1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

117 2,5K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

Trong phạm vi chương trình môn học chúng ta chỉ xem xéttới các nguồn tài nguyên thiên nhiên natural resources * Phân loại tài nguyên thiên nhiên: Hiện nay quan điểm của các nhà kinh tế m

Trang 1

Chương 1 GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1.1 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

1.1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Môi trường (Environment)

+ Theo I.P.Gheraximov (1972): MT (bao quanh) là khung cảnh của lao động,của cuộc sống riêng tư và nghỉ ngơi của con người Môi trường tự nhiên là cơ sở cầnthiết cho sự sinh tồn của nhân loại

+ Theo Magnard (1980): Môi trường là tổng hợp-ở một thời điểm nhất các trạng huống vật lý, hoá học, sinh học và các yếu tố xã hội có khả năng gây ra mộttác động trực tiếp hay gián tiếp, tức thời hay theo kỳ hạn, đối với các sinhvật hay đốivới các hoạt động của con người

định-+ Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981: Môi trường được hiểu là toàn bộ các

hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó conngười sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiênhoặc nhân tạo nhằm thoả mãn các nhu cầu của con người

- Như vậy ta thấy khái niệm về môi trường được cụ thể hoá trong từng đốitượng và mục đích nghiên cứu khác nhau:

+ Nếu chỉ nghiên cứu các yếu tố vô sinh như đất, nước, không khí, khoángchất…và quan hệ giữa chúng thì đó là những điều kiện lý, hoá của môi trường haythường được gọi là môi trường vật lý Môi trường vật lý vận động chủ yếu theo nhữngquy luật lý hoá và là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học tự nhiên như vật lýhọc, hoá học, thủy văn học, địa chất học, khí tượng học…

Trang 2

+ Nếu nghiên cứu tương tác giữa một cơ thể sống hoặc một quần thể với cơ thểsống khác …thì đó là nghiên cứu sinh thái, hay đó chính là nghiên cứu môi trườngsinh thái Môi trường sinh thái là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học nhưsinh thái học, sinh học, y học…

+ Khi xem xét các thành phần tự nhiên bao gồm những yếu tố vô sinh và hữusinh tồn tại khách quan và tác động qua lại trên phạm vi rộng lớn trong vũ trụ ta cómôi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngànhnhư thiên văn học, vật lý vũ trụ, địa lý tự nhiên…

+ Khi muốn đề cập đến ảnh hưởng của con người trong môi trường tự nhiênngười ta dùng thuật ngữ môi trường địa lý Theo Iu.G.Xauskin, môi trường địa lý baogồm những bộ phận tự nhiên đã bị con người biến đổi, đồng thời có cả những bộ phậnđược tạo lập từ các vật chất thiên nhiên bằng lao động và bằng ý muốn tự giác của conngười nhưng chúng không có khả năng tự phát triển như thành phố, cánh đồng Môitrường địa lý không những bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên mà còn chịu ảnhhưởng mạnh mẽ của các quy luật kinh tế xã hội, là đối tượng của các khoa học địa lý

mà đặc biệt là địa lý kinh tế

- UNEP (1980): Môi trường là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học,kinh tế, xã hội bao quanh, có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của một cá nhân,một quần thể hoặc những cộng đồng người

- Luật bảo vệ môi trường thông qua ngày 27-02-1993 của Việt nam: Môi trườngbao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau,bao quanh con người, có ánh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển củacon người và thiên nhiên

- Môi trường trong phạm vi nghiên cứu của kinh tế môi trường chính là môitrường địa lý hoặc môi trường sống của con người theo định nghĩa của UNEP Đó

chính là hệ thống các hoàn cảnh chứa đựng và và thể hiện các quan hệ phức tạp giữa

những thành phần tự nhiên, kinh tế và con người, tồn tại trong một không gian và thời gian nhất định.

* Phân loại môi trường

- Theo chức năng:

+ MT tự nhiên: bao gồm các nhân tố của tự nhiên tồn tại khách quan ngoài ýmuốn của con người như không khí, đất đai, nguồn nước, ánh sáng mặt trời, động thựcvật…MT tự nhiên cung cấp các nguồn tài nguyên tự nhiên cho con người

Trang 3

+ MT xã hội: là tổng hợp các quan hệ giữa người với người như luật lệ, thể chế,cam kết, quy định, hương ước…ở các cấp khác nhau như Liên Hợp Quốc, Hiệp hộicác quốc gia, quốc gia, tỉnh, huyện, xã, làng, họ tộc, gia đình, tổ nhóm…MT xã hộiđịnh hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định.

+ MT nhân tạo: bao gồm các nhân tố do con người tạo nên, làm thành nhữngtiện nghi cho cuộc sống của con người như hệ thống kết cấu hạ tầng

- Theo quy mô: Phân theo không gian địa lý như MT toàn cầu, MT khu vực,

MT quốc gia, MT vùng, MT địa phương

* Bản chất hệ thống của môi trường

- Tính cấu trúc: Môi trường bao gồm nhiều thành phần (tự nhiên, kinh tế, conngười) có chức năng khác nhau, nhưng có quan hệ tương hỗ với nhau, tạo thành cấutrúc chức năng (cấu trúc ngang) Mỗi một thành phần cũng là một hệ thống bao gồmnhiều yếu tố nhỏ hơn Bản chất của chúng chính là những dòng trao đổi vật chất, nănglượng và thông tin liên kết các thành phần, các bộ phận của MT lại với nhau, tạo nêntính thống nhất của hệ môi trường, giúp hệ tồn tại và phát triển Biểu hiện bên ngoàicủa tính cấu trúc chính là phản ứng dây chuyền diễn ra trong toàn hệ MT khi ta tácđộng đến bất kỳ một thành phần hay một yếu tố nào của chúng

- Tính cụ thể: Mỗi MT có đặc thù riêng, không hề có MT chung chung hay đạidiện Do vậy cách thức giải quyết các vấn đề môi trường phải xuất phát từ chính đặcđiểm của MT đó Về mặt không gian, tính cụ thể còn biểu hiện thông qua sự phân hoáthành các cấp như MT toàn câu, MT khu vực, MT quốc gia, MT vùng…

- Tính mở: MT luôn là một hệ thống mở, nghĩa là luôn trao đổi năng lượng, vậtchất với bên ngoài Do đó các vấn đề MT chỉ có thể giải quyết tốt khi có sự hợp tácgiữa các vùng, các quốc gia trên thế giới

- Tính mục tiêu và tự điều chỉnh: Các thành phần và chính bản thân MT luônvận động để đạt đến trạng thái lý tưởng Nếu có những tác nhân bất lợi khiến hệ MTlệch mục tiêu ban đầu, trong hệ thống sẽ xuất hiện cơ chế tự điều chỉnh để đối phó vớicác tác nhân ấy Tuy nhiên, khả năng tự điều chỉnh là giới hạn do sự giới hạn về dòng

Trang 4

năng lượng, vật chất và thông tin Tính chất này mở ra khả năng giải quyết các vấn đề

MT một cách cơ bản và kinh tế hơn, đồng thời cũng quy định mức độ phạm vi tácđộng của con người vào MT thiên nhiên (duy trì khả năng tự khôi phục của các tàinguyên tái tạo, xử lý ô nhiễm ở mức độ cần thiết…)

1.1.1.2.Tài nguyên

* Các khái niệm:

- Tài nguyên (resource) là tất cả các dạng vật chất, phi vật chất và tri thức được

sử dụng để tạo ra của cải vật chất hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới cho con người

- Các nguồn lực được khai thác từ môi trường thiên nhiên được gọi là tàinguyên thiên nhiên (hay vốn tự nhiên), từ môi trường KT-XH được gọi là tài nguyênnhân tạo hay vốn nhân tạo Trong phạm vi chương trình môn học chúng ta chỉ xem xéttới các nguồn tài nguyên thiên nhiên (natural resources)

* Phân loại tài nguyên thiên nhiên:

Hiện nay quan điểm của các nhà kinh tế môi trường đều thống nhất phân loại tàinguyên thiên nhiên theo khả năng tái sinh, trong đó TNTN được chia làm 2 loại:

- TN có khả năng tái sinh: là những tài nguyên có thể tự duy trì hoặc bổ sungmột cách liên tục khi được sử dụng hợp lý (động, thực vật…)

- TN không có khả năng tái sinh: là những tài nguyên có một mức độ giới hạnnhất định trên trái đất và chúng ta chỉ được khai thác chúng ở dạng nguyên khai mộtlần Loại TN này được chia làm 3 nhóm:

+ TN không có khả năng tái sinh nhưng tạo tiền đề cho tái sinh như đất, nước…+ TN không có khả năng tái sinh nhưng tái tạo như kim loại, thuỷ tinh, chấtdẻo…

+ TN cạn kiệt: than đá, dầu khí…

1.1.1.3 Vai trò của MT đối với con người

Đối với một cá thể con người cũng như đối với một cộng đồng con người và cả

xã hội loài người, MT sống có 3 chức năng:

- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên: TNTN bao gồm cả TN có khả năng táisinh, TN không có khả năng tái sinh và các dạng thông tin mà con người khai thác, sửdụng đều chứa đựng trong MT Hàng năm con người khai thác tài nguyên ngày càngnhiều thêm do nhu cầu vật chất ngày càng tăng về số lượng và chất lượng

Trang 5

- Môi trường là nơi chứa chất thải: Trong mọi hoạt động của con người, từ quátrình khai thác tài nguyên cho sản xuất, chế biến tạo ra sản phẩm đến quá trình lưuthông và tiêu dùng đều có phế thải Chất thải bao gồm nhiều dạng nhưng chủ yếu dưới

3 dạng: chất thải rắn, chất thải dạng khí và chất thải dạng lỏng Ngoài ra còn có chấtthải dưới dạng khác như nhiệt, tiếng ồn, phóng xạ…Tất cả các chất thải đều được đưavào MT

- Môi trường là không gian sống và cung cấp các dịch vụ cảnh quan: Con ngườichỉ có thể tồn tại và phát triển trong không gian môi trường, được hưởng các cảnh đẹpthiên nhiên, thư thái về tinh thần và thoả mãn các nhu cầu tâm lý

1.1.2 Các vấn đề môi trường hiện nay

- Ô nhiễm nước và không khí

- Suy thoái đất

- Suy giảm tài nguyên: Rừng, cá và khoáng sản

- Những quan tâm toàn cầu: Thay đổi khí hậu và đa dạng sinh học

1.2 Quan hệ giữa hệ thống kinh tế và môi trường tự nhiên

1.2.1 Kinh tế môi trường và kinh tế tài nguyên thiên nhiên

Trong bất kỳ nền kinh tế nào, những hoạt động cơ bản là sản xuất, phân phối vàtiêu dùng đều diễn ra trong một thế giới tự nhiên bao quanh Một trong những vai tròcủa thế giới tự nhiên là cung cấp nguyên liệu thô và năng lượng đầu vào cho quá trìnhsản xuất Các hoạt động sản xuất và tiêu dùng lại tạo ra phế thải và quay trở lại thế giới

tự nhiên dưới dạng này hay dạng khác Mô hình dưới đây mô tả mối liên kết giữa kinh

tế và môi trường

- Mối liên kết (a) mô tả các nguyên liệu thô chuyển vào quá trình sản xuất vàtiêu dùng Lĩnh vực nghiên cứu vai trò cung cấp nguyên liệu thô của thiên nhiên được

gọi là Kinh tế tài nguyên thiên nhiên.

