Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây ăn quả có múi tại huyện hoài đức, hà nội (Trang 58 - 60)

Vì cây bưởi là cây ăn quả lâu năm, hơn nữa thời gian nghiên cứu rất có hạn nên các thí nghiệm đều được bố trí trên vườn đang kinh doanh của các hộ nông dân, theo phương pháp bố trí thí nghiệm cây lâu năm.

- Thí nghiệm bón bổ sung phân kali cho bưởi Diễn và bưởi Quế Dương

Trước khi tiến hành thí nghiệm bón phân, qua điều tra tại các hộ gia đình ở 4 xã trên địa bàn huyện Hoài Đức, cho thấy chưa có sự cân đối trong việc bón phân. Người dân cũng chưa hiểu biết về kỹ thuật bón phân đối với cây bưởi. Thực tế cho thấy lượng phân bón người dân bón hàng năm cho cây bưởi đã cho thu hoạch (trên 7 năm tuổi) là 20kg phân chuồng, 5- 6kg NPK tổng hợp và 200- 300g kali. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành thí nghiệm bón bổ sung phân kali cho 2 giống bưởi đặc sản phổ biến: bưởi Diễn và bưởi Quế Dương.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 49 Thí nghiệm gồm 3 công thức có nền phân bón chung cho 1 cây là: 20kg phân chuồng, 5- 6kg NPK tổng hợp và 300g kali

Công thức 1(Đối chứng): Không bón bổ sung kali Công thức 2: Bón bổ sung kali với lượng 300g/cây/năm Công thức 3: Bón bổ sung kali với lượng 500g/cây/năm Bón bổ sung kali chia làm 3 đợt

- 1 tháng trước khi cây ra hoa bón: 30% Kali.

- Sau khi đậu quả (giai đoạn quả đang phát triển) bón: 50% Kali. - Một tháng trước khi thu hoạch bón: 20% Kali.

Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên, với 3 lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc 5 cây. Với bưởi Diễn ở cây độ tuổi 8- 10 năm, bưởi Quế Dương ở cây độ tuổi 12- 15 năm.

- Thí nghiệm tỉa cành sau thu hoạch trên cây bưởi Diễn và bưởi Quế Dương

Đã tiến hành thí nghiệm với 2 công thức: Công thức 1: Không tỉa (Đối chứng)

Công thức 2: Tỉa cành sau khi thu hoạch quả

Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi tiến hành áp dụng phương pháp tỉa cành trên những cây bưởi Quế Dương có độ tuổi 10- 15 năm đã ra quả và đã có sự cân bằng tương đối giữa lá và rễ. Tuy nhiên ở thời kỳ này trên cây một bộ phận cành đã già, hoặc bị sâu bệnh làm hỏng, một bộ phận lá thừa, lại già che lấp lá non. Chính vì vậy, đã tiến hành tỉa cành vào thời gian sau khi thu hoạch quả (tháng 12).

Thí nghiệm bố trí ngẫu nhiên với 3 lần nhắc, trên những cây bưởi có độ tuổi: từ 8- 10 năm. Mỗi lần nhắc 5 cây.

Đối tượng chính cắt tỉa là các cành đã mang quả, các cành già yếu, cành bị sâu bệnh, giập gẫy, khô, các cành gầy nhỏ và ngắn, cành vượt, cành mọc chụm quá nhiều, cành mọc lộn xộn không tạo ra năng suất.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 50 Cắt tỉa như sau: Sau khi thu hoạch quả tháng 12 năm 2010, cắt ngắn (cắt khoảng 1/3 đến ½ cành) những cành quá dài vươn sang tán cây khác trong vườn, cành bị khô đầu và bị nhiễm sâu bệnh. Cắt những cành mọc dày trong tán (không vượt quá 15% tổng số cành) và cắt bỏ những cành vượt.

Trong quá trình cắt, các dụng cụ dao kéo được khử trùng bằng nước javel hoặc cồn 900 trước khi tỉa.

-Thí nghiệm khoanh vỏ trên cành của 2 giống Quế Dương và bưởi Diễn

Đã tiến hành thí nghiệm với 2 công thức: Công thức 1: Không khoanh vỏ ( Đối chứng )

Công thức 2: Khoanh 1 vòng vỏ với độ rộng 1cm, khoanh tại cành cấp 1. Thí nghiệm khoanh vỏ được tiến hành trên những cây bưởi có tuổi từ 10- 15 năm. Trong quá trình khoanh vỏ, các dụng cụ dao kéo được khử trùng bằng nước javel hoặc cồn 900 trước khi tiến hành khoanh vỏ.

Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên, với 3 lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc 5 cây. Trên những cây bưởi Diễn có độ tuổi 8- 10 năm, bưởi Quế Dương ở cây độ tuổi 12- 15 năm.

Thời gian tiến hành khoanh vỏ bưởi Diễn: ngày 05 tháng 12 năm 2010, cho bưởi Quế Dương: ngày 04 tháng 12 năm 2010.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây ăn quả có múi tại huyện hoài đức, hà nội (Trang 58 - 60)