Cần có những biện pháp như thế nào để kích thích sự hăng say học tập của HS miền núi đối với các tác phẩm văn học TPVH nói chung, VHNN nói riêng trong đó có truyện ngắn “Người trong bao”
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THU THẢO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC
TÁC PHẨM “NGƯỜI TRONG BAO” (SÊ KHỐP)
Ở LỚP 11 THPT MIỀN NÚI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên - 2013
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THU THẢO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC
TÁC PHẨM “NGƯỜI TRONG BAO” (SÊ KHỐP)
Ở LỚP 11 THPT MIỀN NÚI
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt
MÃ SỐ: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Huy Quát
Thái Nguyên - 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kì công trình nào khác Các thông tin, số liệu trích dẫn
trong luận văn đều đã được trích rõ nguồn gốc
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Thảo
Xác nhận của trưởng khoa chuyên môn
Xác nhận của cán bộ hướng dẫn
Trang 4
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái
Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm luận văn Tôi
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS TS Nguyễn Huy Quát – người đã
trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn “Biện pháp nâng cao
hiệu quả dạy học tác phẩm “Người trong bao” (Sê Khốp) ở lớp 11 THPT
miền núi” Tôi cũng xin được cảm ơn tất cả người thân, bạn bè đã giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này Dù đã rất cố gắng song luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót, vì vậy chúng tôi mong muốn sẽ nhận được sự góp ý từ thầy
cô và các bạn Chúng tôi cũng hi vọng những nghiên cứu được đặt ra trong
luận văn sẽ trở thành nguồn tư liệu có giá trị đối với việc dạy học tác phẩm
văn chương nói riêng và dạy học bộ môn Ngữ văn nói chung
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Thảo
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu viết tắt iv
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 4
3 Mục đích nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
6 Phương pháp nghiên cứu 7
7 Cấu trúc luận văn 8
PHẦN NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 9
1.1 Sơ lược về lý thuyết tiếp nhận 9
1.1.1 Khái niệm tiếp nhận văn học 9
1.1.2 Lý thuyết tiếp nhận văn học từ truyền thống đến hiện đại 10
1.1.3 Tiếp cận đồng bộ trong dạy học TPVC 12
1.2 Lý thuyết về PPDH tích cực 15
1.2.1 Khái niệm về PPDH tích cực 15
1.2.3 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy TTC của HS 16 1.2.4 PPDH tích cực trong dạy học TPVC 17
1.3 Vài nét về lý thuyết truyện ngắn 19
1.3.1 Khái niệm và đặc trưng của truyện ngắn 19
1.3.2 Các yếu tố cấu thành truyện ngắn 22
1.3.3 Đôi điều về thi pháp truyện ngắn Sê khốp 27
Trang 61.4 Dạy học tác phẩm truyện ngắn theo đặc trưng loại thể 30
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DẠY HỌC VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN “NGƯỜI TRONG BAO” Ở LỚP 11, THPT MIỀN NÚI 35
2.1 Vài nét về tác phẩm VHNN trong chương trình, SGK Ngữ văn THPT hiện hành 35
2.2 Những khó khăn khi giảng dạy tác phẩm VHNN ở trường THPT 37
2.2.1 Vấn đề bản dịch 37
2.2.2 Vấn đề ngôn ngữ 38
2.2.3 Vấn đề thời lượng trong phân phối chương trình VHNN 39
2.2.4 Vấn đề quan niệm của người dạy đối với các tác phẩm VHNN 39
2.2.5 Vấn đề dối tượng tiếp nhận là HS miền núi 40
2.3 Thực trạng và tồn tại trong giảng dạy VHNN ở trường THPT 40
2.3.1 Những hạn chế trong dạy và học VHNN ở trường THPT 41
2.3.2 Thực trạng về dạy học tác phẩm “Người trong bao” 42
2.4 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học truyện ngắn “Người trong bao” của Sê khốp 59
2.4.1 Đôi điều cần lưu ý đối với giáo viên 59
2.4.2 Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học truyện ngắn “Người trong bao” – Sê khốp (SGK Ngữ văn 11) 67
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ DẠY THỂ NGHIỆM TRUYỆN NGẮN “NGƯỜI TRONG BAO” 73
3.1 Đối tượng và nội dung thể nghiệm 73
3.2 Phương pháp và phương tiện dạy học 73
3.3 Quy trình triển khai thể nghiệm 74
3.4 Kết quả của quá trình thể nghiệm 90
3.4.1 Kết quả thu được từ phía HS 90
3.4.2 Một số ý kiến đánh giá từ phía nhà trường và GV dự giờ 97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
Trang 7PHỤ LỤC 107
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Văn học nước ngoài (VHNN) trong chương trình Ngữ văn ở trường
THPT chiếm một vị trí quan trọng Về dung lượng và thời lượng phần văn
học này chiếm tỷ lệ không nhỏ trong chương trình SGK toàn cấp học Đây là
những tác phẩm tinh hoa của văn học thế giới, đã vượt qua thử thách khắc
nghiệt của không gian và thời gian Trong luận văn này, chúng tôi chọn nghiên
cứu truyện ngắn “Người trong bao” của Sê khốp với những lí do sau đây:
1.1 Nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn, nói chung và tác phẩm
VHNN, nói riêng là một yêu cầu cấp thiết
Từ khi đất nước ta đổi mới và ngày càng hội nhập với thế giới về kinh
tế, văn hóa, xã hội… thì Giáo dục cũng không thể đứng ngoài cuộc hội nhập
đó Mục đích của hội nhập là để phát triển và phát triển bền vững Hội nhập
về Văn hóa, Giáo dục…nhưng vẫn phải giữ được bản sắc dân tộc Hòa nhập
nhưng không hòa tan
Góp phần vào công cuộc hội nhập đó, phần VHNN trong môn Ngữ văn
ở trường phổ thông cũng có nhiều thay đổi: tỷ lệ tác giả, tác phẩm VHNN
tăng lên; VHNN được đưa vào chương trình Ngữ văn phổ thông không chỉ
dừng lại ở Văn học Nga, Trung Quốc mà đã mở rộng ra các quốc gia, các
châu lục khác, như: Anh, Pháp, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản…Vì vậy, việc nghiên
cứu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học (PPDH) phần VHNN ở phổ
thông càng trở nên cấp thiết
Dạy học đáp ứng nhu cầu của xã hội là điều rất cần thiết trong giai đoạn
hiện nay Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) môn Ngữ văn, trong đó có
VHNN là một yêu cầu không thể thiếu Bởi lẽ dạy học văn không chỉ là dạy
một môn nghệ thuật mà cũng là dạy một môn khoa học Văn chương là lĩnh
Trang 10vực cảm thụ thẩm mĩ và sáng tạo của mỗi cá nhân Quá trình tiếp nhận văn
học là quá trình người đọc được giao tiếp cùng với nhà văn, thông qua tác
phẩm Nhà văn gửi gắm thông điệp của mình trong hình tượng nghệ thuật
Bạn đọc được khám phá, được sống với hình tượng nghệ thuật bằng toàn bộ
tâm hồn và trí tuệ của mình, tức là người học được bộc lộ những suy nghĩ,
đánh giá tác phẩm theo sự cảm nhận riêng Và do đó, chân lí nghệ thuật sẽ
được tiếp nhận một cách tự giác và tác động nghệ thuật sẽ lâu bền hơn trong
lòng bạn đọc, trong đó có bạn đọc - học sinh (HS) Văn học trong Nhà trường
còn góp phần bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách cho HS, mang lại cho các em
nhiều lợi ích và kĩ năng sống
Tuy nhiên, vì văn học là một môn nghệ thuật nên việc xây dựng PPDH
phù hợp với môn học này cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng Những
phương pháp đó phải đạt được yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ đối với
môn Văn, nói chung và bài học VHNN, nói riêng HS học VHNN không chỉ
có những kiến thức, kĩ năng sử dụng trong cuộc sống mà còn biết trân trọng
những giá trị tinh thần cao đẹp của nhân loại, giúp cho tâm hồn, nhân cách
của các em được hoàn thiện
Đổi mới PPDH Văn đòi hỏi có những nghiên cứu thực sự nghiêm túc
bởi đó không phải là việc dễ dàng Tuy nhiên, đổi mới PPDH phần VHNN lại
càng khó khăn hơn, bởi có những độ “vênh” về văn hóa, vốn sống, ngôn
ngữ so với cả người dạy và người học ở Việt Nam
1.2 Về độ “vênh” thường gặp khi dạy VHNN ở Việt Nam
Với Văn học Việt Nam, HS được học những tác giả, tác phẩm không xa
lại với các em về mặt ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa và vốn sống thực tế ở mức
độ nhất định (tuy cũng có những cái khó riêng); còn với VHNN, việc dạy và
học qua bản dịch nên còn bị “rào cản” như: “vênh” về tri thức lịch sử - văn
hóa có quan quan đến tác phẩm, “vênh” về vốn sống thực tế, phong tục tập
Trang 11quán, “vênh” về ngôn ngữ Những tác phẩm VHNN được lựa chọn đưa vào
trường THPT đều là những tác phẩm tiêu biểu, có giá trị của các nền văn học
lớn trên thế giới Tuy nhiên, do hạn chế về thời lượng, về vốn tri thức và
PPDH nên hiệu quả tiếp nhận tác phẩm VHNN ở trường phổ thông Việt Nam
vẫn còn ở tình trạng “cưỡi ngựa xem hoa” HS nhiều khi vẫn không hiểu,
không biết học tác phẩm này để làm gì? Có ý nghĩa và ích lợi gì đối với bản
thân mình?
