Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 25 - 33)

9. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh

1.2.3.1. Quản lý

Theo cách tiếp cận hệ thống thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (hay đối tƣợng quản lý) nhằm tổ chức phối hợp hoạt động của con ngƣời trong các quá trình sản xuất- xã hội để đạt đƣợc mục đích đã định.

Các Mác đã lột tả bản chất quản lý là: “Nhằm thiết lập sự phối hợp giữa những công việc cá nhân và thực hiện những chức năng chung, nảy sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động của các bộ phận riêng lẻ của nó. Một ngƣời chơi vỹ cầm riêng lẻ tự điều khiển mình. Còn dàn nhạc thì cần ngƣời chỉ huy”. [20, tr.342]

Nhƣ vậy, theo Các Mác, quản lý là loại lao động sẽ điều khiển mọi quá trình lao động phát triển của xã hội.

Các nhà lý luận quốc tế nhƣ Frederich Taylor (1856- 1915)- Mỹ, Henrifayol (1841- 1925) - Pháp, Maxweber (1864- 1920)- Đức đều khẳng định: quản lý là khoa học và đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển xã hội.

Quản lý là một hoạt động thiết yếu: nó đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt đƣợc các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trƣờng mà trong đó con ngƣời có thể đạt đƣợc các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc và sự bất mãn của cá nhân ít nhất (Harolkoonz-1993).

Theo Aunabu: “Quản lý là một hệ thống XHCN, là một khoa học và một nghệ thuật tác động vào hệ thống xã hội chủ yếu là quản lý con ngƣời nhằm đạt đƣợc những mục tiêu xác định. Hệ thống đó vừa động, vừa ổn định bao gồm nhiều thành phần có tác động qua lại lẫn nhau”. [1, tr.54]

Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hƣớng của chủ thể (ngƣời quản lý, ngƣời tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tƣợng quản lý) về các mặt chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế… bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phƣơng pháp và các biện pháp cụ thể, nhằm tạo ra môi trƣờng và điều kiện cho sự phát triển của đối tƣợng”. [11, tr.97].

Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt - Hà Thế Ngữ “Quản lý là một quá trình định hƣớng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định”. [17]

Với những cách diễn đạt khác nhau, song trong các quan niệm của các nhà nghiên cứu khái niệm quản lý đều thể hiện:

Quản lý là một thuộc tính bất biến nội tại của mọi quá trình lao động xã hội. Lao động quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài ngƣời tồn tại và phát triển.

Yếu tố con ngƣời giữ vai trò trung tâm của hoạt động quản lý.

Quản lý là hoạt động đƣợc tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm ngƣời trong xã hội.

Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Chính vì vậy, trong hoạt động quản lý, ngƣời quản lý phải hết sức sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo để chỉ đạo hoạt động của tổ chức đi đến đích.

Từ đây có thể hiểu khái niệm quản lý nhƣ sau: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hƣớng đích của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt đƣợc mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trƣờng”.

* Các chức năng của quản lý:

Chức năng của quản lý là một dạng hoạt động quản lý chuyên biệt, thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định. Nhiều nhà khoa học và quản lý thực tiễn đã đƣa ra những quan điểm khác nhau về phân loại các chức năng của quản lý.

Theo truyền thông, Hayfot đƣa ra 5 chức năng quản lý: kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp, kiểm tra.

Theo quan điểm của tổ chức UNESCO, hệ thống quản lý bao gồm 8 vấn đề sau: xác định nhu cầu, thẩm định và phân tích dữ liệu, xác định mục tiêu, kế hoạch hóa (bao gồm cả phân công trách nhiệm, phân phối các nguồn lực, lập chƣơng trình hành động), triển khai công việc, điều chỉnh, đánh giá, sử dụng, liên hệ và tái xác định các vấn đề cho quá trình quản lý tiếp theo.

Theo quan điểm quản lý hiện đại, từ các hệ thống chức năng quản lý nêu trên, có thể khái quát thành 4 chức năng: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo (bao gồm cả sửa chữa, uốn nắn và phối hợp), kiểm tra (bao gồm cả thanh tra, kiểm soát và kiểm kê).

Chức năng kế hoạch: là một khâu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý. Lập kế hoạch là hoạt động nhằm thiết lập các mục tiêu cần thiết cho sự

phấn đấu của một tổ chức. Nó chỉ ra các hoạt động, các biện pháp cơ bản và các điều kiện cần thiết để thực hiện mục tiêu đó. Kế hoạch là nền tảng của quản lý, là sự quyết định lựa chọn phƣơng hƣớng hành động của một tổ chức và các bộ phận của nó phải tuân thủ theo nhằm hoàn thành các mục tiêu của tổ chức.

