7. Cấu trúc luận văn
1.3.2 Các yếu tố cấu thành truyện ngắn
Có thể rút ra một số nét riêng của các yếu tố cấu thành tác phẩm truyện ngắn trong sự đối chiếu với tác phẩm văn xuôi tự sự nói chung như sau:
Cốt truyện: là yếu tố hết sức quan trọng của thể tự sự nói chung và truyện ngắn nói riêng. Song, khác với tiểu thuyết, cốt truyện của truyện ngắn “thường tự giới hạn về thời gian, không gian” (Lại Nguyên Ân). Nếu tiểu thuyết dõi theo cả một hay nhiều số phận nhân vật, và tái hiện một bức tranh xã hội rộng lớn, thì truyện ngắn, tập trung vào một khoảnh khắc, trong đó xây
dựng một tình huống truyện. Tình huống chính là điểm giao cắt của nhiều yếu tố cùng một lúc, qua đó tính cách của nhân vật tức thì hiện ra và vấn đề đột nhiên được phơi mở.
Nếu tiểu thuyết là cuộc đời trong sự trọn vẹn của nó thì truyện ngắn lại là một “mặt cắt của dòng đời”. Nếu tiểu thuyết “diễn tả một quá trình vận động của cuộc sống” thì truyện ngắn lại “tập trung vào một tình thế thể hiện một bước ngoặt, một trường hợp hay một tâm trạng nhân vật”, nếu tiểu thuyết “mở ra một diện” thì truyện ngắn “tập trung xoáy vào một điểm”.[8]
Về cách thức tiếp cận cuộc sống, truyện ngắn cũng có những khác biệt, nó “khái quát cuộc sống theo chiều sâu, lấy điểm nối diện, lấy cái khoảnh khắc để nối cái vĩnh cửu”.[34]
Về tính chất, điều đặc biệt ở truyện ngắn là cốt truyện của nó nhiều khi rất rõ nét, rất li kì, hấp dẫn nhưng cũng có khi không có, hoặc mờ nhạt. Thạch Lam là một nhà văn có nhiều tác phẩm có cốt truyện mơ hồ, “truyện mà không có chuyện” như thế.
Vậy các yếu tố nào khác khiến cho truyện ngắn vẫn được chấp nhận khi thiếu vắng cốt truyện? Có lẽ, yếu tố đó chính là chi tiết, kết cấu, nhân vật của “hình thức nhỏ”.
Ở truyện ngắn, chi tiết đóng vai trò rất quan trọng. Nó góp phần tạo
dựng cảnh trí, không khí, tình huống và khắc họa tính cách, hành động, tâm tư, nhân vật. Nhận xét về điều này, nhà văn Nguyên Ngọc khẳng định:
“Truyện ngắn có thể có cốt truyện, thậm chí cốt truyện li kì, gay cấn, kể được. Truyện ngắn cũng có thể chẳng có cốt truyện gì cả, không kể được nhưng
truyện ngắn không thể nghèo chi tiết. Nó sẽ như nước lã”. [22, tr 33]
Như vậy, vai trò của chi tiết trong truyện ngắn là hết sức quan trọng. Không chỉ vậy, nhiều chi tiết đắt giá có thể nâng tác phẩm lên đến “cấp độ
tượng trưng, tạo sức ám ảnh”.[34, tr 84]
Là thể loại tự sự đòi hỏi một kết cấu chặt chẽ, kết cấu truyện ngắn
cũng có những nét đặc thù. Theo Nguyễn Minh Châu, “Cũng như kịch ngắn, truyện ngắn đòi hỏi người viết một công việc tổ chức và cấu trúc truyện hết sức nghiêm ngặt. Quả thực có một thứ kĩ thuật tinh xảo – kỹ thuật viết truyện ngắn. Nó cũng giống như kĩ thuật của người làm pháo, dồn nén tư tưởng vào trong một
cốt truyện thật ngắn gọn, tự nhiên”.[3, tr.251]. Nhiệm vụ của kết cấu là phải tổ
chức tác phẩm sao cho chủ đề tập trung, tư tưởng thống nhất và thấm sâu vào toàn bộ các bộ phận của tác phẩm, kể cả những chi tiết nhỏ nhất.
