1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sử dụng phần mềm geometer's sketchpad hỗ trợ dạy học chương vectơ” hình học 10

126 1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 4,74 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tốc độ phát triển của CNTT – TT và khoa học kỹ thuật như vũ bão đòi hỏi con người, đặc biệt là thanh niên, phải nỗ lực hết sức để đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của xã hội. Với sự bùng nổ của thông tin như ngày nay, nếu chỉ dạy và học theo các phương pháp truyền thống không còn hoàn toàn phù hợp nữa. Việc áp dụng phương pháp dạy học hiện đại, các công nghệ dạy học hiện đại vào nhà trường trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống nhằm thay đổi cách thức, phương pháp học tập của HS, chuyển từ học tập thụ động, ghi nhớ kiến thức là chính sang học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Người ta cho rằng thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của CNTT – TT. Do đó một xu hướng đang được chú trọng phát triển trên thế giới đó là việc đưa CNTT – TT vào hỗ trợ dạy và học. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khóa VIII, 1997) tiếp tục khẳng định : “Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS, nhất là sinh viên đại học” Chúng ta đang trong giai đoạn đổi mới sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy chương trình phổ thông, nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập của HS, để HS đáp ứng được yêu cầu của xã hội, đặc biệt là trong xu thế hội nhập toàn cầu, cũng là nhằm đáp ứng được yêu cầu đó. Theo điều 28.2 Luật Giáo dục năm 2005 quy định về phương pháp giáo dục phổ thông như sau: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính 1 tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm lý của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Vì vậy quan điểm chung về đổi mới PPDH môn Toán hiện nay ở trường THPT là tổ chức cho HS được học tập trong hoạt động và bằng hoạt động một cách tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo. Dưới sự hướng dẫn của thầy, HS có thể tự phát hiện ra vấn đề và suy nghĩ để tìm cách giải quyết vấn đề đó. Để làm được điều này, với lượng kiến thức và thời gian được phân phối cho môn toán bậc THPT, mỗi GV phải có một phương pháp giảng dạy phù hợp thì mới có thể truyền tải được tối đa kiến thức cho HS, mới phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, không những đáp ứng cho môn học mà còn áp dụng được kiến thức đã học vào các khoa học khác và chuyển tiếp bậc học cao hơn sau này. Bất cứ một sự nhận thức toán học nào cũng bắt đầu từ các biểu tượng toán học từ trực quan, các hình vẽ, đồ thị, biểu đồ, mụ hỡnh…Người ta cũng thường hay nói rằng một hình vẽ có giá trị bằng một ngàn từ. Thực tế giảng dạy cho thấy dạy học với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật mỗi tiết học trở nên sinh động hơn, kích thích được hứng thú học tập của HS hơn. HS lĩnh hội tri thức nhanh, chắc chắn và chủ động hơn, hiệu quả giờ dạy cao hơn so với việc dạy học với các loại phương tiện thông thường như phấn trắng, bảng đen, phương tiện hình vẽ trên giấy… Ngay trong chỉ thị số 29/2001/CT – Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 đã yêu cầu: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành 2 học theo hướng sử dụng CNTT như là công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học, học tập ở tất cả các môn học”. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2007 – 2008 về CNTT, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động lấy năm học 2008 − 2009 sẽ là năm học "Công nghệ thông tin" và xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm về CNTT trong năm học này là: "Triển khai chương trình công nghệ giáo dục: xây dựng hệ thống các công cụ tạo lập và quản lí bài giảng điện tử, hệ thống e-Learning, qui trình soạn bài giảng, các phần mềm hỗ trợ dạy học, phần mềm thí nghiệm ảo; tổ chức chủ đề "CNTT đổi mới phương pháp dạy và học" trên website, tổ chức giáo viên tham gia diễn đàn giáo dục để giao lưu và trao đổi kinh nghiệm". Phần mềm GSP được đưa vào Việt Nam do dự án DPL của IBM. Phần mềm GSP cú cỏc tính năng nổi bật như: khả năng vẽ hình nhanh, chính xác, đẹp, trực quan,…; khả năng tương tác cao; tính toán nhanh chóng, chính xác; có thể ứng dụng trong nhiều khâu của việc phát hiện và giải quyết vấn đề, quan sát, dự đoán, kiểm tra, củng cố…Với các tính năng nổi bật đó, phần mềm GSP đã được nhiều nước trên thế giới và trong khu vực đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Phần mềm GSP hiện nay được coi là phần mềm hình học động số một thế giới với nhiều tính năng ưu việt để hỗ trợ dạy học hình học. Hiện nay, ở Việt Nam cũng đó cú GV và nhà trường phổ thông sử dụng phần mềm GSP vào phục vụ giảng dạy và học tập và đã thu được một số kết quả đáng chú ý. Vectơ là một trong những khái niệm nền tảng của toán học. Nó là một khái niệm quan trọng, HS cần nắm vững để có thể học tiếp toàn bộ chương trình Hình học ở cấp THPT. Thực tế giảng dạy vectơ ở phổ thông hiện nay cho thấy HS do phải làm quen với những phép toán trên những đối tượng không phải là số nờn cũn gặp một số khó khăn khi tiếp nhận các kiến thức về vectơ và các phép toán vectơ. 3 Việc sử dụng phần mềm GSP trong việc dạy học chương “Vectơ” Hình học 10 nhằm mục đích giúp cho HS dễ dàng tiếp nhận các kiến thức này một cách tự nhiên, chứ không phải là cái gì đó từ trên trời rơi xuống, hay từ trong đầu các nhà khoa học bật ra. Với mong muốn góp phần vào việc cải tiến phương pháp giảng dạy của thầy và phương pháp học tập của trò với sự trợ giúp của CNTT – TT như một công cụ để chủ động phát hiện ra vấn đề, đề tài được chọn là: "Sử dụng phần mềm Geometer's Sketchpad hỗ trợ dạy học chương “Vectơ” Hình học 10". 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu: xõy dựng một phương án khai thác, vận dụng GSP vào hỗ trợ dạy học chương “Vectơ” Hình học 10. b. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu tổng hợp lý luận, kiến thức liên quan đến đề tài. - Tìm hiểu thực tiễn ở trường phổ thông về: ứng dụng GSP và dạy học chương “Vectơ”. - Đề xuất giải pháp sử dụng GSP vào việc hỗ trợ dạy và học chương “Vectơ” Hình học 10. - Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của đề tài. 3. Giả thuyết khoa học Có thể đề ra một giải pháp khai thác sử dụng GSP để hỗ trợ dạy học hình học 10, góp phần nâng cao chất lượng dạy học vectơ, tăng cường tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu những tài liệu lý luận có liên quan đến dạy học vectơ. 4 - Nghiên cứu những tài liệu lý luận về dạy học môn toán ở trường phổ thông. 4.2. Phương pháp quan sát điều tra - Điều tra thực trạng giảng dạy và học tập của GV và HS trước và sau thực nghiệm. - Quan sát việc học tập của HS, khảo sát mức độ học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong giờ học để phát hiện nguyên nhân cần khắc phục và lựa chọn nội dung thích hợp cho luận văn. 4.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm - Thống kê số liệu trước và sau thực nghiệm, giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. - Lấy ý kiến đánh giá tham khảo của GV trực tiếp giảng dạy để điều chỉnh luận văn cho phù hợp thực tiễn dạy và học vectơ ở bậc THPT. 4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Thực nghiệm ở một số cơ sở rồi đối chứng với giả thuyết khoa học đã đề ra để điều chỉnh mức độ khả thi của luận văn. 5. Cấu trúc luận văn Mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad hỗ trợ dạy học chương “Vectơ” Hình học 10 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm Kết luận Tài liệu tham khảo CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. ỨNG DỤNG CNTT – TT TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 5 1.1.1. Vai