Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây ăn quả có múi tại huyện hoài đức, hà nội (Trang 31 - 34)

Cây có múi (cam, chanh, quýt, bưởi) là những loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, được xác định là một trong những cây ăn quả chủ lực trong việc phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, phục vụ tiêu dùng và xuất

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 22 khẩu. Tuy nhiên, có nhiều khó khăn, trong đó nổi bật là công tác chọn tạo giống và phòng chống sâu, bệnh, do vậy diện tích cây có múi ở nước ta trong một số năm trở lại đây có chiều hướng giảm. Năm 2007 diện tích cây có múi ở nước ta khoảng 138,8 nghìn hecta với sản lượng 1.044,6 nghìn tấn, trong đó cam và quýt có diện tích 86,7 nghìn hecta, sản lượng 662,0 nghìn tấn ; bưởi 39,7 nghìn hecta, sản lượng 296,4 nghìn tấn và chanh 12,4 nghìn hecta, sản lượng 86,2 nghìn tấn (Tổng cục thống kê, 2007) . Song đến năm 2009 diện tích diện tích cây có múi ở nước ta chỉ còn khoảng 87,5 nghìn hecta, trong đó diện tích cho sản phẩm khoảng 64,5 nghìn hecta và sản lượng khoảng 693,5 nghìn tấn (Bộ NN&PTNT- 2009), chỉ bằng diện tích và sản lượng cam, quýt năm 2007.

Bảng 1.1: Tình hình sản xuất cam quýt giai đoạn 2005-2010

Năm STT Tình hình sản xuất cam quýt 2005 2006 2007 2008 2009 Sơ bộ năm 2010 1 Diện tích (ha) 85.600 84.800 86.700 80.100 77.400 75.600 2 DT cho thu hoạch (ha) 59.400 62.300 65.200 63.900 64.500 61.500 3 Năng suất (Tạ/ha) 101,23 98,2 100,41 106,2 107,52 118,6 4 Sản lượng (tấn) 601.300 611.800 662.700 678.600 693.500 729.400

(Nguồn: Niên giám Tổng cục Thống kê 2010)

Mặc dù diện tích cây có múi có xu hướng giảm dần từ năm 2005 đến 2010, tuy nhiên năng suất bình quân và tổng sản lượng không giảm thậm chí tăng lên rõ rệt (98,2 tạ/ha năm 2006, đến năm 2010 năng suất đã tăng lên 118,6 tạ/ha).

Hiện tại, hai vấn đề chọn tạo giống để có bộ giống sản xuất hàng hóa, năng suất, chất lượng và vấn đề phòng chống sâu, bệnh giúp cho sản xuất phát

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 23 triển vẫn đang là vấn đề thời sự và bức xúc ở các vùng trồng cây có múi ở nước ta.

Do diện tích và sản lượng quả có múi giảm nên hàng năm nước ta vẫn phải nhập một lượng lớn quả có múi từ nước ngoài (chủ yếu là từ Trung Quốc, Thái Lan) với giá trị nhập khẩu mỗi năm một tăng. Năm 2008 là 72,4 triệu USD hơn 2 lần so với năm 2007 và hơn 3 lần so với năm 2005. Trong đó 2 loại quả cam và quýt có ưu thế trồng ở phía Bắc lại là 2 loại quả phải nhập nhiều nhất. (năm 2008: cam 16,37 triệu USD, quýt 56,0 triệu USD). Xuất khẩu quả có múi ở nước ta chủ yếu là bưởi và chanh. Tuy nhiên tổng giá trị xuất khẩu quả có múi ở nước ta mới chỉ bằng 1/35 nhập khẩu (số liệu bảng)

Bảng 1.2: Giá trị xuất nhập khẩu quả có múi ở nước ta từ 2005 – 2008.

Giá trị xuất khẩu (1.000

USD) Giá trị nhập khẩu (1.000 USD)

Loại quả 2005 2006 2007 2008 2005 2006 2007 2008 Bưởi 26 195 699 1.291 3 8 3 10 Chanh 52 92 326 1.111 1 7 6 14 Quýt 21 44 25 98 18135 19.164 21481 56.001 Cam 12 22 74 15 5266 5.486 6799 16.377 Quả có múi khác 20 59 32 187 3 1 48 24 Tổng 131 412 1156 2.702 23,408 24.666 28.337 72.426

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 24

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây ăn quả có múi tại huyện hoài đức, hà nội (Trang 31 - 34)