Vấn đề ngôn ngữ

Một phần của tài liệu biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm người trong bao (sê khốp) ở lớp 11 thpt miền núi (Trang 46 - 47)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2Vấn đề ngôn ngữ

Tính pha tạp ngôn ngữ hai nền văn hoá làm cho kiểu tư duy của tác giả, dịch giả và độc giả không còn thuần nhất. Đặc điểm cần phân tích, bình giá tác phẩm dịch khi giảng dạy VHNN, không thể bắt đầu và chuyên chú vào ngôn ngữ dịch mà phải dựa vào hình tượng nghệ thuật được nhận thức trong lớp ngôn ngữ dịch, chứ không phải là lớp ngôn từ của nguyên tác. Do đó cần tận dụng phương pháp đối chiếu so sánh ngôn từ trong hai văn bản khi giảng dạy VHNN.

Sự không hoàn toàn đồng nhất của hình tượng nghệ thuật giữa hai văn bản gốc và văn bản dịch, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tính tư tưởng thẩm mĩ của hình tượng nghệ thuật. Trong trường hợp này, khi giảng dạy VHNN, người GV cần tìm hiểu kĩ tư tưởng nghệ thuật, phong cách nhà văn và đặc điểm tư duy văn học của họ để tiếp cận, phân tích, cắt nghĩa, bình giá trong mối quan hệ toàn vẹn với nguyên tác là vô cùng quan trọng. Người đọc dựa

vào đặc điểm cá nhân mà tiếp xúc một cách phù hợp và đồng hoá những phương diện cơ bản của tác phẩm gốc. Đồng hoá đến mức độ có đạt sự nhuần nhị không, còn phụ thuộc vào hứng thú và thị hiếu thẩm mĩ, kiến thức văn học và văn hoá của người đọc. Đồng hoá một tác phẩm nước ngoài tức là qua người mà hiểu được ta và người lại.

Tiếp nhận một tác phẩm VHNN là quá trình cái tôi và cái ta nhân loại cùng cất tiếng. Đó là cuộc đối thoại, giao lưu văn hoá nghệ thuật để có sự gặp gỡ, học hỏi tinh hoa văn hoá qua TPVC, để suy ngẫm về cái đẹp và về vấn đề con người của các thời đại với lịch trình tiến hoá tinh thần của nó.

Đối với HS THPT miền núi, vấn đề ngôn ngữ cũng là một vấn đề nan giải. HS miền núi nói chung và HS Lạng Sơn nói riêng đa phần là dân tộc thiểu số, nói chủ yếu là tiếng dân tộc. Đối với HS phổ thông thì vấn đề tiếp xúc với tiếng Việt cũng không còn quá xa lạ, nhưng vẫn không được sử dụng thành thạo. Ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày của các em vẫn là tiếng dân tộc. Do đó, ngôn ngữ cũng là một rào cản đối với các em HS miền núi khi tiếp xúc với các tác phẩm VHNN.

Một phần của tài liệu biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm người trong bao (sê khốp) ở lớp 11 thpt miền núi (Trang 46 - 47)