7. Cấu trúc luận văn
2.4.2. xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học truyện ngắn
Trên thực tế, các bước trong dạy học chỉ là sự thực hiện triệt để những gì mà GV THPT vốn đã từng thực hiện nhưng không triệt để, muốn PPDH có hiệu quả thì các bước này cần phải được chú trọng. Các biện pháp đề ra sau đây đều tuân thủ theo 4 bước:
Bước 1: GV tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, đặt ra câu hỏi có vấn đề giao cho HS trước khi lên lớp giảng bài.
Bước 2: Xác định rõ mục tiêu cần đạt, các chuẩn cần đạt
Bước 3:Tiến hành giảng dạy theo tiến trình đề ra. Trong khâu này, cần chú ý:
- Yêu cầu sự hiểu biết, bổ sung của HS
- Chú ý liên hệ đến toàn bộ tác phẩm (nếu giảng đoạn trích), hoặc các tác phẩm khác (nếu là truyện ngắn).
Bước 4: Giao bài luyện tập cho HS
Đối tượng tri giác của HS dân tộc chủ yếu là sự vật gần gũi: cây, con, thiên nhiên. Nhờ vào việc tổ chức các hình thức học tập đa dạng như: tham quan, ngoại khoá, nghiên cứu tài liệu, tăng cường cách dạy học trực quan... sẽ làm tăng hiểu biết cho HS, uốn nắn lệch lạc, tạo ra phương pháp nhận thức cảm tính tích cực làm tiền đề cho nhận thức ở mức độ chính xác hơn, cao hơn.
Biện pháp 1: Tham quan, ngoại khóa
Hoạt động ngoại khoá Văn học theo quan niệm đổi mới PPDH là một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống, mở rộng, kéo dài trường suy tưởng - thẩm định về bài học cho HS; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, kiểm tra lại chất lượng dạy học trong giờ chính khoá. Hoạt động ngoại khoá Văn học, vì thế, vừa là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mỹ, "góp phần tạo ra lối sống văn hoá và khả năng hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cho học sinh. Qua hoạt động ngoại khoá Văn học, học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mĩ dục" (Phan Trọng luận, Phương pháp dạy văn, Nxb Đại học Quốc gia 1996, Tr. 381).
Đối với Truyện ngắn “Người trong bao” ta có thể tiến hành cho HS học ngoại khóa bằng cách đưa các em đến Thư viện văn học của Nhà trường hoặc Thư viện văn học của Thành phố. Nếu có điều kiện có thể đưa các em đến Nhà Lưu niệm văn học Nga ở làng quê Chợ Dầu, cách Hà Nội 18 cây số, một viện bảo tàng mới duy nhất bên ngoài ranh giới Nga nhưng dành riêng cho văn học Nga. Qua những thập niên cần mẫn làm công việc sáng tạo, ông Hoàng Thúy Toàn, nhà phê bình văn học và dịch giả nổi tiếng đã chuyển ngữ
nhiều tác phẩm của các tác giả Nga sang tiếng Việt đã thu thập được kho lưu trữ khổng lồ với nhiều tài liệu và hiện vật gắn với tiến trình văn học Nga. Tại đây các em HS có thể thấy được phần nào đời sống nước Nga trong truyện ngắn “Người trong bao” của Sê khốp. GV và HS bằng những chuẩn bị của mình theo 4 bước như đã trình bày ở trên sẽ tiến hành bài học trong buổi ngoại khóa này. Kết thúc buổi ngoại khóa, GV yêu cầu HS viết bài thu hoạch.
Thông qua việc thay đổi không gian học tập sẽ kích thích sự hứng thú của HS. Đặc biệt, đối với HS dân tộc miền núi, biện pháp này sẽ phát huy tối đa ưu điểm: tác động trực tiếp vào tri giác của HS miền núi – vốn bị hấp dẫn hơn bởi những vật hiện hữu, có thể thấy được, sờ được.
Biện pháp 2: HS làm bích báo
GV chia lớp học thành 4 nhóm. Mỗi nhóm sẽ thực hiện làm bích báo theo chủ đề được phân công.
- Chủ đề 1: Tìm hiểu đất nước và con người, đặc trưng văn hóa Nga cuối thế kỉ XIX.
- Chủ đề 2: Tìm hiểu về phong cách nghệ thuật, đặc điểm thi pháp của tác giả Sê khốp – Bậc thầy về truyện ngắn.
- Chủ đề 3: Những ấn tượng về nhân vật Bê – li – cốp trong em.
- Chủ đề 4: Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Người trong bao”
Sau khi giao chủ đề cho các nhóm HS, GV nên cho các em thời gian để chuẩn bị (khoảng 1 tuần). Theo phân phối chương trình, tác phẩm này GV sẽ lên lớp với HS trong vòng 2 tiết. Tiết thứ nhất, GV sẽ cho HS trình bày những sản phẩm của nhóm mình, các nhóm khác tham khảo và góp ý. Tiết thứ 2, GV nhận xét và tóm lại những ý chủ chốt của bài học. Để kích thích tinh thần học tập cho HS, GV nên chấm điểm sản phẩm của các nhóm. Với hình thức học
tập trên, HS có thể phát huy tối đa khả năng sáng tạo, khám phá của bản thân. Đặc biệt với HS dân tộc miền núi với đặc điểm nổi bật trong tư duy là thói quen lao động trí óc chưa bền, ngại suy nghĩ, ngại động não, thì biện pháp trên được coi như một “cú hích” để các em tích cực hơn trong suy nghĩ, hạn chế sức ì của HS.
Biện pháp 3: Thuyết trình, chia sẻ
Biện pháp này được thực hiện bằng cách cho HS cùng đọc tác phẩm và suy nghĩ về 4 chủ đề như đã trình bày ở trên, sau đó HS ngồi bên cạnh nhau có thể trao đổi với nhau về ý kiến và kinh nghiệm của mỗi người một khoảng thời gian nhất định (khoảng vài phút), sau đó chia sẻ với cả lớp. Biện pháp này có ưu điểm là rất dễ dàng thực hiện mọi cấu trúc lớp học, ai cũng có thể tham gia được vào việc chia sẻ ý kiến của mình, tạo được sự tự tin cho người học dám nói ra những suy nghĩ của mình (đây là điểm yếu đối với HS phổ thông nói chung và HS dân tộc miền núi nói riêng), giúp các em tập trung vào bài học, biết mình đang học gì và đã hiểu vấn đề đến đâu, thậm chí nêu lên cả những vấn đề mới cho bài học.
Biện pháp 4: Hoạt động nhóm
Lớp học được chia thành 4 nhóm nhỏ. Các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của môn học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau (tùy thuộc GV). Với tác phẩm “Người trong bao” nên chia nhóm theo các chủ đề như đã trình bày ở trên. Khi làm việc nhóm, các thành viên phải làm việc theo qui định do GV đặt ra hoặc do chính nhóm đặt ra. Các thành viên đều phải làm việc chủ động, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Khi có một nhóm nào lên thuyết trình, các nhóm còn lại phải đặt ra các câu hỏi phản biện hoặc câu hỏi đề nghị làm
sáng tỏ vấn đề. Biện pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ GV.
Biện pháp 5: Đóng vai
Đóng vai là tổ chức cho HS thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Biện pháp này có những ưu điểm: HS được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn; gây hứng thú và chú ý cho HS; tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của HS, khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của HS theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị – xã hội, có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn. Từ đó giúp HS hình thành: Tư duy suy xét, phản biện, nhận biết về kiến thức, kỹ năng và thái độ cá nhận của bản thân.
GV cho các em chuẩn bị những tư liệu, trang phục, đạo cụ cần thiết cho buổi đóng vai. Có thể phân ra thành các vai: người dẫn truyện – nhân vật Bu – rơ – kin, hai người bạn đi săn muộn, ông trưởng thôn, nhân vật Bê – li – cốp, 2 chị em Va – ren – ca, Cô – va – lên – cô, bác sĩ I - van I – va – nứt và một số nhân vật quần chúng.
Sau khi cho HS đóng vai, GV từ đó kết luận những nét đáng lưu ý của tác phẩm.
Tóm lại, mỗi một biện pháp giảng dạy trên đều nhấn mạnh lên một khía cạnh nào đó của quá trình học tập. Chúng tôi cho rằng, cho dù các biện pháp thể hiện hiệu quả như thế nào thì nó vẫn tồn tại một vài khía cạnh mà người học và người dạy chưa khai thác hết. Chính vì thế mà không có một biện pháp
giảng dạy nào được cho là lý tưởng. Mỗi một biện pháp đều có ưu điểm của nó do vậy người thầy nên xây dựng cho mình một phương pháp riêng, một cách thức giảng dạy phù hợp với mục tiêu, bản chất của bài học, phù hợp với thành phần nhóm lớp học, các nguồn lực, công cụ dạy - học sẵn có và cuối cùng là phù hợp với sở thích của mình. Với đối tượng là HS dân tộc miền núi, cụ thể là 2 lớp 11 – Ban cơ bản Trường THPT Cao Lộc, Lạng Sơn, chúng tôi đã thiết kế giáo án dạy thể nghiệm dựa trên các đặc điểm rất riêng của vùng này (đối tượng HS, điều kiện cơ sở vật chất, thời gian, không gian, con người…).
CHƢƠNG 3
THIẾT KẾ DẠY THỂ NGHIỆM TRUYỆN NGẮN “NGƢỜI TRONG BAO”
Từ những biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học ở chương 2, trong chương này, chúng tôi thiết kế bài dạy truyện ngắn “Người trong bao” và tiến hành thể nghiệm để kiểm chứng hiệu quả của những biện pháp đã đề xuất.
Giáo án sau đây được chúng tôi soạn theo ý tưởng đổi mới PPDH, nhưng vì điều kiện thời gian, địa điểm, còn người…không cho phép, không có lớp để dạy đối chứng thực nghiệm, do đó, chúng tôi chỉ tiến hành dạy thể nghiệm tác phẩm “Người trong bao”
Ngƣời trong bao ( A.P.Sê-khốp)
3.1. Đối tƣợng và nội dung thể nghiệm
- Đối tượng: Toàn bộ HS lớp 11A3 và 11A5 trường THPT Cao Lộc -
Lạng Sơn
- Nội dung thể nghiệm: Giảng dạy truyện ngắn “Người trong bao” của Sê khốp
- Thời lượng bài dạy thể nghiệm: 2 tiết học (90’) - Thời gian thể nghiệm: Học kỳ I năm học 2011-2012
+ Tiết 2, 3 sáng thứ 2 ngày 30/11/2012 (11A3). + Tiết 3,4 sáng thứ năm ngày 4/12/2012 (lớp 11A5) - Giáo viên dự giờ: Nguyễn Thị Yến và Vũ Thị Loan
3.2. Phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học
- PPDH: kết hợp giữa PPDH truyền thống và các PPDH tích cực như: phương pháp đóng vai, phương pháp dạy học dự án, phương pháp thảo luận nhóm, ….
3.3. Quy trình triển khai thể nghiệm Bƣớc 1: Bƣớc 1:
+ Yêu cầu HS chuẩn bị bài ở nhà
- Trả lời câu hỏi trong SGK
- Tự tìm hiểu về đặc trưng văn hóa Nga
- Tìm thông tin về xuất thân, phong cách nghệ thuật của tác giả Sê-khôp.
- GV: Ở phần này, GV có thể yêu cầu các em sưu tâm một số tài liệu,
tranh ảnh về đất nước Nga, văn hóa và con người Nga, đặc biệt là tài liệu về tác giả Sê khốp. GV giao các câu hỏi đơn giản, yêu cầu HS tìm chi tiết theo nội dung câu hỏi yêu cầu. Cụ thể là HS phải trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của nhân vật Bê-li-cốp? + Nêu những biểu hiện của Bê-li-cốp mà em cho là quái dị?
+ Tại sao Bê-li-côp lại tự thu mình lại? Điều này thể hiện tâm lí gì? + Hình ảnh “cái bao” nói lên điều gì ở Bê-li-cốp?
+ Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật làm nên tính chất biếm họa và hài hước ở hình tượng nhân vật Bê-li-cốp?
- HS: Soạn bài theo câu hỏi trong sách và theo hướng dẫn của GV. Tìm
kiếm tài liệu, tranh ảnh trên Thư viện, sách báo, internet.
Bƣớc 2: GV xác định rõ
3.2.1.Mục tiêu cần đạt
a. Kiến thức
- Hiểu được sự phê phán sâu sắc của nhà văn đối với lối sống “thu mình vào trong bao”, thái độ “trùm mền” trước thời cuộc của 1 bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX.
- Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm: xây dựng biểu tượng nhân vật điển hình, cách kể chuyện đặc sắc – lược bỏ đến độ tối đa lời dẫn chuyện từ ngôi trần thuật thứ ba, để cho nhân vật tự “trình diễn” bản thân câu chuyện, tạo nên hiệu ứng showing của sân khấu (liên hệ tới việc Sê- khốp cũng là một kịch tác gia xuất sắc).
b. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu văn bản theo từng thể loại (truyện ngắn/đoản thiên) và phong cách trần thuật riêng (khách quan, trầm tĩnh) của nhà văn.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích tâm lí, tính cách nhân vật và khái quát chủ đề của truyện.
c. Thái độ
- Có thái độ căm ghét và đấu tranh với lối sống “thu mình trong bao”, giữ khoảng cách với cuộc thế và “trùm mền” trước thời cuộc; phê phán lối sống nô lệ, giáo điều sợ hãi, hèn hạ trước quyền lực.
- Từ đó góp phần xây dựng đạo đức và lối sống trung thực tự tin, lành mạnh, chan hòa với mọi người vì lí tưởng cao đẹp.
3.2.2. Chuẩn cần đạt Tiêu chí Mức độ cần đạt Phƣơng pháp Kiến thức Bậc nhận thức Nội dung Biết/Hiểu Vận dụng/ Phân tích Đánh giá/ Sáng tạo Nội dung 1: tác giả Nhận biết được tác giả A.P.Sê- khốp là một nhà Bổ sung những thông tin về tác giả ngoài những Lập bảng thống kê các tác phẩm tiêu biểu của A.P.Sê-
- Nghiên cứu tài liệu - Vấn đáp
văn Nga kiệt xuất. Nhớ được những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của A.P.Sê-khốp. - Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của A.P.Sê- khốp. - Hiểu được phong cách nghệ thuật của A.P.Sê-khốp. kiến thức cơ bản đã học. - Giải thích được tại sao A.P.Sê-khốp được coi là “ nhà văn Nga kiệt xuất”. - Phân tích được các giai đoạn sáng tác của A.P.Sê-khốp. - Phân tích được những nét chính trong phong cách nghệ thuật của A.P.Sê- khốp. khốp theo từng giai đoạn trong sự nghiệp (phát hiện thấy sự chuyển biến trong hai giai đoạn sáng tác của nhà văn này). - Đánh giá vị trí của A.P.Sê-khốp trong nền văn học Nga và thế giới (cuộc cách mạng về truyện ngắn, khởi dựng một phong cách tự sự đặc biệt – khách quan, trầm tĩnh và nên thơ). - Thuyết trình
Tác phẩm được tác phẩm
Người trong bao là một truyện ngắn nổi tiếng của A.P.Sê-khốp. - Trình bày được hoàn cảnh ra đời truyện ngắn Người trong bao . - Xác định được nội dung và nghệ thuật của truyện. - Tóm tắt được nội dung tác phẩm. tác phẩm nằm trong dòng văn học hiện thực Nga cuối thế kỉ XIX. - So sánh truyện ngắn hiện thực và truyện ngắn lãng mạn. dung và nghệ thuật của truyện ngắn.
- Khái quát hóa
được nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn. Nội dung 3: Nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Người trong bao Nội dung - Nhớ được nội dung truyện ngắn. - Xác định được chủ để của truyện ngắn. - Phân tích được nội dung ý nghĩa