Đến nay, sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã thu được những thành tựu to lớn và rất quan trọng. Chúng ta đang khơi dậy và phát huy mạnh mẽ sức mạnh nội sinh, ra sức cần kiệm để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời, chúng ta cũng cố gắng thu hút các nguồn đầu tư, viện trợ nước ngoài và sử dụng chúng một cách hợp lý, kịp thời, có hiệu quả. Cũng giống như các nước đang phát triển khác, trong chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một trong những nguồn vốn nước ngoài có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, vốn ODA không thể thay thế được vốn trong nước, mà chỉ là “chất xúc tác”, tạo điều kiện để khai thác tối đa và có hiệu quả mọi nguồn vốn phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá và hiệu đại hoá đất nước. Hơn nữa, kinh nghiệm thu hút sử dụng vốn từ bên ngoài của nhiều nước trên thế giới cho thấy không phải lúc nào ODA cũng mang lại hiệu quả tốt. ODA có hai mặt, nếu sử dụng khéo sẽ hỗ trợ thật sự cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Nếu ngược lại sẽ dẫn đến hậu quả gánh nặng nợ nần khó trả cho nhiều thế hệ. Trong một số trường hợp, viện trợ đã không làm giảm được tình trạng nghèo khổ, mà trái lại có khi nó còn làm trầm trọng thêm tình trạng này do tệ quan liêu, tham nhũng, cũng như việc xử lý và phân bổ không hợp lý nguồn viện trợ ở các nước nhận viện trợ. Vấn đề đặt ra là làm sao khai thác được mặt tốt của ODA và đồng thời cũng hạn chế được tác động và hậu quả không tốt của nó. Đề tài: "Một số giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005".
LỜI NÓI ĐẦU Đến nay, sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã thu được những thành tựu to lớn và rất quan trọng. Chúng ta đang khơi dậy và phát huy mạnh mẽ sức mạnh nội sinh, ra sức cần kiệm để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời, chúng ta cũng cố gắng thu hút các nguồn đầu tư, viện trợ nước ngoài và sử dụng chúng một cách hợp lý, kịp thời, có hiệu quả. Cũng giống như các nước đang phát triển khác, trong chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một trong những nguồn vốn nước ngoài có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, vốn ODA không thể thay thế được vốn trong nước, mà chỉ là “chất xúc tác”, tạo điều kiện để khai thác tối đa và có hiệu quả mọi nguồn vốn phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá và hiệu đại hoá đất nước. Hơn nữa, kinh nghiệm thu hút sử dụng vốn từ bên ngoài của nhiều nước trên thế giới cho thấy không phải lúc nào ODA cũng mang lại hiệu quả tốt. ODA có hai mặt, nếu sử dụng khéo sẽ hỗ trợ thật sự cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Nếu ngược lại sẽ dẫn đến hậu quả gánh nặng nợ nần khó trả cho nhiều thế hệ. Trong một số trường hợp, viện trợ đã không làm giảm được tình trạng nghèo khổ, mà trái lại có khi nó còn làm trầm trọng thêm tình trạng này do tệ quan liêu, tham nhũng, cũng như việc xử lý và phân bổ không hợp lý nguồn viện trợ ở các nước nhận viện trợ. Vấn đề đặt ra là làm sao khai thác được mặt tốt của ODA và đồng thời cũng hạn chế được tác động và hậu quả không tốt của nó. Đề tài: "Một số giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005". Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đồng thời đánh giá khái quát thực trạng quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ở Việt Nam trong những năm qua. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ở Việt Nam trong những năm tới. NỘI DUNG I - TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ ODA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1993-2000 1. TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ODA Ở VIỆT NAM. 1.1.Thời kỳ trước năm 1993. a. Các mốc chính . Ngoài quan hệ viện trợ truyền thống với khối các nước XHCN Đông âu duy trì cho đến trước khi Liên Xô (cũ) tan rã vào đầu thập niên 90, bức tranh về viện trợ bên ngoài của Việt Nam còn được xác định ở các mốc sau: 1969: bắt đầu quan hệ viện trợ Thuỵ Điển 1975: thiết lập quan hệ viện trợ với Nhật Bản , thời gian này , viện trợ tiếp nhận chủ yếu dưới dạng hàng hoá như bông vải sợi , hoá chất . 1977: quan hệ chính thức với hệ thống các tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc bao gồm UNDP, IFAD, GEF, ILO, UNCDE, UNDCP, UNESCO, UNICEF, IMF, WB, WHO, UNHCR, UNFPA, UNIDO (một số tổ chức trực thuộc hệ thống này đến Việt Nam sớm hơn, ví dụ như WFP hay PAM -Chương trình lương thực thế giới vào Việt Nam từ 1974-1975 để thực hiện các chương trình viện trợ lương thực) 1978: quan hệ với một số tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF hay chính phủ như Nhật Bản bị gián đoạn do sự kiện Campuchia và sau này là thời kỳ Mỹ cấm vận Việt Nam. Từ thời gian này cho đến cuối thập niên 80, viện trợ bên ngoài nhận được chủ yếu từ khối XHCN cũ và chấm dứt hoàn toàn vào đầu thập niên 1990 sau khi Liên Xô (cũ) tan rã. Hai tổ chức viện trợ duy nhất còn lại là UNDP và SIDA Thuỵ Điển với mức hạn chế không đầy 1% GDP. 1993: quan hệ viện trợ chính thức được nối lại, đánh dấu bằng hội nghị CG đầu tiên tại Paris (11/1993). Hội nghị này đã ghi nhận sự hoà nhập hoàn toàn trở lại của Việt Nam với cộng đồng tài trợ quốc tế và sự thừa nhận của cộng đồng này đối với các nỗ lực cải cách kinh tế và mở cửa của chính phủ Việt Nam . b.Tình hình sử dụng vốn ODA . ODA được sử dụng trong hầu hết các ngành kinh tế lớn của quốc gia , và tập trung chủ yếu vào các ngành nhằm phát triển hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và xã hội như năng lượng, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, thuỷ lợi, cấp thoát nước. Ngoài ra, một phần không nhỏ nguồn vốn ODA (chiếm khoảng 15% tổng số vốn) được sử dụng dưới dạng các hỗ trợ kỹ thuật nhằm tăng cường năng lực cho các cơ quan khác nhau của Chính phủ, tiến hành các cuộc nghiên cứu chương trình, dự án phát triển, nghiên cứu khoa học, khảo sát, điều tra cơ bản, v.v. Các hỗ trợ kỹ thuật này trên thực tế đã có tác dụng quan trọng góp phần cho cải cách kinh tế, phát triển thể chế, cải cách hành chính và đào tạo đội ngũ cán bộ cho giai đoạn chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường. Bên cạnh những thành tựu đạt được việc sử dụng nguồn vốn ODA thời gian này nói chung không đạt được chỉ tiêu, kế hoạch đề ra nên Việt Nam đã bị rơi vào tình trạng không trả được nợ, bị mất tư cách thành viên trong ADB, WB, IMF và không được vay nợ khác. Đặc biệt sau sự kiện Campuchia năm 1979 Mỹ cấm vận Việt Nam và các tư bản khác đóng cửa. 1. 