1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích văn hóa doanh nghiệp tại Tập Đoàn Mai Linh

13 2,6K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 358,5 KB

Nội dung

PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP – YẾU TỐ VÀNG CO SỰ THÀNH CÔNG I. KHÁI NIỆM VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá. Theo E.Heriôt thì “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi cái đó là văn hoá”. Còn UNESCO lại có một định nghĩa khác về văn hoá: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”. Vậy văn hoá doanh nghiệp là gì? Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích. II. CƠ SỞ XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 1.Các hạt nhân văn hóa doanh nghiệp Đây là cơ sở để hình thành văn hóa doanh nghiệp. Các hạt nhân văn hóa là kết quả của sự tác động qua lại giữa các thành viên trong doanh nghiệp với nhau. Khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, nền văn hóa doanh nghiệp xuất hiện, phát triển và tự bảo vệ. Văn hóa doanh nghiệp có tính đặc thù nên các hạt nhân văn hóa được hình thành cũng có tính chất riêng biệt. 2. Phát triển văn hóa giao lưu của các doanh nghiệp Trong môi trường kinh doanh phức tạp, đa văn hóa, các doanh nghiệp không thể duy trì văn hóa doanh nghiệp mình giống như những lãnh địa đóng kín cửa mà phải mở cửa và phát triển giao lưu về văn hóa. Việc phát triển văn hóa giao lưu sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt về văn hóa của các doanh nghiệp khác nhằm phát triển mạnh nền văn hóa của doanh nghiệp mình và ngược lại. 3. Xây dựng các tiêu chuẩn về văn hóa doanh nghiệp Trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và quá trình cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt thì văn hóa doanh nghiệp được chú trọng xây dựng và phát triển. Nó trở thành một loại tài sản vô hình đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong kho tài sản doanh nghiệp và là một trong những công cụ cạnh tranh khá sắc bén. Những doanh nghiệp không có nền văn hóa mạnh khó có thể cạnh tranh cao trên thị trường. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tạo ra và tăng uy tín của mình trên thị trường thông qua việc xây dựng và phát triển một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh. 4. Văn hóa tập đoàn đa quốc gia Các tập đoàn đa quốc gia có nhiều chi nhánh hoạt động ở nhiều nước trên thế giới, thường phải đối mặt với môi trường kinh doanh đa sắc tộc, đa quốc tịch và đa văn hóa. Để tăng cường sức mạnh và sự liên kết giữa các chi nhánh của các công ty đa quốc gia ở các nước khác nhau, các tập đoàn phải có một nền văn hóa đủ mạnh. Hầu như tập đoàn đa quốc gia nào cũng có bản sắc văn hóa riêng của mình và đây được coi là một trong những điều kiện sống còn, một loại vũ khí cạnh tranh lợi hại. Các công ty đa quốc gia có mục đích kinh doanh chiến lược, nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng và danh tiếng cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ trên thị trường thế giới. Những kết quả này có thể coi là sản phẩm của quá trình vận động của văn hóa tập đoàn. Tuy nhiên, để đạt được những đỉnh cao của sự thành công đó, các tập đoàn phải mất nhiều thời gian và tiền bạc. 5. Văn hóa doanh nghiệp gia đình Văn hóa doanh nghiệp gia đình chịu ảnh hưởng của truyền thống gia đình, sự kế tục giữa các thế hệ và lòng trung thành với những triết lý kinh doanh, kinh

Trang 1

PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP – YẾU TỐ VÀNG CO SỰ THÀNH CÔNG

I KHÁI NIỆM VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá Theo E.Heriôt thì “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi - cái đó là văn hoá”

Còn UNESCO lại có một định nghĩa khác về văn hoá: “Văn hoá phản ánh

và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên

đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”

Vậy văn hoá doanh nghiệp là gì? Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá

trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.