Vì vậy, đổi mới PPDH phần văn học nói chung, cần phải đặc biệt chú ý
đến những tác phẩm VHNN, nhất là với đối tượng học HS miền núi và dân
tộc thiểu số
1.3 Sự cần thiết đổi mới PPDH VHNN đối với học sinh miền núi thông
qua việc nâng cao hiệu quả dạy học truyện ngắn “Người trong bao”
Ngữ văn là môn học vô cùng quan trọng trong nhà trường nhưng hiệu
quả dạy học Ngữ văn thực sự chưa đạt kết quả như mong đợi Đặc biệt đối với
phần lớp 11, đây là một phần văn học có nội dung hay nhưng khó đối với HS
vì các em phần lớn cảm thấy xa lạ và khó tiếp nhận
Vấn đề tiếp thu những tinh hoa văn hóa của thế giới thông qua các tác
phẩm VHNN đối với HS nước ta nói chung đã khó, với HS dân tộc miền núi
lại càng không dễ dàng Để các em học sinh miền núi hiểu và yêu thích các
tác phẩm VHNN thực sự là vấn đề nan giải Thực tế cho thấy, khả năng tiếp
thu kiến thức của HS miền núi có phần hạn chế hơn HS miền đồng bằng bởi
nhiều lí do, như: môi trường sống, gia đình, xã hội, thông tin, đặc điểm tâm –
sinh lý, văn hóa vùng miền, ngôn ngữ Thậm chí, ở nhiều nơi miền núi phía
Bắc, nạn mù chữ, trẻ em không được đến trường vẫn còn Chính những điều
này gây khó khăn, trở ngại cho quá trình giáo dục HS miền núi
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, nơi còn mang đậm nét
văn hóa đặc trưng của đồng bào miền núi Trường THPT Cao Lộc - Lạng Sơn
Trang 12đa phần là HS dân tộc thiểu số Vấn đề giáo dục văn hóa cho các em, đưa các
em đến với ánh sáng tri thức của nhân loại cũng không nằm ngoài những khó
khăn kể trên Cần có những biện pháp như thế nào để kích thích sự hăng say học
tập của HS miền núi đối với các tác phẩm văn học (TPVH) nói chung, VHNN
nói riêng trong đó có truyện ngắn “Người trong bao” của nhà văn Sê khốp?
Những năm gần đây đã có những công trình nghiên cứu, có những luận
văn, luận án về đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học VHNN, trong đó có cả
những đề tài, nghiên cứu khoa học về Truyện ngắn “Người trong bao” (Sê
Khốp) ở lớp 11 hoặc có những đề tài nghiên cứu về cách thức tổ chức dạy học
cho HS dân tộc miền núi, nhưng “Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học tác
phẩm “Người trong bao” (Sê khốp) ở lớp 11 – THPT miền núi” với đối
tượng là HS miền núi, dân tộc thiểu số thì chưa có một nghiên cứu nào
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn “Biện pháp nâng cao hiệu quả
dạy học tác phẩm “Người trong bao” (Sê khốp) ở lớp 11 – THPT miền núi”
làm đề tài nghiên cứu
2 Lịch sử vấn đề
Trong chiến lược phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm
đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ X đã xác định việc đầu tư cho giáo dục cũng có nghĩa là đầu tư
cho sự phát triển bền vững, là đầu tư cho nguồn nhân lực có chất lượng cao
nhằm đưa nước ta thành một nước công nghiệp vào năm 2020 Ông cha ta đã
từng nói: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì nước mạnh,
nguyên khí yếu thì nước suy’’ Nâng cao chất lượng giáo dục là một nhiệm vụ
quan trọng Đặc biệt hơn nữa là phải đẩy nhanh chất lượng giáo dục miền núi
nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực Phương pháp giảng dạy là
một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào
tạo, đặc biệt với HS miền núi vốn có những hạn chế riêng Một phương pháp
Trang 13giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giáo viên (GV) và người học
phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và
phát triển tư duy Đến nay, tình hình nghiên cứu về đổi mới phương pháp
giảng dạy VHNN cho đối tượng HS miền núi thông qua tác phẩm “Người
trong bao” đã được tiến hành ra sao?
2.1 Xét ở góc độ lịch sử nghiên cứu vấn đề, có khá nhiều tác giả đã
nghiên cứu đến việc làm thế nào để dạy học hiệu quả từng mảng văn học,
từng bộ phận văn học cụ thể Đối với mảng VHNN cũng đã có một số công
trình nghiên cứu được công bố, như cuốn luận văn thạc sĩ chuyên ngành Giáo
dục học “Tổ chức dạy học theo dự án phần văn học nước ngoài chương trình
Ngữ văn 11 trung học phổ thông” của Phạm Thị Thúy Chinh, trong đó đề cập
đến vấn đề vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Ngữ văn, cụ
thể là phần VHNN
Trước thực trạng dạy học tác phẩm VHNN trong trường phổ thông hiện
nay, cùng với sự phát triển rực rỡ của khoa học dạy học văn, Khóa luận
nghiên cứu về “PPDH tác phẩm VHNN ở trường phổ thông dưới ánh sáng
của những người đi trước, cụ thể hơn, ứng dụng lý thuyết tiếp nhận vào việc
giảng dạy tác phẩm VHNN vốn có những đặc trưng riêng, đề ra những giải
pháp cụ thể để ứng dụng vào công việc giảng dạy những bài VHNN trong
chương trình phổ thông theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của HS
Đề tài nghiên cứu khoa học“Tìm hiểu tác phẩm văn học nước ngoài
trong chương trình Ngữ văn 11” của Nguyễn Thị Trị cũng đã chọn Truyện
ngắn “Người trong bao”- Sê Khốp làm tác phẩm tiêu biểu cho phần VHNN để
nghiên cứu Tác giả khẳng định từ trước đến nay trong nhà trường, việc dạy
VHNN áp dụng qui trình và phương pháp như dạy Văn học Việt Nam Trong
khi đó, về phương diện lí luận, chúng ta coi tính dân tộc như một thuộc tính
Trang 14Việc đọc hiểu khám phá, để hiểu đúng văn bản chính là một yêu cầu quan
trọng trong quá trình giảng dạy phần VHNN, nói chung và các tác phẩm văn
xuôi nước ngoài sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 11, nói riêng
Khóa luận tốt nghiệp “Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi
nước ngoài SGK Ngữ văn 11” của Trương Thị Thùy Linh có mục đích cơ bản
là hình thành phương pháp và qui trình dạy đọc hiểu tác phẩm văn xuôi nước
ngoài ở SGK Ngữ văn 11 Qua đó, GV có thể có cái nhìn bao quát về quá
trình giảng dạy đọc hiểu đối với tác phẩm VHNN; đồng thời HS có được
phương pháp đọc hiểu cơ bản khi tiếp xúc với những văn bản này, nhờ vậy
tránh được những cách hiểu sai lệch vấn đề trọng tâm trong các tác phẩm
Luận văn Thạc sĩ “Dạy học phần Văn học nước ngoài lớp 11 theo quan
điểm sư phạm tương tác” của Nguyễn Thị Luân đã đề xuất một số phương
pháp, cách thức dạy học phần VHNN cho HS lớp 11 theo quan điểm sư phạm
tương tác, nhằm nâng cao hứng thú, tăng hiệu quả dạy học
2.2 Xét về lịch sử nghiên cứu về đổi mới PPDH với đối tượng là HS
miền núi, dân tộc thiểu số phải kể đến tài liệu “Tổ chức dạy học cho HS dân
tộc, miền núi” do TS Phạm Hồng Quang – Đại học Sư phạm – Đại học Thái
Nguyên biên soạn Trước thực trạng giáo dục miền núi còn nhiều bất cập, khó
khăn do tính đặc thù cần được tháo gỡ, TS Phạm Hồng Quang đã viết tài liệu
nhằm phục vụ mục đích trên Tác giả đã phân tích khá sâu sắc đặc điểm tâm
lý của HS miền núi, những nét đặc thù về lịch sử, địa lý, kinh tế, truyền thống
văn hóa, giáo dục miền núi, từ đó trình bày phương pháp và các hình thức tổ
chức học tập phù hợp với HS các dân tộc miền núi và điều kiện dạy học ở
miền núi Đây là lài liệu quý, thiết thực cho những ai quan tâm đến chất lượng
dạy học và giáo dục đối với HS các dân tộc miền núi Nội dung cuốn sách thể
hiện sự am hiểu sâu sắc của tác giả về lý luận dạy học và thực tiễn giáo dục
miền núi, cũng như những yêu cầu cấp thiết của sự phát triển kinh tế văn hóa
miền núi đối với sự nghiệp giáo dục miền núi hiện nay
Trang 15Mặc dù cũng đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến luận
văn này, nhưng hầu như chưa có tác giả nào quan tâm đến việc vận các PPDH
tích cực để góp phần nâng cao hiệu quả bài học “Người trong bao” với đối
tượng là HS dân tộc thiểu số ở trường THPT miền núi Lạng Sơn
3 Mục đích nghiên cứu
Thông qua khảo sát tình hình dạy và học phần VHNN và truyện ngắn
“Người trong bao” (Sêkhốp); kết hợp nghiên cứu lý thuyết với thể nghiệm sư