- Mối liên kết (b) thể hiện sự tác động của hoạt động kinh tế đến chất lượng môitrường tự nhiên Lĩnh vực nghiên cứu về sự vận chuyển của các chất thải từ hoạt động

kinh tế và các tác động tổng hợp của nó đối với thế giới tự nhiên gọi là Kinh tế môi trường

Trang 6

Hình 1.5: Liên kết kinh tế và môi trường

và môi trường nhưng các nhà kinh tế cũng phân biệt giữa hai dịch vụ của thế giới tựnhiên là cung cấp nguyên liệu thô và chức năng môi trường

1.2.2 Cân bằng vật chất và chất lượng môi trường

Hình 1.6 là một phiên bản phức tạp hơn của những mối liên hệ đã được thểhiện ở hình 1.5 Các yếu tố trong vòng tròn là những thành phần của hệ thống kinh tế

và toàn bộ chúng được bao bọc trong môi trường tự nhiên

Trang 7

Hình 1.6 Cân bằng vật chất và quan hệ giữa kinh tế và môi trường

Môi trường thiên nhiên

Môi trường thiên nhiên

Chất thải (Rc Thải bỏ (Rcd)

Đã tái tuần hoàn (Rcr)

Sản xuất và tiêu dùng tạo ra tất cả các dạng chất thải có thể xả được vào khôngkhí, vào nước hoặc trên mặt đất Danh sách các chất thải này dài đến mức khó tin:sulfur dioxide, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, các dung môi độc, phân động vật,thuốc bảo vệ thực vật, bụi các loại, kim loại nặng…Năng lượng thải cũng là nhữngdạng chất thải quan trọng của quá trình sản xuất được thải ra dưới dạng nhiệt, âmthanh Ngoài ra năng lượng phóng xạ là loại chất thải mang đặc tính của cả vật chất vànăng lượng

Chúng ta hãy xem xét vấn đề chất thải từ sản xuất và tiêu dùng từ quan điểmthuần vật lý bằng việc sử dụng một mô hình đơn giản Trong hình 1.6 nguyên vật liệu

và năng lượng (M) được lấy ra từ môi trường tự nhiên và các chất thải từ sản xuất vàtiêu dùng (Rpd và Rcd) được thải trở lại vào môi trường Theo quy luật nhiệt động họcthứ nhất (một quy luật nổi tiếng về bảo toàn vật chất) khẳng định rằng trong dài hạnhai dòng vật chất này phải bằng nhau:

M= Rpd + Rcd

Sở dĩ phải phát biểu trong dài hạn vì nhiều lý do: (1) Nếu hệ thống đang pháttriển nó có thể lưu giữ lại một tỷ lệ nào đó những đầu vào lấy từ môi trường tự nhiên

Trang 8

theo hướng tăng quy mô của hệ thống (do dân số tăng lên, tích luỹ tư bản…) Các chấtnày sẽ bị thải khi hệ thống ngừng lớn lên và khi công cụ tư bản hỏng; (2) Sự tái tuầnhoàn có thể làm chậm tốc độ tích luỹ chất thải nhưng tái tuần hoàn không bao giờ cóthể hoàn chỉnh Mỗi chu kỳ sẽ mất đi một tỷ lệ nào đó vật chất được tái chế Do đó sự

cân bằng vật chất cơ bản chỉ đạt được trong dài hạn Điều này chứng tỏ rằng: Nếu chúng ta muốn giảm khối lượng chất thải vào môi trường tự nhiên thì chúng ta phải giảm lượng nguyên liệu thô đưa vào hệ thống.

Rpd + Rcd = M = G + Rp – Rpr – Rcr

Nghĩa là lượng nguyên liệu thô (M) bằng với sản phẩm đầu ra (G) cộng với cácchất thải từ sản xuất (Rp) trừ đi lượng được tái chế của các nhà sản xuất (Rpr) và củangười tiêu dùng (Rcr)

Có 3 cách để giảm M và do đó giảm các chất thải vào môi trường tự nhiên:

- Giảm G: Nghĩa là giảm chất thải bằng cách giảm số lượng hàng hoá và dịch

vụ sản xuất Có nhiều quan niệm khác nhau: (1) Nhiều người cho rằng đây là câu trảlời tốt nhất trong dài hạn cho sự suy thoái môi trường: giảm lượng sản phẩm sản xuất

ra hay ít nhất ngưng tốc độ tăng trưởng của nó lại sẽ thực hiện được sự thay đổi tươngứng về lượng chất thải (2) Một số người đã tìm kiếm giải pháp để đạt được điều nàythông qua chủ trương “dân số không tăng trưởng” (ZPG- Zero Polulation Growth).Tuy nhiên kể cả khi dân số không tăng thì vẫn rất khó kiểm soát được tác động môitrường do 2 nguyên nhân Một là, dân số không đổi nhưng vẫn có thể phát triển kinh tế

và vì vậy vẫn tăng nhu cầu đối với vật liệu thô Hai là, tác động môi trường có thể kéodài và tích luỹ do đó kể cả khi dân số không tăng thì vẫn có thể làm suy thoái môitrường từ từ Canada là một ví dụ, sự phát thải của chất ô nhiễm trên mỗi xe hơi đãgiảm đáng kể trong vài thập niên gần đây thông qua công nghệ kiểm soát thải tốt hơn.Nhưng sự phát triển ồ ạt cuả lượng xe đã dẫn đến sự gia tăng tổng lượng phát thải xehơi trên nhiều vùng, đặc biệt là các thành phố lớn

- Giảm Rp: Nghĩa là giảm chất thải trên mỗi đơn vị thành phẩm được sản xuất.

Có 2 cách cơ bản để thực hiện điều này: (1) Sử dụng các công nghệ/kỹ thuật sản xuấtnhằm tạo ra lượng chất thải ít hơn trên một đơn vị thành phẩm Có thể gọi sự cắt giảm

này là giảm cường độ chất thải của sản xuất (2) Thay đổi kết cấu sản phẩm từ những

vật liệu có tỷ lệ chất thải cao sang loại vật liệu có tỷ lệ chất thải thấp hơn trong khikhông làm thay đổi tổng thể Ví dụ như việc chuyển từ nền kinh tế chủ yếu là sản xuấtsang nền kinh tế dịch vụ là một bước trong hướng đi này

Trang 9

- Tăng (Rp r + Rc r ): Tăng tái chế nhằm thay thế một phần dòng nguyên liệu đầu

vào trong khi vẫn duy trì được đầu ra của các loại hàng hoá và dịch vụ Sự tái chế cóthể làm giảm các luồng thải tuy nhiên chúng ta phải nhớ đến quy luật thứ hai của nhiệtđộng học rằng tái chế không bao giờ hoàn hảo thậm chí ngay cả khi chúng ta tiêu tốnnhiều nguồn lực cho vấn đề này do tiến trình sản xuất làm thay đổi cấu trúc vật lý làmcho chúng khó sử dụng lại một lần nữa, mặt khác quá trình tái chế tự nó cũng tạo rachất thải

Mục tiêu cuối cùng của chúng ta là giảm thiệt hại gây ra bởi việc thải các chấtthải trong sản xuất và tiêu thụ Việc giảm lượng chất thải là cách chính để giảm thiệthại và những phân tích ở phần trên cho chúng ta biết được những cách cơ bản để giảmthải Ngoài ra chúng ta cũng thể giảm thiệt hại bằng cách tác động trực tiếp lên dòngchất thải

Qua hình 1.6 điều gì sẽ xảy ra khi các chất ô nhiễm được thải ra môi trường tựnhiên? Rất đơn giản, sự phát thải sẽ tạo ra sự thay đổi mức độ chất lượng môi trườngxung quanh, lần lượt gây thiệt hại cho con người, các loài khác và toàn bộ hệ sinh thái.Hình 2.3 thể hiện một cách phác thảo các mối quan hệ này:

(1) Các nguồn sử dụng vật chất đầu vào và hàng hoá và các dạng công nghệkhác nhau được đưa vào sản xuất và tiêu dùng

(2) Sản xuất và tiêu dùng tạo ra chất thải

(3) Cách xử lý chất thải có tác động quan trọng đến các giai đoạn sau: một sốchất có thể được thu gom và tái chế, nhiều chất khác có thể được đưa vào qúa trình xử

lý hoặc giảm thải

(4) Những thứ không thu gom và tái chế trở thành những chất thải được phóngthích vào môi trường

(5) Một phần lượng chất thải khi đi vào môi trường thông qua các quá trìnhsinh, lý, hoá và khí tượng sẽ được chuyển đổi một mức nhất định làm ảnh hưởng đếnchất lượng môi trường xung quanh

(6) Những thiệt hại đến tất cả các sinh vật và thành phần của hệ sinh thái tráiđất

1.3 Vai trò của môn học Kinh tế tài nguyên và môi trường

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu của kinh tế tài nguyên và môi trường

Trang 10

Kinh tế tài nguyên và môi trường là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề tài nguyên và môi trường với cách nhìn và phương pháp phân tích của kinh tế học Đôi

khi chúng ta nghĩ rằng kinh tế học hầu như chỉ nói về các quyết định trong kinh doanh

và làm thế nào để có được lợi nhuận Tuy nhiên nó không đúng trong trường hợp này.Kinh tế học nghiên cứu tại sao và làm thế nào để con người (người tiêu thụ, nhà sảnxuất, các tổ chức phi lợi nhuận và các cơ quan quản lý nhà nước) đưa ra được cácquyết định về việc sử dụng các nguồn tài nguyên có giá trị một cách có hiệu quả

Các nhà kinh tế môi trường đang phải rất vất vả chỉ ra cho mọi người thấy rằngđối với họ cũng như đối với phần lớn các nhà kinh tế, thì “kinh tế” không phải chỉ cónghĩa là những gì xảy ra cho sự lưu thông tiền tệ trên thị trường Những thay đổi vềmặt phúc lợi của con người là hậu quả kinh tế

Kinh tế học được chia ra thành kinh tế vi mô- nghiên cứu hành vi của các cánhân hay các nhóm nhỏ và kinh tế vĩ mô- nghiên cứu kết quả kinh tế của toàn bộ nềnkinh tế Kinh tế môi trường có nguồn gốc từ cả hai ngành này nhưng chính yếu vẫn là

từ kinh tế vi mô Nghiên cứu kinh tế môi trường cũng giống như các chuyên ngànhkhác của kinh tế học quan tâm đến vấn đề cơ bản là phân phối các nguồn tài nguyênkhan hiếm cho các mục đích sử dụng có tính cạnh tranh Các khái niệm về khan hiếm(scarerity), chi phí cơ hội (opportunity cost), đánh đổi (trade-off), lợi ích biên(marginal benefit) và chi phí biên (marginal cost) là những chìa khoá để hiểu các vấn

đề môi trường và cách thức để giải quyết các vấn đề đó

Kinh tế môi trường sử dụng những khái niệm quen thuộc trong kinh tế học, tuynhiên điểm khác biệt chính là ở chỗ nó tập trung nghiên cứu xem các hoạt động kinh tếảnh hưởng như thế nào đến môi trường tự nhiên Các quyết định kinh tế của con người

có thể gây ra ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên Tại sao điều này lại xảy ra trong hệthống kinh tế? Tại sao con người không tính đến tác động của hoạt động kinh tế lênmôi trường thiên nhiên? Kinh tế môi trường sẽ trả lời những câu hỏi này Ngoài ra,kinh tế môi trường sẽ tiến hành điều tra và đánh giá nhiều phương cách khác nhau đểđạt được việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên môi trường

1.3.2 Vai trò của khuyến khích (incentive) trong việc giải thích các vấn đề môi trường

- Tại sao con người lại hành xử theo các cách thức gây huỷ hoại môi trường?

Có nhiều cách trả lời câu hỏi này Một cách trả lời đó là hành vi vô đạo đức của conngười Nếu điều này là đúng thì cách để con người ngừng gây ô nhiễm là phải nângcao nhận thức về đạo đức môi trường trong xã hội Tuy nhiên phương pháp dựa vào sự

Trang 11

thức tỉnh đạo đức để ngăn ngừa ô nhiễm tạo ra rất nhiều vấn đề Không phải sự kém ýthức đạo đức sẽ dẫn đến phá hoại môi trường mà chính là cách thức chúng ta tạo nên

hệ thống kinh tế để trong đó mọi người cần phải tìm công việc để sinh sống

- Vì vậy cách thức thứ hai để nghiên cứu vấn đề tại sao con người gây ô nhiễm

là quan sát cách thức xây dựng nền kinh tế và thể chế và bằng cách nào chúng hướngmọi người đưa ra các quyết định gây hậu quả phá hoại môi trường Các nhà kinh tế

học tin rằng: “Con người gây ô nhiễm bởi vì đó là phương cách rẻ nhất để giải quyết một vấn đề rất thực tế là làm thế nào để thải bỏ các chất thải sau quá trình sản xuất

và tiêu dung hàng hóa”

- Con người đã tạo ra những quyết định như thế trong một khung cảnh thể chế

kinh tế và xã hội nhất định Những thể chế này tạo ra các khuyến khích(incentives) để

hướng mọi người đưa ra các quyết định chỉ theo cách này mà không theo cách khác.Khuyến khích là điều làm cho ta bị cuốn hút hay từ chối điều chỉnh hành vi của mìnhbằng cách nào đó Thông thường chúng ta nghĩ “khuyến khích kinh tế ” là những phầnthưởng về của cải vật chất, nhưng cũng có những khuyến khích phi vật chất hướngmọi người điều chỉnh hành vi kinh tế của họ như lòng tự trọng, mong muốn bảo tồnmột môi trường sạch đẹp…Một trong những nội dung của kinh tế môi trường lànghiên cứu: (1) Các quá trình khuyến khích hoạt động như thế nào; và (2) Làm thế nào

để cấu trúc lại chúng nhằm hướng mọi người đưa ra các quyết định thân thiện với môitrường

1.3.3 Vai trò của quyền tài sản

- Một khaí niệm quan trọng để hiểu các khuyến khích có liên quan đến môi

trường là quyền tài sản (property right) hay quyền sở hữu tài sản Khái niệm này sẽ

được giải thích ở phần sau nhưng có thể đưa ra kết luận :” Thiếu quyền sở hữu đối với các nguồn tài nguyên môi trường có nghĩa là có rất ít khuyến khích để con người tính đến hậu quả môi trường do hành động của họ gây ra”

- Quyền tài sản đóng vai trò quyết định để hiểu tại sao chúng ta có những vấn

đề môi trường hiện nay Điểm cơ bản là tài nguyên môi trường không được xác địnhquyền sở hữu rõ ràng Không ai là chủ sở hữu của khí quyển, đại dương hay các tầngnước ngầm Những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất của chúng ta chính là doquyền tài sản không được xác định

1.3.4 Sự bền vững của môi trường và của nền kinh tế

- Các nhà kinh tế học ngày càng nhận thức nhiều về nhu cầu liên hệ giữa kinh tếvới môi trường Trong khi môi trường tự nhiên luôn là đầu vào cần thiết cho sản xuất

Trang 12

thì chỉ có một vài mô hình chỉ ra sự ảnh hưởng qua lại giữa các hệ sinh thái và nềnkinh tế Một ngành khoa học được gọi là Kinh tế sinh thái (Ecological Economics) đãxác định các tương tác này một cách đầy đủ hơn Mục tiêu quan trọng của chuyênngành này là nghiên cứu các lộ trình bền vững trong phát triển kinh tế-nghĩa là cáchoạt động này không phá huỷ các hệ sinh thái nhưng cho phép gia tăng thu nhập thực.