Nhân vật là một phương diện rất quan trọng của truyện ngắn. Ở các truyện ngắn đặc sắc, bao giờ các tác giả cũng xây dựng được những nhân vật điển hình. Nếu tiểu thuyết theo dõi, mô tả tỉ mỉ sự thăng trầm của số phận con người thì truyện ngắn chỉ tập trung ống kính vào một vài khoảnh khắc của đời người. Do ngắn, gọn, truyện ngắn thường “không có mấy nhân vật” [26,
tr.25], “một hoặc hai nhân vật chính, kèm theo đôi ba nhân vật phụ”[26,
tr.125], họ “chỉ cần có mặt với đôi đường nét mờ chìm như cảnh núi, cảnh sông”[26, tr.26]. Là một hình thức tự sự cỡ nhỏ, truyện ngắn thường hướng tới việc “thể hiện một bước ngoặt, một trường hợp, một trạng thái nhân vật”[34, tr. 73].
Một đặc điểm nữa của truyện ngắn là gắn liền với báo chí. Khuôn khổ
báo chí quy định tính chất ngắn gọn của truyện ngắn. Vương Trí Nhàn cho rằng: “chỉ có một nơi thích ra lệnh cho tác giả về khuôn khổ và rất nghiệt ngã trong mệnh lệnh mình là báo chí”. Chính vì giới hạn trong một khuôn khổ như thế nên, truyện ngắn hiện đại “đòi hỏi người viết một sự lựa chọn dồn nén các chi tiết, sự kiện, nhân vật và cả những tư tưởng, tình cảm của tác giả lẫn sự biểu đạt ngôn ngữ văn bản nghệ thuật một cách nghiêm ngặt”.
gần gũi với đời sống hàng ngày, súc tích, dễ đọc, có tác dụng ảnh hưởng kịp thời trong đời sống…
Những điều dẫn giải trên đây về truyện ngắn được rút ra từ lý thuyết truyền thống. Những năm gần đây (cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XIX) truyện ngắn hiện đại đã đổi mới đã phá vỡ truyền thống ở nhiều yếu tố cơ bản sau đây:
- Ngôn ngữ truyện ngắn không phải là sự thông báo mà như một công trình toán học để tạo ra một thế giới riêng trần trụi trong sự hài hòa tiếng nói và những mảnh vỡ hiện thực từ những yếu tố khác nhau hợp lại. Truyện ngắn hiện đại chấp nhận sự hỗn độn và tính bất quy luôn lấp lánh ánh sáng nhận thức.
- Người ta đánh giá cao truyện ngắn hiện đại bởi sự sáng tạo hạt nhân kĩ thuật, bởi sự tỉnh khô và tảng lờ những chi tiết không dồi dào tri thức. Truyện ngắn hiện đại đem lại cảm giác phơi bày sự bí mật của cuộc đời. Nói
như nhà văn Mĩ F.O. Connor, “truyện ngắn hiện đại luôn tìm cách hình thành
cái bí ẩn và có ít khả năng lí giải điều đó”.
Cái làm nên tính chất trật tự của truyện ngắn hiện đại là tinh thần, là quy luật của thế giới tinh thần này có tên là cách diễn đạt, sự chạm khắc và phong cách viết. Tất cả những gì còn lại chỉ là thứ yếu. Truyện ngắn hiện đại không nhằm vào đối tượng miêu tả. Nó là sự sản sinh suy tư cho người đọc. Giữa dấu hiệu và điều được miêu tả hàm chứa một sự kịch biến vì tư tưởng và hiện thực không thể hòa hợp làm một thành lí tưởng hiện thực trong truyện ngắn hiện đại như trong ngôn ngữ ngây thơ của truyện ngày xưa.
- Truyện ngắn hiện đại không sát hạch hiện thực mà là khảo sát cuộc sống, mà cuộc sống không phải là những gì diễn ra, cuộc sống là những vùng đất của những khả năng của con người, là tất cả những gì con người có thể trở thành, tất cả những gì nó có thể là nó. Sống có nghĩa là tồn tại trong thế giới với những hiểm nguy luôn tước đoạt con người, do đó cần hiểu cả nhân vật lẫn thế giới của truyện ngắn hiện đại là những khả năng.
