7. Cấu trúc luận văn
3.4.1. Kết quả thu được từ phía HS
3.4.1.1. Kết quả thu được từ việc quan sát HS
Sau một thời gian quan sát, chúng tôi nhận thấy tiết học tác phẩm nước ngoài: truyện ngắn “Người trong bao” không còn đơn điệu, buồn tẻ mà có sự chủ động của HS trong giờ học, GV trở thành người hướng dẫn, định hướng giúp HS cảm thụ tác phẩm một cách tích cực.
HS tìm hiểu tác phẩm một cách chủ động, phát huy khả năng ham học hỏi về văn hóa nước Nga qua hình tượng, tính cách nhân vật qua bài học. Nhìn chung, những thay đổi đó đã góp phần tạo sự hứng thú, tạo niềm say mê, học hỏi của HS, năng lực tư duy của các em được nâng cao.
Tuy nhiên, kết quả như vậy chưa phải là cao nhưng đó cũng là một sự thay đổi trong quá trình tìm hiểu tác phẩm VHNN của HS. Kết quả cụ thể hai
lớp 11A3 và 11A5 sau khi áp dụng một số biện pháp đã nêu chúng tôi thu được kết quả như sau:
- Lớp 11A3: Sĩ số 44 (Giỏi: 01(2.27%), Khá: 19 (43.18%), TB: 21 (47.72%), Yếu: 03 (6.8%))
- Lớp 11A5: Sĩ số 46 (Giỏi: 02(4.34%), Khá: 21 (45.65%), TB: 20 (43.47%), Yếu: 03 (6.52 %))
Chúng tôi nhận thấy rằng cách tìm hiểu các tác phẩm VHNN đã góp phần phục vụ hữu ích và nâng cao hiệu quả, chất lượng các giờ dạy - học tác phẩm VHNN.
Phần lớn HS nắm chắc và sâu kiến thức bài học, hiểu và cảm thụ sâu sắc những giá trị đặc sắc nghệ thuật, nội dung bài học. Có kỹ năng tìm hiểu, khám phá, phân tích những TPVC nước ngoài theo cảm nhận của mỗi HS.
Thời gian tiến hành thể nghiệm sau khi HS đã kết thúc các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, gần sát với thời gian HS khối 10, 11, 12 của trường THPT Cao Lộc thi học kì I. Đây là thời điểm các em bắt đầu bước vào thời gian ôn tập chuẩn bị thi hết học kì. Tuy nhiên, các em HS vẫn hào hứng chuẩn bị cho bài học. Trong suốt quá trình các nhóm chuẩn bị, chúng tôi đã theo dõi, quan sát sự chuẩn bị của các em.
3.4.1.2. Kết quả thu được từ phiếu điều tra
Sau khi bài học diễn ra, chúng tôi có tiến phát phiếu điều tra cho HS. Mục đích của phiếu điều tra này nhằm thu được ý kiến của HS về bài học. Kết quả thu được từ phiếu điều tra như sau:
- Số phiếu phát ra: 90 phiếu (tổng số 90 HS của 2 lớp) - Số phiếu thu về: 90 phiếu.
Để thu được ý kiến của HS về chuẩn kiến thức kĩ năng, thái độ của bài
học, trong phiếu điều tra thể nghiệm, tôi đã đặt câu hỏi: Theo em, chuẩn cần
đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ của bài học đặt ra có rõ ràng không?
Trong số 90 phiếu điều tra thu về thì tỉ lệ các câu trả lời của các em như sau:
Bảng 3.1: Bảng thống kê ý kiến học sinh về chuẩn đầu ra
Mức độ Số lƣợng (ý kiến) Tỉ lệ (%) Rất rõ ràng 60 66,6 Tương đối rõ ràng 20 22,2 Rõ ràng 10 11,2 Không rõ ràng 0 0 Không hiểu 0 0
Qua bảng trên ta thấy, có đến 60 HS trong tổng số 90 em HS của 2 lớp (66,6%) cho biết chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của bài học đặt ra là rất rõ ràng đối với các em. Có 20 HS (22,2%) cho biết chuẩn của bài học là tương đối rõ ràng. Có 10 HS (11,2%) cho biết chuẩn của bài học là rõ ràng. Đặc
biệt, không có học sinh nào có ý kiến là chuẩn của bài học Người trong bao
của Sê khốp là không rõ ràng hoặc các em không hiểu. Như vậy ta thấy, tất cả HS đều cho ý kiến rằng chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của bài học là rõ ràng đối với các em.