- Ý tưởng cơ bản của nền kinh tế bền vững phải là nền kinh tế có khả năng chophép phúc lợi của con người tăng lên hoặc chí ít cũng phải được giữ nguyên Chúng taphải đánh giá các hoạt động kinh tế của chúng ta với sự quan tâm đến khả năng của hệsinh thái

- Để có thể đạt được những mục tiêu phát triển bền vững thì mỗi quốc gia vàtrên toàn cầu phải thiết lập được 2 nền tảng công bằng sau đây:

+ Công bằng giữa cùng một thế hệ: PTBV trước hết phải cho phép gia tăng mứcsống của thế hệ hiện nay trong đó đặc biệt chú ý đến cuộc sống của những ngườinghèo, đảm bảo thoả mãn các nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong việc sử dụngcác hàng hoá và dịch vụ Phải có cơ chế đền bù giữa người gây ô nhiễm với nhữngngười chịu ô nhiễm trong một quốc gia và giữa các nước Ngoài ra còn phải tôn trọngquyền được sống của các sinh vật khác ngoài con người

+ Công bằng liên thế hệ: PT KTXH phải đảm bảo tối thiểu hoá những ảnhhưởng của các hoạt động kinh tế đến tài nguyên thiên nhiên và khả năng hấp thụ chấtthải của môi trường Nếu những hoạt động thiết yếu hiện nay buộc phải tạo ra nhữngchi phí cho thế hệ tương lai phải gánh chịu thì thế hệ này phải bồi thường lại bằng vốnnhân tạo, tức là nguồn tài chính để thế hệ tương lai đủ để khắc phục các khiếm khuyếtcủa vốn tự nhiên hoặc những công nghệ tiên tiến cho phép thế hệ tương lai chuyển đổi

sử dụng tài nguyên thiên nhiên (ví dụ chuyển từ nhiên liệu hoá thạch sang năng lượngmặt trời)

- Bền vững cũng phụ thuộc vào khả năng thay thế vốn tự nhiên (các nguồn tàinguyên thiên nhiên và môi trường) và vốn xã hội sản xuất và lao động Công nghệ và

sự thay đổi công nghệ là yếu tố sống còn trong lộ trình bền vững

- Như vậy, một nền kinh tế bền vững là nền kinh tế trong đó đầu tư vốn xã hộicho phép nền kinh tế tăng trưởng để thế hệ tương lai ít nhất cũng có được mức phúclợi như thế hệ hiện tại trong khi vẫn duy trì sự lành mạnh của hệ sinh thái

1.3.5 Đánh đổi và sự bền vững

Trang 13

- Các nhà kinh tế minh họa sự đánh đổi (trade-off) giữa hàng hoá dịch vụ với chất lượng môi trường bằng cách sử dụng đường giới hạn khả năng sản xuất

(production possibility frontier-PPF) PPF là đồ thị biểu diễn những lựa chọn giữa haikết quả mong muốn là hàng hoá dịch vụ và chất lượng môi trường của một nhómngười Trục tung là chỉ số sản lượng kinh tế gộp, nghĩa là tổng giá trị thị trường củahàng hoá thông thường bán ra trong nền kinh tế một năm Trục hoành chỉ chất lượngmôi trường có được từ các dữ liệu khác nhau về môi trường xung quanh Đường congnày biểu diễn các mức kết hợp khác nhau giữa hai kết quả- sản lượng thị trường vàchất lượng môi trường mà một nhóm người có thể tạo ra được với một số vốn nhấtđịnh

Hình 1.9 PPF của các nước phát triển và đang phát triển

Trang 14

Hình 1.10 Hai viễn cảnh của PPF trong 50 năm tới

Trang 15

Chương 2 NGUYÊN NHÂN CỦA SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG

2.1 Mô hình thị trường và hiệu quả kinh tế

2.1.1 Cung, cầu và cân bằng thị trường

- Thị trường là bất kỳ khung cảnh nào trong đó tập hợp những người mua vàngười bán, họ tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi, mua bán các loạihàng hoá và dịch vụ Về mặt nguyên lý, sự tác động qua lại giữa người bán và ngườimua xác định giá của từng loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể, đồng thời xác định cả chủngloại, số lượng, chất lượng sản phẩm cần sản xuất và qua đó sẽ xác định việc phân bổ

và sử dụng các nguồn lực khan hiếm của xã hội Nói cách khác, giá cả là tín hiệu cơbản phối hợp các hoạt động của người tiêu dùng, người sản xuất và những người sởhữu những nguồn lực khan hiếm Đây chính là nguyên tắc hoạt động của cơ chế thịtrường

- Cầu (Demand-D) là mối quan hệ giữa giá (Price-P) và lượng cầu

(Quantity-Q) của một loại hàng hoá, dịch vụ Đó là lượng hàng hoá/dịch vụ mà người mua cókhả năng mua và sẵn sàng mua tại mức giá đã cho trong một thời gian nhất định.Trong những điều kiện như nhau, giá càng thấp thì lượng cầu càng lớn và ngược lại.Chúng ta có thể biểu thị mối quan hệ này bằng đồ thị, đó là đường cầu (dốc xuốngdưới từ trái sang phải) Tại mức giá P1 thì lượng cầu là Q1, tại mức giá P2 thì lượng cầu

Trang 16

+ Chúng ta cũng có thể biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cầu bằng hàm cầu :

Ví dụ : Q = 450 – 25P

Nếu giá P1 = 4, lượng cầu Q1 = 350

Nếu giá P1 = 6, lượng cầu Q1 = 300

+ Cầu thị trường là tổng cộng theo chiều ngang của các đường cầu cá nhân.+ Các yếu tố cơ bản xác định cầu về hàng hoá/dịch vụ bao gồm : giá của bảnthân hàng hoá/dịch vụ, thu nhập của người tiêu dùng, giá cả của loại hàng hoá có liênquan, số lượng người tiêu dùng, thị hiếu của người tiêu dùng…

- Cung (Supply- S) : là mối quan hệ giữa giá (P) và lượng cung (Q) của một

loại hàng hoá và dịch vụ mà người bán sẵn lòng và có khả năng cung tại mức giá xácđịnh trong một thời gian xác định Trong những điều kiện như nhau, giá càng cao thìlượng cung càng lớn và ngược lại Chúng ta có thể biểu thị mối quan hệ này dưới dạng

đồ thị, đó là đường cung (dốc đi lên từ trái sang phải)

Hình 2.2 Đường cung thị trường

Nếu giá P1 = 4, lượng cung Q1 = 20

Nếu giá P1 = 6, lượng cung Q2 = 40

+ Cung thị trường là tổng các mức cung của từng cá nhân lại với nhau

Trang 17

+ Các yếu tố cơ bản xác định cung về hàng hoá/dịch vụ bao gồm : giá của bảnthân hàng hoá/dịch vụ, công nghệ, giá của các yếu tố đầu vào, chính sách thuế…

- Cân bằng thị trường: Khi cầu đối với một hàng hoá/dịch vụ nào đó xuất hiện

trên thị trường, người sản xuất sẽ tìm cách đáp ứng mức cầu đó Thị trường ở trạngthái cân bằng khi việc cung cấp hàng hoá/dịch vụ đủ thoả mãn cầu đối với hànghoá/dịch vụ đó trong một thời kỳ nhất định Tại trạng thái cân bằng này chúng ta cómức giá cân bằng (P*) và sản lượng cân bằng (Q*) Đặc điểm quan trọng của mức giácân bằng này là nó không được xác định bởi từng cá nhân riêng lẻ mà được hình thànhbởi hoạt động tập thể của toàn bộ người mua và người bán Đây chính là cách định giákhách quan theo bàn tay vô hình của thị trường Tại những mức giá thấp hơn giá cânbằng sẽ xuất hiện tình trạng dư cầu (thiếu cung); tình trạng này sẽ tạo ra sức ép làmtăng giá Ngược lại, tại những mức giá cao hơn giá cân bằng sẽ xuất hiện tình trạng dưcung, tình trạng này sẽ tạo ra sức ép làm giảm giá Khi giá thay đổi, lượng cung vàlượng cầu cũng điều chỉnh cho tới khi đạt được trạng thái cân bằng

Hình 2.3 Cân bằng cung cầu thị trường

2.1.2 Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất

2.1.2.1 Lợi ích và thặng dư tiêu dùng

* Lợi ích :

- Thuật ngữ lợi ích được hiểu như là sự vừa ý, sự hài lòng, sự thoả mãn do việctiêu dùng hàng hoá/dịch vụ đem lại Lợi ích toàn bộ (Total Benefit- TB) là tổng thể sự

Trang 18

hài lòng do toàn bộ sự tiêu dùng hàng hoá/dịch vụ đem lại Lợi ích cận biên (MarginalBenefit- MB) phản ánh mức độ hài lòng do tiêu dùng một đơn vị sản phẩm đem lại

- Lợi ích cận biên của một hàng hoá/dịch vụ có xu hướng giảm đi khi lượng mặthàng đó được tiêu dùng nhiều hơn ở một thời kỳ nhất định Như vậy, khi ta tiêu dùngnhiều hơn một loại hàng hoá/dịch vụ nào đó mà lợi ích cận biên vẫn còn lớn hơn 0,tổng lợi ích sẽ tăng lên nhưng với tốc độ chậm dần đi

- Lợi ích là một khái niệm trìu tượng, tuy nhiên chúng ta có thể dùng giá để đolợi ích cận biên của việc tiêu dùng : Lợi ích cận biên của việc tiêu dùng hàng hoá/dịch

vụ càng lớn thì người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho nó, khi lợi ích cận biêngiảm thì sự sẵn lòng chi trả cũng giảm đi Nếu vây, đường cầu cũng chính là đường thểhiện lợi ích cận biên của việc tiêu dùng

* Thặng dư tiêu dùng :

- Thặng dư tiêu dùng là khái niệm phản ánh sự chênh lệch giữa lợi ích củangười tiêu dùng khi tiêu dùng một lượng hàng hoá/dịch vụ so với chi phí thực tế để thuđược lợi ích đó

- Trong hình 2.4., đường cầu đối với một hàng hoá là D, giá thị trường của hànghoá đó là P*, người tiêu dùng sẽ tiêu dùng QD đơn vị hàng hoá

- Tổng lợi ích của việc tiêu dùng là diện tích nằm dưới đường cầu từ gốc toạ độđến sản lượng cân bằng, tức là diện tích OBEQD

Sự thay đổi tổng lợi ích

Sự thay đổi lượng tiêu

ΔTBTB

ΔTBQ 0 → 0 ΔTBQ

Trang 19

- Đối với những đơn vị hàng hoá nhỏ hơn QD, người tiêu dùng vì được hưởnglợi ích cận biên lớn hơn P* nên cũng sẵn lòng chi trả mức giá cao hơn P* cho việc tiêudùng hàng hoá Nhưng thực tế, người tiêu dùng chỉ phải trả giá P* cho tất cả các đơn vịhàng hoá Thặng dư tiêu dùng xuất hiện do người tiêu dùng được hưởng nhiều hơnmức họ phải trả Tổng thặng dư tiêu dùng (Consumer Surplus- CS) được thể hiệnbằng diện tích tam giác BEP*.

2.1.2.2 Chi phí và thặng dư sản xuất

Trang 20

+ Chi phí cố định (Fixed Cost- FC) là những chi phí không thay đổi khi sảnlượng thay đổi, đó chính là những chi phí mà doanh nghiệp phải thanh toán dù khôngsản xuất hoặc sản xuất rất ít.

