Kết quả tuyển chọn cây đầu dòng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây ăn quả có múi tại huyện hoài đức, hà nội (Trang 93 - 100)

d. Thách thức

3.2.1.Kết quả tuyển chọn cây đầu dòng

Muốn phát triển bất cứ một loại cây trồng nào thì giống tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái vùng trồng là yếu tố đầu tiên cần phải quan tâm. Đối với cây ăn quả như Bưởi đường, một cây có múi bản địa được người dân lưu giữ lâu đời thì vấn đề phục tráng giống và trẻ hoá vườn trồng có tầm quan trọng hàng đầu nhằm bảo tồn và phát triển bền vững giống bưởi quí này.

Qua kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ theo bảng tiêu chí vào tháng 7/ 2010 đã xác định được 57 cây ưu tú bưởi Quế Dương phục vụ cho việc tuyển chọn cây đầu dòng vào cuối năm 2010. Hầu hết 57 cây trong độ tuyển chọn đều có độ tuổi 10- 30 năm. Tuy nhiên thực tế cho thấy rất ít hộ quan tâm đến việc tạo tán, tỉa cành khô, cành không hiệu quả, điều này cũng ảnh hưởng đến năng suất quả và gây khó khăn cho việc đánh giá, tuyển chọn. Đến vụ thu hoạch, tiếp tục đánh giá tuyển chọn đã chọn được 21/ 57 cây phục vụ cho việc bình tuyển cây đầu dòng của Hội đồng chấm điểm do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì.

Nguồn gốc và quá trình trồng bưởi Quế Dương

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 84 bưởi ngọt tổ ở xóm Tháp Thượng- Thôn Quế Dương- xã Cát Quế- huyện Hoài Đức- Hà Nội. Hầu hết những cây bưởi ngọt xin bình tuyển đều có độ tuổi cây từ 10 năm trở lên. Cây ít tuổi nhất cũng được trồng từ năm 1998, có những cây được trồng từ năm 1985.

Đặc điểm chính của giống bưởi ngọt Quế Dương xin bình tuyển.

Cây có khả năng sinh trưởng khỏe, tán cây hình bán cầu, trung bình một năm có 3 đợt lộc chính. Cây ra hoa vào đầu tháng 2 đến đầu tháng 3. Quả có dạng hình cầu, vỏ quả màu vàng, nhẵn, khối lượng quả trung bình đạt 1000- 1600g. Múi quả mọng nước, vị ngọt không the đắng. Tỷ lệ phần ăn được của quả đạt 68,5- 76,7%. Năng suất trung bình đạt từ 130- 480 quả/cây/năm. Đặc biệt giống bưởi ngọt Quế Dương có thời gian thu hoạch sớm từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 11 để rải vụ cho nhu cầu tiêu dùng trước khi bưởi Diễn được thu hái.

Tình hình sinh trưởng và năng suất một số cây bưởi Quế Dương đầu dòng đã được bình tuyển năm 2010.

Để tuyển chọn được những cây bưởi đầu dòng ưu tú Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đã tổ chức Hội nghị bình tuyển cây ưu tú bưởi ngọt Quế Dương vào tháng 10 năm 2010 để làm cơ sở bình tuyển cây đầu dòng.

Trong tổng số cả xã có 8ha trồng bưởi ngọt Quế Dương. Thông qua, quá trình theo dõi của nông hộ nhiều năm và kết quả tuyển chọn sơ bộ, đã chọn lọc và xin được bình tuyển 21 cây. (Mã số bình tuyển được đặt tên mang đặc tính riêng của từng hộ: Điền 34, Điền 35, Điền 35.1, Điền 35.2, Điền 35.3, Dũng 49, Dũng 50, Cường 45, Cường 46, Cường 47, Liên 51, Liên 51.1, Chiêm 52, Chiêm 53, Chiêm 54, Hùng 55, Tư 55.1, Chung 55.2, Chung 55.3, Bằng 3, Bằng 4).

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 85 Quế Dương tiến hành đánh giá thực tế kết hợp với đánh giá cảm quan, nếm thử và cho điểm số các cây tham gia bình tuyển, kết quả đã lựa chọn được 13 cây đạt tiêu chuẩn đầu dòng. (Biên bản Hội đồng bình tuyển ở phụ lục).