trò của CNTT – TT trong đổi mới phương pháp dạy học Các nhà khoa học đã khẳng định chưa có một ngành khoa học và công nghệ nào lại có nhiều ứng dụng như CNTT – TT. Trong thập kỉ vừa qua Internet, công nghệ truyền thông đa phương tiện (multimedia) đã mang đến những biến đổi to lớn có tính cách mạng trên quy mô toàn cầu trong nhiều lĩnh vực trong đó có Giáo dục và Đào tạo. CNTT – TT cũng đã mang lại nhiều ứng dụng trong đời sống xã hội như: trao đổi thư tín qua mạng Internet e-mail; dạy học qua mạng e-learning; giáo dục điện tử e-education; thư viện điện tử e-library… CNTT – TT góp phần đổi mới nội dung, phương pháp dạy học. Chúng ta có thể khai thác những thành tựu của CNTT – TT trong dạy và học. CNTT – TT tạo ra một môi trường dạy và học mới với tài nguyên học tập phong phú. HS tiếp cận bài học qua nhiều kênh thông tin đa dạng: văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động…. HS có cơ hội quan sát, tìm hiểu và hình thành các khái niệm phức tạp trong cuộc sống. CNTT – TT tạo ra sự tương tác trao đổi thông tin đa chiều giữa HS – GV, GV – HS. Các PMDH tạo ra môi trường thuận lợi để tổ chức các hoạt động học tập hướng vào lĩnh hội tri thức, khuyến khích HS tìm tòi, luyện tập các kĩ năng cần thiết, năng lực sử dụng thông tin để phát hiện và giải quyết vấn đề góp phần phát huy tính sáng tạo, khả năng tư duy độc lập, phương pháp và cách thức làm việc hợp tác. CNTT – TT góp phần đổi mới việc dạy và học: việc chuẩn bị và lên lớp của GV; tác động tích cực tới quá trình học tập của HS, tạo ra môi trường thuận lợi cho việc học tập của HS mà đặc biệt là tự học. Tổ chức điều khiển hoạt động của HS dựa trên thông tin ngược do MTĐT cung cấp một cách chính xác hơn, khách quan hơn, nhanh chóng hơn là yếu tố quan trọng để GV có thể điều khiển quá trình học tập của HS và HS cũng dễ dàng tự điều chỉnh lại việc học tập của mình. GV, HS có thể thử, kiểm tra để xác định trước kết 6 quả trên MTĐT, sau đó lần ngược dần dần để tìm ra lời giải cho bài toán hoặc HS cũng có thể đưa ra giả thuyết để MTĐT thử nghiệm từ đó có thể tiếp tục phát triển hoặc thay đổi thông tin khi cần thiết.[4] 1.1.2. Thực trạng sử dụng CNTT – TT trong dạy và học hiện nay ở trường THPT Theo đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường phổ thông Việt Nam” do PGS. TS. Đào Thái Lai làm chủ nhiệm, dưới sự chủ trì của Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, được thực hiện trong 2 năm (2003 − 2005), với sự tham gia thực hiện của nhiều cá nhân, đơn vị trong và ngoài Viện. Việc ứng dụng CNTT – TT trong dạy học và công tác quản lý đang là một xu thế tất yếu của nhiều quốc gia trong thế kỷ 21 – kỷ nguyên của thông tin và tri thức. Hiện nay có nhiều trường phổ thông ở Việt Nam đã được trang bị phòng máy nhưng mới sử dụng để dạy tin học như một môn học, còn việc sử dụng phòng máy cựng cỏc PMDH như một công cụ dạy học còn là vấn đề cần giải quyết. Các trường chưa có cơ sở khoa học lựa chọn PMDH để dùng cho mình, ngay cả số lượng PMDH cũng rất ít không đáp ứng nhu cầu sử dụng. Việc ứng dụng CNTT – TT trong dạy học biểu hiện rất đa dạng, trong thực tế nó được triển khai ở nhiều trường, ở các mức độ khác nhau tuỳ vào mức độ nhận thức của GV, trang bị cơ sở vật chất về CNTT – TT,…Cú 4 mức ứng dụng CNTT – TT cơ bản nhất căn cứ vào hoạt động của quản lý, của người dạy và người học: Mức 1: Sử dụng CNTT – TT để trợ giúp GV trong một số thao tác nghề nghiệp như soạn giáo án, in ấn tài liệu, sưu tầm tài liệu,… nhưng chưa sử dụng CNTT – TT trong tổ chức dạy học các tiết học cụ thể của môn học. Mức 2: Ứng dụng CNTT – TT để hỗ trợ một khâu, một công việc nào đó trong toàn bộ quá trình dạy học. 7 Mức 3: Sử dụng PMDH để tổ chức dạy học một chương, một số tiết, một vài chủ đề môn học. Mức 4: Tích hợp CNTT – TT vào quá trình dạy học. Qua nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT – TT ở phổ thông