* Sự phù hợp giữa các PPDH với năng lực của HS
Để thu được ý kiến của HS về sự đáp ứng những yêu cầu của đổi mới PPDH với năng lực của các em, trong phiếu điều tra chúng tôi đặt câu hỏi:
Theo em các yêu cầu của PPDH trong bài học đặt ra có phù hợp với
năng lực của em không?
Bảng 3.2: Bảng thống kê số lượng ý kiến về mức độ phù hợp giữa năng lực của HS với PPDH đã áp dụng vào bài học
Mức độ phù hợp Số lƣợng (ý kiến) Tỉ lệ (%)
Rất phù hợp 38 42,2
Phù hợp 46 51,1
Bình thường 6 6,7
Không phù hợp 0 0
Nhận xét: Như vậy, từ bảng trên ta thấy theo ý kiến của HS thì những
yêu cầu của đổi mới PPDH trong truyện ngắn “Người trong bao” của Sê khốp
được đặt ra là phù hợp với năng lực của các em. Theo kết quả điều tra cả 2 lớp thì có đến 38 HS (42,2%) trả lời là cách thức này rất phù hợp với năng lực của các em. Có 46 HS (51,1%) trả lời là phù hợp và chỉ có 6 HS (6,7%) có câu trả lời là “bình thường”. Điều đó có nghĩa là cách tổ chức dạy học này rất có ý nghĩa trong việc giúp các em tiếp thu bài học. Đây là một cách tổ chức dạy học khá mới và ít được áp dụng ở trương phổ thông. Nhưng việc tổ chức dạy học theo hướng đổi mới PPDH này đã không gây khó khăn cho việc các em tiếp thu bài giảng.
* Khả năng đạt mục tiêu bài học của HS
Để thu được kết quả về khả năng đạt được mục tiêu bài học sau khi học
xong, trong phiếu điều tra, chúng tôi đưa ra câu hỏi: Nếu thấy các PPDH trong
bài học là phù hợp và rõ ràng, sau khi học xong bài học, em tự thấy mình có
khả năng đạt được bao nhiêu phần trăm so với mục tiêu bài học đặt ra?
Kết quả thu được từ phiếu điều tra như sau:
Bảng 3.3: Bảng thống kê số lượng ý kiến tự đánh giá của HS về khả năng đáp ứng mục tiêu bài học
Mức độ Số lƣợng (ý kiến) Tỉ lệ (%)
Từ 50 – 70% 50 55,5
Dưới 50% 11 12,3
Không đạt được yêu cầu 0 0
Nhận xét: Từ kết quả trên, HS đã cho biết khả năng đạt được chuẩn thông qua quá trình tự đánh giá của bản thân. Trong tổng số 90 HS được điều tra, có đến 29 em (32,2%) tự tin khẳng định mình có thể đạt được trên 80% yêu cầu đặt ra của chuẩn. Có 50 HS (55,5%) cho biết em có khả năng đạt được từ 50 – 70% yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của bài học. Và chỉ có 11 HS (12,3%) chia sẻ rằng em chỉ có thể đạt được dưới 50% chuẩn đã đặt ra. Thông qua kết quả điều tra này, GV có thể tìm hiểu lí do tại sao HS không đạt được mục tiêu bài học và giúp đỡ, định hướng để các em có thể đạt được yêu cầu đã đặt ra.
* Cơ hội cho HS tham gia bài học
Cơ hội tham gia vào bài học ở đây thể hiện ở việc các em được tham gia chuẩn bị bài học, được chia sẻ ý kiến của mình về bài học, được lắng nghe và nhận xét, tiếp thu bài học….Để thu kết quả khách quan từ ý kiến của HS đánh giá về việc các em được tham gia vào bài học như thế nào chúng tôi đã
đặt câu hỏi trong phiếu điều tra:
“Em đánh giá về việc em được tạo cơ hội tham gia vào bài học như thế nào?”.
