Những nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật cho cây có mú

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây ăn quả có múi tại huyện hoài đức, hà nội (Trang 35 - 43)

a) Nghiên cứu tuyển chọn gốc ghép cho cam quýt

Đã có nhiều công trình nghiên cứu tại các nước sản xuất mạnh cây có múi nhằm chọn tạo được các giống gốc ghép thích hợp với từng giống, có khả năng thích ứng tốt với những điều kiện bất thuận như hạn, mặn, lạnh, kháng bệnh virus...Những gốc ghép lùn được đặc biệt quan tâm để tạo cây giống lùn có khả năng làm tăng mật độ trồng và hạn chế ảnh hưởng của gió bão. Một số

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 26 giống gốc ghép quan trọng cho cam quýt hiện đang được sử dụng tại nhiều nước là Troyer và Carrizo Citrange (dạng lai giữa cam Washington navel và Cam Ba Lá), Poncitrus Trifoliata (Cam Ba Lá), Swingle Citrumelo (dạng lai giữa bưởi chùm và cam Ba Lá), Volkameriana (Chanh Volkamer); Rough lemon (Citronella), quýt Cleopatra, cam ngọt, Benton Citrange, C-35 Citrange, quýt lai Cox (Trích dẫn theo Ngô Hồng Bình, Kết quả dự án: Hoàn thiện qui trình kỹ thuật thâm canh Cam Xã Đoài ở một số tỉnh phía Bắc, tháng 3, 2010). Mỗi giống gốc ghép trên đều có những ưu thế về đặc điểm sinh trưởng và tính chống chịu riêng và cũng có một số hạn chế cho từng trường hợp cụ thể khi ghép với các loài cam quýt khác nhau, vì vậy khi lựa chọn gốc ghép phải căn cứ vào điều kiện sinh thái vùng trồng và loài, giống cây ghép để lựa chọn cây gốc ghép phù hợp. Ở Ấn Độ tại Bangalor tập đoàn cây gốc ghép được nghiên cứu hệ thống để cung cấp vật liệu gốc ghép tốt cho toàn bộ các vùng trồng cam quýt quốc gia (Agarwal, P.K.,1982[62].

Trong quá trình nghiên cứu đánh giá về kích thước cây, năng suất và phẩm chất quả, hàm lượng dinh dưỡng trong lá của giống quýt Clementine ghép trên 12 loại gốc ghép khác nhau, tác giả Georgiou ( 2002) đã kết luận: gốc ghép Carrizo citrange và Volkamer limon là 2 giống gốc ghép triển vọng cho quýt Clementine tại Cyprus. [77]

b) Cơ sở khoa học và những nghiên cứu về chế độ phân bón

Phân bón là những chất cung cấp dinh dưỡng cho cây hoặc bổ sung độ màu mỡ cho đất. Chúng là phương tiện tốt nhất để tăng sản lượng cà cải thiện chất lượng của lương thực thực phẩm. Cây trồng hút dinh dưỡng trong đất và từ phân bón để tạo nên sản phẩm của mình sau khi kết hợp với sản phẩm của quá trình quang hợp, cho nên sản phẩm thu hoạch phản ánh tình trạng đất đai và việc cung cấp thức ăn cho cây. Thực tế trong cây có chứa hầu hết các nguyên tố tự nhiên nhưng chỉ cần 16 nguyên tố để tăng trưởng tốt, 13 trong số

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 27 này là các nguyên tố dinh dưỡng vô cơ chủ yếu thường được gọi không thật chính xác là “ những chất dinh dưỡng”. Những chất này phải được cung cấp từ đất, hoặc từ phân động vật, hoặc từ phân bón vô cơ. Trong đó những nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu ( 3 nguyên tố) cần có cho hầu hết các loại cây và mọi loại đất là nitơ –N, Photpho-P v kali-K. Vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng đối với cây có múi được biết như sau:

-Đạm (N): Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cơ thể sống vì nó là thành phần cơ bản của protein- chất cơ bản biểu hiện sự sống. Đạm nằm trong nhiều hợp chất cơ bản cần thiết cho sự phát triển của cây như diệp lục và các chất men. Đạm giúp cây sinh trưởng tốt, tăng năng suất, chất lượng và kéo dài sinh trưởng quả. Khi thiếu N, mức nhẹ lá xanh vàng nhạt, nặng cành non chết khô, chồi ngắn, rụng trái non.

-Lân (P): Lân đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thống đệm trong tế bào và là nguồn dự trữ cần thiết cho việc tổng hợp lân hữu cơ. Lân hữu cơ rất đa dạng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, hútt chất dinh dưỡng và vận chuyển các chất đó trong cây. Lân giúp rễ phát triển tốt, tăng chất lượng quả. Thiếu P: lá nhỏ, trái nhỏ, ít nước.