2. Thời kỳ từ 1993 đến nay . Sự sụp đổ của hàng loạt các nước Đông âu ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế của các nước nhận viện trợ đặc biệt trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh thế giới như thế, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 Chính phủ Việt Nam đã thay đổi đường lối phát triển kinh tế, đặc biệt là chính sách đối ngoại, Chính phủ đã mở cửa làm bạn với các nước trên thế giới. Công cuộc cải cách và mở cửa do Chính phủ khởi xướng đem lại các kết quả tích cực: tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong một thời gian dài (cho đến trước cuộc khủng hoảng tài chính Châu á), thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ, sự phát triển nhanh chóng của các thành phần kinh tế và tăng thu nhập cho nhân dân. Việc xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 1991- 2000 và chiến lược 2001-2010 mới được thông qua tạo cơ sở cho việc định hướng thu hút ODA từ phía Chính phủ Việt Nam cũng như cơ sở cho các nhà tài trợ xác định chiến lược viện trợ của mình . Kết quả nhìn thấy được là sự tăng dần mức cam kết của cộng đồng các nhà tài trợ trong thời gian qua . II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CAM KẾT VÀ SỬ DỤNG ODA GIAI ĐOẠN 1993 - 2000 2.1. Đánh giá về động thái chung của ODA -Cam kết và ký kết . Bảng 1: Tình hình cam kết và ký kết ODA giai đoạn 1993-2000 Đơn vị: Tỷ USD Năm 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số Cam kết 1,81 1,94 2,26 2,43 2,40 2,20* 2,1** 2,4 17,54 Ký kết 2,079 1,656 1,798 2,276 1,421 1,659 1,705 12,6 Nguồn: Báo cáo tình hình ODA năm 2000 của Vụ Kinh tế Đối ngoại- Bộ Kế hoạch & Đầu tư Ghi chú: (*) chưa kể 0,5 tỷ USD hỗ trợ cải cách kinh tế (**) chưa kể 0,7 tỷ USD hỗ trợ cải cách kinh tế -Tổng nguồn ODA được cam kết trong thời kỳ 1993-2000 đạt 17,54 tỷ USD với xu thế cam kết năm sau cao hơn năm trước. Kể cả những năm tình hình tài chính của một số nhà tài trợ gặp khó khăn. Trị giá các chương trình, dự án ODA được ký kết đạt hơn 10 tỷ USD, chiếm gần 70% tổng vốn cam kết. -Tình hình giải ngân nguồn ODA có tiến bộ dần qua các năm trong thời kỳ1993 - 2000, đạt hơn 8,01 tỷ USD, chiếm hơn 40% so với nguồn ODA đã được cam kết. Bảng 2: Tình hình giải ngân ODA giai đoạn 1993-2000 Đơn vị: tỷ USD Năm 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số Cam kết 1,810 1,940 2,260 2,430 2,400 2,200 2,210 2,400 17,540 Thực hiện 0,413 0,725 0,737 0,900 1,00 1,242 1,350 1,650 8.017 Nguồn: Báo cáo tình hình ODA năm 2000 của Vụ Kinh tế Đối ngoại- Bộ Kế hoạch &Đầu tư -Mức giải ngân ODA bình quân 1 năm trong thời kỳ1996 - 2000 ước đạt khoảng 1,1 tỷ USD, như vậy mới đạt khoảng hơn 70% kế hoạch đề ra cho thời kỳ 5 năm này(theo kế hoạch 1996 - 2000, cần thực hiện 7 - 8 tỷ USD vốn ODA). -Số lượng các nhà tài trợ trong giai đoạn vừa qua đã tăng lên đáng kể. Theo đánh giá của UNDP, hiện nay đang có trên 45 nhà tài trợ song phương và đa phương chính thức hoạt động tại Việt Nam. Ngoài ra còn có trên 350 các tổ chức phi chính phủ (NGO). Sắp xếp theo giá trị ODA cam kết tại Hội nghị Nhóm tư vấn năm 1999, hiện có 11 nhà tài trợ lỡn xếp theo thứ tự là;Nhật bản, WB, Ngân hàng Phát triển Châu á; các tổ chức LHQ; Pháp; Tây Ban Nha; Cộng hoà Liên bang Đức; Thuỵ Điển: ôxtrâylia; Đan Mạch; Uỷ ban châu âu. Trong số các nhà tài trợ nói trên Nhật Bản, WB, Ngân hàng Phát triển Châu á, đã nổi lên là ba nhà tài trợ hàng đầu và tổng số vốn ODA giải ngân thời kỳ 1993 - 1998 