+ Chi phí biến đổi (Variabe Cost- VC) là những chi phí tăng hoặc giảm cùngvới mức tăng hoặc giảm của sản lượng

- Tổng chi phí là tổng của chi phí cố định và chi phí biến đổi Vì chi phí cố địnhkhông thay đổi nên sự tăng giảm của tổng chi phí phụ thuộc vào các chi phí biến đổi

- Chi phí cận biên (Marginal Cost- MC) là chi phí phải chi bổ sung để sản xuấtthêm một một đơn vị sản lượng hàng hoá/dịch vụ

* Thặng dư sản xuất

- Thặng dư sản xuất là khái niệm phản ánh mức chênh lệch giữa số tiền màngười sản xuất thực sự nhận được từ việc cung cấp hàng hoá/dịch vụ so với số tiền tốithiểu mà anh ta sẵn sàng chấp nhận chi trả

Sự thay đổi tổng chi phí

Sự thay đổi tổng sản lượng

Trang 21

- Trong hình 2.5 đường cung đối với một hàng hoá là S, giá thị trường củahàng hoá đó là P*, người sản xuất sẽ sẵn sàng cung cấp QS đơn vị hàng hoá.

- Vì đường cung phản ánh chi phí cận biên của sản xuất, đồng thời nếu chi phí

cơ hội của tất cả các nguồn lực sản xuất đã được tính đầy đủ, thì tổng chi phí xã hội của sản xuất chính là diện tích nằm dưới đường cung từ gốc toạ độ đến sản lượng cân bằng tức là diện tích OAEQS

Trang 22

- Tổng chi phí xã hội (Total Social Cost- TSC) của việc sản xuất một hàng hoá/dịch vụ được xác định là tổng chi phí của tất cả các nguồn lực cần thiết (kể cả chi phí

cơ hội) để sản xuất ra hàng hoá/dịch vụ đó Trên đồ thị, TSC được biểu thị bằng diệntích nằm dưới đường cung từ gốc toạ độ đến sản lượng cân bằng (Diện tích hìnhOAEQ*)

NSB chính bằng diện tích hình ABE trên đồ thị

- Chúng ta có thể dễ dàng chứng minh được rằng tại mức sản lượng cân bằng

Q*, lợi ích ròng xã hội là lớn nhất hay phúc lợi xã hội lớn nhất Nếu hoạt động kinh tế

ở bất cứ mức sản lượng nào lớn hơn hoặc nhỏ hơn Q* đều làm cho lợi ích ròng xã hộinhỏ hơn diện tích ABE Phần tổn thất phúc lợi xã hội đó được coi là phần mất không,

Trang 23

vì không một ai, kể cả người sản xuất và người tiêu dùng được hưởng phần thặng dư

đó

- Dưới những điều kiện chặt chẽ, điểm cân bằng của thị trường cạnh tranh làđiểm có tính hiệu quả Pareto

2.1.3 Hiệu quả Pareto

- Một sự phân bổ nguồn lực là có hiệu quả Pareto (hoặc đạt tối đa Pareto) nếukhông có khả năng dịch chuyển tới một sự phân bố khác có thể làm cho bất cứ ngườinào khá lên mà cũng không làm cho ít nhất là bất cứ một người nào khác kém đi Nóicách khác, Pareto là một phúc lợi tối đa được xác định như một vị trí mà từ đó khôngthể cải thiện được phúc lợi của bất cứ ai bằng cách thay đổi sản xuất hoặc trao đổi màlại không gây hại đến phúc lợi của một người nào khác

- Dưới những điều kiện chặt chẽ, điểm cân bằng của thị trường cạnh tranh làđiểm có tính hiệu quả Pareto Để có hiệu quả Pareto, tức là tối đa hoá phúc lợi kinh tếcủa cộng đồng, cần thoả mãn 3 điều kiện :

+ Tỷ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng (tỷ lệ mà một người tiêu dùng có thểđổi một hàng hoá lấy một hàng hoá khác mà không bị kém đi hoặc tốt hơn lên) giữahai hàng hoá bất kỳ, tức tỷ lệ lợi ích cận biên của chúng, phải bằng nhau đối với tất cảngười tiêu dùng Điều kiện này gọi là hiệu quả trao đổi

+ Tỷ lệ thay thế cận biên của kỹ thuật (tỷ lệ mà một yếu tố sản xuất có thể đượcthay thế cho một yếu tố khác trong khi vẫn duy trì các mức sản lượng), tức là tỷ lệ sảnphẩm hiện vật cận biên, giữa bất cứ hai yếu tố đầu vào nào của sản xuất phải bằngnhau trong bất cứ quá trình sản xuất nào Điều này gọi là hiệu quả sản xuất

+ Tỷ lệ biến đổi cận biên (tỷ lệ mà nền kinh tế, xét toàn bộ, phải bỏ qua việc sảnxuất của bất cứ một hàng hoá nào để tăng sản lượng của một hàng hoá khác), tức tỷ lệchi phí cận biên giữa bất kỳ hai hàng hoá nào cũng phải bằng tỷ lệ thay thế cận biêntrong tiêu dùng của hai hàng hoá đó Điều này hàm ý rằng tỷ lệ giữa lợi ích cận biên vàchi phí cận biên của hàng sao cho giá trị bằng tiền của đơn vị hàng hoá X cuối cùngphải tạo ra mức lợi ích đúng bằng giá trị bằng tiền của đơn vị hàng hoá Y cuối cùng.Điều này được gọi là điều kiện kết hợp hay hiệu quả kết hợp

- Nếu một cách phân bổ nguồn lực chưa đạt được hiệu quả Pareto, thì vẫn tồntại ít nhất một khả năng thay đổi làm cho một ai đó tốt hơn lên mà không làm tổn hạiđến bất cứ người nào khác Ví dụ nếu chưa đạt hiệu quả tiêu dùng, người tiêu dùng cóthể cải thiện phúc lợi của mình bằng cách trao đổi hàng hoá cho nhau ; Nếu chưa đạt

Trang 24

hiệu quả sản xuất, xã hội có thể chuyển đổi đầu vào cho mục đích sản xuất có hiệu quảhơn và nhờ đó mở rộng sản xuất của một loại hàng hoá trong khi vẫn giữ nguyên mức

sử dụng nguồn lực Một sự thay đổi làm cho hoàn cảnh của ít nhất một người tốt lên

mà không làm cho hoàn cảnh của người khác bị tồi đi như vậy gọi là một hoàn thiệnPareto

4.2 Các biểu hiện kinh tế của suy thoái môi trường

Bước đầu tiên để hiểu được những nguyên nhân gốc rễ của sự suy thoái môitrường là tìm kiếm các biểu hiện về kinh tế Nghiên cứu các biểu hiện kinh tế của sựsuy thoái môi trường giúp chúng ta xác định được mặt thật của vấn đề và đề ra nhữngphương pháp tốt nhất để can thiệp có hiệu quả về mặt chi phí

(1) Việc sử dụng tài nguyên quá mức, lãng phí và không hiệu quả cùng tồn tạivới sự khan hiếm và thiếu hụt ngày càng gia tăng Nước tưới ngày càng khan hiếm ởnhiều nơi tại châu Á lại bị sử dụng phung phí và quá mức bởi một số nông dân tới mứcgây ngập úng và mặn hoá, trong khi các nông dân khác cùng sử dụng chung một hệthống thuỷ lợi lại chịu thiếu nước và việc cung cấp nước không ổn định Đây là sự thậtcủa phần lớn các hệ thống thuỷ lợi tại các nước như Thai lan, Indonesia, Philippines,

Ấn Độ và Pakistan

(2) Một nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm bị đưa vào sử dụng một cáchkhông bền vững, hiệu quả thấp trong khi vẫn có những cách sử dụng bền vững và hiệuquả cao mà không được sử dụng Ví dụ ở Thái lan, đất vùng cao thích hợp cho cây ănquả và cây lâu năm lại thường được dùng để trồng ngô và sắn trong một vài năm rồi lại

bỏ hoang vì năng suất xụt giảm Ở Ma rốc, nước tưới khan hiếm lại được sử dụngtrồng mía đường trong một môi trường khô cằn trong khi rau, trái và các cây trồng caocấp khác lẽ ra có thu nhập cao hơn và ít gây ra các vấn đề mặn hoá hơn

(3) Một nguồn tài nguyên có thể được tái sinh và có thể được quản lý một cáchbền vững lại bị khai thác như một tài nguyên để vơ vét Rừng nhiệt đới đang bị khaithác vơ vét mà không màng đến sự tái sinh của nó và các nguồn thu trong tương lai,ngay cả khi các thu hoạch trong tương lai cho một hiện giá dương theo lãi suất thịtrường Tốc độ phá rừng bằng 100 lần tốc độ tái tạo rừng nói lên rằng rừng đang bịkhai thác vơ vét chứ không phải quản lý

(4) Một tài nguyên bị sử dụng cho một mục đích chuyên biệt trong khi sự sửdụng đa dạng có thể tạo ra lợi ích lớn hơn Lấy ví dụ, nhiều khu rừng nhiệt đới chỉđược quản lý để lấy gỗ trong khi nếu quản lý cho mục đích đa dạng như LSNG, bảotồn đất, nước, tính đa dạng sinh học và làm nguồn cung cấp các dịch vụ môi trường có

Trang 25

thể tạo ra thu nhập cao hơn Mặc dù không phải tất cả các cách sử dụng này đều tươnghợp, vấn đề cần nói là chọn sự kết hợp các mục đích sử dụng nào có thể tạo ra hiện giáròng (NPV) cao nhất trên một khu rừng.

(5) Các cộng đồng địa phương, các bộ tộc và những nhóm người nghèo như phụ

nữ bị tước đoạt quyền sử dụng tài nguyên theo tập tục của họ cho dù sự có mặt của họ,những kiến thức bản địa và lợi ích riêng của họ khiến họ là những người quản lý cóhiệu quả nhất các tài nguyên này

(6) Các dự án công cộng được thực hiện không tạo ra hay cung cấp đủ lợi ích đểbồi thường đầy đủ cho những phần tử bị ảnh hưởng (bao gồm cả môi trường) Các dự

án công cộng đều có mục đích gia tăng phúc lợi chung hay để đẩy mạnh phát triểnkinh tế, không phải để tái phân phối thu nhập, mặc dù nếu mọi thứ khác đều như nhaythì những dự án nào làm lợi cho người nghèo hơn là cho người giàu nên được ưu tiênhơn Do đó, các dự án công cộng cần bồi thường đầy đủ cho những người bị ảnhhưởng, bao gồm cả các thế hệ tương lai Điều đặc biệt là phải quan tâm vì nhữngngười bị ảnh hưởng nhiều thường là người nghèo, họ thiếu quyền lực chính trị và kinh

tế để làm cho mình khỏi bị thiệt hại

(7) Tài nguyên và sản phẩm phụ không được tái chế kể cả khi việc tái chế tạo racác lợi ích cả về kinh tế và môi trường Mặc dù không phải tất cả chất thải có khả năngtái chế đều có thể tái chế một cách kinh tế trong điều kiện kỹ thuật và chi phí hiện tại,nhưng nhiều loại có thể được tái chế và đem lại lợi ích nếu như các nguồn nguyên liệuban đầu được đánh giá một cách xác đáng và nếu như các chất thải không thể tái chếđược không thể được thải ra mà không phải trả tiền Tái sinh không đầy đủ đồng nghĩavới việc khai thác nhiều hơn các nguồn tài nguyên tự nhiên, ô nhiễm nhiều hơn và mất

đi những giá trị kinh tế có thể thu hồi được

(8) Các khu vực và môi trường cư trú độc đáo bị mất, nhiều loài động vật vàthực vật đang bị diệt chủng mà không có lý do kinh tế cưỡng chế nào để đáp lại giá trịcủa tính độc đáo, sự đa dạng và tổn thất của những mất mát không thể phục hổi được.Giá trị của những tài nguyên không có thứ thay thế, như là môi trường cư trú tự nhiên

và các giống loài động thực vật sẽ là vô giá khi số lượng của chúng bị giảm tới mức đedoạ sự tồn tại của chúng

2.3 Thất bại thị trường và suy thoái môi trường

Các nền kinh tế trên thế giới có thể được phân làm hai thái cực: Kinh tế thịtrường nơi mà các nhà sản xuất quyết định sản xuất và bán cho người tiêu thụ hànghoá gì và nền kinh tế kế hoạch tập trung trong đó nhà nước là người quyết định ai sẽ

Trang 26

sản xuất ra cái gì và sản xuất bao nhiêu Nhưng trên thực tế, nền kinh tế của hầu hếtcác nước trên thế giới là nền kinh tế hỗn hợp trong đó doanh nghiệp xác định các vấn

đề cơ bản của thị trường (SX cái gì? SX bao nhiêu? SX như thế nào?) và nhà nước canthiệp ở một mức độ nào đó nhằm hạn chế những khuyết tật của thị trường Chính vìvậy phần lớn những nguồn tài nguyên trên thế giới đang được sử dụng bởi các nềnkinh tế theo kiểu thị trường và cũng vì vậy những nền kinh tế này phải chịu tráchnhiệm lớn về sự ô nhiễm môi trường của thế giới

