7. Cấu trúc luận văn
1.3.3 Đôi điều về thi pháp truyện ngắn Sêkhốp
Nói đến truyện ngắn không thể không nhắc tới Sê khốp – đại biểu lớn xuất sắc cuối cùng của văn học Nga thế kỉ XIX. Ông để lại cho nhân loại một kho tài sản vô cùng quý giá: hàng trăm truyện ngắn mang giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc. Ông được mệnh danh là “bậc thầy vĩ đại về thể loại truyện ngắn”.
Antôn Paplôvic Sêkhốp sinh ngày 29/01/1860 trong một gia đình thuộc tầng lớp tiểu thị dân ở thị trấn Taganrốc. Khi còn nhỏ, Sê khốp bộc lộ tính cách là một cậu bé thông minh, thích quan sát, thường có những linh cảm, những suy nghĩ rất nhạy bén, chính xác và chín chắn trước mọi sự vật hiện tượng. Sê khốp sớm có những nhận thức sâu sắc về cuộc đời và con người, vì thế, cậu nhận thức rất rõ sự gò bó, hà khắc lố bịch của nền giáo dục nước Nga
thời đó. Sự giáo dục của những ông thầy mất nhân cách, sự giáo dục khuôn phép nghiêm khắc một cách thái quá của ông bố khiến cho anh em nhà Sê khốp mất đi tuổi thơ vui nhộn, êm đềm. Và dường như những mặc cảm về cuộc đời cũng dần thấm vào tâm hồn ngây thơ trong sáng của họ.Sê khốp có cái nhìn cao hơn mọi người, nhận thức rất rõ những mặt trái của xã hội. Điều đó càng dấy lên trong lòng Sê khốp nỗi khát khao được thoát khỏi cuộc sống bế tắc, tù túng, nhàm chán mà cậu và mọi người đang phải sống. Khi lớn lên, dòng ý thức và trình độ nhận thức của Sê khốp càng được bộc lộ và phát triển rõ rệt. Trước hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống, Sê khốp vẫn tạo được lối thoát cho tâm hồn mình.
Tốt nghiệp phổ thông trung học, Sê khốp quyết định chọn cho mình nghề thầy thuốc. Ông học khoa Y của đại học Matxcova vừa sáng tác truyện vui gửi đi các báo. Vốn là người chín chắn, có tầm nhìn xa trông rộng nên ở đỉnh cao của nghệ thuật truyện khôi hài ông lại nhận thấy sự hời hợt, tầm thường, không có sức sống lâu bền, không đem lại giá trị giáo dục và tiếng nói của thời đại ở loại truyện này. Trong ông nảy sinh một hướng sáng tác mới - sáng tác truyện ngắn. Nỗi khát khao sáng tác những câu chuyện bình thường, giản dị, xuất phát từ những nguyên mẫu của cuộc sống, nhưng ở đó, tác giả lại có thể phát huy hết khả năng cảm nhận cuộc sống và sức sáng tạo của bản thân. Sê khốp quyết định chuyển hướng sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu một thời kì, một sự nghiệp sáng tác vĩ đại của Sê khốp với thể loại truyện ngắn.
Thời đại Sê khốp sống là từ năm 1860-1904, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh đặc điểm về thời đại sáng tác của nhà văn, tính từ 1880 đến cuối đời – 1904. Cùng sống ở cuối thế kỉ XIX như các nhà văn Nga: Puskin, Googol, L.Toonxxtoi, Tughênhép, Sê khốp cũng có những điểm giống với các nhà văn đi trước và đương thời. Đó là sự cảm thông, yêu thương những con người cùng khổ; đó là sự khao khát vươn đến cái đẹp, cái thiện. Tuy vậy, ở Sê khốp cũng có những khác biệt. Sự khác biệt thể hiện ở cả phương diện nội
dung phản ánh hiện thực và hình thức nghệ thuật được biểu hiện. Phải chăng sự khác biệt đó là do sự chi phối của thời điểm lịch sử mà mỗi nhà văn sống? Xã hội nước Nga sau cuộc cải cách 1861 bị đảo lộn hoàn toàn. Nga hoàng đưa ra các chính sách ru ngủ nhân dân hòng chặn đứng và bóp chết cả ý thức xã hội và các tư tưởng mới trong tầng lớp nhân dân, chà đạp lên những giá trị tinh thần, đàn áp tự do của người dân. Tầng lớp trí thức cũng rơi vào tình trạng bế tắc không lối thoát trước hiện thực rối ren, đầy mâu thuẫn. Nhưng chính sự lớn mạnh của phong trào công nhân và việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Leenin rộng rãi đã kích động mạnh mẽ đến tinh thần ý tưởng của giới trí thức Nga, mở ra cho họ lối thoát khỏi tình cảnh bế tắc trước đó.
