1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở việt nam

148 281 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI    LÊ VĂN DŨNG NGHIÊN CỨU CÁC NGUỒN THU TỪ NGƯỜI SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Hà Nội, 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI    LÊ VĂN DŨNG NGHIÊN CỨU CÁC NGUỒN THU TỪ NGƯỜI SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Tổ chức và quản lý vận tải Mã ngành: 62.84.10.01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Xuân Hoàn TSKH. Lê Xuân Lan Hà Nội, 2011 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Luận án Giao thông đường bộ có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, mở rộng giao lưu quốc tế. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội nên cần được đầu tư phát triển trước một bước để tạo tiền đề, làm động lực phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Việc đầu tư cho xây dựng mới và bảo trì hạ tầng giao thông đường bộ đòi hỏi kinh phí rất lớn, khó thu hồi vốn hoặc thu hồi vốn chậm. Các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều đối mặt với khó khăn về thiếu vốn. Trong những năm qua, vốn đầu tư cho việc xây dựng mới, bảo trì đường bộ được nhà nước quan tâm, nguồn vốn cho việc xây dựng mới và bảo trì đường bộ bước đầu được đa dạng hoá, có thêm vốn của các doanh nghiệp, vốn từ các thành phần kinh tế tư nhân, theo hình thức BOT, vì vậy giao thông đường bộ phần nào đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, còn nhiều tuyến đường đã được cải tạo nâng cấp nhưng chưa đồng bộ, đường chưa được đưa vào cấp kỹ thuật, số lượng cầu yếu còn nhiều, hàng năm lại thường xuyên gặp thiên tai bão, lụt chính vì vậy vốn đầu tư cho bảo trì đường bộ vẫn trong tình trạng thiếu, chỉ đáp ứng được khoảng 40- 50% nhu cầu đối với đường quốc lộ và khoảng 20-30% nhu cầu đối với đường địa phương. Do thiếu vốn cho nên chúng ta mới chỉ tập trung giải quyết được một số công việc cấp bách mà không làm đầy đủ được các phần việc về bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ, kết hợp với lưu lượng xe tăng cao hơn nhiều so với mức dự báo đã dẫn đến tình trạng đường bộ đã và đang có nguy cơ xuống cấp, không phát huy hiệu quả vốn đầu tư, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế- xã 2 hội, nếu không có giải pháp hữu hiệu thì không những không thúc đẩy mà còn kìm hãm phát triển kinh tế. Theo khuyến cáo của Liên đoàn cầu đường quốc tế. “Nếu chi thiếu 1 USD cho công tác bảo trì sẽ phải chi 4 USD cho công tác phục hồi, xây dựng lại công trình hoặc nếu chi 1 USD cho công tác bảo trì để bảo đảm cầu đường luôn tốt, an toàn sẽ tiết kiệm được 3 USD trong hoạt động khai thác vận tải do tiết kiệm nhiên liệu, giảm hao mòn xe và nâng cao năng suất phương tiện, giảm thời gian đi lại” [38, tr. 2]. Như vậy, có thể hiểu rằng trong những năm qua chúng ta đã để mất một lượng lớn tài sản quốc gia do thiếu vốn bảo trì đường bộ. Vấn đề đặt ra là phải tìm các giải pháp để bảo đảm đầy đủ nguồn tài chính cho đường bộ trong khi ngân sách nhà nước luôn có hạn và không đáp ứng đủ yêu cầu, mạng lưới đường bộ đòi hỏi ngày càng phát triển cả về số lượng, quy mô trang thiết bị, các yếu tố để bảo đảm an toàn giao thông và cả mặt chất lượng do nhu cầu của người sử dụng đường bộ ngày càng cao. Hiện nay kinh tế nước ta đang phát triển theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với quan điểm sử dụng mạng lưới giao thông đường bộ là sử dụng hàng hóa công cộng không thuần túy, người sử dụng nhiều thì đóng góp nhiều, người sử dụng ít thì đóng góp ít nhằm tạo ra nguồn vốn bảo trì đường bộ đáp ứng sự phát triển kinh tế đất nước. Với quan điểm như vậy, vấn đề nghiên cứu cơ sở lý luận và cách xác định các nguồn thu như thế nào cho khoa học, công bằng là rất cần thiết. Vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở Việt Nam” có ý nghĩa quan trọng, cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ a. Trên thế giới 3 Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ. Có