Thông thường thị trường hoạt động tốt là cơ chế hữu hiệu để phân bố tàinguyên giữa các nhu cầu sử dụng và giữa các thời kỳ Để hoạt động tốt thị trường đòihỏi phải có một số điều kiện cơ bản nhất định Ví dụ quyền sở hữu đối với mọi loại tàinguyên phải được xác định rõ ràng và được đảm bảo Tất cả tài nguyên khan hiếmphải được thị trường tích cực xác định giá của chúng tuỳ theo mức cung và cầu…Nếunhững điều kiện này không được đảm bảo, thị trường tự do không thể phân bố tàinguyên giữa các nhu cầu sử dụng và giữa các thời kỳ một cách hiệu quả Người ta sẽphung phí quá nhiều tài nguyên hôm nay và để lại quá ít cho tương lai

Phân bổ có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm là một yêu cầu quan trọng củabất kỳ một nền kinh tế nào Hiệu quả Pareto được coi là một chuẩn mực chung để đánhgiá việc phân bổ nguồn lực Trong điều kiện tất cả các thị trường của nền kinh tế làcạnh tranh hoàn hảo thì điểm cân bằng của nền kinh tế sẽ có tính hiệu quả Pareto Bởi

lẽ ở đó đảm bảo chi phí cận biên cho việc sản xuất mọi hàng hoá/dịch vụ đúng bằnglợi ích cận biên của nó đối với người tiêu dùng Tuy nhiên nền kinh tế thị trườngkhông hoàn toàn tối ưu mà luôn có những trục trặc, những thất bại mà bản thân conngười không mong muốn Thất bại của thị trường là thuật ngữ để chỉ các tình huốngtrong đó điểm cân bằng của thị trường tự do cạnh tranh không đạt được sự phân bổnguồn lực có hiệu quả

Nhiều sự quản lý sai lầm và sử dụng không hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên

và môi trường có thể truy tìm nguyên nhân từ việc thị trường hoạt động sai lạc, bị biếndạng hoặc vắng bóng hoàn toàn Giá cả do các loại thị trường đó tạo ra không phảnánh đúng những lợi ích và chi phí xã hội của việc sử dụng tài nguyên Giá cả đó đưa ranhững thông tin sai lạc về mức khan hiếm tài nguyên và không tạo đủ những khuyếnkhích cho sự quản lý, sử dụng hiệu quả và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên

Những thất bại quan trọng nhất của thị trường ảnh hưởng đến việc quản lý và sửdụng tài nguyên/môi trường bao gồm:

Trang 27

2.3.1 Quyền sở hứu tài sản (property right) không được xác định rõ hoặc không hiện hữu

Một điều kiện cơ bản cho sự hoạt động hữu hiệu của thị trường là phải có sự tồntại của quyền sở hữu được xác định rõ ràng, độc chiếm, đảm bảo, có thể chuyểnnhượng và có thể cưỡng chế đối với mọi loại tài nguyên, hàng hoá và dịch vụ Quyền

sở hữu là tiền đề cho việc sử dụng có hiệu quả, việc mua bán, đầu tư, bảo tồn và quản

lý các tài nguyên

Quyền sở hữu phải được xác định rõ ràng nếu không nó sẽ gây ra những mâu

thuẫn và tranh chấp làm cho quyền sở hữu trở nên không chắc chắn và gây trở ngạicho việc đầu tư, bảo tồn và quản lý

Quyền sở hữu cũng phải là độc chiếm, nghĩa là những người khác không có

quyền tương tự hay cạnh tranh đối với phần tài nguyên ấy Đa sở hữu cho dù có đượcbảo đảm cũng phương hại đến việc đầu tư, bảo tồn và quản lý Đầu tư chung là mộtgiải pháp miễn là các đồng sở hữu có thể nhất trí về loại, quy mô và tài chính của việcđầu tư hay bảo tồn Số lượng sở hữu chủ càng lớn, chi phí giao dịch hay thương lượngcàng cao thì khả năng đạt đến một sự nhất trí ổn định càng thấp

Quyền sở hữu tài sản phải có thể chuyển nhượng hợp pháp thông qua việc cho

thuê, bán hay thừa kế Để thị trường hoạt động có hiệu quả trong việc phân bổ tàinguyên khan hiếm cho những nhu cầu cạnh tranh, quyền sở hữu phải hướng về việc sửdụng đem lại giá trị cao nhất

Vì những lý do lịch sử và văn hoá xã hội, quyền sở hữu nhiều loại tài nguyên ởcác quốc gia đang phát triển không được xác định rõ, không được đảm bảo và khôngthể cưỡng chế được và trong một số trường hợp quyền sở hữu là hoàn toàn không có.Các tài nguyên đó có thể kể đến như rừng công cộng, và tài nguyên rừng, tài nguyênnước, tài nguyên hải thuỷ sản và tài nguyên môi trường Các tài nguyên mà quyền sởhữu không tồn tại và mọi người đều được sử dụng tự do được gọi là tài nguyên tài sảnchung (common property) hay tài nguyên tự do tiếp cận (open-access)

2.3.2 Tài nguyên không được định giá và thị trường rất yếu ớt hoặc vắng bóng

Không có thị trường và do đó không có giá cho các loại tài nguyên tự do khaithác sử dụng bởi vì không có ai là chủ của tài sản đó để có thể đòi một cái giá nào đó

và nếu ai không chịu trả thì anh ta có thể từ chối không cho sử dụng Hơn nữa, nhữngngười mua tiềm năng cũng sẽ không sẵn lòng trả cho giá đó chừng nào họ còn có thể

tự do khai thác cùng loại tài nguyên đó ở nơi khác Không có người mua lẫn kẻ bán,

Trang 28

thị trường cho các loại tài nguyên tự do khai thác không phát triển được và giá củachúng vẫn được duy trì ở số không ngay cả khi chúng càng trở nên khan hiếm

Thực ra, có thị trường cho các loại hàng hoá tài nguyên thiên nhiên như cá,nước tưới, củi…nhưng cái giá mà những hàng hoá này có chỉ là sự phản ánh chi phí cơhội của lao động và tư bản dùng trong sản xuất chứ không phải là chi phí cơ hội củanguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm được sử dụng trong sản xuất Hay nói mộtcách khác, tài nguyên thiên nhiên đang bị định giá thấp hơn giá trị thực của nó

Nhìn chung, việc khai thác quá mức, sử dụng không hiệu quả, bảo tồn khôngthích đáng và thiếu đầu tư vào việc tái tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên bắt nguồn từ

sự thất bại của thị trường trong việc định ra giá cả tài nguyên dựa vào sự khan hiếmcủa chúng đối với xã hội

2.3.3 Ngoại ứng (externality)

Một nhân tố chủ yếu đưa đến sự khác biệt giữa việc định giá của xã hội và tưnhân chính là sự tồn tại của chi phí ngoại ứng Yếu tố ngoại ứng xuất hiện khi mộtquyết định hoặc tiêu dùng của một hay một số cá nhân tác động trực tiếp đến việc sảnxuất hay tiêu dùng của những người khác mà không thông qua giá cả thị trường vàkhông được tính đến trong các quyết định sản xuất hay tiêu dùng Vấn đề chính yếucủa ngoại ứng là nó tạo ra các lợi ích và chi phí không được bồi hoàn và không có sựtham gia của bất cứ luồng tài chính nào

Có hai loại ngoại ứng:

- Ngoại ứng tiêu cực: nảy sinh khi các doanh nghiệp/cá nhân gây ra tổn thất haythiệt hại cho người khác mà không phải thanh toán hay bồi hoàn cho những tổn thất vàthiệt hại đó Nói cách khác, ngoại ứng là tiêu cực khi hoạt động của một bên áp đặt/tạo

ra những chi phí cho các bên khác

Ví dụ, ngoại ứng tiêu cực là những thiệt hại mà người nông dân trồng lúa ởthượng lưu dùng thuốc trừ sâu gây ra cho những người nông dân nuôi cá vùng hạ lưukhi sử dụng chung một nguồn nước

- Ngoại ứng tích cực nảy sinh khi các DN/cá nhân tạo ra lợi ích cho nhữngngười khác mà không được nhận những khoản thù lao thoả đáng cho việc đó

Ví dụ, người nông dân trồng rừng ở đầu nguồn tạo ra cho người nông dân ởcuối nguồn lợi ích của sự cung cấp nước đều đặn, điều hoà lũ lụt và hạn hán…Vì lợiích cho xã hội, cần cung cấp nhiều hơn nữa các ngoại ứng có lợi như thế, nhưng vì chủrừng ở đầu nguồn không nhận được một khoản tiền nào cho dịch vụ điều tiết nước ấy

Trang 29

nên họ không có động cơ để cung cấp thêm dịch vụ này bằng cách trồng thêm rừng và

ít chặt gỗ hơn Kết quả là diễn ra việc chặt gỗ nhiều hơn và trồng rừng thì ít đi so vớimức tối ưu xã hội (lợi ích xã hội là cao nhất)

- Ô nhiễm môi trường là một ví dụ cổ điển của ngoại ứng công cộng Nó bắtnguồn từ nhiều nguyên nhân, nó ảnh hưởng đến nhiều loại hoạt động kinh tế và chấtlượng cuộc sống nói chung Do vậy ô nhiễm môi trường quá mức tạo ra sự lạm dụngtài nguyên tự do sử dụng hay không có giá và tạo ra ngoại ứng bất lợi cho nhiềungành, nhiều cá nhân có tham gia hay không tham gia vào hoạt động gây ô nhiễm đó

Sở dĩ như vậy vì môi trường vừa là nơi nhận những dư lượng của hoạt động kinh tế,

vừa là phương tiện truyền tải những tác động ngoại ứng sang các nhóm khác

- Sự thất bại của thị trường trong việc đánh giá các ngoại ứng hay tính toán chiphí môi trường là lý do chính của sự định giá thấp tài nguyên thiên nhiên và môitrường hay sự chênh lệch giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội với chi phí khai thácchúng Thị trường không thể giải quyết các ngoại ứng vì hai nguyên do có quan hệ vớinhau mà bản thân hai nguyên do này cũng chính là hai thất bại lớn của thị trường Tuynhiên cơ chế thị trường có thể cung cấp một giải pháp miễn là ngoại ứng đó mang tính

cá nhân hay ít ra là tập trung và đủ quan trọng để những lợi ích của việc nội hoá(internalize) những ngoại ứng này trở nên rõ ràng với các thành phần có liên quan

2.3.4 Hàng hoá công cộng (public goods)

- Hàng hoá công cộng là những hàng hoá mà việc một cá nhân này đang hưởngthụ lợi ích do hàng hoá đó tạo ra không ngăn cản những người khác cùng đồng thờihưởng thụ nó Điều này giúp phân biệt với hàng hoá tư nhân là những loại hàng hoákhi một người đã tiêu dùng rồi thì người khác không thể tiêu dùng được nữa

- HHCC có hai đặc tính cơ bản:

+ HHCC không có tính cạnh tranh (non-revalness) trong tiêu dùng, nghĩa là khi

có thêm một người sử dụng HHCC thì sẽ không làm giảm lợi ích tiêu dùng của nhữngngười tiêu dùng hiện có Việc định giá đối với những HHCC không có tính cạnh tranh

là điều vô nghĩa vì suy cho cùng việc có thêm một cá nhân tiêu dùng không ảnh hưởng

gì đến việc tiêu dùng của các cá nhân khác Hay chi phí biên để phục vụ thêm 01người sử dụng là bằng 0 (Ví dụ không khí sạch)

+ HHCC không có tính loại trừ hay tính không độc chiếm (non-exclusion) cónghĩa là không thể loại trừ hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân từ chốichịu trả tiền cho việc tiêu dùng của mình (Ví dụ như cung cấp các dịch vụ quốcphòng)

Trang 30

- HHCC có thể tắc nghẽn là những hàng hoá mà khi có thêm nhiều người cùng

sử dụng chúng thì có thể gây ra sự ùn tắc hay tắc nghiẽn khiến lợi ích của người tiêudùng trước đó bị giảm sút Chi phí biên để phục vụ cho những người tiêu dùng tăngthêm sau một giới hạn nhất định này không còn bằng 0 nữa mà bắt đầu tăng dần

- HHCC có thể loại trừ bằng giá là những hàng hoá mà lợi ích do chúng tạo ra

có thể định giá Ví dụ việc đi lại qua cầu có thể loại trừ bằng cách đặt các trạm thu phí

ở hai đầu cầu

- Khi nhiều kẻ gây ra và nhiều người gánh chịu có liên quan thì những ngoạiứng như ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí có thể được xem như những “tệ nạn” côngcộng và sự cải thiện chất lượng môi trường là hàng hoá công cộng Trong nhiều trườnghợp người ta không thể loại trừ các cá nhân ra ngoài việc hưởng thụ một HHCC nào

