1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad trong việc dạy học các bài toán đo đạc và tính toán

15 1,6K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 402,82 KB

Nội dung

Sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad trong việc dạy học các bài toán đo đạc và tính toán là cần thiết trong dạy học toán ở trường trung học.. Giáo viên làm cho bài giảng của mình thêm s

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ

KHOA TOÁN

- -

RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THƯỜNG XUYÊN 3

Đề tài: Sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad trong việc dạy học các bài

toán đo đạc và tính toán

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Đăng Minh Phúc Sinh viên thực hiện : Hồ Tuyết Minh

Mã số SV : 10S1011064

Huế, 11/2012

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ

KHOA TOÁN

- -

RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THƯỜNG XUYÊN 3

Đề tài: Sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad trong việc dạy học các bài

toán đo đạc và tính toán

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Đăng Minh Phúc Sinh viên thực hiện : Hồ Tuyết Minh

Mã số SV : 10S1011064

Huế, 11/2012

Trang 3

Lời nói đầu

Toán học là một môn học tương đối khó, thiếu sinh động Sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad trong việc dạy học các bài toán đo đạc và tính toán

là cần thiết trong dạy học toán ở trường trung học Giáo viên làm cho bài giảng của mình thêm sinh động, thu hút sự tập trung, chú ý của nhiều học sinh do đó tiết học sẽ đạt hiệu quả cao hơn.Việc học sinh biết cách sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad trong việc học các bài toán đo đạc và tính toán giúp cho các em yêu thích hơn, nhiệt tình hơn trong việc học toán và giải các bài toán

Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về phần mềm hình học bằng cách truy cập vào www.google.com và dùng các từ khóa “GPS”, “ hình học động”…

Huế, ngày 10 tháng 11 năm 2012

Trang 4

Mục lục

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 4

I/ Lý do chọn đề tài 4

II/ Giới thiệu về phần mềm Geometer’s Sketchpad 4

PHẦN 2: NỘI DUNG 5

I/ Tính chiều dài và khoảng cách 5

II/ Tính chu vi 5

III/ Tính góc và diện tích 5

IV/ Tính số đo cung và độ dài cung 5

V/ Tính bán kính và tỷ số 5

VI/ Tọa độ 5

VII/ Hệ số góc và phương trình 6

VIII/ Máy tính 6

PHẦN 3: BÀI TẬP ÁP DỤNG 7

PHẦN 4: KẾT LUẬN 13

PHẦN 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 5

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

I/ Lý do chọn đề tài

Các bài tập hình học thường rất trừu tượng, khó nhìn thấy các bước phải thực hiện để đi đến kết quả và cũng như đưa ra lời giải một cách chắc chắn, không khỏi băn khoăn, mơ hồ

Toán học là một môn học tương đối khô khan, thiếu sinh động Sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad trong việc dạy học các bài toán đo đạc và tính toán giúp cho học sinh có cái nhìn về một khía cạnh tính toán là đưa ra kết quả theo chương trình đã lặp trình sẵn, thì chắc chắn sẽ cho kết quả đúng với sai số không đáng kể

Việc học sinh biết cách sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad trong việc học các bài toán đo đạc và tính toán giúp cho các em hứng thú hơn, nhiệt tình hơn trong việc học toán Qua đó, các em tìm các bài tập mà việc đo đạc, tính toán khó, các em suy nghĩ vẫn không làm ra, định bỏ cuộc thì có thể chạy thử trên phần mềm để thấy kết quả có đặc điểm gì nhằm nghĩ ra hướng làm cho bài tính toán

II/ Giới thiệu về phần mềm Geometer’s Sketchpad

Geometer’s Sketchpad là một phần mềm hình học, do một công ty phần mềm Tin học của Mỹ viết Ý tưởng của Sketchpad là biểu diễn động các hình hình

học, một ý tưởng rất độc đáo và từ lâu đã trở thành chuẩn cho các phần mềm mô

phỏng hình học khác Geometer’s Sketchpad ra đời đến nay đã hơn chục năm và

đã có nhiều phiên bản Sketchpad thế hệ sau ra đời Phiên bản sau có nhiều ưu điểm, tính năng vượt trội hơn hẳn các phiên bản trước Các phiên bản của Sketchpad du nhập vào Việt Nam hoàn toàn bằng tiếng Anh Phiên bản GSP được các chuyên gia Tin học Việt Nam mã hoá thành tiếng Việt cho người Việt

dễ sử dụng Giáo viên có thể sử dụng phần mềm này để thiết kế bài giảng hình học một cách nhanh chóng, chính xác và sinh động, khiến học sinh dễ hiểu bài hơn Với phần mềm này, bạn có thể xây dựng được các điểm, đường thẳng, đường tròn, tạo trung điểm của một đoạn thẳng, dựng một đường thẳng song song với một đường thẳng khác, dựng đường tròn với một bán kính cố định đã cho, xây dựng đồ thị quan hệ hình học… Xác định phương trình đường thẳng, đường tròn; tính toán các đặc điểm của đối tượng như: độ dài, khoảng cách, bán kính, chu vi, diện tích…