phạm tác phẩm này, chúng tôi muốn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả dạy học truyện ngắn “Người trong bao” ở lớp 11 THPT
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Truyện ngắn “Người trong bao” của Sê khốp
- HS 11 Ban cơ bản của Trường THPT Cao Lộc (Lạng Sơn)
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được giới hạn ở đối tượng HS lớp 11, Ban cơ bản và GV
Ngữ văn thuộc Trường THPT Cao Lộc, huyện Cao Lộc – một huyện miền núi
của tỉnh Lạng Sơn
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng việc dạy học VHNN nói chung, truyện ngắn
Người trong bao nói riêng ở lớp 1, THPT miền núi
- Tìm hiểu đặc điểm tâm lí của HS dân tộc miền núi
- Thiết kế tác phẩm Người trong bao trong sách giáo khoa Ngữ văn 11
để kiểm nghiệm hiệu quả các biện pháp đã đề xuất
- Tiến hành dạy thể nghiệm tác phẩm Người trong bao
6 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu trên, chúng tôi sử dụng các
nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
Trang 16- Nhóm phương pháp nghiên cứu Lý thuyết những vấn đề lí luận có
liên quan đến việc dạy và học ở trường phổ thông
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, khảo sát, phỏng
vấn, phân tích, đánh giá tổng hợp
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
+ Chương I: Cơ sở lí luận của đề tài
+ Chương II: Thực trạng dạy học VHNN ở trường THPT và đề xuất
một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học truyện ngắn “Người trong bao”
+ Chương III: Thiết kế và thể nghiệm tổ chức dạy học truyện ngắn
“Người trong bao” của Sê Khốp trong chương trình Ngữ văn 11
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Các phụ lục
Trang 17PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Để phục vụ việc nghiên cứu cho đề tài này, chúng tôi nghiên cứu những
vấn đề lý luận có liên quan như: lý thuyết tiếp nhận, PPDH tích cực, lý thuyết
truyện ngắn… Cụ thể như sau:
1.1 Sơ lược về lý thuyết tiếp nhận
1.1.1 Khái niệm tiếp nhận văn học
Theo từ điển thuật ngữ văn học: “Tiếp nhận văn học là quá trình chiếm
lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ cảm thụ
văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tình cảm, quan niệm nghệ thuật, tài
nghệ của nhà văn … đến sản phẩm sau khi đọc: Cách hiểu, ấn tượng, trí nhớ,
ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo bản dịch”
Tiếp nhận văn học có liên quan đến các khái niệm: Đọc văn bản, đọc
văn chương, tiếp nhận văn chương, cảm thụ văn chương, tiếp thu, thưởng
thức…
Khác với “Tiếp nhận” là khái niệm chỉ hoạt động tiếp thu (đọc, nghe,
xem) tác phẩm (gồm cả sáng tác văn học và khoa học) với nhiều mục đích
khác nhau, để hiểu biết, giải trí, thưởng thức, khảo cứu … Tiếp nhận văn học
là khái niệm chỉ việc tiếp thu những sáng tác văn học, là chỉ cách tiếp thu
thiên về thưởng thức, cảm thụ Tuy vậy, tiếp nhận văn học cũng khác với cảm
thụ văn học Cảm thụ văn học là sự nhận biết bằng cảm tính trực cảm, nó là
tiền đề để đi vào tác phẩm Tiếp nhận văn học đòi hỏi sự bộc lộ của cá tính,
thị hiếu, lập trường xã hội, sự tán thành hay phản đối … Do đó, khái niệm tiếp
nhận văn học bao quát hơn và bao hàm các khái niệm “Cảm thụ”, “Thưởng
thức”, “Lý giải văn học”…
Trang 18Tiếp nhận văn học là một hoạt động sáng tạo, nó làm cho tác phẩm
không đứng yên mà luôn luôn lớn lên, phong phú thêm Tính sáng tạo của tiếp
nhận văn học đã được khẳng định từ lâu, nhà ngữ văn Nga Pôlepnhia đã nói:
“Chúng ta có thể hiểu được tác phẩm thi ca chừng nào chúng ta tham gia vào
việc sáng tạo nó”
Nói tóm lại, với tư cách là phương pháp luận, tiếp nhận văn học đã đem
lại ánh sáng mới, đã mở rộng phạm vi nghiên cứu văn chương, mở thêm một
lối đi cho khảo sát văn chương khiến nó không bị đóng khung trong việc xem
xét mối quan hệ nhà văn và tác phẩm
1.1.2 Lý thuyết tiếp nhận văn học từ truyền thống đến hiện đại
1.1.2.1 Lý thuyết tiếp nhận truyền thống
Hoạt động văn học từ xưa đến nay vận hành theo ba khâu: Nhà văn –
Tác phẩm – Bạn đọc Mối quan hệ giữa tác phẩm và bạn đọc đã từ rất lâu
được người ta ít nhiều đề cập Hoạt động tiếp nhận chỉ thực sự được đặt ra
một cách có hệ thống từ khi văn học thành văn ra đời Lý luận tiếp nhận văn
chương theo kiểu truyền thống quan niệm tiếp nhận văn chương ở hai dạng:
tri âm và ký thác
Tiếp nhận theo kiểu tri âm: là tiếp nhận tác phẩm theo đúng ý đồ của
tác giả Sự cắt nghĩa và hiểu tác phẩm ở người đọc trùng khít với ý định của
tác giả ký gửi vào tác phẩm từ giữa ý đồ tác giả, ý đồ của người lý giải nằm
trong cùng một vòng tròn đồng tâm Tri âm là biểu hiện tột cùng của sự hiểu
biết, cảm thông lẫn nhau Tiếp nhận theo kiểu này là tiếp nhận mang tính chủ
quan, người ta quan niệm rằng tác phẩm được viết là để dành riêng cho những
người sánh văn chương, có khả năng đi sâu tìm hiểu dụng tâm, dụng ý, nỗi
lòng của tác giả, chứ không phải viết ra cho đông đảo độc giả công chúng
ngoài xã hội thưởng thức, tiếp nhận Quan điểm tiếp nhận theo kiểu tri âm đòi
Trang 19hỏi sự gặp gỡ, đồng điệu tuyệt đối giữa người sáng tác và bạn đọc, nhưng trên
thực tế việc này rất khó khăn
Tiếp nhận theo kiểu ký thác: Là sự tiếp nhận mà người đọc mượn tác
phẩm để biểu lộ nỗi lòng của mình đối với cuộc đời Do đó, tác phẩm văn
chương (TPVC) được coi như là một phương tiện để người đọc giãi bày tấm
lòng, gửi gắm những quan niệm nhân sinh, những cảm xúc về thế cuộc hoặc
những vấn đề bức thiết của cuộc sống mà trong một chừng mực nào đó người
đọc không có điều kiện để nói ra một cách trực diện
Tiếp nhận theo kiểu tri âm và ký thác gặp nhau ở tính đồng cảm giữa
tác phẩm và bạn đọc
1.1.2.2 Lý thuyết tiếp nhận hiện đại
Lý luận tiếp nhận văn chương hiện đại thừa nhận TPVC là một loại
hàng hóa đặc thù Đó là một loại hàng hóa tinh thần do nhà văn sáng tạo nên
nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống của con người trong xã hội Nó có những
thước đo chất lượng và giá trị tiêu dùng rất khác nhau giữa mọi người Do
TPVC được xem như một loại hàng hóa nên tiếp nhận văn chương vượt ra
ngoài tính cá thể riêng biệt, nó mang tính xã hội cao
Tiếp nhận văn chương hiện đại xác định đối tượng bạn đọc là tầng lớp
công chúng rộng rãi, có nhu cầu và sở thích khác nhau Lý luận tiếp nhận văn
chương hiện đại thực ra không phải là sự phủ nhận lý luận tiếp nhận truyền
thống, mà là sự bổ sung thêm bình diện xã hội và văn hóa lịch sử Lý luận tiếp
nhận hiện đại vừa kế thừa những mặt tích cực của tiếp nhận truyền thống, vừa
không ngừng mở rộng giới hạn nghiên cứu của mình: đi sâu khám phá những
cấp độ khác nhau, lý giải về tính quy luật của hoạt động tiếp nhận … Nhờ vậy
mà cơ chế phức tạp của hoạt động này ngày càng được nhận thức một cách
khoa học và đầy đủ hơn
Trang 201.1.3 Tiếp cận đồng bộ trong dạy học TPVC
Tiếp cận đồng bộ TPVC trong nhà trường là một xu hướng tiến bộ, nó
vừa đảm bảo được phương pháp lịch sử phát sinh, vừa chú trọng được tác giả,
tác phẩm, đồng thời chú trọng đến vai trò tích cực của người đọc Đặc biệt là
đặt tác phẩm trong bối cảnh sinh ra nó để hiểu sự vận động của tác phẩm, hiểu
ý tại ngôn ngoại trong thông điệp mà nhà văn gửi tới bạn đọc
PPDH TPVC trong nhà trường, dưới ánh sáng của tiếp nhận văn học
phải là tiếp cận đồng bộ tức là cùng tiến hành ở 3 khía cạnh sau:
1.1.3.1 Quan điểm tiếp cận lịch sử phát sinh và sự vận dụng một cách
thích hợp những hiểu biết ngoài văn bản (xã hội, văn hoá, nhà văn ) để cắt
nghĩa tác phẩm
Mỗi nhà văn đều được sinh ra trong một hoàn cảnh lịch sử và đều chịu
sự tác động trở lại hoàn cảnh lịch sử Mỗi nhà văn đều có khuynh hướng