II CƠ SỞ XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

1.Các hạt nhân văn hóa doanh nghiệp

Đây là cơ sở để hình thành văn hóa doanh nghiệp Các hạt nhân văn hóa là kết quả của sự tác động qua lại giữa các thành viên trong doanh nghiệp với nhau Khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, nền văn hóa doanh nghiệp xuất hiện, phát triển

và tự bảo vệ Văn hóa doanh nghiệp có tính đặc thù nên các hạt nhân văn hóa được hình thành cũng có tính chất riêng biệt

Trang 2

2 Phát triển văn hóa giao lưu của các doanh nghiệp

Trong môi trường kinh doanh phức tạp, đa văn hóa, các doanh nghiệp không thể duy trì văn hóa doanh nghiệp mình giống như những lãnh địa đóng kín cửa mà phải mở cửa và phát triển giao lưu về văn hóa Việc phát triển văn hóa giao lưu sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt về văn hóa của các doanh nghiệp khác nhằm phát triển mạnh nền văn hóa của doanh nghiệp mình và ngược lại

3 Xây dựng các tiêu chuẩn về văn hóa doanh nghiệp

Trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và quá trình cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt thì văn hóa doanh nghiệp được chú trọng xây dựng và phát triển Nó trở thành một loại tài sản vô hình đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong kho tài sản doanh nghiệp và là một trong những công cụ cạnh tranh khá sắc bén Những doanh nghiệp không có nền văn hóa mạnh khó có thể cạnh tranh cao trên thị trường Đồng thời, doanh nghiệp có thể tạo ra và tăng uy tín của mình trên thị trường thông qua việc xây dựng và phát triển một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh

4 Văn hóa tập đoàn đa quốc gia

Các tập đoàn đa quốc gia có nhiều chi nhánh hoạt động ở nhiều nước trên thế giới, thường phải đối mặt với môi trường kinh doanh đa sắc tộc, đa quốc tịch và đa văn hóa Để tăng cường sức mạnh và sự liên kết giữa các chi nhánh của các công ty đa quốc gia ở các nước khác nhau, các tập đoàn phải có một nền văn hóa đủ mạnh Hầu như tập đoàn đa quốc gia nào cũng có bản sắc văn hóa riêng của mình và đây được coi là một trong những điều kiện sống còn, một loại vũ khí cạnh tranh lợi hại Các công ty đa quốc gia có mục đích kinh doanh chiến lược, nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng và danh tiếng cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ trên thị trường thế giới Những kết quả này có thể coi là sản phẩm của quá trình vận động của văn

Trang 3

hóa tập đoàn Tuy nhiên, để đạt được những đỉnh cao của sự thành công đó, các tập đoàn phải mất nhiều thời gian và tiền bạc

5 Văn hóa doanh nghiệp gia đình

Văn hóa doanh nghiệp gia đình chịu ảnh hưởng của truyền thống gia đình, sự kế tục giữa các thế hệ và lòng trung thành với những triết lý kinh doanh, kinh

nghiệm, bí quyết được gia đình đúc rút được trong quá trình kinh doanh

III CÁC BƯỚC XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

1 Phổ biến kiến thức chung

Giai đoạn này tập trung vào việc phổ biến kiến thức chung

về văn hoá doanh nghiệp, các yếu tố cấu thành, ý nghĩa của văn hoá doanh nghiệp cho mọi thành viên

Tuỳ theo quy mô, doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi nói chuỵên và khoá học về văn hoá, hoặc phát động các cuộc thi tìm hiểu, xây dựng cơ

sở dữ liệu về văn hoá để nhân viên tự tìm hiểu Nên chuẩn bị trước nội dung cần phổ biến xuyên suốt giai đoạn này, từ cơ bản đến nâng cao Mục đích của những việc làm này là giúp cho các thành viên về văn hoá doanh nghiệp và ý thức được lợi ích của nó đối với sự phát triển của bản thân và doanh nghiệp Doanh nghiệp

có thể thuê các đối tác đào tạo, hoặc tự đào tạo về nội dung này

2 Định hình văn hoá doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp không hình thành cùng lúc với doanh nghiệp Thông thường, nó chỉ có thể được nhận dạng sau 3 năm hoạt động trở lên Giai đoạn này phải có sự chủ trì của người sáng lập và ban lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp là "linh hồn" của doanh nghiệp, trong giai đoạn này,

"linh hồn" ấy mới dần hiện rõ Chính nó sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng được nhận biết bằng những khác biệt của mình Việc thuê một đối tác vào tư vấn chỉ là

phương tiện để những yếu tố của văn hoá doanh nghiệp hình thành, chứ không thể

Trang 4

quyết định các yếu tố đó sẽ như thế nào.