Chức năng tổ chức: Tổ chức là quá trình sắp xếp, phân bổ công việc, quyền hành và nguồn lực cho các thành viên của tổ chức để họ có thể đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả. Nhờ tổ chức hiệu quả mà ngƣời quản lý có thể phối hợp, điều phối nguồn lực tốt hơn. Một tổ chức hình thành phù hợp sẽ phát huy đƣợc năng lực nội tại và có ý nghĩa quyết định đến việc chuyển hóa kế hoạch thành hiện thực.

Chức năng lãnh đạo: Là quá trình nhà quản lý dùng ảnh hƣởng quyền uy của mình tác động đến con ngƣời trong tổ chức làm cho họ nhiệt tình, tự giác, nỗ lực phấn đấu để đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức. Vai trò của ngƣời lãnh đạo là phải chuyển đƣợc ý tƣởng, quyết định của mình vào nhận thức của các thành viên, hƣớng những ngƣời trong tổ chức về mục tiêu chung của đơn vị.

Chức năng kiểm tra: Kiểm tra là chức năng quan trọng của quản lý. Quản lý mà không kiểm tra thì coi nhƣ không quản lý. Nhờ có hoạt động kiểm tra mà ngƣời quản lý đánh giá đƣợc kết quả công việc, uốn nắn kịp thời những hạn chế, tồn tại. Từ đó có biện pháp phù hợp điều chỉnh kế hoạch, tổ chức lãnh đạo.

* Quản lý giáo dục:

Quản lý giáo dục là một bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý xã hội. Khoa học quản lý giáo dục xuất hiện sau so với khoa học quản lý kinh tế. Ở các nƣớc phƣơng Tây, ngƣời ta vận dụng lý luận quản lý xí nghiệp vào quản lý giáo dục (trƣờng học) và coi quản lý cơ sở giáo dục nhƣ quản lý một loại xí nghiệp đặc biệt. Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lƣợng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thƣờng xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi ngƣời; tuy nhiên,

trọng tâm vẫn là giáo dục cho thế hệ trẻ nên quản lý giáo dục đƣợc hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trƣờng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Với các cách tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đã đƣa ra các khái niệm quản lý giáo dục nhƣ sau:

Theo M.I.Kozacov: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống (từ Bộ đến trƣờng) nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục CNCS cho thế hệ trẻ, bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài hòa của họ. Trên cơ sở nhận thức và sử dụng các quy luật chung vốn có của CNXH, cũng nhƣ các quy luật khách quan của quá trình dạy học- giáo dục, của sự phát triển về thể chất và tâm lý ở trẻ, thiếu niên cũng nhƣ thanh niên” [21, tr.110].

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp các lực lƣợng xã hội nhằm thúc đẩy công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [7, tr.4].

Theo giáo sƣ Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là quản lý trƣờng học, thực hiện đƣờng lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đƣa trƣờng học vận động theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [13, tr.89]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đƣờng lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trƣờng XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đƣa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [28, tr.22]

Bằng các tiếp cận khác nhau, các tác giả đã đƣa ra các diễn đạt khác nhau về quản lý giáo dục song các khái niệm đều đi đến nội dung thống nhất: Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có kế hoạch, có hƣớng đích của chủ thể

quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu, các bộ phận của hệ thống nhằm bảo đảm cho các cơ quan trong hệ thống giáo dục vận hành tối ƣu, bảo đảm sự phát triển mở rộng cả về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng để đạt đƣợc mục tiêu giáo dục.

Nhƣ vậy quản lý giáo dục phải có chủ thể quản lý. Ở tầm vĩ mô là quản lý của nhà nƣớc mà các cơ quan trực tiếp quản lý là Bộ, Sở, Phòng Giáo dục; ở tầm vi mô là quản lý của hiệu trƣởng nhà trƣờng. Đồng thời phải có hệ thống tác động quản lý theo một nội dung, chƣơng trình kế hoạch thống nhất từ trung ƣơng đến địa phƣơng nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục trong mỗi giai đoạn cụ thể của xã hội. Phải có một lực lƣợng đông đảo những ngƣời làm công tác giáo dục cùng với hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật tƣơng ứng.

1.2.3.2. Quản lý nhà trường

Nhà trƣờng với tƣ cách là một tổ chức giáo dục ở cơ sở vừa mang tính đặc thù của giáo dục vừa mang tính xã hội, trực tiếp đào tạo giáo dục thế hệ trẻ, là tế bào chủ chốt của hệ thống giáo dục từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Do vậy, trƣờng học chính là khách thể cơ bản của mọi cấp quản lý. Hiệu trƣởng và các hoạt động của giáo viên là chủ thể quản lý trực tiếp vận hành hệ giáo dục. Xét cho cùng, quản lý hệ thống giáo dục là tất cả các cấp quản lý giáo dục đều phải có những biện pháp tác động tối ƣu nhằm đạt mục tiêu đã định. Việc quản lý trƣờng phổ thông thực chất là quản lý quá trình dạy học, tức là làm sao đƣa hoạt động từ trạng thái này sang trạng thái khác để tiến tới mục tiêu giáo dục.