chiếm hơn 45% tổng tất cả các khoản giải ngân trong thời kỳ này. -Hình thức cung cấp ODA trong thời gian qua khá phong phú, trên đại thể có thể chia thành hai nhóm lớn: Nhóm 1: Bao gồm các chương trình với những hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể, ví dụ: Chương trình dân số và sức khoẻ sinh sản; Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn . Các tổ chức LHQ thường cung cấp ODA dưới dạng các chương trình với một chu kỳ nhất định, ví dụ Chương trình dân số và sức khẻo sunh sản của UNFPA chu kỳ 1996 –2000 . Chương trình cũng còn được cung cấp gắn với khung Chính sách để hỗ trợ thực hiện các biện pháp cải cách kinh tế. Ví dụ, Chương trình hỗ trợ phát triển khu vực tư nhân (sáng kiến Miyazawa), Chương trình công nghiệp và quản lý công ty (ADB), Chương trình ESAP (IMF) và SAC-1 (WB) .Đây là các chương trình giải ngân nhanh và vừa qua đã có đóng góp đáng kể hỗ trợ ngân sách của Việt Nam. Nhóm 2 bao gồm các dự án. Đây là hình thức cung cấp ODA chủ yếu và phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Được chia làm hai loại: (i)Dự án hỗ trợ kỹ thuật nhưng dự án này mang lại cho Việt Nam kiến thức, công nghệ ,kĩ năng quản lý và một số trang thiết bị cần thiết đóng góp vào việc tăng cường năng lực của con người ,phát triển thể chế. Một số lượng đáng kể hỗ trợ kỹ thuật cũng đã được sử dụng để chuẩn bị các dự án đầu tư.Tỷ trọng các khoản hỗ trợ kĩ thuật trong tổng giải ngân các dự án ODA đạt khoảng trên 30% năm 1998. (ii) Dự án đầu tư: Các dự án này thường có nội dung chủ yếu gắn với đầu tư xây dựng cơ bản tạo ra hạ tầng phần cứng cho nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội quan trọngcủa Việt Nam trong thời gian qua, trước hết là giao thông (đường bộ, cảng, cầu); điện (các nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện, đường dây tải điện và hệ thống phân phối); nông nghiệp (trạm bơm, đê, .); thuỷ sản (cảng cá); môi trường (các hệ thống cấp, thoát nước): đào tạo (phát triển hệ thống giáo dục tiểu học, trung học, đại học, dạy nghề); y tế (bệnh viện .) . Có thể nhận thấy rằng cơ cấu ODA trong những năm quachuyển dịch theo hướng tăng nhanh các dự án đầu tư cho cơ sở hạ tầng công cộng, các dự án đầu tư chiếm 50% tổng giải ngân trong thời kỳ vừa qua và hơn 60% trong năm 2000. Tỷ trọng này sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới đây khi hàng loạt các dự án đầu tư bằng nguồn ODA đi vào giai đoạn kết thúc xây dựng. -Phương thức cung cấp ODA có hai loại: (i) ODA không hoàn lại và (ii) ODA vốn vay Tỷ trọng bình quân ODA không hoàn lại trong thời gian qua chiếm khoảng15% tổng nguồn ODA cam kết. ở Việt Nam tỷ trọng này tương đối thấp so với một số nước đang tiếp nhận ODA khác. Đa phần các nhà tài trợ đang hoạt động ở Việt Nam hiện nay cung cấp đồng thời cả ODA hoàn lại và ODA vốn vay. Có nhận xét rằng trong ODA vốn vay nhiều nhà tài trợ áp dụng các điều kiện có ràng buộc (phải mua thiết bị, vật tư, dịch vụ tư vấncủa nước cung cấp ODA vốn vay). -Cơ cấu sắp xếp ODA về mặt địa lý ngày càng trở nên cân đối hơn, phù hợp với ưu tiên và chú trọng của Chính phủ Việt Nam về phát triển nông nghiệp, nông thôn và xoá đói giảm nghèo. Theo UNDP, tỷ lệ nguồn vốn ODA giải ngân cho các khu vực ngoài thành phố chính tăng từ29% năm 1995 lên 52% năm 2000. Tóm lại trong thời kỳ 1993 - 2000 chiến lược và chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam đã giành được sự dồng tình và hỗ trợ của cộng đồng tài trợ quốc tế thông qua việc cung cấp viện trợ phát triển cho Việt Nam. Việc sử dụng ODA trong thời gian qua phù hợp với những ưu tiên phát triểncủa Chính phủ Việt Nam và về cơ bản có hiệu quả và đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. 