thể khái quát quá trình nghiên cứu này qua ba giai đoạn sau đây: - Giai đoạn thứ nhất: Nghiên cứu mức thu phí trên các tuyến đường cao tốc hoặc các tuyến đường có chất lượng cao. Nước Mỹ lần đầu tiên đã tiến hành thu phí trên các tuyến đường này. Nguồn vốn đầu tư do nhà nước hoặc tư nhân đảm nhận. Trong một thời gian ngắn, việc thu phí đã được triển khai ở các nước Tây Âu, Nhật Bản và một số nước có nền kinh tế phát triển ở các châu lục khác nhau. Mức phí được xác định theo nguyên tắc: Mức phí bằng chi phí biên để sản xuất ra chúng. - Giai đoạn thứ hai: Nghiên cứu các nguồn thu bổ sung đối với người sử dụng đường bộ. Vì mạng lưới đường cao tốc và đường có chất lượng cao chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng mạng lưới đường quốc gia, nên nguồn tài chính dùng cho việc phát triển và bảo trì mạng lưới đường bộ bị thiết hụt nghiêm trọng dẫn đến mạng lưới đường quốc gia xuống cấp nhanh chóng. Đứng trước tình hình đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra một hệ thống các nguồn thu mới mà trước hết là thuế nhiên liệu. Thuế nhiên liệu giành cho ngành giao thông phản ánh tương đối đúng nguyên tắc: dùng nhiều phải trả nhiều, dùng ít sẽ trả ít. Vì các loại phương tiện khác nhau (trọng tải, tải trọng trục, không gian chiếm dụng đường ) sẽ gây ra hư hỏng đường khác nhau, nên mức phí sử dụng đường khác nhau. Từ đây, các nhà nghiên cứu đã đưa ra hàng loạt các phí, thuế bổ sung như: phí trọng tải xe, phí tải trọng trục, phí lưu hành, thuế đăng ký phương tiện các loại phí này sẽ được điều chỉnh qua từng thời kỳ sao cho chúng đúng bằng chi phí biên. Nhưng trong kết cấu chi phí xây dựng đường, chi phí cố định không phụ thuộc vào lưu lượng xe, phần chi phí phụ thuộc vào lực lượng xe chủ yếu là chi phí bảo trì. Việc phân 4 bổ chi phí cho từng đầu xe là một vấn đề phức tạp và hiện đang được tranh luận rất gay gắt. - Giai đoạn thứ ba: Sự tăng trưởng kinh tế không ngừng, dân số tăng nhanh và quá trình đô thị hóa, xã hội phải đối mắt với sự ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông. Những chi phí này ngày càng gia tăng đối với cá nước phát triển. Để khắc phục các hiện tượng đó, các nhà nghiên cứu đã đưa ra ba loại phí, thuế: Thuế chống ùn tắc giao thông, thuế ô nhiễm môi trường và chi phí tai nạn giao thông. Ngoài ra, cần phải xem xét thêm những lợi ích mà mạng lưới đường bộ mang lại cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp không trực tiếp sử dụng đường. Một số quốc gia đã tiến hành đánh thuế vào các đối tượng này, nguồn kinh phí thu được dùng để phát triển và bảo trì mạng lưới đường bộ. Trong trường hợp đất đai thuộc sở hữu toàn dân, ta cần phải nghiên cứu sự phát triển của mạng lưới đường bộ ảnh hưởng như thế nào đến giá đất. Nếu làm được điều này sẽ tạo ra một nguồn kinh phí rất lớn cho việc bảo trì và phát triển mạng lưới đường bộ, đặc biệt trong các đô thị. Tóm lại, việc nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ đã được các nhà khoa học trên khắp thế giới nghiên cứu. Tuy nhiên, còn ba vấn đề hiện đang tranh luận và hoàn thiện. Đó là: - Thứ nhất: Việc phân bổ mức thu cho từng loại phương tiện vận tải thật sự chưa được giải quyết một cách thỏa đáng. - Thứ hai: Những lợi ích từ mạng lưới đường bộ mang lại cho những người gián tiếp sử dụng đường bộ, đặc biệt ở các nước mà đất đai thuộc quyền sở hữu nhà nước, chưa được nghiên cứu một cách bài bản. - Thứ ba: Nghiên cứu các công nghệ thu phí trên mạng lưới đường bộ sao cho tiết kiệm, hiệu quả, công bằng và thuận tiện cho người sử dụng đường bộ. 5 b. Trong nước Việt Nam từ khi chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các khái niệm, nghiên cứu về khu vực công, hoạt động, cung cấp dịch vụ công vẫn còn mới mẻ đối với các nhà khoa học, quản lý. Tại nhiều cuộc hội thảo được tổ chức về lĩnh vực này còn có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, trong đó có lĩnh vực cung cấp và sử dụng mạng lưới đường bộ. Tại