Công tác quản lý trƣờng học bao gồm quản lý sự tác động qua lại giữa trƣờng học và xã hội, đồng thời quản lý hành chính nhà trƣờng. Quản lý quá trình giáo dục đào tạo trong nhà trƣờng đƣợc coi nhƣ một hệ thống bao gồm các thành tố:

Thành tố tinh thần: mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, biện pháp giáo dục. Thành tố con ngƣời: giáo viên, học sinh

Thành tố vật chất: cơ sở vật chất, các phƣơng tiện, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học.

Mục tiêu của quản lý trƣờng học chính là các chỉ tiêu cho các hoạt động của trƣờng đƣợc dự kiến trƣớc khi triển khai các hoạt động đó. Đây là một hệ thống liên quan đến nhiều cấp do tính đa dạng và phức tạp của công tác đào tạo thế hệ trẻ và mục tiêu quản lý nhà trƣờng. Kế hoạch năm học cũng là nhiệm vụ, chức năng mà tập thể cán bộ giáo viên, công nhân viên và học sinh phải thực hiện trong suốt năm học. Kết thúc năm học, nếu các mục tiêu đặt ra trong kế hoạch đƣợc thực hiện một cách trọn vẹn thì đó chính là kết quả, thành tích của nhà trƣờng đã thực hiện đƣợc trong một năm học. Nhƣ vậy, mục tiêu quản lý thực ra là cái mong muốn, cái dự kiến, cái phải thực hiện trong quá trình triển khai mọi hoạt động giáo dục của nhà trƣờng.

Theo giáo sƣ Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trƣờng là thực hiện đƣờng lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đƣa nhà trƣờng vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục”. [13, tr.89]

Còn theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trƣờng là tập hợp những tác động tối ƣu của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các cán bộ nhân viên khác nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nƣớc đầu tƣ, các lực lƣợng xã hội đóng góp và lao động xây dựng vốn tự có; hƣớng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trƣờng mà điểm hội tụ là đào tạo thế hệ trẻ; thực hiện có chất lƣợng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đƣa nhà trƣờng lên trạng thái mới”. [28, tr.55]

Theo M.I.Kozacov: “Không đòi hỏi một định nghĩa hoàn chỉnh chúng ta hiểu quản lý nhà trƣờng (công việc nhà trƣờng) là hệ thống xã hội sƣ phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có khoa học và có hƣớng vào chủ thể quản lý lên tất cả các mặt của đời sống nhà trƣờng để đảm bảo sự vận hành tối ƣu xã hội- kinh tế và tổ chức sƣ phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên”. (Cơ sở lý luận của khoa học quản lý, (1994), Trƣờng quản lý TW1 và viện khoa học giáo dục Hà Nội)

Công tác quản lý giáo dục nói chung, quản lý nhà trƣờng nói riêng gồm có quản lý các hoạt động giáo dục diễn ra trong nhà trƣờng và các quan hệ giữa nhà trƣờng với xã hội trên các nội dung sau:

- Quản lý hoạt động dạy học.

- Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức. - Quản lý hoạt động lao động sản xuất.

- Quản lý hoạt động giáo dục thể chất và vệ sinh. - Quản lý hoạt động hƣớng nghiệp, dạy nghề.

- Quản lý các hoạt động xã hội, hoạt động đoàn thể.

Ngƣời trực tiếp quản lý trƣờng học và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của trƣờng học là hiệu trƣởng và các phó hiệu trƣởng giúp việc hiệu trƣởng.

1.2.3.3. Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh

Quản lý GDPL là tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến đối tƣợng quản lý nhằm đƣa hoạt động GDPL đạt kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất. Đó chính là việc trang bị, bồi dƣỡng và nâng cao tri thức pháp luật; hình thành, tạo dựng lòng tin vào pháp luật; xây dựng thói quen vững chắc xử sự theo những đòi hỏi của pháp luật (hình thành lối sống và làm việc tuân theo pháp luật) cho các em học sinh, những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc.

Hoạt động quản lý GDPL bao gồm các bƣớc:

- Lập kế hoạch quản lý GDPL với mục tiêu, biện pháp rõ ràng, những bƣớc đi cụ thể và các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục pháp luật.

- Tổ chức thực hiện, sắp xếp con ngƣời, công việc một cách khoa học, hợp lý có tính khả thi cao, phối hợp với các lực lƣợng, các bộ phận để tạo ra các tác động thích hợp nhằm đạt hiệu quả. Ngƣời quản lý phải thông báo kế hoạch, chƣơng trình hoạt động đến các thành viên, các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên, xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, các thành viên.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)