Các bệnh không truyền nhiễm

Một phần của tài liệu Cơ sở sinh thái học của sức khoẻ và bệnh tật pot (Trang 29 - 32)

3. NHỮNG THAY ĐỔI SINH THÁI HỌC VÀ MỘT SỐ BỆNH PHỔ BIẾN LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG

3.2.Các bệnh không truyền nhiễm

Ung thư

Ung thư là một bệnh mà cơ chế là có một số tế bào tăng sinh hỗn loạn, không kiểm soát được và liên tục. Ung thư có hơn 100 dạng khác nhau, và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở Mỹ với hơn 500.000 ca tử vong hàng năm. Có nhiều nguyên nhân gây ung thư

và các nguyên nhân chính gây ung thư ở người được xếp vào 3 nhóm như sau: các chất hoá học, virút và phóng xạ.

Hoá chất

Với sự phát triển của ngành công nghiệp hoá chất, ngày càng có nhiều người làm việc trong môi trường có nguy cơ phơi nhiễm cao với các hoá chất độc hại, đặc biệt là các chất có khả năng gây ung thư. Ví dụ, công nghiệp hoá chất sản xuất thuốc nhuộm, các cơ

sở thuộc da, sản xuất rượu sopropyl, nhựa và các sản phẩm của dầu mỏ. Phơi nhiễm với các hoá chất ở nơi làm việc ứơc tính gây ra 2 đến 8% số trường hợp ung thư. Thuốc lá gây ra khoảng 1 phần 3 số trường hợp bị ung thư vì tất cả các nguyên nhân. Thuốc lá liên quan tới ung thư phổi, ung thư miệng, cổ họng, thực quản, lách, bàng quang và thận. Những người vừa nghiện thuốc và nghiện rượu thì có nguy cơ bị ung thư cao hơn những người khác 35 lần. Những chất hoá học trong thức ăn mà chúng ta ăn vào hàng ngày ước tính gây ra khoảng một phần 3 tới một nửa số trường hợp bị tử vong. Chất Aflatoxin là một độc chất có tự nhiên trong một số loài nấm mốc và ước tính là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan ở những nước đang phát triển.

Virus

Một số loài virus có liên quan mật thiết với ung thưở người như virus viêm gan B, virus Epstein - Barr, virus papiloma ở người, virus loại 1 và loại 2 tấn công tế bào lympho T (HTLV - 1, HTLV - 2), và HIV.

Phóng xạ

Phóng xạ nguyên tử hoặc phóng xạ ion hoá và tia tử ngoài (UV) từ mặt trời có thể

gây ung thư. Nồng độ phóng xạ ion hoá cao làm tăng rủi ro bị ung thư ví dụ như trong các tai nạn nổ nhà máy nguyên tử hay trong một số phương pháp điều trị bệnh Tuy nhiên, đối với phương pháp điều trị bằng tia X - quang liều thấp thì nguy cơ bị ung thư là thấp.

Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân gây ra khoảng 2% tử vong do ung thư. Một trong những chất ô nhiễm chính đó là các hyđrocacbon vòng thơm, được tạo ra do hoạt

động đốt cháy gỗ, thuốc lá và các nhiên liệu hoá thạch. Các hợp chất chứa Clo cũng là một trong những chất ô nhiễm chính trong nước có liên quan tới ung thưở động vật. Một số hocmon tổng hợp và thuốc cũng có thể gây ung thư hay có liên quan tới ung thư ở

người. Ví dụ một số thuốc chống ung thư, đặc biệt là các hợp chất ankyl như

cyclophosphamide và chlorambucil; steroids đồng hoá; estrogens tổng hợp như

diethylstilbestrol, conjugated estrogens, và thuốc tránh thai chứa estrogen. Môi trường ô nhiễm, hệ sinh thái thay đổi đã có nhiều tác động đến bệnh ung thư. Nổi bật nhất là mối tương quan giữa suy giảm tầng ô zôn và gia tăng tỉ lệ mắc bệnh ung thư da ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Ôxtrâylia, Newzeland, và Chilê v.v.

