Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến đề tà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây ăn quả có múi tại huyện hoài đức, hà nội (Trang 43 - 46)

1.5.1. Điều tra, thu thập nguồn gen cây có múi

Hoạt động điều tra, thu thập đánh giá và sử dụng nguồn gen cây có múi nói chung và cây quýt nói riêng ở nước ta bắt đầu từ rất sớm, nhiều nguồn gen cam quýt đã được thu thập và nhập nội (Bùi Huy Đáp, 1960[9]. Tuy nhiên công việc này thực sự được quan tâm và tiến hành bài bản từ đầu năm 90 của thế kỷ 20 (Đỗ Đình Ca, 1996) [2].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 34 Năm 1992 Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phú Hộ đã tiến hành điều tra thu thập nguồn gen cây có múi ở các tỉnh miền bắc, đã thu thu thập mô tả được 185 mẫu giống thuộc 11 loài. Tuy nhiên do bị sâu bệnh phá hại nên đến năm 2000, tập đoàn quĩ gen cây có múi chỉ còn lại 24 giống.(Đỗ Đình Ca, 1996)[2].

Trong 2 năm 1996-1997, Viện NC rau quả hợp tác với Viện NC cây ăn quả Quốc gia Nhật Bản tiến hành điều tra nghiên cứu thu thập nguồn gen cây có múi ở những vùng trọng điểm trên lãnh thổ Việt Nam, đã thu thập được 276 mẫu giống. Trên cơ sở đánh giá đa dạng di truyền và dựa theo khóa phân loại của Swingle đã xác định được 68 giống và một số dạng lai thuộc 6 loài riêng biệt: i)Citrus sinensis Osbeck- Cam ngọt; ii)Citrus grandis Osbeck – Bưởi; iii)Citrus reticulata Blanco - Quýt; vi) C. limon Burn ( Swingle) –

Chanh; Citrus aurantium Linn và các dạng dại cam chua, cam đắng; v)

C.medica - bòng/ chanh yên/ phật thủ và vi) một số dòng lai như cam bù, cam Sành, cam Voi, Chấp, cam Đồng Đình.

Từ năm 1994-2000 Trung tâm cây ăn quả Long Định, nay là Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền nam đã tiến hành điều tra thu thập các giống cây ăn quả ở hầu hết các tỉnh phía nam, kết hợp với nhập nội đã thu thập được 155 mẫu giống cây có múi. Đã đánh giá và đưa vào sử dụng 17 giống (chủ yếu là giống nhập nội).

Giai đoạn 2001 - 2003 trong khuôn khổ Dự án IPGRI-ADB-TFT Project, Trung tâm Tài nguyên thực vật kết hợp với Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã thu thập được 188 nguồn gen cây có múi (IPGRI, 2004)[82]. Giai đoạn 2004-2005, Nguyễn Đình Tuệ đã điều tra, đánh giá và phân loại 61 nguồn gen cây có múi tại các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái và Hà Giang. Trên cơ sở đó đã đánh giá được mức độ đa dạng và sự phân bố của các quần thể cam Sen (Citrus

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 35 việc tuyển chọn các cây đầu dòng ưu tú phục vụ nhân giống và bảo tồn tại chỗ nguồn gen quýt đặc sản này.( Nguyễn Đình Tuệ, Nguyễn Thị Ngọc Huệ, 2009)[49]. Gần đây nhất, Nguyễn Công Tiệp( 2011) đã tiến hành điều tra tình hình sản xuất bưởi Diễn, phân tích đánh giá đúng thực trạng sản xuất bưởi Diễn tại xã Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất bưởi Diễn tại xã Phú Diễn theo hướng bền vững [38]

Hiện nay các tập đoàn quỹ gen cây có múi đã được tạo lập tại một số cơ sở nghiên cứu trong nước như Viện Nghiên cứu rau quả, Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, Viện di truyền nông nghiệp, Viện KHKT Nông nghiệp Bắc Trung Bộ... với tổng số 598 mẫu giống (chủ yếu giống địa phương) để phục vụ cho công tác chọn tạo giống.

Về việc tiếp cận với các kỹ thuật mới, hiện đại đặc biệt là áp dụng kỹ thuật chỉ thị ADN (AFLP, SSR) vào việc nhận diện một số giống cây ăn quả đặc sản, xác định đa dạng và quan hệ di truyền, tìm ra bộ chỉ thị phân tử đặc hiệu cho các giống cây ăn quả có múi đặc sản cũng đã được tiến hành ở một số viện, trường đại học và Trung tâm Tài nguyên thực vật. Năm 2004, Trịnh Hồng Kiên và CS[20]; đã sử dụng kỹ thuật SSR để nghiên cứu đa dạng di truyền 285 mẫu giống cây có múi đã thu thập ở Việt Nam, hiện đang được bảo tồn trên đồng ruộng hoặc trong nhà lưới của các Trung tâm và Viện nghiên cứu trong nước bằng phương pháp SSR (Simple Sequence Repeat). Kết quả cho thấy nguồn gen chi Citrus ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú có đủ 3 nhóm loài của chi Citrus là: Nhóm C.medica (Citron), nhóm C. reticulata (Mandarin) và nhóm C. maxima (Pomelo) hay còn gọi là nhóm C. grandis (Bưởi). Trần Thị

Oanh Yến và CTV( Viện cây ăn quả miền Nam), năm 2003 cũng đã sử dụng marker SSR để xác định tính đa dạng di truyền của một số giống cam quýt ở các tỉnh phía nam ( Trích theo Đỗ Đình Ca, 2009)[4]

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 36 Tác giả Trần Phúc Đường, Đại học Cần Thơ năm 2005 tiến hành đề tài “Phân loại, đánh giá và in dấu ADN các giống cây có múi ở Việt Nam”[7].

Gần đây nhất, năm 2009, Tác giả Đỗ Đình Ca đã sử dụng kỹ thuật RAPD để đánh giá đa dạng di truyền 30 mẫu giống cây đầu dòng tuyển chọn thuộc bưởi Thanh Trà và Phúc Trạch. Kết quả cho thấy giữa các dòng của từng giống bưởi Thanh Trà hay bưởi Phúc Trạch tại các vùng nguyên sản tuy có sự khác nhau ít nhiều về đặc điểm hình thái nhưng đều có mối quan hệ di truyền khá gần gũi với hệ số đồng dạng của bưởi Thanh Trà trong khoảng 0,75-1 và bưởi Phúc Trạch từ 0,89-1 [4]. Tương tự Trần Thị Oanh Yến và CTV đã phân tích di truyền của các thể bưởi Da xanh tuyển chọn bằng phương pháp ITS( Internal Transcribed Spacer) để xác định Bưởi Da xanh có nhiều dòng, tuy khác nhau về mặt di truyền nhưng đều có nguồn gốc từ xã Thanh Tân huyện Mỏ Cày, Bến Tre [58]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây ăn quả có múi tại huyện hoài đức, hà nội (Trang 43 - 46)