7. Cấu trúc luận văn
2.3.1 Những hạn chế trong dạy và học VHNN ở trường THPT
2.3.1.1 Độ “vênh” nhất định của phông văn hoá và tôn giáo
Sự khác biệt về văn hoá giữa các dân tộc trên thế giới cũng đưa đến những khó khăn nhất định trong tiếp nhận VHNN, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh THPT. Chẳng hạn, các em không dễ gì hiểu được quan niệm hiệp sĩ được
phản ánh trong tác phẩm “Đôn-ki-hô-tê” của Xéc–van-téc, trong khi ở nước ta
chưa bao giờ nhà nước (kể cả trong lịch sử phong kiến) tỏ ý khen ngợi hay đề cao vai trò của kiểu người này.
Sự khác biệt về văn hoá mới chỉ là một phần, bên cạnh đó là sự khác biệt về tôn giáo. Ở nước ta có thể nói Nho giáo và Phật giáo đã thấm sau vào tinh thần dân tộc và có tác động không nhỏ đến suy nghĩ, hành động của các em HS. Trong khi quan niệm của Phật giáo lại khác xa với quan niệm của Kitô giáo ở Phương Tây, cho nên để các em hiểu rõ được quan niệm về “đức Chúa” trong những sáng tác của Huygô quả là không đơn giản.
Rào cản về ngôn ngữ và việc thiếu chuẩn bị những hiểu biết kiến thức về văn hóa, lịch sử là những nguyên nhân tạo nên những hạn chế trong giảng dạy VHNN ở trường THPT
2.3.1.2 Qui trình dạy hoc còn theo “khuôn mẫu, cứng nhắc”
Ở THPT, việc dạy học VHNN còn theo khuôn mẫu, cứng nhắc. Các tác phẩm thơ thường được truyền thụ đến HS theo một cách là phân tích từng câu thơ. Các tác phẩm văn xuôi thường được truyền thụ bằng cách phân tích lần lượt từ nội dung đến nghệ thuật. Cùng với đó là các PPDH tích cực ít được áp dụng. Điều đó làm cho dạy học VHNN càng trở nên thiếu hấp dẫn đối với HS.
2.3.1.2 Hạn chế về phía người dạy
Một số tác phẩm được đưa vào chương trình VHNN hiện nay xa lạ cả với GV vì họ chưa được nghiên cứu ở đại học sư phạm. Sinh viên được đào tạo ở các trường đại học sư phạm chưa có điều kiện tiếp xúc với các tác phẩm VHNN. Một số sinh viên mới chỉ nghe kể qua nội dung tác phẩm, khi dạy ở phổ thông cũng không còn nhớ chi tiết, không có điều kiện để đọc lại do đó hiểu biết về tác phẩm có trong chương phổ thông còn nông cạn. Hơn nữa, tài liệu để GV tham khảo cho việc giảng dạy VHNN có rất ít ở các trường phổ thông miền núi.