-Kali (K): Kali đóng vai trò cơ bản và chắc chắn trong việc phân chia tế bào. Kali làm tăng áp suất thẩm thấu, tăng khả năng hút nước của bộ rễ, giúp cây trồng cứng chắc, ít đổ ngã, chống sâu bệnh, đồng thời điều khiển hoạt động của khí khổng cho nước bị mất ít khi gặp khô hạn, tăng khả năng chịu rét. Đủ kali, giúp tăng chất lượng và khả năng đậu trái, hạn chế chồi non lúc ra hoa, khả năng hút nước và hô hấp của cây,...Thiếu K: trái chua, chịu hạn, chịu rét kém.

-Canxi (Ca): Giúp thân, cành cứng rắn tránh gãy đổ, tăng pH đất và diệt trùng, trái chắc dễ tồn trử. Bón vôi CaCO3, CaO...vào đất.

-Magiê: Giúp lá xanh tốt, gốc ghép dễ tróc. Thiếu Mg lá có màu vàng thau hình chữ V ngược nhất là đất cát acid ven biển, vùng sâu trong đất liền. Phun hay bón vào đất Mg (NO3)2, MgSO4,...

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 28 -Kẽm: Thiếu kẽm lá vàng gân xanh, nhỏ dần và đóng lá dầy, thân, cành không phát triển, trái nhỏ, chất lượng kém,..Thiếu kẽm thường xảy ra ở vùng đất acid ven biển, đất kiềm. Phun hợp chất có kẽm qua lá cây hấp thu tốt nhất: Sunfat kẽm lúc lá gần trưởng thành.

-Mangan (Mn) và Sắt (Fe): Khi thiếu lá nhỏ, chồi non vàng màu trắng bạc (thiếu Fe), vàng từ cuống đến chóp lá (thiếu Mn), thường xảy ra ở đất acid và đất kiềm. Phun MnSO4 hay FeSO4,...lên lá.

-Đồng (Cu): Thiếu đồng vỏ trái có đốm nâu, trái nứt đít. Phun thuốc trừ bệnh gốc đồng (Copper zinc, Copper B,...)

Chỉ bón riêng phân vô cơ có tác dụng nhanh, hiệu quả cao nhưng lại dễ làm thoái hóa đất vì vậy về lâu dài hiệu quả kinh tế không ổn định. Để khắc phục nhược điểm này chúng ta nên bón kết hợp phân vô cơ và phân chuồng. Vì bón phân chuồng có thể cung cấp trực tiếp dinh dưỡng cho cây, lại có tác dụng làm tăng khả năng giữ nước và giữ các chất màu có trong đất làm cho đất tơi xốp và thoáng khí, góp phần cải thiện tính chất vật lý của đất, có hiệu quả rất tốt đối với các loại đất xám bạc màu, đất chua mặn, đất mặn và các loại đất bị rửa trôi do xói mòn (Viện cây ăn quả miền nam, 2009)[53].

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng cho cây có múi nói chung và cây quýt nói riêng ở các quốc gia trên thế giới. Nhìn chung các vấn đề về dinh dưỡng cho cây được đề cập tương đối toàn diện, trong đó những vấn đề về vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng, ảnh hưởng và mối quan hệ của chúng tới từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây cũng như năng suất, chất lượng quả được nghiên cứu khá chi tiết cụ thể. Theo nhiều công trình đã công bố, bổ sung dinh dưỡng cho cây có thể dựa trên một số căn cứ, tuy nhiên thông thường hiện nay người ta dựa trên 3 căn cứ chính: i) chuẩn đoán dinh dưỡng lá; ii) phân tích đất và; iii) dựa vào năng suất (Emblenton et al., 1973)[75].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 29 Bón phân theo chuẩn đoán dinh dưỡng lá dựa trên 4 nguyên tắc: chức năng của lá, qui luật bù hoàn giảm dần, chức năng của các nguyên tố dinh dưỡng và sự đối kháng ion. Từ 4 nguyên tắc này Emblenton and Reuther (1973)[75] đã xây dựng được tiêu chuẩn về thành phần dinh dưỡng lá gồm 5 cấp: Thiếu, thấp, tối thích, cao và thừa. Dựa vào thang tiêu chuẩn này người ta thường xuyên phân tích lá để biết được có cần hay không cần phải bón phân.

Căn cứ vào tình trạng dinh dưỡng đất, thông qua phân tích và đối chiếu với nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng độ tuổi, từng giai đoạn sinh trưởng người ta có thể định ra được chế độ bón phân phù hợp. Từ kết quả nghiên cứu, Trạm thí nghiệm Cam quýt Gainsville, Florida đề nghị tỷ lệ bón N:P2O5:K2O;MgO:MnO:CuO = 1:1:1:0,5:0,125:0,063. Tỷ lệ này tương đương với công thức 8:8:4:1:0,5. Tùy tuổi cây, từ năm thứ nhất đến năm thứ 6 bón mỗi cây số lượng phân bón hỗn hợp theo công thức trên từ 0,5-5,0 kg/năm (Turcker et al., 1995)[100]. Theo Trung tâm kỹ thuật thực phẩm và phân bón (FFTC), Đài Loan (2005) [41], từ năm thứ nhất đến năm thứ 5 lượng phân bón tính theo tuổi cây là như nhau đối với 3 nguyên tố N, P2O5, và K2O từ 50g/cây năm thứ nhất tăng dần đến 140g/cây năm thứ 5. Khi cây đã cho thu hoạch, lượng phân được bón theo năng suất thu được. Đó cũng là một căn cứ tương đối chính xác[12]. Người ta tính được rằng nếu năng suất 50tấn/ha sẽ lấy đi một lượng dinh dưỡng 74,5kgN/ha, 27,5kg P2O5 /ha và 123,5kg K2O/ha, do vậy khi bón phân cần bón đủ lượng dinh dưỡng trên + số lượng cần để tạo đọt mới, lá mới và số lượng mất đi do rửa trôi. Một nghiên cứu khác cho biết cứ thu 40kg quả thì phải bón trả lại cho đất 180kgN, 135kgP2O5,160kg K2O và 90Kg MgO. Theo Samson (1986)[94], bón phân cho cây non, cây chưa ra quả khác với bón phân cho cây trưởng thành, cây cho quả. Công thức chung hợp lý để bón là N-P2O5-K2O= 8:2:8 với lượng bình quân là 0,75kg/cây trong năm

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 30 đầu tiên, tăng dần cho đến 3,15kg/cây khi cây được 10 năm tuổi. Ở Nhật Bản người ta thường bón N-P-K theo tỷ lệ 10-2-5 [34]

Tất cả các nghiên cứu trên là những cơ sở cho việc bón phân và sử dụng phân bón một cách hợp lý đối với cây quýt. Tuy nhiên, trên thực tế việc ứng dụng các nghiên cứu có kết quả còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau, trong đó giống và điều kiện thời tiết khí hậu từng vùng có vai trò rất quan trọng, do vậy đối với mỗi đối tượng và mỗi vùng sinh thái cần phải tiến hành các thí nghiệm để tìm ra công thức bón thích hợp nhất.

c) Sử dụng phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng

Trong những vườn cây ăn quả có mạch nước ngầm cao, hoặc những thời kỳ khô hạn, bộ rễ hoạt động kém do vậy bón phân vào đất hiệu quả sẽ giảm, việc bón phân qua lá là cực kỳ hiệu quả để ngăn ngừa sự thiếu hụt dinh dưỡng, bổ sung dinh dưỡng kịp thời các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng cho cây. Hiện nay việc kết hợp giữa bón phân gốc, phun phân qua lá, phân vi lượng, chất điều hòa sinh trưởng đã mang lại hiệu quả rất cao trong sản xuất cây ăn quả nói chung và cây có múi nói riêng ở Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Israel, Úc, Nhật Bản... Phân bón lá, đặc biệt là những loại phân có chứa các nguyên tố vi lượng và chất điều hòa sinh trưởng như GA3 có tác dụng làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả, chất lượng và giảm số lượng hạt nếu phun vào những thời kỳ thích hợp. Giberelin có tác dụng nâng cao sự đậu quả của cây có múi. Tác động nâng cao sự đậu quả có ý nghĩa đã được phát hiện trong cả 2 nhóm giống nhiều hạt và không hạt. Đối với giống nhiều hạt, khi phun GA3 số lượng hạt đều giảm, tuy nhiên cũng phụ thuộc vào giống, ví dụ quýt Dancy thì thành công nhưng với giống Temple lại không có kết quả (Lý Văn Tri và CS, 1990 [39]; Davies, 1994)[72]. Trong trường hợp không có phấn, khi phun GA3, cho giống bất tự hợp –quýt Clementine, đã làm tăng sự đậu quả, tuy nhiên quả nhỏ đi, có núm và thuôn dài ra, không hạt so với những quả có hoa được thụ phấn.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 31 Trong những năm qua, sự ra đời của phân bón lá đã giúp cây trồng ngăn ngừa được bệnh của cây ngay trong giai đoạn cây đang ở giai đoạn sinh trưởng. Việc bổ sung Mn cho cam Washington Navel dưới dạng MnSO4 có tác dụng cải thiện màu sắc, độ mọng nước, tỷ lệ đường/ axit, hàm lượng vitaminC của quả mặc dù năng suất không tăng( Emblenton et.al, 1988[75])

