Điều kiện kinh tế xã hội huyện Hoài Đức, Hà Nộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây ăn quả có múi tại huyện hoài đức, hà nội (Trang 68 - 70)

Hoài Đức là nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hoá cấp quốc gia, có tiềm năng phát triển du lịch trong đó có du lịch sinh thái. Năm 1831, vua Minh Mạng đặt Hoài Đức là 1 trong bốn Phủ của tỉnh Hà Nội, năm 1945 được Chính phủ đặt tên là huyện Hoài Đức. Toàn huyện có 67 di tích lịch sử, văn hoá cấp quốc gia (Trung bình mỗi xã có hơn 3 di tích). Hoài Đức có 12 làng được công nhận là nghề truyền thống.

Dân số - lực lượng lao động sản xuất

Hoài Đức là huyện nằm trong quy hoạch phát triển của thủ đô Hà Nội, với dân số vào khoảng hơn 190 nghìn người. Mật độ dân số khoảng 23,3 người/ha, cao hơn mật độ của Hà Nội (19,7 người/ha) và cao hơn so với mật độ dân số trung bình của vùng đồng bằng sông Hồng (khoảng 9,3 người/ha) và cả nước (2,59 người/ha).

Trong giai đoạn 2006- 2010 dân số huyện Hoài Đức tăng bình quân khoảng 2,5%/năm, do gia tăng dân số cơ học khá cao. Dân số sống ở khu vực nông thôn chiếm 93% dân số toàn huyện. Nhìn chung, nguồn lao động của Hoài Đức có chất lượng khá, tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo đạt 29,8%. Một bộ phận đáng kể được đào tạo bằng hình thức truyền nghề thủ công truyền thống. Tuy nhiên, do tốc độ đô thị hóa nhanh, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp nên vấn đề giải quyết việc làm cho một bộ phận khá lớn lao động nông nghiệp bị mất đất sản xuất đang là bài toán nan giải.

Lao động trẻ, nhất là lao động nam giới hiện nay có xu hướng thoát ly nông nghiệp ngày càng nhiều hơn nên lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là lao động cao tuổi, lao động nữ hạn chế về chuyên môn, kỹ thuật. Tình trạng “già hóa lao động nông nghiệp” đang là yếu tố cản trở đáng kể đến việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển nông nghiệp hàng hóa.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 59

Giao thông

Huyện Hoài Đức nằm sát cạnh nội thành Hà Nội (Theo quy hoạch chung

của Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050 đang trình Chính phủ phê duyệt thì huyện Hoài Đức sẽ là đô thị trung tâm). Thuận lợi về giao thông khi có

Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32, tỉnh lộ 72 chạy qua, Đường Đê Tả Đáy được bê tông hóa với 2 làn đường riêng biệt, nhiều đường đô thị trong toàn thể hệ thống, đã đem lại cho Hoài Đức khả năng mới trong phát triển kinh tế. Với lợi thế là nằm trong khu tam giác trọng điểm phía Bắc, lại có hệ thống đường giao thông thuận lợi và hiện đại nối với vùng trung tâm Hà Nội cũng như tỏa đi các tỉnh phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Từ đó, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; hình thành vùng trồng cây ăn quả ven sông Đáy và dọc theo các tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ; vùng trồng rau sạch ở Vân Côn, trồng cam Canh ở xã Vân Canh… Tuy vậy, hệ thống giao thông nội đồng chủ yếu là hệ thống đường đất, hẹp gây khó khăn cho việc vận chuyển vật tư sản xuất, vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ.

Thủy lợi

Ngoài nguồn nước mưa hàng năm, Hoài Đức được sông Hồng ở phía Bắc cung cấp nước qua hệ thống thủy nông Đan Hoài, nước của sông Đáy chạy dọc theo vùng bãi từ Minh Khai đến Đông La. Ngoài ra trên địa bàn huyện Hoài Đức còn có hệ thống ao hồ nằm xen kẽ trong khu dân cư với diện tích khoảng 56ha. Tuy nhiên, hệ thống kênh mương phục vụ tưới tiêu vẫn chủ yếu là kênh đất cho nên hiệu quả tưới, tiêu rất thấp; Hơn thế nữa chất lượng nước trên các kênh chưa được đảm bảo do bị ô nhiễm từ các làng nghề, chất thải chăn nuôi, sinh hoạt chưa xử lý trước khi đưa vào kênh tiêu. Nhưng nằm trong vùng trầm tích châu thổ sông Hồng nên nước ngầm ở Hoài Đức khá phong phú, sâu hơn 1,5-1,8m, để chủ động nước tưới nhiều hộ nông dân đã

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 60 khoan giếng khai thác nước ngầm để sinh hoạt và tưới cây. Ở những vùng khó dùng nước tưới của hệ thống thủy lợi thì đây là biện pháp hiệu quả nhất.

Cơ sở hạ tầng

Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nói chung và cây ăn quả nói riêng chưa được đầu tư thỏa đáng, do vậy hiệu quả sản xuất chưa cao. Trên địa bàn huyện vẫn chưa có nhà sơ chế và kho bảo quản các loại quả trước khi mang đi tiêu thụ. Các hộ sản xuất hoặc các hộ thu gom phải tự làm công tác sơ chế, bản quản, phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây ăn quả có múi tại huyện hoài đức, hà nội (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)