Ung thư da

Nồng độ của tia tử ngoại ngày nay cao hơn nhiều so với 50 năm hay 100 năm trước

đây. Đây là hậu quả của sự suy giảm tầng ô zôn ở tầng bình lưu (tạo ra các lỗ thủng tầng ô zôn). Tầng ô zôn có tác dụng hấp thụ tia tử ngoại và làm giảm đáng kể lượng tia tử ngoại chiếu vào trái đất. Do hoạt động của con người trong những thập niên gần đây, không khí bị ô nhiễm, tầng ô zôn bị suy giảm và chúng ta phơi nhiễm với tia tử ngoại ở nồng độ cao hơn trước đây. Một số yếu tố khác có tác động đến sự phơi nhiễm tia tử ngoại là: độ cao, vĩ độ và sự bao phủ của mây. Độ cao tăng lên thì nồng độ UV cũng tăng lên, vì ở trên cao không khí loãng hơn ở mực nước biển vì vậy chúng hấp thụ UV kém hơn. Tia tử ngoại cũng mạnh nhất ở vùng gần xích đạo. Tuy nhiên, do lỗ thủng tầng ô zôn ở bán cầu nam nên Nam Cực, Chi Lê, và New Zealand cũng có nồng độ UV cao hơn bình thường. Một yếu tố làm giảm UV là sự che phủ của mây. Khí hậu và vi khí hậu với mây che phủ có thể

làm giảm nồng độ UV có thể tới 50%.

Hen suyễn

Trong những thập niên gần đây, ô nhiễm không khí với sự gia tăng nồng độ của khí ô zôn và sưng mù hoá học cũng như sự ấm lên của toàn cầu đã làm gia tăng các trường hợp bị

hen suyễn cùng với nhiều bệnh hô hấp khác. Hen suyễn là bệnh hô hấp mãn tính với các triệu chứng khó thở do viêm đường hô hấp. Có nhiều tác nhân gây kích thích sự nhạy cảm của đường hô hấp, và làm cho bề mặt đường hô hấp bị sưng lên, lớp màng nhầy cản trở

không khí chuyển động và các cơ ở xung quanh đường hô hấp bị thắt chặt (bronchospasm).

Những thay đổi này làm hẹp đường hô hấp và cuối cùng bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở và có các triệu chứng của bệnh hen. Các triệu chứng của căn bệnh này có thể khác nhau giữa các cá thể và bao gồm các triệu chứng sau đây:

- Thở khò khè - Thở gấp - Ngực bị nghẹt - Ho khó kiểm soát

- Ho liên tục vào ban đêm

- Khó thở trong hoặc sau khi làm việc nặng nhọc hay tập thể dục quá sức Những người bị bệnh hen rất nhạy cảm với các tác nhân mà có thể không hề ảnh hưởng tới người khoẻ mạnh. Những tác nhân kích thích chứng hen suyễn có thể khác nhau giữa các cá thể nhưng những tác nhân phổ biến nhất là:

Các chất gây dị ứng – là các nhân tố gây phản ứng làm dị ứng bao gồm: bét/ve đất, nấm mốc, gián và chất thải của chúng

Chất gây kích thích trong không khí bao gồm: khói thuốc, khói từđốt củi, than, cháy rừng và các hơi khói hoặc mùi khó chịu khác như các dung dịch dùng để phun trong nhà, sơn, dầu hoả, nước hoa và xà phòng thơm.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp như cảm lạnh, cúm, đau cổ họng và viêm xoang Tập thể dục hay một số hoạt động khác làm người bệnh thở mạnh hơn Thời tiết, đặc biệt là gió khô, không khí lạnh và thay đổi đột ngột (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ước tính ở Mỹ có 12,4 triệu người bị hen và 4,2 triệu trong số này dưới 18 tuổi. Hen suyễn là một bệnh mãn tính phổ biến nhất ở trẻ em ở nhiều nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Cơ sở sinh thái học của sức khoẻ và bệnh tật pot (Trang 29 - 32)