Sau đây là kết quả thu được từ phiếu điều tra:
Bảng 3.4: Bảng thống kê số lượng ý kiến HS về mức độ cơ hội được tham gia trong bài học
Mức độ tạo cơ hội Số lƣợng (ý kiến) Tỉ lệ (%)
Nhiều cơ hội 42 46,6
Ít cơ hội 10 11,2
Không có cơ hội 0 0
Nhận xét: Nhìn vào kết quả từ phiếu điều tra được xử lí từ bảng trên ta
thấy, theo ý kiến của các em HS thì cách dạy bài đọc - hiểu Người trong bao
của Sê – khốp theo như biện pháp đã đề xuất tạo được nhiều cơ hội cho các em tham gia vào bài học. Trong số 90 HS của 2 lớp được điều tra có đến 80 HS (88,8%) cho biết các em có rất nhiều, nhiều cơ hội được tham gia. Trong số 90 HS, chỉ có 10 em (11,2%) cho biết các em ít có cơ hội được tham gia. Điều đó cho thấy phần lớn HS thấy mình có nhiều cơ hội được tham gia vào bài học một cách chủ động. Trong số các em cho biết em ít có cơ hội được tham gia vào bài học có nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng trong một lớp học với gần 90% HS tham gia hào hứng vào bài học thì môi trường đó cũng sẽ có tác động nhiều đến các em để các em chủ động tiếp thu bài tốt hơn ở những giờ học sau nếu được tiếp tục triển khai theo cách thức này.
* Ý kiến của HS về bài dạy và mong muốn của HS với GV
Để thu thập ý kiến của HS về PPDH trong phiếu điều tra có sử dụng
câu hỏi mở: “Em hãy chia sẻ một vài ý kiến cá nhân về giờ học “Người trong
bao” của Sê khốp”?”. Trong câu hỏi mở này, các em HS có thể tự do đưa ra ý
kiến của mình, không giới hạn câu trả lời. Trong số 90 phiếu điều tra được thu về, tất cả các em đều chia sẻ là các em thích cách tổ chức giờ học như thế này. Đặc biệt, có những ý kiến rất có ý nghĩa đối với luận văn. Có thể kể ra đây một số ý kiến của các em:
- “Giờ học rất thú vị, em rất thích. Chúng em có thể đưa được nhiều ý kiến hơn” (Ngọc Lan – 11A3).
- “Bài học hôm nay rất hay, chúng em vừa học được kiến thức, vừa có khả năng thể hiện mình trước đám đông”(Đức Anh – 11A3).
- “Em thấy hứng thú, tiếp thu bài nhanh”(Minh Tuấn – 11A5).
- “Bài học hôm nay rất hấp dẫn, dễ hiểu, giúp chúng em vừa được học, vừa được làm việc với nhau. Tóm lại là rất tuyệt!”(Thảo Phương - 11A5)
- “Em thấy giờ học thoải mái, dễ tiếp thu, không bị gò bó”(Văn Công – 11A5).
- “Qua buổi học hôm nay em cảm thấy rất vui và hứng thú. Trong tiết học, chúng em có thể được tham gia vào hoạt động tìm hiểu bài học một cách thuyết phục hơn. Em nghĩ nên tiến hành nhiều giờ học như trên để giúp học sinh ham thích môn Văn hơn” (Lê Trang – 11A3).
- “Em thấy đây là một buổi học rất thú vị! Thực sự đây là lần đầu tiên từ khi bước chân vào trường THPT Cao Lộc em và các bạn được học một phương pháp hấp dẫn như thế này và được thực hành rất hay: đóng vai. Sau giờ học này, em tin em và các bạn sẽ thấy thích thú hơn khi học Văn học. Chúng em cảm ơn cô rất nhiều! Em mong còn nhiều cơ hội hơn để được học những buổi học thú vị này!” (Nguyễn Thị Lành – 11A5).
Những ý kiến trên của HS cho thấy rằng các em rất thích bài học
“Người trong bao” theo hướng đổi mới PPDH này. Đồng thời, các em cũng
cho biết rằng cách tổ chức này rất có ý nghĩa trong quá trình học tập của các em. Bên cạnh việc tìm hiểu ý kiến của các em về PPDH, trong phiếu điều tra cũng có câu hỏi mở nhằm tìm hiểu về mong muốn, đề xuất của các em sau
khi được học bài học: “Em có đề xuất gì (về nội dung dạy học, PPDH,
phương tiện dạy học…) đối với GV về bài học không?” Câu hỏi này cũng để
- “Theo em nên thường xuyên tổ chức những buổi học như thế này để HS có thể nắm rõ nội dung của tác phẩm và đón nhận nó một cách tự nhiên”. (Thu Hương – 11A3)
- “Em muốn được học nhiều tiết học như này hơn nữa”.(Quang Anh – 11A3)
Như vậy qua đây ta thấy HS rất mong muốn có những PPDH phù hợp, gây nhiều hứng thú hơn cho các em trong việc tiếp cận các tác phẩm VHNN.