3 Triển khai xây dựng:

Giai đoạn này, văn hoá doanh nghịêp cần được tiến hành từng bước nhưng đồng bộ và kiên trì, từ tuyên truyền những quan điểm, hệ giá trị cho đến việc thực hiện các chuẩn mực hành vi phải được tổ chức một cách khéo léo Doanh nghiệp

có thể tổ chức các phong trào, phương thức tôn vinh hành vi văn hoá, góp phần xây dựng văn hoá theo đúng định hướng ở bước 2

Kết quả của giai đoạn này sẽ dần hình thành những đặc trưng văn hoá của doanh nghiệp, giúp các thành viên nhận biết các giá trị văn hóa của doanh nghiệp mình

4 Ổn định và phát triển văn hoá:

Bất cứ một yếu tố văn hoá nào hình thành xong, doanh nghiệp phải bắt tay ngay vào việc duy trì, cập nhật để nó không bị lạc hậu và mai một Lãnh đạo là người quyết định văn hoá doanh nghiệp, nhưng nó "sống" được hay không là nhờ sức mạnh của mọi thành viên Các hoạt động văn hoá lúc này sẽ phát huy tác dụng tich cực như là công cụ trong việc quản lý điều hành công ty Hãy làm cho các thành viên thấy rằng sẽ mất đi ý nghĩa nếu không có những yếu tố của văn hoá doanh nghiệp

IV THỰC TRẠNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Nhìn nhận một cách tổng quát, chúng ta thấy văn hoá trong các cơ quan và

doanh nghiệp ở nước ta còn có những hạn chế nhất định: Đó là một nền văn hoá được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và phức tạp do những yếu tố khác ảnh hưởng tới; Môi trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới có cái nhìn ngắn hạn; Chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, làm việc chưa có tính chuyên nghiệp; Còn bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền kinh tế bao cấp… Mặt khác văn hoá doanh nghiệp còn bị những yếu tố khác ảnh hưởng

Trang 5

tới như: Nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn và ảnh hưởng của tàn dư đế quốc, phong kiến

Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp

đó khó có thể đứng vững và tồn tại được Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì các nguồn lực của một doanh nghiệp là con người mà văn hoá doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ Do vậy, có thể khẳng định văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp Theo ông Trần Hoàng Bảo (1 trong số 300 nhà doanh nghiệp trẻ) nhận xét: Văn hoá của doanh nghiệp được thể hiện ở phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo và tác phong làm việc của nhân viên Cũng theo ông Bảo, đối tác khi quan hệ thì ngoài việc quan tâm tới lợi nhuận của công ty họ còn đánh giá doanh nghiệp qua văn hoá của doanh nghiệp đó

Sự thành công của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là ở các nước châu á thường được dựa trên mối quan hệ cá nhân của người lãnh đạo, còn các nước Tây Âu thì thành công của doanh nghiệp lại được dựa trên các yếu tố như khả năng quản lý các nguồn lực, năng suất làm việc, tính năng động của nhân viên… Ngoài những yếu tố chủ quan, để xây dựng văn hoá doanh nghiệp còn phải chú trọng tới những yếu tố khách quan Đó là việc tạo lập thị trường, lợi ích của người tiêu dùng, được thể hiện qua “Các nguyên tắc chỉ đạo để bảo vệ người tiêu dùng”, là quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới

PHẦN II: PHÂN TÍCH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

YẾU TỐ VÀNG CHO SỰ THÀNH CÔNG

Trang 6

CỦA TẬP ĐOÀN MAI LINH

I GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN MAI LINH

Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh tiền thân là Công ty TNHH Mai Linh, được thành lập vào ngày 12/07/1993, với 100% vốn trong nước Dưới sự điều hành của Ông Hồ Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc và là người sáng lập, Công ty đã liên tục gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Với các cổ đông chiến lược hiện có như nhóm cổ đông Indochina Capital, Công ty cổ phần cơ điện lạnh REE, Pheim Aizawa Trust, Công ty cổ phần đầu

tư & phát triển xây dựng Investco, Arisaig Asean Fund Ltd, Nis Group Co Ltd, Nhóm cổ đông Vinacapital, bước sang năm 2008, MLG đặt mục tiêu hoàn thành

kế hoạch doanh thu 3.680 tỷ đồng của toàn hệ thống; riêng Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh đạt 1.118 tỷ đồng doanh thu và 176 tỷ đồng lợi nhuận