đó cho dù họ có chịu trả tiền hay không (VD dịch vụ quốc phòng), ngay cả khi việcloại trừ này có thể thực hiện được (VD đối với cây cầu bắc ngang qua sông), thì làmnhư thế sẽ vi phạm điều kiện tối ưu Pareto Vì không ai có thể hoặc nên loại trừ khỏi

lợi ích của HHCC nên người tiêu dùng sẽ không tự ý trả tiền cho hàng hoá Người ăn theo (free rider) là một thuật ngữ chỉ người trả tiền cho một hàng hoá thấp hơn giá sẵn

lòng trả thực tế của mình, hay nói cách khác là người trả quá thấp so với lợi ích màmình nhận được Do đó thị trường tự do sẽ không thể cung cấp HHCC mặc dù hànghoá ấy đóng góp phúc lợi cho xã hội Chính vì vậy một thị trường tự do sẽ dẫn đến sảnxuất thiếu những hàng hoá công cộng và sản xuất thừa các hàng hoá tư nhân

- Môi trường bao gồm nhiều loại HHCC, từ chất lượng môi trường và bảo vệdòng chảy tới cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học Ngoài ra các hoạt động nội hoángoại ứng cũng có thể được xem là HHCC Do rất tốn kém và thường có hại cho phúclợi xã hội nếu loại trừ bất kỳ ai không chịu trả tiền ra khỏi việc tiêu thụ hàng hoá côngcộng, các hàng hoá ấy không thể do thị trường cung cấp

2.3.5 Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect Market)

- Ngay cả khi thị trường tồn tại và tích cực thì sự thất bại vẫn có thể xảy ra dướidạng cạnh không đầy đủ Để cho thị trường có hiệu quả, cần có nhiều người bán vàngười mua cùng một loại hàng hoá tương đối đồng nhất hay ít nhất cũng không có trởngại cho việc tham gia vào thị trường và có một số lượng lớn người tiềm năng thamgia vào thị trường để làm một loại bảo đảm chống lại tình trạng độc quyền

- Một thị trường là cạnh tranh không hoàn hảo nếu hoạt động của một hay một

số ít người bán hoặc người mua có ảnh hưởng rõ trên giá Lý do của một số tổ chứcthiểu số độc quyền ở một số ngành liên hệ đến tài nguyên như cung cấp nước và năng

Trang 31

lượng là đặc tính chi phí giảm dần, nghĩa là do đầu tư cơ bản là chi phí chung nên chiphí trung bình của dịch vụ liên tục giảm khi ngày càng nhiều khách hàng được phục vụcho đến khi toàn bộ thị trường bị thống trị bởi một nhà cung cấp (độc quyền tự nhiên).

2.3.6 Những kế hoạch thiển cận và suất chiết khấu cao

- Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững đòi hỏi phải hy sinh sựtiêu thụ hiện tại cho một hứa hẹn về lợi ích trong tương lai Do người ta có xu hướng

ưa thích lợi ích trước mắt hơn là tương lai, sự hoán chuyển này tỏ ra không hấp dẫn trừkhi một đồng đô la hy sinh ngày hôm nay tạo ra nhiều hơn một đô la trong ngày mai.Lợi ích trong tương lai do đó được chiết khấu và càng bị chiết khấu chúng càng trởnên kém hấp dẫn Một suất chiết khấu cao có thể cản trở toàn bộ sự bảo tồn ColinClark đã chứng minh rằng lãi suất thị trường cao kết hợp với tốc độ tăng trưởng tựnhiên thấp của một loài sẽ dẫn đến sự diệt chủng của loài ấy

- Đó chính là kết quả của việc lãi suất của thị trường không phản ánh đúng mức

ý thích ưu tiên về thời gian của xã hội Sự kết hợp giữa nghèo khó, mất kiên nhãn vàrủi ro chỉ ảnh hưởng đối với cá nhân mà không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rẩt ít đốivới xã hội làm cho suất chiết khấu của tư nhân thường được chọn cao hơn của xã hội

Xã hội có xu hướng ít thiển cận hơn các cá nhân thành viên của nó vì xã hội trường tồn

và có khả năng tổng hoà các rủi ro

- Sự không chắc chắn về môi trường và thị trường cộng với thời gian sống ngắnngủi của đời người dẫn người ta đến việc chấp nhận suất chiết khấu cao và khung thờigian ngắn, kết quả là người ta đưa ra những quyết định thiển cận để theo đuổi mụcđích sống còn của mình hoặc để tìm kiếm lợi ích trước mắt và để lại thiệt hại cho sựbền vững dài hạn

- Có một sự tương quan rõ ràng giữa thất baị thị trường này với các thất bại thịtrường khác Việc khai thác bóc lột các tài sản công cộng hay các tài nguyên tự dokhai thác cũng tương đương với việc sử dụng một suất chiết khấu cao vô hạn, nghĩa làlợi ích tương lai bị hy sinh bởi việc sử dụng tài nguyên hiện tại, bị chiết khấu vô hạn,

bị gán cho giá trị bằng 0 bởi những “ông chủ” chung, không màng đến giá trị củachúng đối với xã hội Trong điều kiện tự do khai thác và sử dụng thì không có tươnglai, tài sản chung được chuyển thành tài sản cá nhân thông qua việc chiếm lấy và sửdụng ngay tức khắc Theo quan điểm cá nhân, bảo tồn là vô nghĩa và phi lý trong điềukiện tự do khai thác sử dụng

- Các ngoại ứng công cộng hay chi phí và lợi ích môi trường cũng bị chiết khấu

vô hạn định bởi một thị trường không được kiểm soát Chiết khấu cũng có quan hệ với

Trang 32

việc định giá thấp các tài nguyên và chi phí giao dịch cao, là những yếu tố cản trở sựhình thành các thị trường của tương lai.

2.3.7 Bất định (uncertainty) và rủi ro (risk)

- Việc bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên là cho tương lai mà tương laithì đầy bất định và rủi ro Cần phân biệt hai khái niệm này: (1) Bất định (tính khôngchắc chắn): một tình huống được coi là bất định khi người ta không biết được xác suấtkhách quan cho sự xuất hiện của mỗi một kết quả; (2) Rủi ro: là một tình huống màmức độ chung của xác suất để một kết quả xuất hiện có thể suy ra được, dù xác suất đókhông thực chính xác

- Có thể phân biệt hai loại bất định (không chắc chắn): (1) Bất định về môitrường: bắt nguồn từ những yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của người ra quyết định;(2) Bất định về thị trường: bắt nguồn từ một thất bại thị trường trong việc cung cấpthông tin (về giá cả) cần cho các quyết định ảnh hưởng đến tương lai Khoảng thờigian càng dài, những dự đoán càng xa hơn về tương lai thì càng nhiều bất định

- Dù sự bất định chi phối mọi ngành kinh tế nhưng tài nguyên thiên nhiên bịảnh hưởng nặng nề hơn vì nhiều lý do (1) Có nhiều sự không chắc chắn về quyền sởhữu và khả năng tiếp cận với các nguồn tài nguyên thiên nhiên; (2) Các ngoại ứng docác ngành khác gây ra nhiều hơn; (3) Chu kỳ sản xuất trong lâm nghiệp (trồng rừng)dài; (4) giá của hàng hoá tài nguyên thiên nhiên khó tiên đoán; (5) Phần lớn các hànghoá tài nguyên thiên nhiên thường xuyên chịu sự đe doạ sẽ bị thay thế bởi những sảnphẩm rẻ tiền hơn do những tiến bộ kỹ thuật cũng rất khó đoán trước

2.4 Thất bại chính sách và suy thoái môi trường

2.4.1 Khái niệm và phân loại

- Những thất bại của thị trường tự do trong việc phân bổ và sử dụng có hiệu quảtài nguyên thiên nhiên và môi trường mở ra cơ hội và tạo cơ sở hợp lý cho việc canthiệp của chính phủ Tuy nhiên những thất bại của thị trường chỉ là điều kiện cần chứchưa đủ cho sự can thiệp này Để sự can thiệp của chính phủ thực sự có hiệu quả, phảiđảm bảo 2 điều kiện nữa Đó là (1) việc can thiệp phải có tác dụng tốt hơn thị trườnghoặc cải tiến được vai trò của thị trường; (2) các lợi ích từ sự can thiệp đó phải lớn hơnchi phí hoạch định, thực hiện và cưỡng chế thực hiện cũng như toàn bộ các chi phígián tiếp và ngẫu sinh do sự biến dạng trong các khu vực kinh tế khác mà sự can thiệpnày gây ra

Trang 33

- Một cách lý tưởng, sự can thiệp của chính phủ là nhằm mục đích sửa chữahoặc ít ra là giảm bớt những thất bại của thị trường thông qua thuế, quy định, luật lệ,khuyến khích lợi ích tư nhân, các dự án công cộng, quản lý vĩ mô và cải cách định chế.

Ví dụ, nếu như thị trường không thể phân bố đất đai cho sự sử dụng ở mức tốt nhất thì

sự can thiệp của chính phủ là ban hành quyền sở hữu bảo đảm về đất đai thông quaviệc đo đạc địa chính và đăng ký đất đai

- Tuy nhiên trong thực tế, các chính sách của chính phủ lại có khuynh hướngtạo thêm các biến dạng trong thị trường tài nguyên thiên nhiên hơn là sửa chữa chúng

Có một số lý do: (1) Việc sửa chữa các thất bại của thị trường hiếm khi là mục tiêuduy nhất hoặc thậm chí không là mục tiêu chủ yếu của sự can thiệp của chính phủ vìcòn có các mục tiêu khác như an ninh quốc gia, công bằng xã hội, quản lý vĩ mô…; (2)

Sự can thiệp của chính phủ cũng thường có những hậu quả ngẫu sinh, không lườngđược hoặc đánh giá không đầy đủ về những tác động phụ; (3) Các chính sách như trợgiá và bảo hộ nhằm chống lại nhập khẩu hoặc cạnh tranh thường vượt qua sự hữu dụng

và việc dẹp bỏ chúng rất khó khăn; (4) Sự can thiệp về mặt chính sách có xu hướngtích luỹ và tương tác lẫn nhau làm biến dạng những khuyến khích tư nhân và táchchúng ra khỏi những hoạt động có lợi cho xã hội; (5) Một số chính sách dường nhưkhông liên quan gì đến môi trường và tài nguyên nhưng lại có nhiều tác động vào môitrường hơn là những chính sách về môi trường và tài nguyên Như vậy suy thoái môitrường không những do sự lệ thuộc vào một thị trường tự do không hoạt động mộtcách có hiệu quả (thất bại thị trường) mà còn do các chính sách của chính phủ cố ýhoặc vô tình làm biến dạng các khuyến khích lợi ích nghiêng về việc khai thác quámức và chống lại việc bảo vệ các tài nguyên khan hiếm (thất bại chính sách)

- Những thất bại về chính sách có thể được phân chia làm 4 loại cơ bản:

+ Loại thất bại chính sách thứ nhất liên quan đến việc biến dạng của những thị

trường lẽ ra đang hoạt động tốt thông qua thuế khoá, trợ giá, hạn ngạch, quy định, các

DN quốc doanh kém hiệu quả và các dự án công cộng với lợi ích kinh tế thấp quá mức

và tác hại môi trường cao Đây là trường hợp chính sách của chính phủ đi sửa chữanhững gì không đổ vỡ

+ Loại thứ hai là những thất bại trong việc xem xét và nội hoá bất cứ ảnh

hưởng phụ đáng kể nào về môi trường của những can thiệp về chính sách chính ra là xác đáng Ví dụ việc trợ giá phân bón có thể đóng một vai trò hữu ích trong việc

khuyến khích nông dân sử dụng giống cây mới cho thu hoạch cao Tuy vậy khi lựachọn loại phân bón nào để trợ giá và thời hạn trợ giá các nhà hoạch định chính sách

Trang 34

phải xét đến các ảnh hưởng đối với sự lựa chọn của nông dân về các đầu vào khác(như phân hữu cơ, bảo dưỡng đất, làm cỏ và thủy lợi) Chính vì vậy chính sách nàycần phải được xem xét và giảm bớt bằng cách đưa ra mức trợ giá thấp hơn, với thờigian ngắn hơn và cổ động cho việc bảo dưỡng đất, sử dụng phân hữu cơ và quản lýdịch bệnh tổng hợp (IPM) Trên thực tế vẫn rất nhiều nước tiếp tục tài trợ mạnh mẽcho thuốc trừ sâu.