Sê khốp đã sống và hoạt động văn học trong thời điểm lịch sử xã hội phức tạp như thế. Ông bộc lộ thái độ căm ghét, khinh bỉ, ghê tởm bọn người giả dối, giả tạo, tầm thường không coi trọng nghệ thuật, làm mất đi những giá trị đích thực của văn học nghệ thuật và những mưu toan lại bỏ nghệ thuật ra ngoài cuộc đấu tranh xã hội. Sê khốp đã thể hiện thái độ chống đối qua các sáng tác của mình. Các sáng tác của ông thời kỳ này tập trung mũi dùi vào việc khắc họa bộ mặt xấu xa của xã hội và vạch trần bản chất của tầng lớp trên và tầng lớp trí thức bế tắc, lố bịch chưa tìm ra lối thoát cho mình.
Sê khốp đã tiếp tục phát triển sự nghiệp sáng tác của mình trong hoàn cảnh lịch sử mới mẻ ấy – thời điểm phân ranh giữa truyền thống cách mạng dân chủ cũ ở Nga và truyền thống cách mạng mới do giai cấp vô sản lãnh đạo, đồng thời cũng là điểm phân ranh giới giữa thế kỉ XIX và thế kỉ XX. Vốn là người có cái nhìn hiện thực tinh nhạy, tỉnh táo, óc suy xét chính xác, Sê khốp đã sớm nhận rõ bản chất đen tối của xã hội. Tất cả những cảm nhận tinh tế về hiện thực đều được nhà văn thể hiện đầy đủ, sâu sắc trong truyện ngắn với lối thi pháp nghệ thuật độc đáo.
thống. Một thể loại có những yêu cầu rất cao trong sáng tạo nghệ thuật. Truyện, trước hết phải ngắn, cô đọng, xúc tích, ít nhân vật, ít sự kiện. Qua những tình huống sự kiện cụ thể, nhân vật tự bộc lộ mình một cách sắc nét. Cốt truyện thường là một trường hợp riêng lẻ xảy ra trong cuộc sống…Dựa vào những ưu điểm của truyện ngắn như thế, Sê khốp đã chọn thể loại này để khẳng định tài năng sáng tạo nghệ thuật của mình và khẳng định thêm giá trị của thể loại truyện ngắn.
Trước Sê khốp, Gôgôl đã thành công ở thể loại này, nhưng Sê khốp có những đặc điểm khác biệt và tiến bộ hơn Gôgôl. Một mặt ông phát huy những vấn đề Gôgôl đã nói – vấn đề con người, mặt khác ông lại thể hiện một quan niệm mới về con người theo nghĩa hoàn hảo hơn. Chẳng hạn như Gôgôl nói tới con người dung tục, nhưng chưa thấy được sự “nhạy bén” trong cảm nhận của các nhân vật về sự dung tục như Sê khốp. Tiêu biểu là truyện “Cái mũi”, “Chiếc áo khoác”.
Sê khốp đã có được những truyện ngắn hoàn hảo về cả nội dung truyện và nghệ thuật biểu hiện; ngôn từ giản dị trong sáng, kết cấu đơn giản rõ ràng, mạch lạc; cốt truyện ngắn ngọn cụ thể, nhân vật đa dạng phong phú, giọng văn bình thản…
Tóm lại, lý thuyết truyện ngắn có những nét tương đồng trong thi pháp truyện ngắn của Sê khốp, nhưng cũng có những nét riêng. Bởi mỗi nhà văn là một cá thể sáng tác nghệ thuật độc đáo. Điều này tạo nên cá tính nghệ sĩ của nhà văn. Khi giảng dạy tác phẩm “Người trong bao” của Sê khốp, GV phải chú ý đến điều này.
1.4 Dạy học tác phẩm truyện ngắn theo đặc trƣng loại thể
Nhà văn sáng tác tác phẩm theo loại thể thì người đọc cũng phải cảm thụ tác phẩm theo loại thể và người dạy cũng phải đi từ đặc trưng loại thể của tác phẩm. Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu lý thuyết
về dạy học TPVC theo loại thể, cụ thể ở đây là truyện ngắn. Để từ đó, tìm ra phương pháp dạy học tối ưu nhất đối với thể loại truyện ngắn nói chung và truyện ngắn “Người trong bao” nói riêng. Do đó, GV khi dạy học TPVC theo đặc trưng thể loại truyện ngắn cần lưu ý những điều sau:
Truyện ngắn – tác phẩm tự sự cỡ nhỏ: Nói đến truyện ngắn, cả nhà
văn và các nhà lý luận, phê bình … đều rất thống nhất khi cho rằng đặc điểm
cơ bản của nó là “ngắn”. Chẳng hạn, theo Từ điển thuật ngữ văn học, truyện
ngắn “là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ … cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn
được viết ra và tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ …” [8, tr.252].