Phấn đấu đến cuối năm 2008, MLG sẽ nâng tổng số đầu xe trong hệ thống lên con

số 8.300

Hiện nay, Mai Linh đã mở rộng hoạt động kinh doanh tại 52 tỉnh thành trong

cả nước với trên 100 công ty thành viên thuộc 8 lĩnh vực ngành nghề, Mai Linh

Trang 7

đã thu hút được trên 15 000 cán bộ nhân viên làm việc tại 6 khu vực trong cả nước

và nước ngoài

Taxi Mai Linh đã được biết đến trong và ngoài nước không chỉ với tư cách

là một doanh nghiệp lớn mạnh, có nhiều hoạt động xã hội nổi bật Mai Linh đã trở thành điển hình tiêu biểu và thuyết phục cho phong trào xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp hiện đang rất sôi nổi trong cộng đồng doanh nghiệp Việt

Từ 350 chiếc xe của 3 xí nghiệp Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn, công ty Mai Linh đã phát triển đến hàng nghìn chiếc xe, phục vụ hàng triệu khách mỗi ngày Khi những vất vả ban đầu đã qua, cũng là lúc Ban lãnh đạo nghĩ đến chiến lược phát triển công ty theo hướng bền vững, xây dựng một hình ảnh Mai Linh tốt đẹp và thân thiện trong mắt khách hàng

II TRIẾT LÝ CÔNG TY

Ngày nay, Mai Linh được mọi người biết đến không còn đơn thuần là tên của một công ty, mà nó đã là tên của một thương hiệu nổi tiếng trên đất nước Việt Nam Về ý nghĩa của thương hiệu Mai Linh, thì từ "MAI" nói lên hình ảnh của hoa mai trong ngày tết cổ truyền, của sự may mắn và niềm hạnh phúc đầu Xuân, đồng thời cũng là một từ dùng để chỉ về tương lai, về một ngày mai tốt đẹp Còn từ

"LINH" là mang ý nghĩa của từ tinh nhanh, sự linh hoạt, linh động trong giải quyết công việc

Trang 8

Và để tô điểm cho thương hiệu của mình, ông Hồ Huy - người sáng lập ra

nó - đã chọn màu xanh lá cây vì đó là màu của hy vọng, của hòa bình, hội nhập, màu của mùa xuân trên đất nước, màu của môi trường tươi đẹp và trên hết là màu

áo của người lính Cụ Hồ

Kết hợp tất cả các hình ảnh, màu sắc và ý nghĩa trên lại với nhau, Mai Linh muốn hướng đến một ý nghĩa sâu sắc: "Tất cả vì ngày mai tươi đẹp của con em chúng ta, vì sự phát triển vững bền và lợi ích của Công ty, khách hàng và xã hội"

Ngoài ra, tập đoàn Mai Linh còn mong muốn “ Trở thành nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất nơi chúng tôi có mặt!" và "Mang sự hài lòng đến cho mỗi người, vì cuộc sống tốt đẹp hơn!"

III QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Ý tưởng xây dựng văn hoá doanh nghiệp được bắt đầu năm 2003, bắt nguồn từ đòi hỏi của thực tiễn và ý muốn của ban lãnh đạo công ty: phát huy lòng nhiệt tình đối với công việc, sự yêu mến công ty của các thành viên

Theo quan niệm của Mai Linh thì thiếu vốn doanh nghiệp có thể đi vay, thiếu nhân lực có thể bổ sung thông qua con đường tuyển dụng, thiếu thị trường

có thể từng bước mở rộng thêm, các đối thủ cạnh tranh có thể bắt chước và đi mua tất cả mọi thứ hiện hữu nhưng lại không thể bắt chước hay đi mua được sự cống hiến, lòng tận tụy và trung thành của từng nhân viên trong doanh nghiệp Khi đó, văn hóa doanh nghiệp làm nên sự khác biệt

và là một lợi thế cạnh tranh

Ngay từ những ngày đầu thành lập, các thành viên trong ban đã cất công đi nghiên cứu, tìm hiểu việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp ở nhiều nước trên thế

Trang 9

giới Họ nhận thấy rằng những công ty lớn phát triển bền vững trên thế giới đều đã xây dựng được cho mình văn hoá doanh nghiệp Để phát triển bền vững, Mai Linh cũng phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp, đó là điều tất yếu Nhưng xây dựng văn hoá Mai Linh như thế nào, theo hướng nào?