khẳng định tài năng và nhân cách riêng, khẳng định vị thế của mình trong
dòng chảy văn học Do vậy, việc nghiên cứu văn học phải dựa vào lịch sử là
một tất yếu Mặt khác, mỗi nhà văn là một bản thể văn hoá, là một cá nhân
trong cộng đồng xã hội, nên việc tìm hiểu cá nhân văn hoá của nhà văn ở một
mức độ nào đó sẽ giúp cho người đọc hiểu hơn tác phẩm của họ
Văn học cũng như mỗi TPVC luôn ra đời trong những bối cảnh lịch sử
xã hội văn hoá cụ thể; những yếu tố đó thẩm thấu, chắt lọc thông qua lăng
kính của nhà văn để đi vào tác phẩm Thế nên muốn nghiên cứu cụ thể một
tác phẩm, chúng ta phải tìm đến bối cảnh lịch sử và nhà văn, đồng thời tiếp
cận với những tư liệu ngoài văn bản tác phẩm như: những nét về tác giả có
liên quan đến tác phẩm, hoàn cảnh ra đời cụ thể của tác phẩm…
VD: Bài thơ “Quê hương” - Giang Nam ra đời giữa những ngày quân
thù đang ra sức truy lùng, bắt bớ, tàn sát những người thân của cán bộ cách
mạng Nhà thơ xây dựng tứ thơ từ cái chết thê thảm của người yêu Để thấy rõ
Trang 21hơn về tư tưởng, tình cảm cũng như sự vận động của tứ thơ và tâm tư tác giả,
cũng như dụng ý nghệ thuật và ý nghĩa khái quát điển hình của nỗi đau trong
bài thơ khi nói đến cái chết, chúng ta phải tiếp cận tác phẩm dựa trên bối cảnh
ra đời của bài thơ: hoàn cảnh lịch sử cụ thể của miền Nam hồi đó
1.1.3.2 Quan điểm tiếp cận văn bản
Đây là khía cạnh tiếp cận quan trọng và chủ yếu nhất, là căn cứ chính
để phân tích, đánh giá tác phẩm
Hiểu biết ngoài văn bản cực kì quan trọng nhưng vẫn không thay thế
cho việc khám phá bản thân văn bản Quan điểm tiếp cận văn bản giúp cho
người đọc, người nghiên cứu, giảng dạy không thoát ly văn bản vốn là đề án
tiếp nhận mà nhà văn muốn gửi đến bạn đọc
Văn bản là thông điệp, là đề án nhà văn gửi tới bạn đọc Đặc trưng cơ
bản của văn bản nghệ thuật là thông tin thẩm mĩ Nhà văn gửi đến cuộc đời
niềm xúc động mãnh liệt nhất, những rung động tha thiết nhất về cuộc sống
con người Đây là điểm mấu chốt nhất phân biệt phương pháp tiếp cận văn
học đích thực với lối phân tích xã hội học tầm thường
TPVC chứa đựng trong nó muôn mặt, muôn vẻ của đời sống xã hội,
con người mà chúng ta không thể bỏ qua, không thể không biết đến Chính
các yếu tố văn hoá của văn bản lại càng làm nổi rõ hơn yếu tố thẩm mĩ của
văn bản Vì vậy, nó đòi hỏi sự nếm trải hay trải nghiệm cần thiết của người
đọc mới có hi vọng giải mã được những thông tin thẩm mĩ trong tác phẩm
Đặc biệt người đọc phải có một khả năng ngôn ngữ tối thiểu để tri giác văn
bản, để thấu hiểu ngôn từ và đời sống của nó trong văn bản
Cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” của Nguyên Tuân ngoài giá trị
thẩm mĩ, ý nghĩa nhân văn còn có giá trị văn hoá truyền thống Sự khao khát
cái đẹp, trân trọng người tài, lấy cái tài mà giữ gìn thiên lương trong sáng Đó
là nét đẹp văn hoá cần được khai thác và giáo dục
Trang 22Thiếu vốn văn hoá cần thiết thì việc cảm thụ văn chương cũng dễ bị sai
lệch hoặc thiếu sâu sắc
“Văn chương vốn là một cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống” - Mác
đã từng ghi nhận tính chân thực sâu sắc của văn chươg M Gorki nói nhờ văn
chương mà hiểu cuộc đời và con người hơn
Nói đến TPVC là nói đến một văn bản trong chỉnh thể Tác phẩm văn
chương được cấu tạo bằng ngôn ngữ nghệ thuật nhằm xây dựng lên một thế
giới nghệ thuật riêng được kết cấu một cách chặt chẽ trong những quan hệ
giữa nội dung và hình thức, giữa bộ phận và toàn thể, giữa yếu tố hữu hình và
yếu tố vô hình, giữa phản ánh và biểu hiện, giữa văn bản và tiềm văn bản
Chính vì vậy mà khi giảng văn, cần chú trọng tính nhất quán, cảm hứng chủ
đạo của nhà văn, tư tưởng chủ đề của tác phẩm và đặc biệt là tính chỉnh thể
của tác phẩm
Có nhiều yếu tố thuộc lĩnh vực tiềm văn bản khi tiếp nhận văn chương
nếu không chú ý sẽ không khai thác hết giá trị của tác phẩm Ví dụ như
khoảng lặng giữa dòng câu thơ, những câu thơ vắt dòng ,… Những biểu hiện
như vậy ko chỉ có giá trị biểu đạt hết ý hoặc tiếp nối ý mà nó quy định ngữ
điệu đọc, quy định khoảng ngắt nghỉ đồng thời quy định giọng cao, thấp,
nhanh, chậm,
Tiếp cận TPVC theo hướng đồng bộ giúp người đọc lí giải được những
phương diện chủ quan và khách quan của tác phẩm mà điểm then chốt của nó
là phải dựa trên đặc trưng thể loại bởi vì loại thể quy định loại hình, tính cách,
tâm lí Nguyên tác cấu thành hình tượng, quy định cách đọc, phương pháp
luận nghiên cứu Làm như vậy sẽ tránh được những bế tắc khi phải tìm hiểu
những chi tiết trong tác phẩm VD: để hiểu được câu ca dao “Hôm qua tát
nước đầu cành hoa sen”, chúng ta phải hiểu được rằng đặc trưng của ca
dao là tính ước lệ tượng trưng, như vậy sẽ lí giải được tại sao “sen có cành”
Trang 231.1.3.3 Quan điểm tiếp cận hướng vào đáp ứng của học sinh
Quan điểm tiếp cận đồng bộ cho người đọc có một cái nhìn thấu đáo về
lịch sử phát sinh, tính chất nội tại cũng như xu hướng thẩm mĩ mà tác phẩm
vươn tới Mỗi tác phẩm là một thế giới nghệ thuật, việc tiếp cận nó thực sự có
sự tác động vào nó, biến tác phẩm thành một đối tượng và biến chủ thể người
đọc thành chủ thể văn học Người đọc trở thành đồng sáng tạo với tác giả
Người đọc có khả năng điền khuyến những khoảng trống của tác giả làm cho
thông điệp của nhà văn trở nên có hồn, có số phận Chừng nào chưa có quá
trình tiếp nhận, chừng đó tác phẩm còn ở ngoài chủ thể TPVC là một hệ
thống mở Vòng đời TPVC cũng được nhận diện lại trong nhiều quan hệ hữu
cơ biện chứng hơn TPVC thực sự đi hết vòng đời trong mối quan hệ với bạn
đọc để trở lại với cuộc sống vốn là xuất phát điểm
Chính vì thế việc dạy học văn theo lối truyền thụ một chiều là dạy học
áp đặt không đem lại hiệu quả Công cuộc đổi mới phương pháp giảng văn ở
trung học theo hướng coi học sinh là bạn đọc sáng tạo cũng là sự vận dụng
sáng tạo kịp thời những thành tựu về lí thuyết tiếp nhận, tư tưởng dạy học
hiện đại Việc dạy học TPCV phải bắt đầu từ thói quen tự đọc của học sinh, từ
thói quen tự khám phá trên cơ sở gợi ý của giáo viên Khi đó tác phẩm là tình
huống có vấn đề trước người đọc là học sinh Giáo viên phải là người kiểm
soát được quá trình đọc, hoạt động đồng tiếp nhận của học sinh Bằng cách ra
đề, kiểm tra thường xuyên, giáo viên từng bước hướng dẫn học sinh tiếp nhận
đồng bộ TPVC trong nhà trường
1.2 Lý thuyết về PPDH tích cực
1.2.1 Khái niệm về PPDH tích cực
Phương pháp dạy học tích cực là những phương pháp giáo dục, dạy học
theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học
Trang 24“Tích cực” trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động,
chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo
nghĩa trái với tiêu cực
PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động
nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của
người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người
dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì GV phải nỗ lực
nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động
Trong đổi mới PPDH phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp
nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công
1.2.2 Thế nào là tính tích cực học tập
Tính tích cực (TTC) là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để
tồn tại và phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi
trường tự nhiên, cải tạo xã hội Vì vậy, hình thành và phát triển TTC xã hội là
một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục
TTC học tập - về thực chất là TTC nhận thức TTC học tập biểu hiện ở
những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các
câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay
nêu thắc mắc , đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động
vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý
vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những
tình huống khó khăn…
1.2.3 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát
huy TTC của HS
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong
Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa
Trang 25VIII (12 - 1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụ
thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số
15 (4 - 1999)
Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh" Có thể nói cốt lõi của đổi mới
dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học
tập thụ động
1.2.4 PPDH tích cực trong dạy học TPVC
Đổi mới PPDH môn Văn không có sự hạ thấp vai trò của GV mà ngược
lại GV chính là người tổ chức, thiết kế, điều hành giờ học
Đây là phương pháp hạn chế tối đa lối dạy lý thuyết một chiều, chuyển
quá trình thuyết giảng của GV thành những cuộc trao đổi, đàm thoại giữa thầy
và trò, giữa HS và HS giúp các em tự tìm hiểu và đánh giá được mức độ tìm
hiểu bài học của mình
Trước hết GV phải biết thiết kế tổ chức HS thực hiện các hoạt động học
tập môn Văn nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng nghe - nói -
đọc - viết, năng lực cảm thụ TPVC Thường xuyên điều chỉnh các hoạt động
học tập của HS, động viên và luôn tạo điều kiện cho các em tham gia tích cực,
chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếp nhận, giải mã và sản sinh văn bản
Song song đó, GV phải biết sử dụng và hướng dẫn HS sử dụng các thiết bị đồ
dùng và ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác và vận dụng kiến thức
ngữ văn có hiệu quả Bằng mọi cách GV phải tạo điều kiện cho HS rèn luyện
kỹ năng học tập tích cực, chủ động, hình thành thói quen vận dụng kiến thức
Trang 26đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn Trong giảng dạy cần chú ý khai
thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng nghe - nói - đọc - viết mà HS đã có
Để đảm bảo tính khoa học cho các giờ học Văn thì sự vận dụng các
PPDH phải thực sự linh hoạt sáng tạo Đổi mới cách dạy không có nghĩa là
GV phải từ bỏ phương pháp giáo dục truyền thống để độc tôn cải tiến hoặc áp
dụng một cách máy móc những PPDH từ các nước khác Cũng không thể hiểu
một cách chung chung về đổi mới PPDH là thầy giảng một nửa còn một nửa
HS tự làm lấy Sự vận dụng các PPDH phải đi từ cái HS đã có đến cái HS cần
có, từ thực tiễn cuộc sống của HS tới kiến thức trong sách vở và quay trở về
phục vụ cuộc sống So với cách dạy truyền thống, sự vận dụng PPDH trong
dạy học TPVC đã có sự thay đổi cơ bản về chất: từ thông báo, tái hiện sang tổ
chức cho HS tiếp nhận, cảm thụ; từ dạy học tính chất tĩnh sang tính chất động
Các tác phẩm trong chương trình ngữ văn THPT đều được chọn lọc rất
kỹ và là những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc Nó giúp HS nhận thức
cuộc sống, đưa đến những bài học, những cảm xúc thẩm mỹ cao đẹp, sâu lắng
trong tâm hồn và tình cảm con người Những điều này lại phụ thuộc vào bề
dày vốn sống, tri thức kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân Do vậy tiếp nhận
văn bản là một hệ thống mở và kết quả tiếp nhận ở mỗi HS có thể khác nhau,
thậm chí có nhiều mới lạ chưa hẳn trùng khớp với dự kiến của GV Dạy văn
thực chất là giúp cho HS biến tác phẩm của nhà văn thành tác phẩm của mình
Chính vì thế đổi mới PPDH còn có nghĩa là tôn trọng và đề cao những tìm tòi,
khám phá, cảm thụ phân tích văn bản tích cực của HS Đây cũng là một biểu
hiện của tính cá thể hóa và sáng tạo trong tiếp nhận văn bản
Một số PPDH tích cực trong dạy học TPVC:
- Phương pháp đọc sáng tạo: Đây là phương pháp rất quan trọng đối với
hoạt động tiếp nhận văn bản bao gồm cả đọc, hiểu và cảm thụ Hoạt động đọc
Trang 27sáng tạo không chỉ là đọc thuần túy mà bao gồm cả sự tổ chức hướng dẫn HS
đọc có vận động kết hợp tư duy logic với tư duy hình tượng, giọng đọc và
điệu bộ
- Phương pháp dùng lời có nghệ thuật (còn gọi là phương pháp diễn
giảng, bình giảng, truyền thụ): Là cách dạy học truyền thống theo mô hình
truyền thông tin một chiều, được sử dụng trong các giờ dạy học TPVC hay
cung cấp kiến thức mới
- Phương pháp vấn đáp gợi tìm: Là phương pháp được hình thành trên
cơ sở của quá trình tương tác giữa GV và HS thông qua việc GV và HS đặt ra
những câu hỏi và tìm ra câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định
Trong một giờ học, tùy thuộc vào yêu cầu của bài học, của từng phần
học, GV phải biết kết hợp nhịp nhàng các PPDH tích cực trên để giờ dạy thực
sự có hiệu quả
1.3 Vài nét về lý thuyết truyện ngắn
1.3.1 Khái niệm và đặc trưng của truyện ngắn
Truyện ngắn là một khái niệm quen thuộc nhưng cách hiểu về nó không
đơn giản Nhiều nhà nghiên cứu lý luận phê bình (trên thế giới như Antônốp,
Gulaiép, D.Grojnowski, Pospelốp…; ở Việt Nam như Lê Bá Hán, Vương Trí
Nhàn, Trần Đình Sử, Bùi Việt Thắng,…) đã đưa cách hiểu và đề xuất định
nghĩa riêng của mình
Tuy vậy, dù cách diễn đạt khác nhau thì hầu hết, nói đến truyện ngắn,
người ta đều dễ dàng thừa nhận cái lõi, cái nòng cốt của thể loại này:
- Truyện ngắn là tác phẩm thuộc loại hình tự sự cỡ nhỏ
- Phạm vi phản ánh của truyện ngắn khá rộng (có thể bao trùm hầu hết các
phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi nhưng cái độc đáo là ngắn)
Trang 28Một trong những xác định súc tích và khá chuẩn về truyện ngắn là định
nghĩa của Lại Nguyên Ân: “Một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng
văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội
Nét nổi bật của truyện ngắn là dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp
với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ”.[21,
tr.1846-1847]
Có chung tính chất là tự sự, ranh giới giữa truyện ngắn và tiểu thuyết
khá mong manh Nhiều người ghi nhận hiện tượng này: truyện ngắn “ít nhiều
mang những đặc tính của tư duy tiểu thuyết” (Lại Nguyên Ân), là “một bộ
phận của tiểu thuyết” (Bùi Việt Thắng), hay là “một dạng tiểu thuyết đặc biệt”
(Vương Trí Nhàn)
Các nhà văn, với trải nghiệm thực tế của mình, đã đưa ra những cảm
nhận cụ thể và một số đúc kết đa dạng Pautopxki đã phát biểu: “Truyện ngắn
là truyện viết ngắn gọn, trong đó cái không bình thường hiện ra như một cái
bình thường và cái gì bình thường hiện ra như một cái không bình
thường”.[26] Aimatov chú ý đến đặc trưng lao động nghệ thuật: “Truyện
ngắn giống như một thứ tranh khắc gỗ, lao động nghệ thuật ở đây đòi hỏi chặt
chẽ, cô đúc, các phương tiện phải được tính toán một cách tinh tế, nét vẽ phải
chính xác Đây là một việc vô cùng tinh tế Xoay xỏa trên một mảnh đất chật
hẹp, đó chính là chỗ để cho truyện ngắn phân biệt với các thể tài khác”.[26,
tr.146] Nhấn mạnh đến chi tiết, Nguyễn Công Hoan cho rằng “Truyện ngắn
không phải là truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết”.[35, tr.186]
Xuất phát từ những quan niệm tương đối thống nhất về truyện ngắn,
chúng ta có thể nêu ra một số đặc trưng cơ bản của thể loại này
Truyện ngắn thuộc một kiểu tư duy mới mang cá tính sáng tạo, một
cách nhìn cuộc đời, nắm bắt đời sống riêng mang tính chất thể loại
Đặc trưng đầu tiên, dễ thấy nhất của truyện ngắn là dung lượng nhỏ
Trang 29Thế nào là nhỏ? Có thể nói, dung lượng thông thường của một truyện ngắn co
dãn khoảng từ 3 đến 50 trang Dưới con số 3 trang, người ta gọi là “truyện
ngắn mini”, hoặc “truyện ngắn trong lòng bàn tay”; trên con số 50 trang,
người ta gọi là truyện vừa, trên 100 trang là tiểu thuyết Những cách gọi này
tương ứng với các khái niệm đoản thiên tiểu thuyết (truyện ngắn) trung thiên