Còn theo sách Lý luận văn học của Gulaiep, truyện ngắn là “là một hình thức
tự sự loại nhỏ. Nó khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ hơn, tập trung mô tả một sự kiện nào đó thường xảy ra trong đời một nhân vật, hơn nữa thường
bộc lộ một nét nào đó của nhân vật …” [24, tr.257-258].
Tính chất ngắn gọn của truyện ngắn được biểu hiện ở ba phương diện cơ bản sau đây:
Thứ nhất, thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn ít nhiều bị hạn hẹp ở
một giới hạn nhất định. Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn thường không được mở rộng ra nhiều chiều kích khác nhau. Truyện ngắn không phản ánh cả quá trình đời sống diễn ra trong một khoảng thời gian dài mà thường khám phá đời sống tập trung vào một thời điểm tiêu biểu có ý nghĩa nhất: một khoảnh khắc, một tình huống, một lát cắt đời sống; trong một phạm vi hẹp, gắn liền với một địa điểm, khoảng không cụ thể. Về
phương diện này, Nguyễn Kiên đã khẳng định: “… mỗi truyện ngắn là một
trường hợp (…) trong mối quan hệ giữa con người và đời sống, có những khoảng khắc nào đó, thời gian nào đó, một mối quan hệ nào đó, được bộc lộ (...) Có khi, cái trường hợp ở đây là một màn kịch chớp nhoáng. Có khi nó là một trạng thái tâm lý, một biến chuyển tình cảm kéo dài chậm rãi trong nhiều
cho rằng: “Truyện ngắn lấy một khoảnh khắc trong cuộc đời một con người mà dựng lên (…) Nhưng phải chọn khoảnh khắc mà nhân vật thể hiện đầy đủ
nhất.” [26, tr.16-17].
Ở truyện ngắn, số lượng xung đột thường có hạn. Bởi những va chạm, những mâu thuẫn thường chỉ được thể hiện trong những giới hạn thể loại nhất định: hoàn cảnh hạn hẹp, tính cách ít phức tạp … Do ít xung đột nên cốt truyện của truyện ngắn thường đơn giản, ít sự kiện và hành động; sự kiện ít vận động và biến đổi để trở thành sự cố, biến cố.
Truyện ngắn cũng thường có số lượng nhân vật ít và tính cách nhân vật không phức tạp. Nhân vật của truyện ngắn thường không phải là số cộng của những tính cách đơn lẻ hay là phức hợp, đối lập của những nét tính cách khác nhau mà là một nét tính cách tiêu biểu nhất được bộc lộ qua một hành động giàu sức biểu hiện nhất.
Thứ hai, với một dung lượng đời sống có hạn, truyện ngắn không thể
đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề đời sống khác nhau. Theo Nguyễn Công
Hoan, “muốn truyện là truyện ngắn, chỉ nên lấy một ý chính làm chủ đề cho
truyện … Mỗi truyện cần có một ý, một ý thôi. Ý ấy là ý chính của truyện”
[23, tr.14]. Vì vậy, người viết truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một chủ
đề nhất định. Ví như, qua Đời thừa, Nam Cao muốn nói đến bi kịch “sống
mòn” của người trí thức, những con người giàu khát vọng cao đẹp nhưng luôn bị cuộc sống áo cơm ghì sát đất.