+ Loại thất bại chính sách thứ ba là sự can thiệp của chính phủ nhằm sửa chữa

hoặc giảm bớt một thất bại của thị trường nhưng kết cục lại gây ra một kết quả tồi tệhơn là những gì mà một thị trường tự do tạo ra Cần nhận thức rằng thất bại thị trườngkhông nhất thiết phải can thiệp Trong một vài trường hợp không làm gì hết lại làchính sách tốt Tuy nhiên trong hầu hết các thất bại chính sách ở dạng này không phải

ở chỗ không đưa ra hành động mà là đưa ra một hành động sai lầm

+ Loại thất bại chính sách thứ tư là thiếu sự can thiệp ở các thị trường đang thất

bại khi mà sự can thiệp như vậy rõ ràng là cần thiết để cải thiện hoạt động của thịtrường

Tóm lại những thất bại chính sách bao gồm cả việc không can thiệp khi cần

thiết và có lợi, cũng như không tránh can thiệp khi điều đó không cần thiết và có hại.Những thất bại chính sách dẫn đến suy thoái môi trường bao gồm từ những dự án côngcộng thiết kế tồi, cho đến những chương trình điều chỉnh cơ cấu mà không nội hoáhoặc ít nhất cũng giảm bớt những hậu quả xấu về môi trường

2.4.2 Các thất bại chính sách ngành

* Các chính sách về rừng: Chính sách về rừng là một ví dụ tuyệt vời về một

chính sách tài nguyên cụ thể cần phải được xem xét lại toàn bộ nếu mối quan hệ giữa

sự khan hiếm và giá cả muốn được tái xác lập Nếu chúng ta đang thực sự đối phó với

sự khan hiếm rừng thì giá sản phẩm rừng phải tăng lên để làm chậm lại việc phá rừng

và tăng tốc việc tái tạo rừng Hiện nay không những đa số các dịch vụ và sản phẩmrừng không có giá mà ngay cả gỗ tròn, một loại hàng hoá được mua bán trên thị trườngcũng được định giá dưới mức giá trị khan hiếm thực sự của nó do được tài trợ côngkhai hoặc ngấm ngầm và những thất bại về định chế

* Chính sách về đất đai: Sự thiếu đảm bảo về quyền sở hữu đất đai là một thất

bại về chính sách nghiêm trọng nhất ở các nước đang phát triển, nó ngăn cản việc sửdụng đất có hiệu quả và thường dẫn đến tình trạng suy thoái đất, nước và các nguồn tàinguyên Sự thiếu đảm bảo về sở hữu đất mang nhiều hình thức: đất không có giấy tờ

sở hữu, kết quả của việc lấn chiếm rừng và đất, đất ở trong tình trạng không rõ ràng,

Trang 35

đất tranh chấp hoặc đa sở hữu, đất trong tình trạng cho thuê ngắn hạn hoặc phát canh,đất chỉ có giấy chứng nhận tạm thời và không được chuyển nhượng, đất mà việc kinhdoanh bị ràng buộc với nhà nước, thông qua đó chủ đất bị bắt buộc mua các loại vật tưgiá cao và phải bán sản phẩm thấp hơn giá thị trường

* Chính sách về nước: Gần như tất cả các quốc gia bất kể mức khan hiếm về

nước, đều trợ giá nước cho công tác thuỷ lợi và các sử dụng khác Trong nhiều trườnghợp nước còn được cung cấp miễn phí Thái Lan là một ví dụ, nhiều nông dân vẫn tiếptục cho rằng nước là nguồn tài nguyên gần như vô tận và miễn phí Nước thuỷ lợiđược cung cấp miễn phí mà không hề có một nỗ lực nào nhằm thu hồi chi phí hoặctính một cái giá phản ánh được giá trị khan hiếm hoặc chi phí cơ hội của nước Kết quả

là công tác thủy lợi thực hiện quá mức với hậu quả là mặn hoá và ngập úng ở vài khuvực và tình trạng thiếu nước ở những khu vực khác Sự lãng phí lớn này về nước, làmhạn chế hiệu suất của hệ thống thuỷ lợi còn khoảng 15% so với mức tiềm năng là 60%đến 70%, trong khi đó việc không thu hồi được chi phí đã làm cho hệ thống mất đi mộtnguồn kinh phí để hoạt động và bảo trì

* Đô thị hoá và công nghiệp hóa: Sự phát triển công nghiệp và đô thị hoá

tương quan với nhau rất mật thiết Công nghiệp ở nhiều quốc gia đang phát triển vàmột số quốc gia phát triển, thường nằm ở gần trung tâm thành thị bởi vì sự phân bốlệch lạc cơ sở hạ tầng công cộng Khoảng chừng phân nửa trị giá gia tăng công nghiệp

ở nhiều nước khác nhau như Braxin, Thái lan và Ai cập là từ các ngành công nghiệpnằm ở trung tâm các thành thị lớn nhất Tương ứng, ô nhiễm công nghiệp tập trung ởtrong và xung quanh các trung tâm thành thị như San Paolo, Băng kốc và Cai rô Nhưvậy, thật khó xác định phần nào của suy thoái môi trường do công nghiệp hoá, phầnnào do đô thị hoá gây ra

- Vấn đề đô thị hoá và công nghiệp hoá gia tăng vào những năm 1990 đã làmtồi tệ thêm những vấn đề vốn đã nghiêm trọng về tình trạng đông dân, ô nhiễm nước

và không khí ở các thành phố như Manila, Jakarta, Delhi, Calcutta, Casablanca,Mexico city và San Paolo Do đó cần phải quan tâm nhiều hơn và dành nhiều nguồnlực hơn so với thời gian qua để giải quyết các vấn đề môi trường đô thị

* Chính sách công nghiệp và thương mại: Các chính sách công nghiệp và

thương mại có vẻ như chỉ dính líu rất ít đến việc quản lý và sử dụng tài nguyên thiênnhiên nhưng thực ra chúng rất quan trọng Các chính sách này có ảnh hưởng đến các tỷgiá mậu dịch giữa nông nghiệp và công nghiệp, do đó ảnh hưởng đến khả năng sinh lợitương đối của nông nghiệp và các khu vực tài nguyên khác Chúng là một yếu tố trong

Trang 36

việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên như là một nhập lượng của công nghiệp, chúngảnh hưởng đến mức độ sử dụng nhân lực trong công nghiệp và sau đó là số lao độngthặng dư ở nông thôn, những người tạo nên áp lực lên tài nguyên thiên nhiên Chúngcũng đóng vai trò xác định mức ô nhiễm công nghiệp

- Tỷ giá mậu dịch của nông nghiệp ở hầu hết các quốc gia đang phát triển đã bịgiảm xuống theo thời gian vì các quốc gia này đã bảo vệ công nghiệp thông qua thuếnhập khẩu và khuyến khích đầu tư Tỷ giá mậu dịch bất lợi cho nông nghiệp có vẻ nhưgiúp cho giảm áp lực lên tài nguyên thiên nhiên vì nông nghiệp càng ít sinh lời thìngười ta sẽ bớt tận dụng và mở rộng đất đai và nguồn nước cũng như bớt sử dụng hoáchất nông nghiệp Tuy nhiên giả thiết này không chính xác vì trong các nền kinh tế laođộng dồi dào và chủ yếu chỉ dựa vào lao động để sử dụng đa số lực lượng lao động.Mặt khác, khả năng thu hút được nhiều lao động từ nông nghiệp vào công nghiệp rấthạn chế do những đặc tính của các ngành công nghiệp Khi thu nhập của nông dân bịgiảm sút tương đối so với lao động công nghiệp, họ phải tìm kiếm các nguồn thu nhậpkhác để bổ sung Các nguồn tài nguyên thiên nhiên tự do sử dụng như rừng và đấtrừng, vùng đánh cá, vùng hầm mỏ… là những nguồn việc làm và thu nhập bổ sung dễkiếm nhất Khả năng sinh lời của nông nghiệp bị suy giảm như là kết quả của sự bảo

hộ công nghiệp còn làm giảm đi các khuyến khích đầu tư cho phát triển đất nông trại

và bảo vệ đất, vì đầu tư này đem lại lợi nhuận thấp và cũng vì tiền tiết kiệm quá hạnchế

- Cho đến nay việc cân nhắc về môi trường đóng vai trò rất nhỏ trong việc hìnhthành và thực hiện các chính sách công nghiệp và thương mại, một phần vì đã không

có mối tương quan rõ ràng và một phần do những người đưa ra quyết định đã đưa ranhững thay đổi chính sách để đối phó với khủng hoảng hoặc áp lực chính trị tức thời

mà không quan tâm về hậu quả lâu dài

- Phát triển công nghiệp ở các vùng nông thôn được coi là một chính sách thựcdụng để tạo ra những cơ hội về việc làm ngoài nông nghịêp như là một cách giảm áplực lên tài nguyên thiên nhiên Để thành công, việc đẩy mạnh các ngành công nghiệpnông thôn phải xây dựng trên những đặc trưng cơ bản của khu vực nông thôn như sẵnnguyên vật liệu, cung ứng lao động theo mùa và sự phân tán thị trường Trọng tâmphải đặt vào việc phục hồi môi trường cạnh tranh giữa các khu vực nông thôn và thànhthị bằng cách cải thiện cơ sở hạ tầng, cung cấp tín dụng với lãi suất cạnh tranh, hỗ trợ

kỹ thuật và thông tin thị trường và hỗ trợ phát triển kỹ năng

Trang 37

- Ba chính sách công nghiệp khác cũng cần phải được xem xét lại dưới ánhsáng của chi phí môi trường là: (1) phụ cấp khấu hao, giảm thuế và miễn thuế quan đốivới các loại thiết bị và nguyên liệu có thể là nguồn ô nhiễm quan trọng; (2) trợ giánăng lượng có thể sẽ ưu đãi các nguồn năng lượng gây ô nhiễm nhiều hơn là cácnguồn năng lượng ít gây ô nhiễm; (3) tiêu chuẩn xét duyệt đầu tư trực tiếp nước ngoàicần phải được sàng lọc trước dựa vào hồ sơ lý lịch của các công ty về hoạt động của

họ ở nơi khác sẽ có hiệu quả hơn là đánh giá các tác động môi trường sau khi sự việc

đã xảy ra

2.4.3 Các thất bại chính sách liên quan đến dự án

- Dự án công cộng là một công cụ can thiệp có hiệu quả của chính quyền nhằmgiảm bớt những thất bại của thị trường bằng cách cung cấp những hàng hoá công cộngnhư đường xá, tiện ích và công viên Tuy nhiên nếu sử dụng không hợp lý, chúng cóthể trở thành nguyên nhân chính của sự biến dạng thị trường

- Các dự án cơ sở hạ tầng như đường xá, hay hệ thống thuỷ lợi, hồ đập cónhững ảnh hưởng về môi trường sâu rộng hơn nhiều chứ không chỉ là những xáo trộnvật chất của môi trường tự nhiên Chẳng hạn tác động về môi trường của một conđường xuyên qua rừng Amazon đã chứng minh rằng một dự án hàng triệu USD vớidanh nghĩa phát triển quốc gia đã dẫn đến mức xâm lấn và phá rừng chưa từng có màmang lại chẳng bao nhiêu lợi ích bền vững về kinh tế

- Các dự án công cộng thường được biện minh về mặt kinh tế bằng cách phântích lợi ích-chi phí, mà về mặt nguyên tắc phải được xem xét đầy đủ mọi lợi ích và chiphí xã hội Các biến dạng hoặc những thiên vị dẫn đến dự án chống lại sự sử dụng hữuhiệu tài nguyên, chất lượng môi trường và phát triển bền vững có thể nảy sinh donhững lý do sau: (1) Dự án được lựa chọn căn cứ vào bản đánh giá tài chính hoặc phântích kinh tế hạn hẹp; (2) Lợi ích và chi phí xã hội được xác định quá hẹp theo thời gian

và không gian (loại trừ yếu tố ngoại ứng và ảnh hưởng dài hạn); (3) Ảnh hưởng đếnmôi trường không được tiên liệu vào giai đoạn thiết kế dự án; (4) Chi phí môi trường

dù có được tiên liệu và coi trọng nhưng khó đo lường và định giá chúng; (5) Sử dụngsuất chiết khấu xã hội qúa cao; (6) Tình trạng bồi hoàn những thay đổi do dự án đốivới môi trường không được xử lý thích đáng hoặc bị bỏ qua

2.4.4 Những thất bại của chính sách kinh tế vĩ mô

Các chính sách về tài chính, tiền tệ và ngoại hối cũng có tác dụng mạnh mẽ vàocách phân bố và sử dụng tài nguyên hơn là các chính sách kinh tế vi mô và khu vực

Trang 38

- Lãi suất là một thông số quan trọng của kinh tế vĩ mô có những ảnh hưởng vềmặt vi mô đối với phân bố tài nguyên bởi vì nó nối liền hiện tại với tương lai Lãi suất(hoặc suất chiết khấu) càng cao thì chi phí chờ đợi càng cao, tốc độ làm cạn kiệt tàinguyên càng nhanh và mức đầu tư vào việc bảo tồn tài nguyên càng thấp Sự tự do hoáthị trường vốn rất quan trọng trong việc cải thiện đất đai, đầu tư tái tạo rừng, bảo vệ tàinguyên, thâm canh nông nghiệp và phát triển công nghiệp ở nông thôn.

- Vì hầu hết các loại hàng hoá dựa vào tài nguyên được sản xuất tại các nướcđang phát triển là hàng có thể bán trên thị trường quốc tế Tỷ giá hối đoái cao và thuếxuất khẩu sẽ không khuyến khích xuất khẩu mà lại khuyến khích nhập khẩu các hànghoá dựa vào tài nguyên, do đó làm giảm đi áp lực lên nguồn tài nguyên trong nước

- Tuy nhiên, thật không thực tế nếu hy vọng rằng các chính sách kinh tế vĩ môphải được thiết lập thật phù hợp để đáp ứng mục tiêu môi trường trong khi có quánhiều yếu tố quan trọng hơn cần xem xét như tăng trưởng và quản lý kinh tế vĩ mô.Điều mà chúng ta mong đợi là những ảnh hưởng về môi trường phần nào được đưavào xem xét khi các chính sách này hình thành và được thực hiện Sự cán thiệp củachính sách kinh tế vĩ mô có thể nhiều hay ít tuỳ những ảnh hưởng của chúng đối vớimôi trường Cuối cùng, có thể đưa ra các điều khoản dự phòng để làm giảm nhẹ nhữngtác động tiêu cực về môi trường của những chính sách mà không thể nào làm giảmxuống đủ để hạ thấp chi phí môi trường đến mức có thể chấp nhận được

2.5 Những hàm ý về kiểm soát suy thoái môi trường thông qua cải cách chính sách

Cải cách chính sách chỉ là việc cơ cấu lại những can thiệp của chính phủ vàchuyển chúng từ thất bại về chính sách sang thành công về chính sách Việc phân tích

về suy thoái môi trường cho thấy nguyên nhân căn bản của tình trạng cạn kiệt tàinguyên thiên nhiên và môi trường: sự biến dạng chính sách và những thất bại thịtrường và sự thất bại tất yếu của việc đầu tư không đúng mức vào phát triển nhân lực

và các loại công ăn việc làm khác Những nguyên nhân căn bản này cho thấy, muốncho tiến trình phát triển bền vững thành công một sự cải cách chính sách toàn diện cầnphải có 5 yếu tố:

(1) Phải loại bỏ hoặc ít nhất cũng giảm đi những biến dạng chính sách đã tạođiều kiện cho những hoạt động không lành mạnh về môi trường, phân biệt đối xửchống lại người nghèo, hạ thấp hiệu quả kinh tế và gây lãng phí cho ngân sách

Trang 39

Hình 2.3 Những thành công và thất bại về chính sách và thị trường trong việc đối phó với sự gia

tăng khan hiếm tài nguyên và suy thoái môi trường

Thành công về mặt chính sách

là việc sửa chữa thất bại của

thị trường thông qua:

- Quyền sở hữu được đảm bảo

- Nhượng quyền khai thác lâu

- Trợ giá cho ngoại ứng tích cực

- Đánh thuế vào tiền tô

Thất bại về chính sách là việc biến dạng của thị trường thông qua :

- Trợ gía vốn

- Mức lãi suất cao

- Trợ gía thuốc trừ sâu

- Trợ giá năng lượng

- Tài nguyên trở nên ngày càng khan hiếm

- Sự suy thoái môi trường tăng lên

Thị trường thành công khi:

- Quyền sở hữu được đảm bảo

- Không có yếu tố ngoại ứng

- Không có tài nguyên nào không

được định giá

- Không có hàng hoá công cộng

- Thị trường có tính cạnh tranh

- Chi phí giao dịch thấp

- Không có thị trường thiển cận

Thị trường thất bại khi:

- Có rất nhiều nguồn TN tự do sử dụng

- Nhiều tài nguyên không được định giá

- Nhiều yếu tố ngoại ứng

- Có nhiều hàng hoá công cộng

- Thị trường độc quyền

- Chi phí giao dịch cao

- Thị trường thiển cận

Với sự thành công thị trường và chính sách:

- Giá gia tăng phản ánh sự khan hiếm tài nguyên

gia tăng

- Chất thải giảm bớt

- Hiệu năng được cải tiến

- Gia tăng sự thay thế

- Gia tăng nỗ lực bảo tồn

- Đầu tư vào công nghệ phát triển nguồn tài

nguyên mới và chất thay thế

Với sự thất bại về thị trường và chính sách:

- Giá cả (nếu có) không phản ánh đúng sự khan hiếm tài nguyên gia tăng

- Sử dụng hoang phí TN vẫn tiếp tục

- Hiệu năng thấp

- Chất thay thế ít độc hại có sẵn không được sử dụng

- Không có động cơ khuyến khích bảo tồn

- Không đầu tư vào công nghệ phát triển chất thay thế

Sự phát triển bền vững:

- Kinh tế tăng trưởng

- Sự nghèo khó giảm bớt

- Tăng trưởng dân số chậm lại

- Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và

môi trường

- Chất lượng cuộc sống được cải

thiện

Sự phát triển không bền vững:

- Tăng trưởng kinh tế chậm

- Tình trạng nghèo đói gia tăng

- Mức tăng trưởng nhanh về dân số

- Tài nguyên bị suy giảm

- Môi trường bị xấu đi

- Chất lượng cuộc sống đi xuống

(2) Phải sửa chữa hoặc ít nhất cũng làm giảm những thất bại của thị trường nhưngoại ứng, thiếu sự đảm bảo về quyền sở hữu, thị trường không hoàn hảo hoặc vắngbóng thị trường…dẫn đến việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên, thông qua hệthống các định chế, các biện pháp khuyến khích, các quy định và các biện pháp tàichính

Trang 40

(3) Phải đầu tư vào phát triển nhân lực và công nghiệp nông thôn để cung cấp

đủ các loại công ăn việc làm cho những nhóm người thiệt thòi…để giảm bớt áp lực lênnguồn tài nguyên thiên nhiên và việc sử dụng tài nguyên như là một phương cách cuốicùng

(4) Phải áp dụng phương pháp phân tích chi phí-lợi ích đối với các dự án côngcộng bằng các cách sau: (i) đưa chúng vào khuôn khổ chính sách chung về kinh tế vĩ

mô và khu vực; (ii) xem xét mọi lợi ích và chi phí về kinh tế, xã hội và môi trường, dù

là gần hay xa, dù là số lượng hay chẩt lượng; (iii) tránh những dự án đầu tư dẫn đếnthay đổi không thể đảo ngược được về môi trường

(5) Phải xây dựng khả năng phân tích và khả năng của các định chế để thiết lập

và thực hiện các chính sách và dự án môi trường

- Mục tiêu quan trọng nhất của cải cách chính sách là tái lập mối quan hệ giữakhan hiếm tài nguyên và giá cả tài nguyên, vốn đã bị làm hỏng bởi một loạt các biệnpháp trợ giá, khuyến khích sai lầm và thị trường không sửa chữa cùng thất bại địnhchế như phát canh thiếu bảo đảm, ngư nghiệp và rừng được sử dụng tự do cũng nhưcác ngoại ứng về môi trường không được tính đến Sự tái lập này là thiết yếu cho sựquản lý tài nguyên và sự phát triển bền vững Sự tăng trưởng dân số, tăng trưởng kinh

tế và cải thiện đời sống đều đòi hỏi ngày càng tăng lên mức cầu về tài nguyên thiênnhiên và tiện nghi môi trường trong khi mức cung này ngày càng ít đi Mức cầu này,nếu không phản ánh được ở giá cả tài nguyên cao hơn hoặc nếu bị giảm đi do cácchính sách trợ giá sẽ dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên và suy thoái môitrường và cuối cùng là sự phát triển không bền vững

- Trái lại, nếu sự khan hiếm tài nguyên gia tăng được phản ánh trong giá tàinguyên nó sẽ kích thích các nỗ lực nhằm giảm mức tăng của cầu thông qua việc bảo vệtài nguyên, cải tiến hiệu năng, sử dụng nhiên vật liệu thay thế và mở rộng mức cungbằng tái sinh nguyên liệu, thăm dò, nhập khẩu và phát triển các nguyên liệu thay thế

Nó cũng sẽ khuyến khích sự thay đổi cơ cấu trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên,chuyển từ nguồn cung cấp nguyên liệu có hại và bãi đổ chất thải thành nguồn tiện íchmôi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống Chính những phản ứng này đối với giá

cả gia tăng sẽ đưa đến cả tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường thông qua việc sửdụng tài nguyên hữu hiệu hơn, tăng cường khả năng thay thế sử dụng các nguồn tàinguyên dồi dào hơn, chi phí thấp hơn

* Cải cách chính sách về rừng

Ngày đăng: 20/11/2014, 08:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.5: Liên kết kinh tế và môi trường - Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hình 1.5 Liên kết kinh tế và môi trường (Trang 6)
Hình 1.6. Cân bằng vật chất và quan hệ giữa kinh tế và môi trường - Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hình 1.6. Cân bằng vật chất và quan hệ giữa kinh tế và môi trường (Trang 7)
Hình 1.9. PPF của các nước phát triển và đang phát triển - Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hình 1.9. PPF của các nước phát triển và đang phát triển (Trang 13)
Hình 1.10. Hai viễn cảnh của PPF trong 50 năm tới - Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hình 1.10. Hai viễn cảnh của PPF trong 50 năm tới (Trang 14)
Hình 2.1. Đường cầu thị trường - Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hình 2.1. Đường cầu thị trường (Trang 15)
Hình 2.2. Đường cung thị trường - Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hình 2.2. Đường cung thị trường (Trang 16)
Hình 2.3. Cân bằng cung cầu thị trường - Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hình 2.3. Cân bằng cung cầu thị trường (Trang 17)
Hình 2.4. Thặng dư tiêu dùng - Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hình 2.4. Thặng dư tiêu dùng (Trang 19)
Hình 2.5. Thặng dư sản xuất - Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hình 2.5. Thặng dư sản xuất (Trang 21)
Hình 2.6. Lợi ích ròng xã hội - Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hình 2.6. Lợi ích ròng xã hội (Trang 22)
Hình 3.1. Các thành phần giá trị của tài nguyên môi trường - Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hình 3.1. Các thành phần giá trị của tài nguyên môi trường (Trang 49)
Bảng 3.3. Tổng giá trị kinh tế của rừng tự nhiên nhiệt đới - Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Bảng 3.3. Tổng giá trị kinh tế của rừng tự nhiên nhiệt đới (Trang 50)
Hình 3.3. WTP trong trường hợp hàm số liên tục - Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hình 3.3. WTP trong trường hợp hàm số liên tục (Trang 52)
Hình 3.4. Mối quan hệ giữa thặng dư tiêu dùng và mức bằng lòng chi trả - Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hình 3.4. Mối quan hệ giữa thặng dư tiêu dùng và mức bằng lòng chi trả (Trang 53)
Bảng 3.6. Tác động môi trường và những phương pháp đánh giá - Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Bảng 3.6. Tác động môi trường và những phương pháp đánh giá (Trang 57)
Hình 2.13. Tiêu chuẩn phát thải cho hàm thiệt hại biên phi tuyến tính - Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hình 2.13. Tiêu chuẩn phát thải cho hàm thiệt hại biên phi tuyến tính (Trang 83)
Hình 2.14. Tiêu chuẩn đồng bộ không hiệu quả khi MDC khác nhau giữa các vùng - Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hình 2.14. Tiêu chuẩn đồng bộ không hiệu quả khi MDC khác nhau giữa các vùng (Trang 84)
Bảng 2.1. Lợi ích ròng cận biên cá nhân (MNPB) - Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Bảng 2.1. Lợi ích ròng cận biên cá nhân (MNPB) (Trang 86)
Hình 2.15. Thuế Pigou đối với ngoại ứng môi trường - Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hình 2.15. Thuế Pigou đối với ngoại ứng môi trường (Trang 87)
Hình 2.16. Xác định mức phí thải tối ưu - Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hình 2.16. Xác định mức phí thải tối ưu (Trang 90)
Bảng 2.3. Các lựa chọn giảm thải và chi phí của doanh nghiệp - Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Bảng 2.3. Các lựa chọn giảm thải và chi phí của doanh nghiệp (Trang 91)
Hình 2.18. Hành vi của chủ thể gây ô nhiễm - Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hình 2.18. Hành vi của chủ thể gây ô nhiễm (Trang 92)
Hình 2.19. Thuế phát thải hiệu quả xã hội - Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hình 2.19. Thuế phát thải hiệu quả xã hội (Trang 93)
Hình 2.20. Thuế thải đạt hiệu quả chi phí vì nguyên tắc cân bằng cận biên được đảm bảo - Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hình 2.20. Thuế thải đạt hiệu quả chi phí vì nguyên tắc cân bằng cận biên được đảm bảo (Trang 94)
Hình 2.21. Động cơ khuyến khích đầu tư công nghệ kiểm soát ô nhiễm mới  dưới tác động của thuế thải - Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hình 2.21. Động cơ khuyến khích đầu tư công nghệ kiểm soát ô nhiễm mới dưới tác động của thuế thải (Trang 95)
Hình 2.22. Mức trợ cấp và hành vi của chủ thể gây ô nhiễm - Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hình 2.22. Mức trợ cấp và hành vi của chủ thể gây ô nhiễm (Trang 96)
Hình 2.23. Cung giấy phép thải - Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hình 2.23. Cung giấy phép thải (Trang 97)
Hình 2.24. Cầu giấy phép thải - Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hình 2.24. Cầu giấy phép thải (Trang 98)
Hình 2.26. TDP và thay đổi công nghệ - Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hình 2.26. TDP và thay đổi công nghệ (Trang 100)
Hình 1.2. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế-xã hội và môi trường - Giáo trình môn KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hình 1.2. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế-xã hội và môi trường (Trang 112)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w