độ phì nhiêu cao, tầng đất dày nên có thể bố trí trồng nhiều loại cây ngắn ngày, dài ngày, lương thực thực phẩm, cây công nghiệp và cây ăn quả. Việc nâng cao hiệu quả của hệ thống thủy nông sẽ tạo khả năng tăng năng suất, thâm canh tăng vụ.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Hoài Đức là 8.246,77 ha. Đất tự nhiên được phân thành 5 nhóm, trong đó đất vùng bãi ngoài đê sông Đáy, nơi trồng nhiều cây có múi thuộc nhóm đất phù sa bồi đắp có tổng diện tích 2.076 ha chiếm 31,9% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện, phân bố trên địa hình vàn cao thuộc các xã Cát Quế, Đắc Sở, Yên Sở, Đông La, Vân Côn, Song Phượng,…Nhóm đất này được hình thành do phù sa cổ của hệ thống sông Hồng, phẫu diện mới hình thành có màu đỏ tươi, phân lớp theo thành
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 56 phần cơ giới, đất tơi xốp, thành phần dinh dưỡng khá cân đối. Số liệu phân tích thành phần dinh dưỡng đất ở các xã nghiên cứu thuộc huyện Hoài Đức thể hiện qua bảng 3.1. cho thấy đất của Hoài Đức có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, tỷ lệ cấp hạt sét trung bình 15%, pH trung bình 6,0- 7,5 (có độ chua trung bình đến kiềm nhẹ), thích hợp cho sản xuất cây có múi.
Hàm lượng mùn ở mức trung bình đến giàu (<1,2%) ở tầng canh tác và giảm dần theo chiều sâu, hàm lượng đạm và lân tổng số ở mức thấp (N <0,07%; P2O5 < 0,23%), Kali ở mức độ trung bình 1,23%.
Theo kết quả phỏng vấn các nông hộ, hầu hết những người được phỏng vấn (92,8 %) đều cho rằng đất vườn của gia đình họ phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau đặc biệt là cây ăn quả. Tuy nhiên khi thâm canh cây trồng nhiều vụ trong năm vẫn cần phải bón thêm phân chuồng và phân vô cơ để bổ sung nguồn dinh dưỡng cây trồng đã tiêu hao, đảm bảo độ phì nhiêu tiềm tàng trong đất. Vì vậy nghiên cứu thí nghiệm phân bón Kali cho cây bưởi là giải pháp kỹ thuật quan trọng nhằm nâng cao năng suất và chất lượng bưởi ở Hoài Đức.
Tóm lại: Điều kiện tự nhiên của Hoài Đức thuận lợi cho phát triển vùng chuyên canh sản xuất cây có múi và xây dựng một nền kinh tế tổng hợp với sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hóa phục vụ cho một vùng đô thị lớn. Tuy nhiên, Hoài Đức đang trong quá trình đô thị hóa và xây dựng các khu, cụm công nghiệp nên việc biến đổi khí hậu sẽ là nguy cơ lớn ảnh hưởng tới quá trình phát triển sản xuất cây có múi tại địa phương.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 57 Bảng 3.1. Số liệu phân tích thành phần dinh dưỡng đất huyện Hoài Đức
Thành phần cơ giới OM Nts P2O5 K2O Ca Mg CEC Fe2O3