- Đối tượng phản ánh của truyện ngắn hiện đại bao gồm cả ánh sáng và bóng tối, cả cái tích cực và cái tiêu cực. Truyện ngắn hiện đại rất có ưu thế thâm nhập vào thế giới công sở quan liêu và viên chức.
- Truyện ngắn hiện đại không hướng tới kết thúc mà hướng vào sự mở
đầu. Vấn đề căn bản ở đây không phải là “Kết thúc bằng cách nào” mà
là “mọi chuyện bắt đầu từ đâu”. Chữ mở đầu và câu văn thứ nhất của truyện
ngắn là câu văn thao túng toàn bộ sự định hướng phát triển mạch truyện và người đọc. Câu văn mở đầu truyện ngắn là câu văn chân thực nhất vì nó nảy sinh trong khoảnh khắc sáng tạo, thể hiện mong ước sôi sục nhất. Đó là tất cả những gì cần để khởi động câu chuyện, nó làm thất vọng sự đợi chờ kết thúc quen thuộc của người đọc. Đưa kết thúc vào thì truyện ngắn hiện đại lại trở nên không trọn vẹn. Truyện ngắn hiện đại không có tham vọng mô hình hóa toàn bộ cuộc sống mà chỉ có thể là một trường hợp nào đấy của hiện thực. Truyện ngắn hiện đại đi tìm sự giải thích có tính hữu hạn đối với sự vô hạn của toàn bộ cuộc sống. Tính hữu hạn ấy là sự nếm trải đầu tiên của mỗi người đọc. Sự cố gắng của mỗi người đọc là phải nắm vững sự nếm trải đầu tiên đó trong mối quan hệ tồn tại của mình với những ý nghĩ của mình trong ngôn ngữ hình tượng.
Muốn hiểu một truyện ngắn hiện đại phải lưu ý tới người kể chuyện, không có người kể chuyện không có truyện ngắn nhưng người kể chuyện luôn ẩn mình. Ngay những truyện ngắn với người kể xưng tôi cũng là một thứ lảng tránh chủ thể phát ngôn. Nhà văn muốn làm mất cái tôi cá nhân mình để có được cái tôi nghệ thuật.
Ngoài người kể chuyện ra, ta cần biết còn tồn tại người tiếp nhận truyện kể. Nó là mắt xích trung gian giữa người kể chuyện và người đọc. Nó giúp vạch rõ hơn khuôn khổ truyện và xác định đặc tính người kể chuyện góp
phần nêu bật những yếu tố chủ đề và sự phát triển cốt truyện. Bỏ qua người tiếp nhận truyện kể thì khó có thể hiểu những gì bên ngoài ngôn ngữ truyện.
Cần lưu ý rằng, trong mắt người đọc, sự tiếp nối logic là loại quan hệ đáng tin cậy hơn nhiều so với truyện kể theo mạch thời gian. Trong truyện ngắn hiện đại, thời gian được thuần dưỡng, biến đổi theo yêu cầu của người kể chuyện muốn làm rõ nhịp sống trong suy tưởng người đọc. Điều này lưu ý chúng ta khi đọc truyện ngắn hiện đại cần phân biệt truyện kể và cốt truyện. Cứ khăng khăng bám riết cốt truyện như nguyên tắc phân tích bất di bất dịch thì chỉ tìm thấy sự cứng nhắc cổ điển vì cốt truyện chủ yếu được xây dựng trên quan hệ nhân quả làm mất hứng thú và niềm vui tìm tòi của người đọc khi có người “mách nước” kề bên.
Trong dạy học truyện ngắn truyền thống cũng như truyện ngắn hiện đại, cần chọn phương pháp dạy học phù hợp, linh hoạt, không nên lặp lại mãi một phương pháp dạy học mà áp dụng cho mọi thể loại văn chương, dẫn đến việc khô cứng trong giảng dạy, đồng thời làm giảm chất lượng của bài giảng.