Theo bảng 3.9 ta thấy có 13 cây bưởi Quế Dương ở 6 hộ gia đình đã được bình tuyển là cây bưởi đầu dòng. Nhà ông Nguyễn Văn Điền và ông Nguyễn Bách Cường là hai hộ có số cây được bình tuyển cây bưởi đầu dòng nhiều nhất với 3 cây/hộ. Hộ ít nhất có 1 cây đó là gia đình nhà ông Nguyễn Văn Bằng. Khối lượng trung bình quả của các cây được bình tuyển lớn từ 1,2 - 1,6kg. Số quả trên cây đạt từ 170 - 430 quả.

Số liệu thể hiện ở bảng 3.10 cho thấy tất cả các cây bưởi Quế Dương được bình tuyển đều tập trung chủ yếu ở khu vực 7 của xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, có cùng một hình thức nhân giống là chiết cành, các vườn trồng thưa và tuổi cây cao, độ tuổi của các cây bưởi Quế Dương từ 12- 25 năm. Trong đó các cây bưởi nhà bác Chiêm có tuổi cây cao nhất là 25 năm. Các cây bưởi được bình tuyển có chiều cao trung bình từ 7,1 - 8,7 m, độ cao phân cành thấp (từ 30cm – 90cm), có đường kính tán rộng từ 7,9 - 9,0 m, phân bố đều, thuận lợi cho việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào trong sản xuất.

Trong hội nghị bình tuyển, các cây được bình tuyển đạt số điểm dao động từ 690,0- 477,7 điểm, cây được đánh giá cao nhất là của anh Nguyễn Văn Dũng, mã số Dũng 49 với 477,7 điểm và cây đánh giá thấp nhất là của nhà ông Lê Chiêm, mã số Chiêm 53 với số điểm được thể hiện ở bảng 3.11.

Tóm lại, các cây được bình tuyển là những cây có khả năng sinh trưởng phát triển tốt nhất và đây là nguồn gen bưởi địa phương quý có chất lượng, chống chịu sâu bệnh tốt rất cần được bảo tồn và phát triển không chỉ cho huyện Hoài Đức mà có thể mở rộng sang những huyện khác của thành phố Hà Nội.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 86 Từ kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ đã khẳng định được những đặc trưng cơ bản của bưởi Quế Dương như sau:

Bưởi Quế Dương là cây thân gỗ lâu năm, chiều cao cây có thể đạt 8 – 10m, ở độ tuổi trên 50 năm vẫn cho năng suất. Bưởi Quế Dương có dạng tán lá hình dù và tán lá rộng. Cây có khả năng phát triển thân cành rất mạnh, đặc biệt ở giai đoạn kiến thiết cơ bản. So với giống bưởi Diễn cùng trồng ở một thời điểm thì giống bưởi Quế Dương phát triển chiều cao và tán lá gấp 2 lần. Lá hình mũi mác, bản lá to dày, màu xanh đậm và các lá xếp sát nhau tạo nên bộ lá khá rậm rạp so với bưởi Diễn và có thời gian sống dài hơn các giống bưởi khác trong vùng. Quả của bưởi Quế Dương có hai dạng hình cơ bản đó là dạng ô van và hình cầu. Ở giai đoạn đầu của thời kỳ mang quả cây có quả hình ô van, đặc biệt là những quả phát triển ở cành lá. Đây cũng là đặc điểm khác biệt so với nhiều giống khác. Vỏ quả mịn gần tương tự bưởi Pômêlô tuy nhiên màu sắc vỏ lúc còn xanh đậm hơn. Bưởi Quế Dương lúc chín rất mỏng vỏ, tỷ lệ vỏ/sọ thuộc loại rất cao, khoảng 80%. Múi to, tôm nhiều nước ít bị khô (quả những cây già có thể để đến 8 - 9 tháng sau thu hoạch). Khối lượng quả thuộc loại lớn nhất trong các giống bưởi ở nước ta, quả cao nhất (bưởi tơ) có thể đạt 4- 5kg. Độ ngọt (thể hiện qua chỉ tiêu tổng chất khô hoà tan TSS tính bằng đơn vị độ Brix) bưởi Quế Dương thuộc loại trung bình, dao động từ 9- 12% và có thể cải thiện thông qua một số kỹ thuật canh tác như bón phân, siết nước, thu hoạch đúng thời vụ. Bưởi Quế Dương thuộc loại ít sâu bệnh hơn rất đáng kể so với bưởi Diễn. Mặc dầu vậy, giống này hay bị một số loại rệp, muội tấn công vào đầu xuân gây đen lá và quả làm giảm chất lượng quả thương phẩm.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 87 Bảng 3.9. Năng suất của các cây bưởi Quế Dương đầu dòng đã được bình tuyển năm 2010 tại xã Cát Quế