tại một số địa phương như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long các phát hiện của đề tài cho thấy: đa số các cơ sở giáo dục đó cú chủ trương khuyến khích việc ứng dụng CNTT – TT trong dạy học, nhưng các chủ trương này chưa thực sự biến thành các hành động cụ thể ở từng trường phổ thông. Ở cỏc vựng đồng bằng, miền núi, các trường không có điều kiện trang bị cơ sở vật chất tối thiểu để ứng dụng CNTT – TT trong dạy học. Một số trường ở thành phố bước đầu đã xây dựng được cơ sở vật chất, tuy nhiên chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT – TT trong một số bộ phận GV và HS. Số lượng PMDH hạn chế, tài liệu hướng dẫn GV sử dụng PMDH để dạy các môn học còn thiếu. GV còn hạn chế về kiến thức và kĩ năng sử dụng PMDH cỏc mụn.…[10] Tuy nhiên, vẫn cần thiết và có thể tiếp tục nghiên cứu, khai thác CNTT – TT để hỗ trợ dạy học toán, nói riêng sử dụng phần mềm GSP khi dạy chương “Vectơ” Hình học 10. 1.2. VỀ PHẦN MỀM GEOMETER’S SKETCHPAD 1.2.1. Giới thiệu về phần mềm Geometer’s Sketchpad Phần mềm GSP do một số nhà Toán học Mỹ thiết kế vào những năm 90, đây là sản phẩm của hãng phần mềm Key Curriculum Press: Key Curriculum Press 1150 65 th Street Emeryville, CA 94608 USA 1-510-595-7000 8 Website: http://www.keypress.com/sketchpad Email: techsupport@keypress.com [18, tr.13]. GSP được coi là phần mềm hình học động số một thế giới được tác giả Nicholas Jackiw đưa ra phiên bản đầu tiên vào năm 1991. Phiên bản hiện nay là 4.07. GSP được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam khi triển khai dự án “Thực hành phát triển nghiệp vụ” một số trường trong dự án đã thử nghiệm sử dụng phần mềm này trong dạy học hình học và đã thu được một số kết quả đáng chú ý. Hiện nay, cũng đó cú GV và nhà trường phổ thông sử dụng phần mềm vào giảng dạy và học tập. 1.2.2. Các công cụ thường dùng – Custom Tool Một trong những thế mạnh của phần mềm GSP là tùy theo công việc mà người dùng có thể tạo ra những công cụ tiện ích cho những thao tác lặp đi, lặp lại giúp người dùng rút ngắn đáng kể cho việc thiết kế. Đây là chức năng copy một cách “thụng minh” mà rất ít phần mềm có được. Trước khi bắt tay vào việc tạo cho riờng mỡnh những công cụ này chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến mục tiêu, ý tưởng và công cụ đó được xây dựng dựa trên những đối tượng ban đầu nào. Việc này đòi hỏi buộc người học phải nắm vững cỏc phộp dựng hình cơ bản và sử dụng thành thạo cỏc phộp dựng hình này. Tùy theo thiết kế của mỗi người mà cách dựng khác nhau.[7,tr.19] Để hỗ trợ cho việc dựng hình, GSP cho phép chúng ta tạo ra một số các công cụ thường dùng. Các công cụ này chỉ cần được thiết kế một lần sau đó được sử dụng khi cần thiết. Công cụ tạo sẵn sẽ giúp cho việc dựng hình được nhanh chóng và thuận lợi hơn. Trong quá trình thiết kế các trang hình, người dùng có thể tự tạo các công cụ riêng thích hợp cho công việc của mình. Chúng là những người giúp việc đắc lực trong việc soạn thảo giáo án cũng như các bài tập mang tính tương tác cao giữa PMDH – HS – GV. 9 Creat New Tool: định nghĩa một công cụ mới dựa trên các lệnh thực hiện trên màn hình sketch. Tool Options: lệnh này cho phép tổ chức, đổi tên, copy…giữa các công cụ trong màn hình sketch. Show Script View: lệnh này thực hiện ẩn hay hiện cửa sổ script, diễn tả các bước thực hiện qui trình dựng hình. Sau đây là một số công cụ tạo sẵn thường dùng trong chương “Vectơ”: a. Công cụ vectơ Mở trang mới trong GSP. Các hình vẽ bên phải được phóng to để người đọc dễ quan sát. Trong các mô hình toán, mũi tên sẽ được vẽ theo kích cỡ phù hợp tùy vào người sử dụng. - Dựng đoạn thẳng AB. - Chọn B, vào Transform/Translate, chỉnh độ dài là 0.5 cm, nhấn Translate, có điểm B’. - Dựng đường tròn tâm B qua B’ (chọn B, B’, vào Construct/Circle Center + Point). - Dựng giao điểm C của đường tròn với đoạn thẳng AB. - Dùng phép quay tâm B, góc quay 15 o , biến C thành C 1 (kích đúp điểm B để xác định tâm quay, chọn điểm C, vào Transform/Rolate, chỉnh góc quay là 12 π , nhấn Rolate). - Dùng phép quay tâm B, góc quay 12 π − , biến C thành C 2 . Hình 1 10 [...]