Đất và chất dinh dưỡng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây ăn quả có múi tại huyện hoài đức, hà nội (Trang 26 - 29)

Cây có múi có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, từ loại đất cát được cải tạo ven biển, đất sét trộn mùn pha cát đến đất thịt nặng hoặc thậm chí cả trên đất bùn ao. Cây có múi cho năng suất cao nhất khi được trồng trên đất có tầng đất canh tác dày, đất sét trộn mùn pha cát, có độ pH 5,5

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 17 - 7,0. Đối với những loại đất quá chua hoặc quá kiềm thì lựa chọn cây gốc ghép phù hợp là vấn đề quan trọng đối với những người sản xuất cây có múi( Nabumasa Nito, 2004)[89];

Theo Hoàng Ngọc Thuận (2002), cây cam quýt có thể trồng được trên đa số các loại đất trồng trọt ở Việt Nam: đất thịt nặng ở đồng bằng, đất phù sa châu thổ, đất đồi núi, đất phù xa cổ, đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất bạc màu.Tuy nhiên ở những vùng đất xấu phải đầu tư nhiều, thâm canh cao, hiệu quả kinh tế sẽ kém hơn. Cũng theo tác giả này, đất trồng cam quýt tốt là những đất bằng phẳng, có cấu tượng, nhiều mùn, thoáng khí, giữ ẩm tốt, khi cần dễ tháo nước và có tầng đất dày( hơn 1m càng tốt), mực nước ngầm thấp( tối thiểu phải sâu hơn 80cm) Như vậy, phần lớn đất đai vùng đồi núi phía bắc, phía tây Nghệ An, Hà Tĩnh, miền Đông Nam Bộ đều thỏa mãn các yêu cầu của cây cam quýt[35].

Theo Phạm Văn Côn( 2003), cây cam quýt có thể trồng được trên đất có pH từ 4-8, nhưng thích hợp nhất là 5,5-6,5. Ở độ pH này các nguyên tố khoáng cần thiết cho cây cam quýt phần lớn ở dạng dễ tiêu. Thông thường ở những nơi đất chua (pH< 5) người ta phải bón vôi để nâng cao độ pH. Phần lớn đất trồng cam quýt ở Việt Nam đều có độ pH thấp từ 4-5, vì vậy cần chú ý cải tạo đất và bón phân thích hợp.[7]

Để tồn tại, sinh trưởng và phát triển, cây cam quýt cũng như các loài thực vật khác cần được cung cấp đầy đủ và cân đối các nguyên tố dinh dưỡng N-P-K cũng như các nguyên tố vi lượng. Nghiên cứu của một số tác giả cho thấy cây hút dinh dưỡng quanh năm nhưng hút mạnh vào thời kỳ nở hoa cũng như khi cây ra đọt mới( tương ứng vào tháng 3-4 và tháng 7-9). Theo Chapman (1968)[69], có ít nhất 12 nguyên tố dinh dưỡng quan trọng cần được bón để cho cây sinh trưởng bình thường và có năng suất.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 18 Đạm là nguyên tố vô cùng quan trọng đối với sinh trưởng của cam quýt, đặc biệt trong hình thành bộ lá. Cây cam quýt hấp thụ đạm nhiều. Thiếu đạm lá bị mất diệp lục, bị ngả vàng, cành nhỏ, quả nhỏ, vỏ mỏng, năng suất giảm nhiều. Tuy nhiên, nhiều đạm quá mức dẫn đến quả lớn, vỏ dày và phẩm chất quả kém, quả lên mã chậm, hàm lượng vitaminC giảm. Ở điều kiện thời tiết Việt Nam, cây cam quýt hấp thụ đạm quanh năm và mạnh nhất vào các tháng trời ấm[34].

Lân rất cần cho cây trong quá trình phân hóa mầm hoa. Thiếu lân cành lá sinh trưởng kém, lá rụng nhiều, rễ không phát triển được. Lân có ảnh hưởng rõ rết đến phẩm chất quả, có tác dụng giảm lượng axit trong quả, cho tỷ lệ đường/ axit cao, hương vị quả ngon hơn, hàm lượng vitamin C giảm. Vỏ quả mỏng trơn, lõi quả chặt, không rỗng, màu sắc quả hơi kém nhưng chuyển mã nhanh. Hiệu quả của việc bón lân cho cam quýt phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau: độ chua của đất, lượng Ca 2+ và Mg 2+.

Kali rất cần cho cây cam quýt trong thời kỳ ra lộc non và thời kỳ quả phát triển mạnh. Kali ảnh hưởng rõ rệt đến cả năng suất và phẩm chất quả. Cây được bón đủ kali cho quả to, ngọt, nhanh chín, chịu được cất giữ vận chuyển.

Thiếu kali sẽ làm quả nhỏ nhưng lá không có triệu chứng gì, thiếu trong thời gian dài lá mới bị dày và nhăn nheo, vùng giữa các gân lá bị mất diệp lục và sau đó các vết chết khô, khi thiếu trầm trọng đầu đọt lá bị rụng, lá bị chết khô, cây thường bị chảy gôm, quả thô, phẩm chất kém. Ngược lại thừa kali cây sẽ sinh trưởng kém, đốt ngắn, cây không lớn được. Bên cạnh các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng N-P-K, các nguyên tố trung lượng ( Canxi, magiê) và vi lượng (bo-B, sắt-Fe, đồng- Cu, kẽm- Zn, mangan- Mn ) cũng có vai trò rất quan trọng đối với sinh trưởng phát triển, năng suất và phẩm chất của cây có múi.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 19 Cơ sở của việc bón phân hợp lý cho cây có múi là dựa vào yêu cầu dinh dưỡng của cây ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển cụ thể và căn cứ vào thành phần chất dinh dưỡng trong đất mà bón những chất còn thiếu [69]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây ăn quả có múi tại huyện hoài đức, hà nội (Trang 26 - 29)