Khi vẽ hình hình học trên máy tính, dùng GSP ưu việt hơn hẳn so với dùng Drawing trong Word, trong Power Point Một ích lợi to lớn của GSP trong dạy toán nữa là mô phỏng động cách tạo nên các hình không gian như hình trụ, hình nón, hình cầu rất sống động, giúp HS tập trung chú ý, hứng thú, dễ hiểu bài; giúp GV bớt phải thuyết trình, tiết kiệm thời gian

Ngoài ra Geometer’s Sketchpad còn hữu ích cho cả các môn học khác không chỉ riêng toán học

Trang 6

PHẦN 2: NỘI DUNG

I/ Tính chiều dài và khoảng cách

1 Tính chiều dài

 Chọn đoạn thẳng cần đo độ dài

Vào menu Phép đo / Độ dài

2 Tính khoảng cách

 Chọn điểm thứ nhất rồi chọn điểm thứ hai

Vào menu Phép đo / Khoảng cách

II/ Tính chu vi

1 Chu vi đa giác

 Chọn miền trong của đa giác

Vào menu Phép đo / Chu vi

2 Chu vi đường tròn

 Chọn đường tròn

Vào menu Phép đo / Chu vi đường tròn

III/ Tính góc và diện tích

1 Tính góc

 Chọn góc cần đo

Vào menu Phép đo / Góc

2 Tính diện tích

 Chọn miền trong của đa giác cần đo diện tích

Vào menu Phép đo / Diện tích

IV/ Tính số đo cung và độ dài cung

 Chọn cung cần tính

Vào menu Phép đo / Góc của cung hoặc Độ dài cung

V/ Tính bán kính và tỷ số

1 Tính bán kính

 Chọn đường tròn hay cung tròn cần tính bán kính

Vào menu Phép đo / Bán kính

2 Tính tỷ số giữa 2 đoạn thẳng

 Chọn đoạn thẳng thứ nhất rồi chọn đoạn thẳng thứ hai

Vào menu Phép đo / Tỷ số

VI/ Tọa độ

Để tính tọa độ của một điểm hay nhiều điểm trong hệ tọa độ ta thực hiện:

 Chọn một điểm hay nhiều điểm cần tính tọa độ

Vào menu Phép đo / Tọa độ

1 Tính hoành độ của điểm (x)

 Chọn điểm cần tính

Vào menu Phép đo / Hoành độ (x)

Trang 7

2 Tính tung độ của điểm (y)

 Chọn điểm cần tính

Vào menu Phép đo / Tung độ (y)

3 Tính khoảng cách theo tọa độ Coordinate Distance

 Chọn hai điểm cần tính khoảng cách

Vào menu Phép đo / Khoảng cách theo tọa độ

VII/ Hệ số góc và phương trình

Trong GPS ta có thể tính được hệ số góc của một đường thẳng, đoạn thẳng, tia; phương trình đường thẳng khi có đường thẳng cho trước, phương trình của đường tròn khi có đường tròn cho trước…

1 Tính hệ số góc

 Chọn đối tượng cần tính hệ số góc

Vào menu Phép đo / Hệ số góc

2 Xem phương trình của đối tượng

 Chọn đối tượng cần xem phương trình

Vào menu Phép đo / PT đường đã chọn

VIII/ Máy tính

Vào menu Số/ Máy tính Một cái máy tính xuất hiện cho phép tính toán, tạo

ra các hàm số, tạo ra các tham số mới, tính các hàm sin(), cos()…

Nút Giá trị: Gồm giá trị của các

hằng số như e, π hay số đo của một đối tượng nào đó…

Nút Hàm số: Gồm các hàm

lượng giác như sin(), cos(), tan(), arcsin(), arccos(), arctan(), hàm giá trị tuyệt đối (abs()), hàm tính căn bậc hai (sprt()), hàm tính logarit (ln(), log()), hàm làm tròn (round()), hàm lấy phần nguyên (trunc()), hàm lấy dấu (sng())