TT Tên giống Mã số Số cây Số quả/ cây Khối lượng trung bình quả (kg)

Khối lượng TB quả trên cây (kg) 1 Bưởi Quế Dương Điền 34 1 430 1,4 602

2 Bưởi Quế Dương Điền 35 1 320 1,5 480 3 Bưởi Quế Dương Điền 35.3 1 350 1,35 472,5 4 Bưởi Quế Dương Dũng 49 1 170 1,2 204 5 Bưởi Quế Dương Dũng 50 1 280 1,6 448 6 Bưởi Quế Dương Cường 45 1 250 1,6 400 7 Bưởi Quế Dương Cường 46 1 230 1,5 345 8 Bưởi Quế Dương Cường 47 1 315 1,5 472,5 9 Bưởi Quế Dương Chiêm 53 1 300 1,35 405 10 Bưởi Quế Dương Chiêm 54 1 250 1,5 375 11 Bưởi Quế Dương Chung 55.2 1 420 1,3 546 12 Bưởi Quế Dương Chung 55.3 1 380 1,5 570 13 Bưởi Quế Dương Bằng 4 1 350 1,55 542,5

Nguồn: Phòng Trồng Trọt - Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội năm 2010

7

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 88 Bảng 3.10. Đặc điểm sinh trưởng của một số cây bưởi đầu dòng đã bình tuyển được ở xã Cát Quế, năm 2010

TT Tên giống Mã số Địa chỉ

nơi trồng Số cây Tuổi cây Hình thức nhân giống Chiều cao cây (m) Đường kính tán (m) Đường kính gốc (cm) Độ cao phân cành (cm) 1 Quế Dương Điền 34 Khu vực 7 1 22 Cành chiết 8,6 8,3 18 80 2 Quế Dương Điền 35 Khu vực 7 1 22 Cành chiết 8,6 8,5 17 50 3 Quế Dương Điền 35.3 Khu vực 7 1 22 Cành chiết 7,8 8,0 13 80 4 Quế Dương Dũng 49 Khu vực 7 1 12 Cành chiết 8,2 8,5 20 30 5 Quế Dương Dũng 50 Khu vực 7 1 12 Cành chiết 7,6 7,9 15 40 6 Quế Dương Cường 45 Khu vực 7 1 15 Cành chiết 8,4 8,7 17 30 7 Quế Dương Cường 46 Khu vực 7 1 15 Cành chiết 7,6 8,2 17 50 8 Quế Dương Cường 47 Khu vực 7 1 15 Cành chiết 7,1 7,9 14 40 9 Quế Dương Chiêm 53 Khu vực 9 1 25 Cành chiết 8,7 9,0 18 80 10 Quế Dương Chiêm 54 Khu vực 9 1 25 Cành chiết 8,1 8,5 22 60 11 Quế Dương Chung 55.2 Khu vực 7 1 18 Cành chiết 8,1 8,6 15 90 12 Quế Dương Chung 55.3 Khu vực 7 1 18 Cành chiết 8,0 8,5 16 70 13 Quế Dương Bằng 4 Khu vực 7 1 15 Cành chiết 8,1 8,7 14 50

8

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 89 Bảng 3.11. Những Cây bưởi đầu dòng Quế Dương được tuyển chọn

tại Hội nghị bình tuyển cây ưu tú năm 2010 tại xã Cát Quế, Hoài Đức, Hà Nội

TT Mã số Họ và tên Địa Chỉ Điểm chấm

1 Điền 34 Nguyễn Văn Điền Khu vực 7 172,5 2 Điền 35 Nguyễn Văn Điền Khu vực 7 169,2 3 Điền 35.3 Nguyễn Văn Điền Khu vực 7 169,3

4 Dũng 49 Lê Văn Dũng Khu vực 7 177,7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Dũng 50 Lê Văn Dũng Khu vực 7 172,5

6 Cường 45 Nguyễn Bách Cường Khu vực 7 177,0 7 Cường 46 Nguyễn Bách Cường Khu vực 7 171,7 8 Cường 47 Nguyễn Bách Cường Khu vực 7 170,7

9 Chiêm 53 Lê Chiêm Khu vực 9 169,0

10 Chiêm 54 Lê Chiêm Khu vực 9 169,7

11 Chung 55.2 Nguyễn Duy Chung Khu vực 7 171,2 12 Chung 55.3 Nguyễn Duy Chung Khu vực 7 176,3

13 Bằng 4 Nguyễn Văn Bằng Khu vực 7 170,3

8

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 90

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây ăn quả có múi tại huyện hoài đức, hà nội (Trang 93 - 100)