... một số phần mềm khác để thiết kế một số tình huống gợi vấn đề trong dạy học chương Vectơ” theo 4 tình huống dạy học điển hình: dạy học khái niệm, dạy học định lí, dạy học giải bài tập toán, dạy học quy tắc phương pháp 2.2 SỬ DỤNG PHẦN MỀM GSP TRỢ GIÚP DẠY HỌC KHÁI NIỆM Trong môn Toán, việc dạy học khái niệm Toán học có vị trí quan trọng hàng đầu Việc hình thành một hệ thống khái niệm Toán học là nền... ứng dụng trong cuộc sống nói chung và trong giáo dục đào tạo nói riêng nhằm đổi mới PPDH, đem lại hiệu quả giáo dục cao, nâng cao chất lượng giáo dục 20 CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG PHẦN MỀM GEOMETER’S SKETCHPAD HỖ TRỢ DẠY HỌC CHƯƠNG “VECTƠ” HÌNH HỌC 10 2.1 KHẢ NĂNG HỖ TRỢ DẠY HỌC NỘI DUNG VECTƠ (HÌNH HỌC 10) CỦA GEOMETER’S SKETCHPAD Mục đích của những phần mềm máy tính dựng hình động như The Geometer’s Sketchpad. .. dụng trong dạy học hình học ở THCS, Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị 6 Nguyễn Thị Kim Nhung (2005), Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề kết hợp với sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad trong dạy học một số chủ đề của Hình học không gian 11, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội 15 7 Hoàng Thị Ngân Hoa (2007), Sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad hỗ trợ dạy học hình học phẳng... Geometer’s Sketchpad 3 Trần Phỳc Hòa, Hoàng Văn Ân, Tài liệu tập huấn hướng dẫn sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad 4 Nông Ngọc Ninh (2004), Sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad dạy học hình học 8 để phát huy tính tích cực của học sinh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thỏi Nguyên 5 Hồ Xuân Thắng, Khai thác phần mềm Geometer’s Sketchpad nhằm hướng dẫn cho sinh viên ngành Toán Cao đẳng Sư phạm sử dụng. .. GSP để hỗ trợ dạy Toán, đặc biệt là đối với cả một chủ đề nội dung nào đó Như vậy, cần thiết và có thể đi sâu nghiên cứu khai thác GSP để hỗ trợ dạy học đối với chủ đề nội dung Vectơ” ở lớp 10 THPT 1.3 TÌNH HÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG “VECTƠ” Ở HÌNH HỌC 10 HIỆN NAY Vectơ là một trong những khái niệm quan trọng nền tảng của toán học HS cần nắm vững khái niệm này để có thể học tiếp toàn bộ chương Hình học ở... 1.2.3 Tình hình sử dụng GSP trong dạy học Toán ở trường phổ thông Hiện nay, trong thực tiễn dạy học Toán ở Việt Nam, cũng đó cú một số công trình nghiên cứu, khai thác sử dụng GSP vào dạy học Có thể kể đến một số công trình như sau: 1 Trần Vui - Lê Quang Hùng (2006), Thiết kế các mô hình toán tích cực Hình học 10 với the Geometer’s Sketchpad 2 Trần Vui - Lê Quang Hùng (2006), Khám phá hình học 10 với the... sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội 8 Hà Văn Thắng (2007), Ứng dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad vào dạy học quỹ tích phẳng ở trường phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm Hà Nội Trong thực tiễn, có một số GV cũng đã tìm cách vận dụng, khai thác GSP để hỗ trợ cho một số bài dạy cụ thể trong môn Toán Tuy nhiên, đa số GV vẫn gặp khó khăn nhất định khi muốn khai thác, sử dụng các phần mềm Toán học, nói... nghiệm để hình thành dự đoán bằng cách sử dụng hoặc hướng dẫn HS sử dụng phần mềm ứng dụng GSP HS với sự trợ giúp của CNTT như một công cụ để chủ động phát hiện ra vấn đề Ở đây MTĐT được coi là phương tiện trung gian giữa HS và mô hình của thế giới thực MTĐT với phần mềm GSP cho phép HS có một công cụ quan sát trực quan là các mô hình HS quan sát với các mô hình, nhận thức về biểu hiện của mô hình trong... tìm hiểu và khai thác khả năng hỗ trợ dạy và học nội dung Vectơ (Hình học 10) của GSP