Việc phun kết hợp dinh dưỡng với GA cho cây có múi ở Israel là việc làm phổ biến mang tính thương mại. Lợi ích đầu tiên của phun GA là có thể điều chỉnh được mùa thu hoạch theo yêu cầu của thị trường và kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch.( Davies, 1994)[72]. Phân bón lá AZ41 là loại phân bón lá hữu cơ dạng lỏng giàu các nguyên tố đa lượng, vi lượng và vitamin chiết xuất từ các loại thực vật có chứa tinh dầu có tác dụng hạn chế đáng kể tác hại của các loại côn trùng, bõ trĩ, ruồi đục quả, rầy mềm, sâu đục cành trên Pummelo, cam và chanh, nhờ đó cải thiện năng suất và giá trị thương phẩm của các loại quả này( Trích theo Boun Keua Vong Salath, 2004)[19]

d) Về kỹ thuật cắt tỉa và quản lý cây

Cắt tỉa là một trong những biện pháp tác động cơ giới được áp dụng phổ biến trên các loại cây ăn quả nói chung trong đó có cây có múi. Việc sử dụng biện pháp cắt tỉa, cưa đốn là để loại trừ ưu thế ngọn của các chồi bên phát triển theo hướng có lợi về năng suất và chất lượng quả, đảm bảo sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây cân đối, điều chỉnh thời gian cho lộc quả sang năm, hạn chế sâu bệnh hại, nâng cao năng suất, mẫu mã quả, quản lý được kích thước của cây luôn ở độ lớn vừa phải tiện lợi cho thu hái.

Hiện nay trong sản xuất cây có múi, xu hướng trồng dày, khai thác chu kỳ ngắn đang được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới, bởi vậy đốn tỉa lại càng trở nên quan trọng giúp cho việc duy trì năng suất ổn định và được tập trung vào 3 loại đốn tỉa: 1) Đốn tỉa tạo hình, thực hiện ngay từ những năm đầu

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 32 1-3 tuổi. Mục đích là tạo bộ khung tán có khả năng hấp thụ tối đa ánh sáng mặt trời cho quang hợp. Trước kia cây thường được tạo hình theo kiểu hình cầu và bán cầu, song hiện nay phần lớn các nước trồng cây có múi phát triển như Mỹ Úc, Đài Loan, Trung Quốc, Israel đã đang chuyển dần sang kiểu hình chữ Y, thậm chí theo kiểu rẻ quạt phục vụ thu hoạch bằng máy; 2) Đốn tỉa sau thu hoạch: loại bỏ cành vượt, cành sâu bệnh, những đầu cành quả vừa cho thu hoạch để tạo điều kiện cho cành hè và cành thu sinh trưởng tốt. Cắt tỉa sau thu hoạch là biện pháp rất quan trọng có tác dụng tích cực trong việc điều hòa sự ra quả hàng năm và duy trì chế độ ánh sáng thích hợp cho các vườn trồng mật độ dày; 3) Tỉa quả: là việc tỉa bớt quả ngay sau rụng quả sinh lý đợt 2 (cuối tháng 5 đầu tháng 6) để điều chỉnh số lượng quả một cách hợp lý, giúp cho quả đạt được độ lớn tối đa và duy trì năng suất năm sau. Ngoài ra việc cắt tỉa vẫn phải tiến hành thường xuyên làm cho cây luôn giữ được thông thoáng cần thiết, ngăn ngừa sâu bệnh (Lữ Minh Hùng, 2000, dẫn theo Boun Keua Vong Salath, 2004) [19].

e) Về phòng trừ sâu bệnh hại

Cây có múi nói chung và cây quýt nói riêng có khá nhiều sâu bệnh hại, đặc biệt có những bệnh rất nguy hiểm như gây hủy diệt hàng loạt như bệnh tristeza, greening ở Brazin, Tây Ban Nha và Venezuela (Whiteside at al., 1988; [103]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở Nhật Bản đã ghi nhận 240 loài côn trùng và nhện hại; tại 14 tỉnh miền nam Trung Quốc ghi nhận 489 loài chân khớp gây hại trên cam quýt; Đài Loan có 167 loài, Malaysia có 174 loài, ở Ấn Độ có 250 loài...[89].

Kết hợp các biện pháp hóa học và sinh học tạo ra một hình thức gọi là quản lý phòng trừ tổng hợp (IPM) đang là xu hướng chung các nước hướng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây ăn quả có múi tại huyện hoài đức, hà nội (Trang 35 - 43)