tiểu thuyết (truyện vừa) trường thiên tiểu thuyết (truyện dài) vốn phổ biến ở
Việt Nam vào thời kỳ đầu của văn xuôi tự sự hiện đại Tuy nhiên tính chất
“nhỏ” của truyện ngắn không chỉ nằm ở dung lượng, mà quan trọng hơn là
những quy luật cấu tạo đặc thù của truyện ngắn Do tính chất ngắn gọn,
truyện ngắn được tổ chức bằng các phương thức và chất liệu đặc biệt
Về “cách nắm bắt cuộc sống của thể loại”, truyện ngắn không có tham
vọng ôm vào mình một hiện thực rộng lớn, hoành tráng “Ngắn ở đây đồng
nghĩa với hàm súc, tinh lọc và hay” (Bùi Việt Thắng) Nguyên tắc chung nhất
của truyện ngắn không cho phép “dồn ép” hoặc “nhồi nhét” rút gọn nội dung
của một truyện dài, hoặc một hình thức tương đương như thế, thành truyện
ngắn Nếu ta đem cắt tỉa, gọt đẽo một tiểu thuyết vài ba trăm trang xuống chỉ
còn vài chục trang thì cái thành phẩm đặc biệt này cũng không phải và không
thể trở thành một truyện ngắn Như vậy, ngắn gọn trong truyện ngắn là cái
ngắn gọn tinh lọc và chặt chẽ Sêkhốp, một bậc thầy truyện ngắn thế giới đã
ví: Truyện ngắn cũng y như trên boong tàu quân sự, ở đó tất cả phải đâu vào
đấy, không có cái gì được thừa Khác với truyện dài và truyện vừa, truyện
ngắn phải là “một lát cắt gọn ghẽ”, “toàn truyện là một cái vòng khép kín
không dài quá, không ngắn quá, không xô đẩy xộc xệch, thậm chí không thừa
một chi tiết nào”.[30, tr.365] Để đạt tới tầm cao và chiều sâu của ý tưởng mà
vẫn sống động tự nhiên, truyện ngắn “phải lựa chọn được một cách nhìn và
một điểm nhìn tập trung, giống như cái tiêu điểm của thấu kính, tập trung ánh
sáng mặt trời để có thể đốt cháy đám bùi nhùi” [1, tr.42] Các tác giả truyện
ngắn thường hướng tới việc khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện một nét bản
Trang 30chất trong quan hệ nhân sinh hay trong đời sống tâm hồn con người
Về tác động của truyện ngắn, do tính chất cô đúc, mà nó có sức nén Đỗ
Chu cho rằng: “một truyện ngắn hay có thể làm cho người ta cười lớn hoặc ứa
nước mắt” bởi vì “sức chứa trong truyện có thể rất nhiều, sức nổ rất lớn”
Thomas Mann khẳng định: Truyện ngắn tuy bé nhỏ, nhưng “những cái bé nhỏ
đó cũng có sức chứa nội tại lớn lao, cũng có thể bao quát được toàn bộ đời
sống, có thể đạt được kích thước anh hùng ca và có được tác dụng nghệ thuật
chẳng khác gì một sáng tác đồ sộ khác”.[28]
Tính nhanh nhạy, cập nhật cũng là một đặc trưng của truyện ngắn Với
đặc thù ngắn gọn, súc tích, dễ đọc, truyện ngắn thường gắn liền với hoạt động
báo chí, có tác động mạnh mẽ, kịp thời tới cuộc sống Để đạt được điều này,
điều cốt yếu của truyện ngắn là phải “nhạy bén trước những đổi thay của cuộc
sống” [26], truyện ngắn cần bắt nhịp nhanh với cuộc sống thời hiện tại
Truyện ngắn là thể loại thích hợp giúp nhà văn tìm hiểu về những vấn đề mới
đang được đặt ra trong cuộc sống Người ta có thể cho phép tiểu thuyết trở về
khái quát một giai đoạn đã qua, nhưng truyện ngắn thì không thể làm thế
Truyện ngắn phải trực tiếp đả động đến điều mọi người đang suy nghĩ trong
cuộc sống ngày hôm nay, cho dù chất liệu sử dụng trong tác phẩm là những
điều xưa cũ
1.3.2 Các yếu tố cấu thành truyện ngắn
Có thể rút ra một số nét riêng của các yếu tố cấu thành tác phẩm truyện
ngắn trong sự đối chiếu với tác phẩm văn xuôi tự sự nói chung như sau:
Cốt truyện: là yếu tố hết sức quan trọng của thể tự sự nói chung và
truyện ngắn nói riêng Song, khác với tiểu thuyết, cốt truyện của truyện ngắn
“thường tự giới hạn về thời gian, không gian” (Lại Nguyên Ân) Nếu tiểu
thuyết dõi theo cả một hay nhiều số phận nhân vật, và tái hiện một bức tranh
xã hội rộng lớn, thì truyện ngắn, tập trung vào một khoảnh khắc, trong đó xây
Trang 31dựng một tình huống truyện Tình huống chính là điểm giao cắt của nhiều yếu
tố cùng một lúc, qua đó tính cách của nhân vật tức thì hiện ra và vấn đề đột
nhiên được phơi mở
Nếu tiểu thuyết là cuộc đời trong sự trọn vẹn của nó thì truyện ngắn lại
là một “mặt cắt của dòng đời” Nếu tiểu thuyết “diễn tả một quá trình vận
động của cuộc sống” thì truyện ngắn lại “tập trung vào một tình thế thể hiện
một bước ngoặt, một trường hợp hay một tâm trạng nhân vật”, nếu tiểu thuyết
“mở ra một diện” thì truyện ngắn “tập trung xoáy vào một điểm”.[8]
Về cách thức tiếp cận cuộc sống, truyện ngắn cũng có những khác biệt,
nó “khái quát cuộc sống theo chiều sâu, lấy điểm nối diện, lấy cái khoảnh
khắc để nối cái vĩnh cửu”.[34]
Về tính chất, điều đặc biệt ở truyện ngắn là cốt truyện của nó nhiều khi
rất rõ nét, rất li kì, hấp dẫn nhưng cũng có khi không có, hoặc mờ nhạt Thạch
Lam là một nhà văn có nhiều tác phẩm có cốt truyện mơ hồ, “truyện mà
không có chuyện” như thế
Vậy các yếu tố nào khác khiến cho truyện ngắn vẫn được chấp nhận khi
thiếu vắng cốt truyện? Có lẽ, yếu tố đó chính là chi tiết, kết cấu, nhân vật của
“hình thức nhỏ”
Ở truyện ngắn, chi tiết đóng vai trò rất quan trọng Nó góp phần tạo
dựng cảnh trí, không khí, tình huống và khắc họa tính cách, hành động, tâm
tư, nhân vật Nhận xét về điều này, nhà văn Nguyên Ngọc khẳng định:
“Truyện ngắn có thể có cốt truyện, thậm chí cốt truyện li kì, gay cấn, kể được
Truyện ngắn cũng có thể chẳng có cốt truyện gì cả, không kể được nhưng
truyện ngắn không thể nghèo chi tiết Nó sẽ như nước lã” [22, tr 33]
Như vậy, vai trò của chi tiết trong truyện ngắn là hết sức quan trọng
Không chỉ vậy, nhiều chi tiết đắt giá có thể nâng tác phẩm lên đến “cấp độ
Trang 32tượng trưng, tạo sức ám ảnh”.[34, tr 84]
Là thể loại tự sự đòi hỏi một kết cấu chặt chẽ, kết cấu truyện ngắn
cũng có những nét đặc thù Theo Nguyễn Minh Châu, “Cũng như kịch ngắn,
truyện ngắn đòi hỏi người viết một công việc tổ chức và cấu trúc truyện hết sức
nghiêm ngặt Quả thực có một thứ kĩ thuật tinh xảo – kỹ thuật viết truyện ngắn
Nó cũng giống như kĩ thuật của người làm pháo, dồn nén tư tưởng vào trong một
cốt truyện thật ngắn gọn, tự nhiên”.[3, tr.251] Nhiệm vụ của kết cấu là phải tổ
chức tác phẩm sao cho chủ đề tập trung, tư tưởng thống nhất và thấm sâu vào
toàn bộ các bộ phận của tác phẩm, kể cả những chi tiết nhỏ nhất
Nhân vật là một phương diện rất quan trọng của truyện ngắn Ở các
truyện ngắn đặc sắc, bao giờ các tác giả cũng xây dựng được những nhân vật
điển hình Nếu tiểu thuyết theo dõi, mô tả tỉ mỉ sự thăng trầm của số phận con
người thì truyện ngắn chỉ tập trung ống kính vào một vài khoảnh khắc của đời
người Do ngắn, gọn, truyện ngắn thường “không có mấy nhân vật” [26,
tr.25], “một hoặc hai nhân vật chính, kèm theo đôi ba nhân vật phụ”[26,
tr.125], họ “chỉ cần có mặt với đôi đường nét mờ chìm như cảnh núi, cảnh
sông”[26, tr.26] Là một hình thức tự sự cỡ nhỏ, truyện ngắn thường hướng
tới việc “thể hiện một bước ngoặt, một trường hợp, một trạng thái nhân
vật”[34, tr 73]
Một đặc điểm nữa của truyện ngắn là gắn liền với báo chí Khuôn khổ
báo chí quy định tính chất ngắn gọn của truyện ngắn Vương Trí Nhàn cho
rằng: “chỉ có một nơi thích ra lệnh cho tác giả về khuôn khổ và rất nghiệt ngã
trong mệnh lệnh mình là báo chí” Chính vì giới hạn trong một khuôn khổ
như thế nên, truyện ngắn hiện đại “đòi hỏi người viết một sự lựa chọn dồn nén
các chi tiết, sự kiện, nhân vật và cả những tư tưởng, tình cảm của tác giả lẫn
sự biểu đạt ngôn ngữ văn bản nghệ thuật một cách nghiêm ngặt”
Từ những đặc trưng trên, có thể nói truyện ngắn là một thể loại dân chủ
Trang 33gần gũi với đời sống hàng ngày, súc tích, dễ đọc, có tác dụng ảnh hưởng kịp
thời trong đời sống…
Những điều dẫn giải trên đây về truyện ngắn được rút ra từ lý thuyết
truyền thống Những năm gần đây (cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XIX) truyện ngắn