Thứ ba, cái “ngắn” của truyện ngắn được tính đếm cụ thể qua số trang,
số chữ và thời gian tiếp nhận tác phẩm. Nếu tiểu thuyết là “hình thức tự sự cỡ
lớn”, miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển, với một cấu trúc phức tạp,
với nhiều số phận, nhiều tính cách đan xen thì truyện ngắn là “hình thức tự sự
cỡ nhỏ”, chỉ thể hiện một bước ngoặt, một trường hợp hay một tâm trạng của
trung xoáy vào “một điểm”. T. Capôtê đã định nghĩa truyện ngắn là tác phẩm
nghệ thuật có “chiều sâu” nhưng “không được dài”. Tônxtôi cũng nhận định
truyện ngắn có “hình thức nhỏ” nhưng “nội dung lớn lao”. Hoan Bôtsơ thì
quan niệm: “ngắn gọn là quy luật của việc cấu tạo truyện ngắn” và ông cho
rằng: “truyện ngắn đóng vai trò của hổ báo trong đại gia đình các loài vật. Ở
loài thú dữ này, không được có chút mỡ thừa dính vào mọi cơ bắp, nếu không
chúng không thể săn mồi được” [26, tr.96]. Tuy nhiên, trong văn học thế giới
cũng như văn học Việt Nam, có nhiều tác phẩm là truyện ngắn nhưng lại có
dung lượng không thua kém tiểu thuyết, như Viên mỡ bò của Môpátxăng, AQ
chính truyện của Lỗ Tấn, Chí Phèo của Nam Cao, … Nhà văn Nguyên Ngọc
đã nhận xét về vấn đề này như sau: “Dung lượng truyện ngắn hiện nay rất
lớn, trong độ ba trang mấy nghìn chữ mà rõ mặt cuộc đời, một kiếp người, một thời đại. Các truyện ngắn bây giờ rất nặng. Dung lượng của nó là của cả
cuốn tiểu thuyết.” [34, tr.77]. Vậy, nếu chúng ta xét dung lượng về mặt nội
dung, tư tưởng, về hiệu quả, chất lượng nghệ thuật thì truyện ngắn không có gì khác tiểu thuyết. Dung lượng ở đây được hiểu là sức chứa. Sức chứa ấy không có nghĩa là to hay nhỏ, ít hay nhiều mà là ở khả năng phản ánh hiện thực của tác phẩm.
Như vậy, có thể thấy rằng vấn đề quy mô, dung lượng của truyện ngắn chỉ mang tính tương đối. Bởi vì, việc dựa vào dung lượng tác phẩm sẽ chỉ thấy được sự tương đồng bề ngoài chứ chưa làm rõ được bản chất thể loại.
Tiểu kết: Trên đây là những cơ sở lý thuyết phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài này. Thiếu một trong những sở cứ trên cũng đều gây khó khăn cho tính khả thi của đề tài. Tuy nhiên, chỉ dựa trên cơ sở lý thuyết trên thì chưa đủ, đề tài sẽ mang tính sáo rỗng, lý thuyết suông. Đề tài chỉ thực sự khả thi khi những biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm “Người trong bao” phải được dưa trên những cơ sở của thực tiễn. Do đó, chúng tôi nghiên
cứu thực trạng dạy học VHNN ở miền núi, để từ đó đề ra những biện pháp đạt được hiệu quả cao nhất.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG DẠY HỌC VĂN HỌC NƢỚC NGOÀI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN “NGƢỜI TRONG BAO” Ở LỚP 11, THPT MIỀN NÚI
2.1 Vài nét về tác phẩm VHNN trong chƣơng trình, SGK Ngữ văn THPT hiện hành
VHNN có tầm ảnh hưởng rất to lớn đến nền văn học dân tộc. Đó là nguồn tư liệu quý báu cho các nhà văn, nhà lí luận phê bình và cho toàn thể bạn đọc. Tiếp cận với tác phẩm VHNN, chúng ta không chỉ tìm hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật mà còn tìm thấy cả một kho tàng lí luận sáng tác hết sức quan trọng, đặc biệt là phần lí luận mới về thi pháp thể loại (chủ yếu là thi pháp học thể trữ tình giúp người đọc, người học nâng cao được năng lực tiếp nhận, phân tích tác phẩm thơ và thi pháp học các thể loại tự sự giúp người đọc người học hiểu được các tác phẩm từ sử thi cho đến truyện và tiểu thuyết). Ở nước ta, nhiều tác phẩm VHNN đã được dịch thuật in ấn và xuất bản. Trong số đó có một số tác phẩm được đưa vào chương trình ngữ văn THPT. Các tác phẩm VHNN đã góp phần không nhỏ trong việc bồi đắp tư tưởng tình cảm, nâng cao thị hiếu thẩm mỹ, năng lực cảm thụ văn chương của các em HS.
Các tác phẩm VHNN được đưa vào chương trình phổ thông bao gồm nhiều thể loại: Sử thi, truyện (truyện ngắn và tiểu thuyết), thơ, kịch, chân dung văn học. Sử thi là thể loại văn học được ra đời vào buổi bình minh của nhân loại, thời kỳ hình thành các bộ tộc và dân tộc ở nhiều nước, kể lại những sự kiện vẻ vang nhất, trọng đại nhất và hào hùng nhất trong lịch sử cộng
Lạp đã được chọn lọc đưa vào chương trình phổ thông với những đoạn trích