theo hướng: 21 + Xây dựng các mô hình trực quan sinh động nhờ công cụ GSP (HS và GV có thể tải phần mềm GSP từ mạng giáo dục Edunet của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở trang web: http://edu.net.vn/, mục tài nguyờn /Phần mềm giáo dục) + Từ những mô hình trực quan trên, thiết kế các tình huống dạy học gợi vấn đề nhằm giúp HS nắm... tình huống này được thiết kế dựa trên nội dung trong chương trình sách giáo khoa toán Hình học 10 nâng cao + GV khai thác các tình huống xây dựng được để tổ chức HS khám phá các kiến thức cơ bản trong nội dung vectơ ở Hình học 10 2.1.1 Xây dựng các mô hình toán học tích cực nhằm hỗ trợ dạy và học toán Theo tác giả Trần Vui – Lê Quang Hựng: cỏc mô hình tích cực được thiết kế bằng những phương tiện công . để hỗ trợ dạy học toán, nói riêng sử dụng phần mềm GSP khi dạy chương Vectơ” Hình học 10. 1.2. VỀ PHẦN MỀM GEOMETER’S SKETCHPAD 1.2.1. Giới thiệu về phần mềm Geometer’s Sketchpad Phần mềm GSP. đầu Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad hỗ trợ dạy học chương Vectơ” Hình học 10 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm Kết luận Tài liệu tham khảo CHƯƠNG. dẫn sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad. 4. Nông Ngọc Ninh (2004), Sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad dạy học hình học 8 để phát huy tính tích cực của học sinh, Luận văn thạc sĩ, Đại học

Ngày đăng: 22/11/2014, 08:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Văn Như Cương, Phạm Vũ Khuê, Trần Hữu Nam (2006), Bài tập Hình học 10 Nâng cao, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà Xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập Hìnhhọc 10 Nâng cao
Tác giả: Văn Như Cương, Phạm Vũ Khuê, Trần Hữu Nam
Nhà XB: Nhà Xuất bản Giáo dục
Năm: 2006
2. Văn Như Cương, Trần Thị Lan Phương (2006), Bài tập trắc nghiệm và các đề kiểm tra Hình học 10, Nhà Xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập trắc nghiệm vàcác đề kiểm tra Hình học 10
Tác giả: Văn Như Cương, Trần Thị Lan Phương
Nhà XB: Nhà Xuất bản Giáo dục
Năm: 2006
3. Nguyễn Minh Hà, Nguyễn Xuõn Bỡnh (2006), Bài tập nâng cao và một số chuyên đề Hình học 10, Nhà Xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập nâng cao và mộtsố chuyên đề Hình học 10
Tác giả: Nguyễn Minh Hà, Nguyễn Xuõn Bỡnh
Nhà XB: Nhà Xuất bản Giáo dục
Năm: 2006
4. Trịnh Thanh Hải (2006), Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học hình học lớp 7 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, Luận án tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học hìnhhọc lớp 7 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh
Tác giả: Trịnh Thanh Hải
Năm: 2006
5. Trần Văn Hạo, Nguyễn Mộng Hy, Nguyễn Văn Đoành, Trần Đức Huyên (2006), Hình học 10, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà Xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình học 10
Tác giả: Trần Văn Hạo, Nguyễn Mộng Hy, Nguyễn Văn Đoành, Trần Đức Huyên
Nhà XB: Nhà Xuất bản Giáodục
Năm: 2006
6. Hoàng Thị Ngân Hoa (2007), Sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad hỗ trợ dạy học hình học phẳng lớp 8, 9 THCS, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpadhỗ trợ dạy học hình học phẳng lớp 8, 9 THCS
Tác giả: Hoàng Thị Ngân Hoa
Năm: 2007
8. Nguyễn Mộng Hy, Nguyễn Văn Đoành, Trần Đức Huyên (2006), Bài tập Hình học 10, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà Xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàitập Hình học 10
Tác giả: Nguyễn Mộng Hy, Nguyễn Văn Đoành, Trần Đức Huyên
Nhà XB: Nhà Xuất bản Giáo dục
Năm: 2006
9. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy (2005), Phương pháp dạy học môn Toán, Nhà Xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học mônToán
Tác giả: Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy
Nhà XB: Nhà Xuất bản Giáo dục
Năm: 2005