hiện đại đã đổi mới đã phá vỡ truyền thống ở nhiều yếu tố cơ bản sau đây:
- Ngôn ngữ truyện ngắn không phải là sự thông báo mà như một công
trình toán học để tạo ra một thế giới riêng trần trụi trong sự hài hòa tiếng nói và
những mảnh vỡ hiện thực từ những yếu tố khác nhau hợp lại Truyện ngắn hiện
đại chấp nhận sự hỗn độn và tính bất quy luôn lấp lánh ánh sáng nhận thức
- Người ta đánh giá cao truyện ngắn hiện đại bởi sự sáng tạo hạt nhân
kĩ thuật, bởi sự tỉnh khô và tảng lờ những chi tiết không dồi dào tri thức
Truyện ngắn hiện đại đem lại cảm giác phơi bày sự bí mật của cuộc đời Nói
như nhà văn Mĩ F.O Connor, “truyện ngắn hiện đại luôn tìm cách hình thành
cái bí ẩn và có ít khả năng lí giải điều đó”
Cái làm nên tính chất trật tự của truyện ngắn hiện đại là tinh thần, là quy
luật của thế giới tinh thần này có tên là cách diễn đạt, sự chạm khắc và phong
cách viết Tất cả những gì còn lại chỉ là thứ yếu Truyện ngắn hiện đại không
nhằm vào đối tượng miêu tả Nó là sự sản sinh suy tư cho người đọc Giữa dấu
hiệu và điều được miêu tả hàm chứa một sự kịch biến vì tư tưởng và hiện thực
không thể hòa hợp làm một thành lí tưởng hiện thực trong truyện ngắn hiện đại
như trong ngôn ngữ ngây thơ của truyện ngày xưa
- Truyện ngắn hiện đại không sát hạch hiện thực mà là khảo sát cuộc
sống, mà cuộc sống không phải là những gì diễn ra, cuộc sống là những vùng
đất của những khả năng của con người, là tất cả những gì con người có thể trở
thành, tất cả những gì nó có thể là nó Sống có nghĩa là tồn tại trong thế giới
với những hiểm nguy luôn tước đoạt con người, do đó cần hiểu cả nhân vật
lẫn thế giới của truyện ngắn hiện đại là những khả năng
Trang 34- Đối tượng phản ánh của truyện ngắn hiện đại bao gồm cả ánh sáng và
bóng tối, cả cái tích cực và cái tiêu cực Truyện ngắn hiện đại rất có ưu thế
thâm nhập vào thế giới công sở quan liêu và viên chức
- Truyện ngắn hiện đại không hướng tới kết thúc mà hướng vào sự mở
đầu Vấn đề căn bản ở đây không phải là “Kết thúc bằng cách nào” mà
là “mọi chuyện bắt đầu từ đâu” Chữ mở đầu và câu văn thứ nhất của truyện
ngắn là câu văn thao túng toàn bộ sự định hướng phát triển mạch truyện và
người đọc Câu văn mở đầu truyện ngắn là câu văn chân thực nhất vì nó nảy
sinh trong khoảnh khắc sáng tạo, thể hiện mong ước sôi sục nhất Đó là tất cả
những gì cần để khởi động câu chuyện, nó làm thất vọng sự đợi chờ kết thúc
quen thuộc của người đọc Đưa kết thúc vào thì truyện ngắn hiện đại lại trở
nên không trọn vẹn Truyện ngắn hiện đại không có tham vọng mô hình hóa
toàn bộ cuộc sống mà chỉ có thể là một trường hợp nào đấy của hiện thực
Truyện ngắn hiện đại đi tìm sự giải thích có tính hữu hạn đối với sự vô hạn
của toàn bộ cuộc sống Tính hữu hạn ấy là sự nếm trải đầu tiên của mỗi người
đọc Sự cố gắng của mỗi người đọc là phải nắm vững sự nếm trải đầu tiên đó
trong mối quan hệ tồn tại của mình với những ý nghĩ của mình trong ngôn
ngữ hình tượng
Muốn hiểu một truyện ngắn hiện đại phải lưu ý tới người kể chuyện,
không có người kể chuyện không có truyện ngắn nhưng người kể chuyện luôn
ẩn mình Ngay những truyện ngắn với người kể xưng tôi cũng là một thứ lảng
tránh chủ thể phát ngôn Nhà văn muốn làm mất cái tôi cá nhân mình để có
được cái tôi nghệ thuật
Ngoài người kể chuyện ra, ta cần biết còn tồn tại người tiếp nhận
truyện kể Nó là mắt xích trung gian giữa người kể chuyện và người đọc Nó
giúp vạch rõ hơn khuôn khổ truyện và xác định đặc tính người kể chuyện góp
Trang 35phần nêu bật những yếu tố chủ đề và sự phát triển cốt truyện Bỏ qua người
tiếp nhận truyện kể thì khó có thể hiểu những gì bên ngoài ngôn ngữ truyện
Cần lưu ý rằng, trong mắt người đọc, sự tiếp nối logic là loại quan hệ
đáng tin cậy hơn nhiều so với truyện kể theo mạch thời gian Trong truyện
ngắn hiện đại, thời gian được thuần dưỡng, biến đổi theo yêu cầu của người
kể chuyện muốn làm rõ nhịp sống trong suy tưởng người đọc Điều này lưu ý
chúng ta khi đọc truyện ngắn hiện đại cần phân biệt truyện kể và cốt truyện
Cứ khăng khăng bám riết cốt truyện như nguyên tắc phân tích bất di bất dịch
thì chỉ tìm thấy sự cứng nhắc cổ điển vì cốt truyện chủ yếu được xây dựng
trên quan hệ nhân quả làm mất hứng thú và niềm vui tìm tòi của người đọc
khi có người “mách nước” kề bên
Trong dạy học truyện ngắn truyền thống cũng như truyện ngắn hiện
đại, cần chọn phương pháp dạy học phù hợp, linh hoạt, không nên lặp lại mãi
một phương pháp dạy học mà áp dụng cho mọi thể loại văn chương, dẫn đến
việc khô cứng trong giảng dạy, đồng thời làm giảm chất lượng của bài giảng
1.3.3 Đôi điều về thi pháp truyện ngắn Sê khốp
Nói đến truyện ngắn không thể không nhắc tới Sê khốp – đại biểu lớn
xuất sắc cuối cùng của văn học Nga thế kỉ XIX Ông để lại cho nhân loại
một kho tài sản vô cùng quý giá: hàng trăm truyện ngắn mang giá trị nội
dung và nghệ thuật đặc sắc Ông được mệnh danh là “bậc thầy vĩ đại về thể
loại truyện ngắn”
Antôn Paplôvic Sêkhốp sinh ngày 29/01/1860 trong một gia đình thuộc
tầng lớp tiểu thị dân ở thị trấn Taganrốc Khi còn nhỏ, Sê khốp bộc lộ tính
cách là một cậu bé thông minh, thích quan sát, thường có những linh cảm,
những suy nghĩ rất nhạy bén, chính xác và chín chắn trước mọi sự vật hiện
tượng Sê khốp sớm có những nhận thức sâu sắc về cuộc đời và con người, vì
thế, cậu nhận thức rất rõ sự gò bó, hà khắc lố bịch của nền giáo dục nước Nga
Trang 36thời đó Sự giáo dục của những ông thầy mất nhân cách, sự giáo dục khuôn
phép nghiêm khắc một cách thái quá của ông bố khiến cho anh em nhà Sê
khốp mất đi tuổi thơ vui nhộn, êm đềm Và dường như những mặc cảm về
cuộc đời cũng dần thấm vào tâm hồn ngây thơ trong sáng của họ.Sê khốp có
cái nhìn cao hơn mọi người, nhận thức rất rõ những mặt trái của xã hội Điều
đó càng dấy lên trong lòng Sê khốp nỗi khát khao được thoát khỏi cuộc sống
bế tắc, tù túng, nhàm chán mà cậu và mọi người đang phải sống Khi lớn lên,
dòng ý thức và trình độ nhận thức của Sê khốp càng được bộc lộ và phát triển
rõ rệt Trước hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống, Sê khốp vẫn tạo được lối
thoát cho tâm hồn mình
Tốt nghiệp phổ thông trung học, Sê khốp quyết định chọn cho mình
nghề thầy thuốc Ông học khoa Y của đại học Matxcova vừa sáng tác truyện
vui gửi đi các báo Vốn là người chín chắn, có tầm nhìn xa trông rộng nên ở
đỉnh cao của nghệ thuật truyện khôi hài ông lại nhận thấy sự hời hợt, tầm
thường, không có sức sống lâu bền, không đem lại giá trị giáo dục và tiếng
nói của thời đại ở loại truyện này Trong ông nảy sinh một hướng sáng tác
mới - sáng tác truyện ngắn Nỗi khát khao sáng tác những câu chuyện bình
thường, giản dị, xuất phát từ những nguyên mẫu của cuộc sống, nhưng ở đó, tác
giả lại có thể phát huy hết khả năng cảm nhận cuộc sống và sức sáng tạo của bản
thân Sê khốp quyết định chuyển hướng sáng tạo nghệ thuật Mở đầu một thời kì,
một sự nghiệp sáng tác vĩ đại của Sê khốp với thể loại truyện ngắn
Thời đại Sê khốp sống là từ năm 1860-1904, nhưng chúng tôi muốn
nhấn mạnh đặc điểm về thời đại sáng tác của nhà văn, tính từ 1880 đến cuối
đời – 1904 Cùng sống ở cuối thế kỉ XIX như các nhà văn Nga: Puskin,
Googol, L.Toonxxtoi, Tughênhép, Sê khốp cũng có những điểm giống với các
nhà văn đi trước và đương thời Đó là sự cảm thông, yêu thương những con
người cùng khổ; đó là sự khao khát vươn đến cái đẹp, cái thiện Tuy vậy, ở Sê
khốp cũng có những khác biệt Sự khác biệt thể hiện ở cả phương diện nội
Trang 37dung phản ánh hiện thực và hình thức nghệ thuật được biểu hiện Phải chăng
sự khác biệt đó là do sự chi phối của thời điểm lịch sử mà mỗi nhà văn sống?