Thành viên ban lãnh đạo của Công ty Mai Linh đều đã từng là người lính,

họ hiểu sự khó nhọc vất vả trên thương trường, về giá trị của nghị lực và lòng yêu nước Phải tạo nên một văn hoá Mai Linh riêng biệt, bản sắc, trên nền tảng tinh thần yêu nước và lòng tự hào, tự tôn dân tộc Như thế mới tạo được chỗ đứng của công ty trên thương trường và phát huy được tinh thần tự giác, tự chủ của mỗi thành viên trong công ty

Lãnh đạo công ty Mai Linh đã nhận thấy, nhân viên chỉ phục vụ khách hàng tốt khi họ có lòng nhiệt tình, sự yêu mến công việc, và điều quan trọng nhất

là yêu mến công ty, xem đó như một gia đình lớn mà mình là một thành viên

Ban lãnh đạo công ty đã kết hợp với trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh soạn thảo nội dung cho các bài giảng về lịch sử dân tộc,

về văn hoá Việt Nam và các quy tắc chuẩn mực về ứng xử, mời các giáo sư tiến sĩ

về văn hoá học và một số Tổng Giám đốc đến giảng bài

Các lớp học được tổ chức ngay khi hết giờ làm việc buổi chiều Chương trình học vừa nghe lý thuyết vừa thảo luận được triển khai trong vòng một tháng cho tất cả nhân viên

Khoá học đầu tiên về văn hoá Mai Linh đã thành công bất ngờ ngoài sức tưởng tượng Một tháng học tập và sinh họat ngoại khoá, trao đổi với nhau đã tạo nên sự đoàn kết và gắn bó trong tất cả thành viên Mai Linh, họ được truyền niềm tin, niềm tự hào vì được trở thành thành viên của Mai Linh

Sau thành công ban đầu, việc tập huấn cho tất cả nhân viên được triển khai

ở khắp các chi nhánh của Mai Linh trong cả nước Khoá học cũng đã quy định quy chế cho từng bộ phận và thành lập hẳn một ban chuyên phụ trách huấn luyện và chất lượng

Trang 10

Thành công này của Mai Linh như một hiện tượng mới mẻ đã nhanh chóng lan ra khắp cả nước Nhiều công ty đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm Từ Mai Linh, “tinh thần yêu nước và rèn luyện ý chí”, nền tảng của văn hoá Mai Linh

đã được truyền đến nhiều doanh nghiệp trong cả nước qua những bài nói chuyện của ban lãnh đạo công ty Mai Linh

“Sự đồng lòng, tôn trọng khách hàng đã được truyền lại từ chính những người lãnh đạo mẫu mực” - Ông Hiếu nói về Mai Linh như đang nói về chính gia đình mình Trong gia đình Mai Linh rộng lớn với hơn 70 công ty thành viên, gần 10.000 nhân viên ấy, nguyên tắc ứng xử từ trên xuống dưới đều thống nhất trên cơ

sở tình yêu thương, xây dựng, và hiểu biết, cảm thông lẫn nhau

Đó là lí do mà ngay từ khi mới thành lập (1993), Mai Linh là doanh

nghiệp đầu tiên có chế độ tuyển dụng ưu đãi dành cho người lao động xuất thân từ các lực lượng vũ trang xuất ngũ, chuyển ngành Điều này còn được ghi rõ trong quy chế tuyển dụng lao động

Ngoài việc chú trọng đến công tác huấn luyện, nâng cao nghiệp vụ thường xuyên để đào tạo một đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp, Hội đồng quản trị Mai Linh còn có nhiều chế độ đãi ngộ cho CBNV như: Bán xe trả góp, xây dựng hàng trăm căn hộ với giá ưu đãi, tặng “cổ phiếu hưu trí” cho những CBNV có nhiều đóng góp để anh em yên tâm làm việc lâu dài Đó là “bí quyết” để gìn giữ, phát triển nguồn nhân lực của Ban lãnh đạo tập đoàn Mai Linh, bởi một trong những điều khó nhất của các doanh nghiệp hiện nay là giữ chân nhân tài chứ chưa hẳn là vốn hay công nghệ

IV NÉT ĐẸP TRONG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Văn hoá Mai Linh là “uống nước nhớ nguồn”:

Từ ngày 3 đến 8.2.2009, hơn 350 cán bộ, nhân viên thuộc khối Hành chính nhân

sự Tập đoàn Mai Linh trong cả nước đã tham gia hành trình Hướng về cội nguồn

Ngày đăng: 21/11/2014, 23:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w