10. Đào Thái Lai (2003 – 2005), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường phổ thông Việt Nam, Website: http://www.niesac.edu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạyhọc ở trường phổ thông Việt Nam
12. Nguyễn Thị Kim Nhung (2005), Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề kết hợp với sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad trong dạy học một số chủ đề của Hình học không gian 11, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng phương pháp dạy học pháthiện và giải quyết vấn đề kết hợp với sử dụng phần mềm Geometer’sSketchpad trong dạy học một số chủ đề của Hình học không gian 11
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Nhung
Năm: 2005
13. Nông Ngọc Ninh (2004), Sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad dạy học hình học 8 để phát huy tính tích cực của học sinh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thỏi Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: ử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad dạyhọc hình học 8 để phát huy tính tích cực của học sinh
Tác giả: Nông Ngọc Ninh
Năm: 2004
14. Đoàn Quỳnh, Văn Như Cương, Phạm Vũ Khuờ, Bựi Văn Nghị (2006), Hình học 10 Nâng cao, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà Xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình học 10 Nâng cao
Tác giả: Đoàn Quỳnh, Văn Như Cương, Phạm Vũ Khuờ, Bựi Văn Nghị
Nhà XB: Nhà Xuất bản Giáo dục
Năm: 2006
15. Đoàn Quỳnh, Văn Như Cương, Phạm Vũ Khuờ, Bựi Văn Nghị (2006), Hình học 10 Nâng cao sách Giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà Xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình học 10 Nâng cao sách Giáo viên
Tác giả: Đoàn Quỳnh, Văn Như Cương, Phạm Vũ Khuờ, Bựi Văn Nghị
Nhà XB: Nhà Xuấtbản Giáo dục
Năm: 2006
16. Đỗ Thanh Sơn, Trần Hữu Nam (2006), Phương pháp giải toán Hình học 10 theo chủ đề, Nhà Xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giải toán Hìnhhọc 10 theo chủ đề
Tác giả: Đỗ Thanh Sơn, Trần Hữu Nam
Nhà XB: Nhà Xuất bản Giáo dục
Năm: 2006
17. Nguyễn Thế Thạch, Phạm Đức Quang (2006), Giới thiệu giáo án Toán 10, Nhà Xuất bản Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu giáo án Toán10
Tác giả: Nguyễn Thế Thạch, Phạm Đức Quang
Nhà XB: Nhà Xuất bản Hà Nội
Năm: 2006
18. Hà Văn Thắng (2007), Ứng dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad vào dạy học quỹ tích phẳng ở trường phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad vàodạy học quỹ tích phẳng ở trường phổ thông
Tác giả: Hà Văn Thắng
Năm: 2007
19. Hồ Xuân Thắng, Khai thác phần mềm Geometer’s Sketchpad nhằm hướng dẫn cho sinh viên ngành Toán Cao đẳng Sư phạm sử dụng trong dạy học hình học ở THCS, Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khai thác phần mềm Geometer’s Sketchpad nhằmhướng dẫn cho sinh viên ngành Toán Cao đẳng Sư phạm sử dụng trong dạyhọc hình học ở THCS
20. Trần Thị Kim Thu (2007), Tăng cường tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học tự chọn chủ đề bám sát (chương vectơ - Hình học 10 - SGK nâng cao), Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường tính tích cực, chủ động của họcsinh trong dạy học tự chọn chủ đề bám sát (chương vectơ - Hình học 10 -SGK nâng cao)
Tác giả: Trần Thị Kim Thu
Năm: 2007
21. Trần Đức Thuận (2004), Tự học Cabri Geometry II Plus và tra cứu, Ấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự học Cabri Geometry II Plus và tra cứu
Tác giả: Trần Đức Thuận
Năm: 2004
22. Lê Thiều Tráng (2007), Phát triển tư duy sáng tạo toán học cho học sinh khá giỏi ở trường THPT qua chủ đề giải toán bằng phương pháp vectơ và toạ độ trong hình học phẳng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển tư duy sáng tạo toán học cho học sinhkhá giỏi ở trường THPT qua chủ đề giải toán bằng phương pháp vectơ và toạđộ trong hình học phẳng
Tác giả: Lê Thiều Tráng
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w