Xã hội nước Nga sau cuộc cải cách 1861 bị đảo lộn hoàn toàn Nga hoàng đưa
ra các chính sách ru ngủ nhân dân hòng chặn đứng và bóp chết cả ý thức xã
hội và các tư tưởng mới trong tầng lớp nhân dân, chà đạp lên những giá trị
tinh thần, đàn áp tự do của người dân Tầng lớp trí thức cũng rơi vào tình
trạng bế tắc không lối thoát trước hiện thực rối ren, đầy mâu thuẫn Nhưng
chính sự lớn mạnh của phong trào công nhân và việc truyền bá chủ nghĩa Mác
– Leenin rộng rãi đã kích động mạnh mẽ đến tinh thần ý tưởng của giới trí
thức Nga, mở ra cho họ lối thoát khỏi tình cảnh bế tắc trước đó
Sê khốp đã sống và hoạt động văn học trong thời điểm lịch sử xã hội
phức tạp như thế Ông bộc lộ thái độ căm ghét, khinh bỉ, ghê tởm bọn người
giả dối, giả tạo, tầm thường không coi trọng nghệ thuật, làm mất đi những giá
trị đích thực của văn học nghệ thuật và những mưu toan lại bỏ nghệ thuật ra
ngoài cuộc đấu tranh xã hội Sê khốp đã thể hiện thái độ chống đối qua các
sáng tác của mình Các sáng tác của ông thời kỳ này tập trung mũi dùi vào
việc khắc họa bộ mặt xấu xa của xã hội và vạch trần bản chất của tầng lớp
trên và tầng lớp trí thức bế tắc, lố bịch chưa tìm ra lối thoát cho mình
Sê khốp đã tiếp tục phát triển sự nghiệp sáng tác của mình trong hoàn
cảnh lịch sử mới mẻ ấy – thời điểm phân ranh giữa truyền thống cách mạng
dân chủ cũ ở Nga và truyền thống cách mạng mới do giai cấp vô sản lãnh đạo,
đồng thời cũng là điểm phân ranh giới giữa thế kỉ XIX và thế kỉ XX Vốn là
người có cái nhìn hiện thực tinh nhạy, tỉnh táo, óc suy xét chính xác, Sê khốp
đã sớm nhận rõ bản chất đen tối của xã hội Tất cả những cảm nhận tinh tế về
hiện thực đều được nhà văn thể hiện đầy đủ, sâu sắc trong truyện ngắn với lối
thi pháp nghệ thuật độc đáo
Sê khốp đã đạt đến đỉnh cao nghệ thuật của thể loại truyện ngắn truyền
Trang 38thống Một thể loại có những yêu cầu rất cao trong sáng tạo nghệ thuật
Truyện, trước hết phải ngắn, cô đọng, xúc tích, ít nhân vật, ít sự kiện Qua
những tình huống sự kiện cụ thể, nhân vật tự bộc lộ mình một cách sắc nét
Cốt truyện thường là một trường hợp riêng lẻ xảy ra trong cuộc sống…Dựa
vào những ưu điểm của truyện ngắn như thế, Sê khốp đã chọn thể loại này để
khẳng định tài năng sáng tạo nghệ thuật của mình và khẳng định thêm giá trị
của thể loại truyện ngắn
Trước Sê khốp, Gôgôl đã thành công ở thể loại này, nhưng Sê khốp có
những đặc điểm khác biệt và tiến bộ hơn Gôgôl Một mặt ông phát huy những
vấn đề Gôgôl đã nói – vấn đề con người, mặt khác ông lại thể hiện một quan
niệm mới về con người theo nghĩa hoàn hảo hơn Chẳng hạn như Gôgôl nói
tới con người dung tục, nhưng chưa thấy được sự “nhạy bén” trong cảm nhận
của các nhân vật về sự dung tục như Sê khốp Tiêu biểu là truyện “Cái mũi”,
“Chiếc áo khoác”
Sê khốp đã có được những truyện ngắn hoàn hảo về cả nội dung truyện
và nghệ thuật biểu hiện; ngôn từ giản dị trong sáng, kết cấu đơn giản rõ ràng,
mạch lạc; cốt truyện ngắn ngọn cụ thể, nhân vật đa dạng phong phú, giọng
văn bình thản…
Tóm lại, lý thuyết truyện ngắn có những nét tương đồng trong thi pháp
truyện ngắn của Sê khốp, nhưng cũng có những nét riêng Bởi mỗi nhà văn là
một cá thể sáng tác nghệ thuật độc đáo Điều này tạo nên cá tính nghệ sĩ của
nhà văn Khi giảng dạy tác phẩm “Người trong bao” của Sê khốp, GV phải
chú ý đến điều này
1.4 Dạy học tác phẩm truyện ngắn theo đặc trƣng loại thể
Nhà văn sáng tác tác phẩm theo loại thể thì người đọc cũng phải cảm
thụ tác phẩm theo loại thể và người dạy cũng phải đi từ đặc trưng loại thể của
tác phẩm Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu lý thuyết
Trang 39về dạy học TPVC theo loại thể, cụ thể ở đây là truyện ngắn Để từ đó, tìm ra
phương pháp dạy học tối ưu nhất đối với thể loại truyện ngắn nói chung và
truyện ngắn “Người trong bao” nói riêng Do đó, GV khi dạy học TPVC theo
đặc trưng thể loại truyện ngắn cần lưu ý những điều sau:
Truyện ngắn – tác phẩm tự sự cỡ nhỏ: Nói đến truyện ngắn, cả nhà
văn và các nhà lý luận, phê bình … đều rất thống nhất khi cho rằng đặc điểm
cơ bản của nó là “ngắn” Chẳng hạn, theo Từ điển thuật ngữ văn học, truyện
ngắn “là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ … cái độc đáo của nó là ngắn Truyện ngắn
được viết ra và tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ …” [8, tr.252]
Còn theo sách Lý luận văn học của Gulaiep, truyện ngắn là “là một hình thức
tự sự loại nhỏ Nó khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ hơn, tập trung mô tả
một sự kiện nào đó thường xảy ra trong đời một nhân vật, hơn nữa thường
bộc lộ một nét nào đó của nhân vật …” [24, tr.257-258]
Tính chất ngắn gọn của truyện ngắn được biểu hiện ở ba phương diện cơ bản
sau đây:
Thứ nhất, thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn ít nhiều bị hạn hẹp ở
một giới hạn nhất định Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật trong
truyện ngắn thường không được mở rộng ra nhiều chiều kích khác nhau
Truyện ngắn không phản ánh cả quá trình đời sống diễn ra trong một khoảng
thời gian dài mà thường khám phá đời sống tập trung vào một thời điểm tiêu
biểu có ý nghĩa nhất: một khoảnh khắc, một tình huống, một lát cắt đời sống;
trong một phạm vi hẹp, gắn liền với một địa điểm, khoảng không cụ thể Về
phương diện này, Nguyễn Kiên đã khẳng định: “… mỗi truyện ngắn là một
trường hợp (…) trong mối quan hệ giữa con người và đời sống, có những
khoảng khắc nào đó, thời gian nào đó, một mối quan hệ nào đó, được bộc lộ
( ) Có khi, cái trường hợp ở đây là một màn kịch chớp nhoáng Có khi nó là
một trạng thái tâm lý, một biến chuyển tình cảm kéo dài chậm rãi trong nhiều
ngày.” [26, tr.38] Bùi Hiển, trong bài viết Nghề nghiệp truyện ngắn cũng
Trang 40cho rằng: “Truyện ngắn lấy một khoảnh khắc trong cuộc đời một con người
mà dựng lên (…) Nhưng phải chọn khoảnh khắc mà nhân vật thể hiện đầy đủ
nhất.” [26, tr.16-17]
Ở truyện ngắn, số lượng xung đột thường có hạn Bởi những va chạm,
những mâu thuẫn thường chỉ được thể hiện trong những giới hạn thể loại nhất
định: hoàn cảnh hạn hẹp, tính cách ít phức tạp … Do ít xung đột nên cốt
truyện của truyện ngắn thường đơn giản, ít sự kiện và hành động; sự kiện ít
vận động và biến đổi để trở thành sự cố, biến cố
Truyện ngắn cũng thường có số lượng nhân vật ít và tính cách nhân vật
không phức tạp Nhân vật của truyện ngắn thường không phải là số cộng của
những tính cách đơn lẻ hay là phức hợp, đối lập của những nét tính cách khác
nhau mà là một nét tính cách tiêu biểu nhất được bộc lộ qua một hành động
giàu sức biểu hiện nhất
Thứ hai, với một dung lượng đời sống có hạn, truyện ngắn không thể
đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề đời sống khác nhau Theo Nguyễn Công
Hoan, “muốn truyện là truyện ngắn, chỉ nên lấy một ý chính làm chủ đề cho
truyện … Mỗi truyện cần có một ý, một ý thôi Ý ấy là ý chính của truyện”
[23, tr.14] Vì vậy, người viết truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một chủ
đề nhất định Ví như, qua Đời thừa, Nam Cao muốn nói đến bi kịch “sống
mòn” của người trí thức, những con người giàu khát vọng cao đẹp nhưng luôn
bị cuộc sống áo cơm ghì sát đất
Thứ ba, cái “ngắn” của truyện ngắn được tính đếm cụ thể qua số trang,
số chữ và thời gian tiếp nhận tác phẩm Nếu tiểu thuyết là “hình thức tự sự cỡ
lớn”, miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển, với một cấu trúc phức tạp,
với nhiều số phận, nhiều tính cách đan xen thì truyện ngắn là “hình thức tự sự
cỡ nhỏ”, chỉ thể hiện một bước ngoặt, một trường hợp hay một tâm trạng của
nhân vật Nếu tiểu thuyết mở ra với một “diện rộng” thì truyện ngắn tập