thư viện quốc gia trong danh mục đề tài nghiên cứu khoa học từ 2005 đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu “Nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở Việt Nam”. Kết quả tổng hợp có nhiều nghiên cứu, báo cáo khoa học, hội thảo, bài viết có liên quan đến cung ứng và sử dụng mạng lưới đường bộ trong đó nổi bật là: - Luận án Tiến sỹ kinh tế + Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công cộng (2006) của tác giả Đỗ Thị Hải Hà. + Nghiên cứu phương pháp tính trợ giá cho vận tải hành khách công cộng ở đô thị Việt Nam (2006) của tác giả Nguyễn Thị Thực. + Hoàn thiện các phương pháp định giá sử dụng đường bộ và các giải pháp nhằm tăng cường nguồn thu từ người sử dụng đường bộ. (2006) của tác giả Đào Việt Phương. - Đề tài nghiên cứu khoa học + Định giá cơ sở hạ tầng giao thông vận tải trong nền kinh tế thị trường (2000) của các tác giả Nguyễn Xuân Hoàn và Nguyễn Tường Vi. + Nghiên cứu các cơ chế chính sách huy động, sử dụng và quản lý vốn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải - Đề tài cấp Nhà nước (Viện chiến lược và phát triển giao thông vận tải chủ trì). 6 + Quản lý nhà nước về sử dụng phí đường bộ ở Việt Nam (2010) phó giáo sư tiến sỹ Lê Thị Anh Vân. - Hội thảo + Thiết lập và quản lý quỹ bảo trì và phát triển đường bộ, do Ngân hàng thế giới và Bộ Giao thông vận tải phối hợp tổ chức (tháng 5 năm 2000). + Tổng kết của Ngân hàng phát triển Châu Á về quỹ bảo trì và phát triển đường bộ (tháng 7 năm 2003); Tổng kết của WB về quỹ bảo trì đường bộ ở một số nước (tháng 3 năm 2004). 7 3. Mục đích nghiên cứu của luận án Nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở Việt Nam nhằm cung cấp vốn cho xây dựng và bảo trì mạng lưới đường bộ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là: nghiên cứu các nguồn thu trực tiếp, gián tiếp từ người sử dụng đường cao tốc, đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị. - Phạm vi nghiên cứu là: nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ và xác định các nguồn thu từ những tổ chức, cá nhân sử dụng đường bộ ở Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh tổng hợp, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp thống kê toán nhằm xác định các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ. 6. Những đóng góp của luận án - Về mặt lý luận + Khái quát một số vấn đề về khu vực công làm cơ sở để nghiên cứu nguồn thu từ người sử dụng đường bộ. Các vấn đề này bao gồm khái niệm về khu vực công, hoạt động kinh tế khu vực công, sự cần thiết phải can thiệp vào khu vực này của Chính phủ. + Nghiên cứu cơ sở lý luận về các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ bao gồm: nguyên tắc xác định các mức thu, cơ cấu chi phí xã hội biên, các nguồn thu trực tiếp, gián tiếp, các nguồn thu ngoại ứng và thu khác. + Khái quát kinh nghiệm của các nước về việc qui định các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ. + Nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở Việt Nam. 8 + Đề xuất ba nguồn thu mới: phí tải trọng trục, nguồn thu từ những cơ quan sử dụng cơ sở hạ tầng đường bộ và nguồn thu từ những người gián tiếp sử dụng đường. - Về mặt thực tiễn Phân tích, đánh giá thực trạng các nguồn thu ở Việt Nam, nêu lên những mặt đạt được, những mặt hạn chế, làm cơ sở để nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ, kiến nghị một số giải pháp về tổ chức thực hiện quản lý các nguồn thu này. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm của các nước về nguồn thu từ người sử dụng đường bộ. Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng về các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở Việt Nam. Chương 3: Xác định các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở Việt Nam. [...]