Ảnh hưởng của kỹ thuật tỉa cành đến sinh trưởng và năng suất quả của giống bưởi Quế Dương và bưởi Diễn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây ăn quả có múi tại huyện hoài đức, hà nội (Trang 100 - 102)

d. Thách thức

3.2.2. Ảnh hưởng của kỹ thuật tỉa cành đến sinh trưởng và năng suất quả của giống bưởi Quế Dương và bưởi Diễn

của giống bưởi Quế Dương và bưởi Diễn

Cắt tỉa cành nhằm mục đích điều hòa sự sinh trưởng, ra hoa và kết quả của cây. Cắt tỉa làm giảm chiều dài cành, tỉa bớt cành nhánh, hướng cành ra phía ngoài khiến cho trong tán cây giảm số lượng mầm sinh trưởng, góp phần điều chỉnh quá trình phân phối lại các chất dinh dưỡng cho các cơ quan, bộ rễ không bị ảnh hưởng do phần trên mặt đất phát triển quá mức, tưng cường sự sinh trưởng của các phần sinh trưởng dinh dưỡng và làm cho quả to hơn.

Theo tác giả Phạm Văn Côn (2003)[7], trong thời gian cây mang quả thì để cây có nhiều quả, chất lượng tốt phải đảm bảo cân đối cho cây 2 nguồn thức ăn: Bộ rễ cung cấp nhựa nguyên (nước và chất khoáng), trong đó quan trọng nhất là đạm, cho nên nguồn thức ăn này gọi theo nghĩa qui ước là nguồn đạm (N); Bộ lá cung cấp nhựa luyện nhờ hoạt động quang hợp và chất tượng trưng nhất là Cacbon, nên có thể gọi theo nghĩa qui ước là nguồn các bon (C). Điều này có nghĩa là cần có sự cân đối giữa tỷ lệ C/N để cây sinh trưởng phát triển bình thường, ra hoa kết quả nhiều.

Kết quả nghiên cứu trình bày trong bảng 3.12, bảng 3.13 cho thấy: áp dụng kỹ thuật tỉa cành đối với cây bưởi Diễn và bưởi Quế Dương đã làm cho năng suất của cây tăng lên rõ rệt đối với cả 2 giống bưởi. Năng suất của cây bưởi Diễn tăng từ 38,78 kg/cây lên 44,12 kg/ cây, năng suất bưởi Quế Dương tăng từ 158,89 kg/cây lên 189,11 kg/cây. Cũng từ đó cho thấy năng suất quả của bưởi Quế Dương đã cao gấp hơn 4 lần cây bưởi Diễn. Với cây bưởi Quế Dương khối lượng quả nặng hơn rất nhiều và số quả/ cây cũng gấp hơn 2 lần so với bưởi Diễn.

Như vậy, khi áp dụng kỹ thuật tỉa cành đối với cả 2 giống bưởi, đều cho năng suất tăng lên, trong đó giống bưởi Quế Dương vượt trội hơn hẳn về năng suất đối với cây bưởi Diễn.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 91 Bảng 3.12: Ảnh hưởng của kỹ thuật tỉa cành đến năng suất quả bưởi Diễn trên cây 8- 10 năm tuổi

Chỉ tiêu theo dõi Công thức

Cao quả (cm) Đường kính quả (cm)

Khối lượng trung bình /quả

(g/quả)

Số quả trung bình/cây

(quả)

Năng suất trung bình/cây (Kg/cây) Không tỉa cành 11,2 11,1 767,56 48,7 38,78 Tỉa cành 11,9 12,3 790,68 55,8 44,12 CV (%) 2,5 3,3 - - 5,8 LSD0,05 0,67 0,8 - - 5,5

Bảng 3.13: Ảnh hưởng của kỹ thuật tỉa cành đến năng suất quả bưởi Quế Dương trên cây 8- 10 năm tuổi

Chỉ tiêu theo dõi Công thức

Cao quả (cm) Đường kính quả (cm)

Khối lượng trung bình/quả

(g/quả)

Số quả trung bình/cây

(quả)

Năng suất trung bình/cây (Kg/cây) Không tỉa cành 11,28 11,61 1234,2 128,74 158,89 Tỉa cành 13,27 13,05 1317,4 143,55 189,11 CV (%) 7,6 5,3 - - 6,6 LSD 0,05 2,11 1,48 - - 25,81 8 3

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 92

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây ăn quả có múi tại huyện hoài đức, hà nội (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)