Nút Đơn vị: Như Pixels (điểm

ảnh), centime (cm), inches, radians (ra-di-an), degrees (độ)

Trang 8

PHẦN 3: BÀI TẬP ÁP DỤNG

Bài 1:

1 Vẽ hai điểm

trên mặt phẳng rồi

tính khoảng cách

của chúng

2 Vẽ đoạn thẳng

rồi tính độ dài

đoạn thẳng đó

3 Vẽ tam giác,

tứ giác rồi tính chu

vi, diện tích

4 Vẽ đường tròn

rồi tính chu vi,

diện tích

5 Vẽ tam giác và

tính số đo của ba

góc

6 Vẽ cung tròn

rồi tính bán kính,

độ dài cung, số đo

cung

Trang 9

7 Vẽ hai đoạn

thẳng rồi tính tỷ số

giữa chúng

8 Vẽ một đường

thẳng rồi xem

phương trình của

9 Vẽ đường tròn

rồi xem phương

trình của nó

10 Vẽ đoạn thẳng,

đường thẳng rồi

tính hệ số góc

11 Vẽ hai điểm

trong mặt phẳng

rồi tính tọa độ của

chúng trong hệ tọa

độ

Trang 10

Bài 2: Vẽ đường thẳng a và b

a) Xem phương trình của đường thẳng a, b

b) Xem phương trình đường thẳng a’ là ảnh của đường thẳng a qua phép đối xứng trục b

c) Xem phương trình đường thẳng a’’ là ảnh của đường thẳng a qua phép đối xứng trục b và phép quay tâm O góc 60º

d) Tính hệ số góc của các đường thẳng trên

Trả lời:

a)

b)

Trang 11

c)

d)

Bài 3: Cho hình vuông ABCD có cạnh bất kì

a) Xem độ dài các cạnh và hai đường chéo của hình vuông

b) Lấy các điểm E, F, G, H lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD,

DA Xem chu vi và diện tích hình vuông EFGH, hình thang AEFC

c) Xem góc AEF, góc EAC, góc AOF

d) Vẽ các đường tròn ngoại tiếp và nội tiếp hình vuông ABCD Xem chu vi, diện tích hình vuông; bán kính, chu vi, diện tích các hình tròn

Trả lời:

Trang 12

a)

b)

c)

(Qua kết quả ta nhận xét thấy tổng hai góc AEF và EAC bằng 180º và hai góc AEF, AOF bằng nhau)

d)

Trang 13

Bài 4: Trong mặt phẳng tọa độ, cho đường tròn (I,R) Gọi (I’,R) là ảnh của

đường tròn (I,R) qua phép đối xứng trục Oy, (I”’,R) là ảnh của đường tròn (I,R) qua phép đối xứng trục Ox, (I”,R) là ảnh của đường tròn (I,R) qua phép đối xứng tâm O Xem phương trình các đường tròn

Trả lời:

(Qua kết quả ta nhận xét thấy đặc điểm phương trình của các đường tròn khi đối xưng qua trục Ox, Oy, gốc tọa độ)

Bài 5: Tính

Trang 14

PHẦN 4: KẾT LUẬN

1 Ưu điểm

Phần mềm Sketchpad có giao diện tiếng việt đẹp, thân thiện, dễ sử dụng, dung lượng nhỏ, dễ cài đặt

Phần mềm này có nhiều tính năng ưu việt hơn hẳn so với dùng Drawing trong Word, trong Power Point

Giúp tiết kiệm thời gian thuyết trình của thầy cô giáo và việc học tập của học sinh, tiết học có hiệu quả hơn

Việc học sinh biết cách sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad trong việc học các bài toán đo đạc và tính toán giúp cho các em hứng thú hơn, nhiệt tình hơn trong việc học toán Giúp học sinh giải tỏa những căng thẳng trong học toán thông quá các hiệu ứng hình học

2 Nhược điểm

Nếu lạm dụng phần mềm để đưa ra kết quả cho bài toán mà không cần suy nghĩ thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy, logic của học sinh, khả năng phán đoán, phân tích, tổng hợp, trực giác của học sinh sẽ không được phát triển thông qua việc học toán

Vì vậy chúng ta nên sử dụng phần mềm này một cách hợp lí, có khoa học và hiệu quả

Trang 15

PHẦN 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO

- http://www.download.com.vn/timkiem/s+sketchpad/index.aspx?soft=popular

- http://ndschool.forumotion.com/t102-topic

- http://vi.scribd.com/doc/24343300/huongdan-GSP5

Ngày đăng: 04/04/2016, 03:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w