... phân bố lại nguồn lực một cách hợp lý không chỉ từ phía Nhà nước mà còn từ phía người sử dụng hàng hóa này 1.2 Nguồn thu từ ngƣời sử dụng đƣờng bộ 23 1.2.1 Khái niệm về đường bộ, người sử dụng đường bộ 1.2.1.1 Khái niệm về đường bộ - Đường bộ là các công trình giao thông phục vụ cho sự đi lại của người và các phương tiện vận tải, đường bộ gồm: đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ, nơi dừng... - Người sử dụng đường bộ là những cá nhân, tổ chức thu kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh cũng như các mục đích khác 24 - Người sử dụng đường bộ là những cá nhân, tổ chức được hưởng lợi do mạng lưới đường bộ mang lại 1.2.2 Nguyên tắc xác định các mức thu từ người sử dụng đường bộ Các vấn đề sau đây sẽ trình bày cơ sở khoa học của nguyên tắc xác định các. .. hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định 1.2.1.2 Khái niệm về người sử dụng đường bộ Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận án, tác giả chia người sử dụng đường bộ thành ba loại sau: - Người sử dụng đường bộ là những cá nhân, tổ chức tham gia trực tiếp vào việc vận chuyển hàng hóa và hành khách trên mạng lưới đường bộ Nó cũng bao gồm những người sử dụng phương tiện vận tải để thỏa... cho mức thu của người sử dụng đường giảm, còn mức giá của nhà cung ứng thực sự nhận được sẽ tăng so với mức giá cân bằng trước khi có can thiệp Nói cách khác, cả người sử dụng đường và người cung ứng sẽ chia nhau khoản trợ cấp của chính phủ Trong trường hợp, người sử dụng đường và người cung ứng chấp nhận giá thì chính phủ không cần trợ cấp Tuy nhiên, bằng quyền lực của mình chính phủ vẫn có thể thu về... chuẩn xả thải, nếu không đạt buộc phải thu hồi giấy phép lưu hành xe Vì vậy, khi nghiên cứu các mức thu của người sử dụng và nguồn hưởng lợi từ các tuyến đường phải đứng trên quan điểm tối đa hóa phúc lợi toàn xã hội Có nghĩa là những chi phí và lợi ích của “đối tượng thứ ba” phải được tính đến Như vậy, việc xác định các mức thu phí tuân theo nguyên tắc: mức thu phải cân bằng với chi phí xã hội biên... Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM CÁC NƢỚC VỀ NGUỒN THU TỪ NGƢỜI SỬ DỤNG ĐƢỜNG BỘ 1.1 Những vấn đề cơ bản của khu vực công có liên quan đến các nguồn thu từ ngƣời sử dụng đƣờng bộ 1.1.1 Khái niệm về khu vực công Cho đến nay, khái niệm về khu vực công còn nhiều tranh luận và chưa đi đến thống nhất Có nhiều định nghĩa khác nhau, dựa trên những căn cứ khác nhau để định nghĩa khu vực công Bởi vậy, cần... đường, nó bao gồm: chi phí xây dựng và chi phí bảo trì (bảo trì thường xuyên và sửa chữa định kỳ) mạng lưới đường bộ b Chi phí cộng đồng là những chi phí mà người sử dụng đường gây ra nhưng xã hội phải hoàn toàn gánh chịu Các chi phí này bao gồm: chi phí tai nạn giao thông và chi phí ô nhiễm môi trường c Chi phí của từng cá nhân sử dụng đường là chi phí này là những chi phí tăng thêm khi sử dụng đường. .. bổ nguồn lực Vì vậy, khi xem xét đến giao dịch nào trên thị trường phải đứng trên quan điểm xã hội, nghĩa là để đo mức độ hiệu quả đó phải xem xét đến lợi ích và chi phí xã hội biên Điều này cũng đúng trong lĩnh vực giao thông vận tải: trong phạm vi nghiên cứu của luận án tác giả cũng rút ra hai nguyên tắc sau đây về mức thu từ người sử dụng đường: - Nguyên tắc thứ nhất là mức thu từ người sử dụng đường. .. thì được phân thành hai loại, đường trung ương ( quốc lộ), đường địa phương (đường tỉnh, đường huyện, đường xã) - Mạng lưới đường bộ là các tuyến đường bộ nối với nhau liên hoàn trong toàn quốc - Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt, không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo... chính sách giá (mức thu) Do đó, giá cả sử dụng các loại hàng hóa này hay mức thu của chúng là rất đa dạng và phong phú Giá cả hay mức thu từ người sử dụng có thể không phải trả tiền, trả một phần hay toàn bộ chi phí sản xuất ra chúng Thậm chí người sử dụng loại hàng hóa này phải trả phí trên một nguyên tắc cân bằng giữa chi phí và lợi ích xã hội biên [44] 1.1.3 Cơ sở khách quan Chính phủ phải can thiệp . các nước về việc qui định các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ. + Nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở Việt Nam. 8 + Đề xuất ba nguồn thu mới: phí tải trọng trục, nguồn. Nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng, cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng. từ người sử dụng đường cao tốc, đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị. - Phạm vi nghiên cứu là: nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ

Ngày đăng: 22/11/2014, 09:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Ngoại ứng tích cực. - nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở việt nam
Hình 1.1. Ngoại ứng tích cực (Trang 20)
Hình 1.2. Hà ng hóa công cộng ùn tắc - nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở việt nam
Hình 1.2. Hà ng hóa công cộng ùn tắc (Trang 25)
Hình 1.3. Thặng dư tiêu dùng - nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở việt nam
Hình 1.3. Thặng dư tiêu dùng (Trang 30)
Hình 1.4. Thặng dư sản xuất P - nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở việt nam
Hình 1.4. Thặng dư sản xuất P (Trang 31)
Hình 1.5. Lợi ích ròng xã hội P - nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở việt nam
Hình 1.5. Lợi ích ròng xã hội P (Trang 32)
Bảng  1.3  Tiết  kiệm  cho  người  sử  dụng  đường  bộ  khi  sử  dụng  đường thu phí. (ví dụ Hondduras) - nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở việt nam
ng 1.3 Tiết kiệm cho người sử dụng đường bộ khi sử dụng đường thu phí. (ví dụ Hondduras) (Trang 60)
Bảng 2.3. Mạng lưới quốc lộ phõn theo cấp kỹ thuật, vựng [26] - nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở việt nam
Bảng 2.3. Mạng lưới quốc lộ phõn theo cấp kỹ thuật, vựng [26] (Trang 66)
Bảng 2.4. Vốn cấp cho đầu tư và bảo trì đường bộ giai đoạn năm 2005 - 2009 [7] [8] [26] - nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở việt nam
Bảng 2.4. Vốn cấp cho đầu tư và bảo trì đường bộ giai đoạn năm 2005 - 2009 [7] [8] [26] (Trang 69)
Sơ đồ cấp kinh phí bảo trì đường bộ. - nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở việt nam
Sơ đồ c ấp kinh phí bảo trì đường bộ (Trang 72)
Bảng 2.5 Hệ thống các trạm thu phí sử dụng cầu, đường bộ theo qui hoạch - nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở việt nam
Bảng 2.5 Hệ thống các trạm thu phí sử dụng cầu, đường bộ theo qui hoạch (Trang 79)
Bảng 2.6. Khoảng cách các trạm thu phí giao thông đường bộ [23] - nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở việt nam
Bảng 2.6. Khoảng cách các trạm thu phí giao thông đường bộ [23] (Trang 84)
Bảng 2.7. Mức thu phí đường bộ - nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở việt nam
Bảng 2.7. Mức thu phí đường bộ (Trang 87)
Bảng  2.9  Một  số  khoản  thu  liên  quan  đến  sử  dụng  đường  bộ  giai  đoạn 2005-2009 [8] - nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở việt nam
ng 2.9 Một số khoản thu liên quan đến sử dụng đường bộ giai đoạn 2005-2009 [8] (Trang 95)
Bảng 3.1 Chỉ tiêu về chất lượng bề mặt quốc lộ và đường tỉnh - nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở việt nam
Bảng 3.1 Chỉ tiêu về chất lượng bề mặt quốc lộ và đường tỉnh (Trang 103)
Bảng 3.2  Chỉ tiêu về cấp đường quốc lộ trong quy hoạch - nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở việt nam
Bảng 3.2 Chỉ tiêu về cấp đường quốc lộ trong quy hoạch (Trang 103)
Bảng  3.3  Dự  kiến  nguồn  vốn  đầu  tư  xây  dựng  mới  mạng  lưới  đường bộ đến năm 2020 - nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở việt nam
ng 3.3 Dự kiến nguồn vốn đầu tư xây dựng mới mạng lưới đường bộ đến năm 2020 (Trang 104)
Bảng 3.4 Chi phí sử dụng đường (Bang Lousiana – Hoa Kỳ) - nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở việt nam
Bảng 3.4 Chi phí sử dụng đường (Bang Lousiana – Hoa Kỳ) (Trang 108)
Sơ đồ các bước xác định nguồn thu gián tiếp từ người sử dụng  đường bộ - nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở việt nam
Sơ đồ c ác bước xác định nguồn thu gián tiếp từ người sử dụng đường bộ (Trang 112)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w