2.ỏnh giỏ v c cu ODA. 2.1.ỏnh giỏ v c cu ODA theo ngnh. Bng 3:C cu ngnh trong tng giỏ tr cỏc Hip nh ó ký kt thi k 1993-2000 Ngnh T l (%) Tng s 100 Nng lng in 24,22 Giao thụng vn ti 27,49 Nụng, lõm, thu sn, thu li 12,74 Y t, xó hi, giỏo dc - o to, khoa hc 11,87 Cp, thoỏt nc 7,81 Cỏc ngnh khỏc 10,32 H tr ngõn sỏch 5,55 Biu 1: Biểu đồ: Cơ cấu ngành trong tổng giá trị các hiệp định đã ký kết thời kỳ 1993 - 2000 24.22 27.49 12.74 11.87 7.81 5.55 10.32 Năng lượng (24,22%) Giao thông vận tảI (27,49%) Nông lâm -Thuỷ sản - Thuỷ lợi (12,74%) Y tế Xã hội Giáo dục đào tạo, Khoa học (11,87%) Cấp thoát nước (7,81%) Hỗ trợ ngân sách (5,55%) Các ngành khác (10,32%) Ngun: Bỏo cỏo tng kt tỡnh hỡnh s dng ODA giai on 1993 2000- V Kinh t i ngoi B K hoch & u t T nm 1993 n ht nm 2000, ngun vn ODA ó c s dng v cú tỏc ng vo cỏc ngnh nh sau: (i) Năng lượng điện: khoảng 24% (tương đương 3tỷ USD) nguồn vốn ODA đã ký kết được sử dụng cho ngành điện, trong đó có 5 nhà máy điện lớn (Phú mỹ 1, Phú Mỹ 2, Hàm Thuận - đa Mi, Sông Hinh, Phả lại 20 có tổng công suất lắp đặt chiếm hơn 705 tổng công suất điện Việt Nam dự kiến phát triển trong 5 năm1996 – 2000, tổng công suất phát điện sẽ tăng thêm 3403 MW, bằng tổng công suất cả nước từ trước cho tới năm 1995. Ngoài phát triển nguồn điện, hệ thống đường dây tải điện và lưới điện phân phối, các trạm biến thế cũng được quan tâm. Một số dự án dã hoàn thành hiện đang có tác dụng tích cực, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân. (ii) Khoảng 27,5% (3,4 tỷ USD là giá trị nguồn vốn ODA trong tổng số vốn ODA ký kết được sử dụng cho nhiều công trình giao thông chủ chốt của nền kinh tế Việt Nam như Quốc lộ 1, Quốc lộ 5, Quốc lộ 18, xây dựng cầu mỹ thuận, cải tạo cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, nhiều cầu trên Quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất, phát triển giao thông nông thôn…Cứa tạo nâng cấp khoảng 3100 Km đường tỉnh lộ và khoảng 14000 Km đường nông thôn, làm mời được 70 câù lớn với tổng chiều dài là 15634 m. Nhiều công trình, dự án đã hoàn thành đang phát huy tác dụng tích cực, phục vụ nhu cầu thiết thực của người dân (cơ hội tăng thu nhập cho người dân, đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm và tiếp cân nhanh với các dịch vụ xã hội cơ bản). (iii) Phát triển nông nghiệp, nông thôn và miền núi (bao gồm cả thuỷ sản): tổng giá trị nguồn vốn ODA đạt 1,6 tỷ USD, chiếm 12,74%tổng giá trị nguồn vốn ODA ký kết. Nguồn vốn ODA được thực hiện thông qua một loạt các dự án phát triển cà phê, chè; trồng rừng; xây dựng các cảng cá; phát triển chăn nuôi; thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo và phát triển cơ sở hạ tầng ở nhiều tỉnh nghèo. Một số hệ thống thuỷ lợi lớn ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam đang đuợc khôi phục và phát triển…Nhìn chung các chương trình, dự án, đặc biệt là các dự án xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng