Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 49 - 153)

9. Kết cấu của luận văn

2.1.2.Tình hình phát triển kinh tế xã hội

* Sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản

Năm 2013, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản diễn ra trong điều kiện khó khăn nhƣ: Thời tiết diễn biến bất thƣờng, trái với quy luật nhiều năm, rét

đậm, rét hại trong vụ đông, hạn hán vụ x . - . - , c .

- : Công tác trồng cây lâu năm đƣợc duy trì thƣờng xuyên, diện tích trồng cây lâu năm 1.160ha, giảm 1,6% so cùng kỳ. Toàn huyện đã trồng mới rừng tập trung theo dự án hỗ trợ đầu tƣ trồng rừng sản xuất đƣợc 20,02/20ha và 10.026 cây phân tán bằng 100% kế hoạch của tỉnh giao.

- : Diện tích nuôi trồng thuỷ sản hiện có 229,4 ha. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 229,1ha so với cùng kỳ tăng 3,26 ha, tăng chủ yếu thuộc xã Hoàng Lâu, do cải tạo Đầm Nhị Hoàng có diện tích sản xuất 2 vụ lúa bấp bênh thành 1 lúa 1 cá. Sản lƣợng cá thu hoạch trên diện tích nuôi trồng đạt 385,6 tấn. - Công tác xây dựng NTM: - . - - , .

-

-

. Hàng hoá đáp ứng nhu

cầu sản xuất tiêu dùng.

(Nguồn- theo báo cáo kết quả kinh tế xã hội năm 2013 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2014)

Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011- 2020 và định hƣớng đến năm 2030 đã đƣợc trình Thủ tƣớng Chính phủ xem xét phê duyệt, cụ thể nhƣ sau:

- Đến năm 2015, xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp. Đến năm 2020 Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và cả nƣớc. Nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân, bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh; Để trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ 21. Theo Nghị quyết số 15/2010/NQ-HĐND ngày 30/08/2010 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XIV kỳ họp thứ 20. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (tăng trƣởng GDP) của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2011- 2015 từ 14-15%/năm. Cơ cấu kinh tế: Phấn đấu đến năm 2015 tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 61-62%, dịch vụ chiếm khoảng 31-32%, nông lâm thủy sản khoảng 6,5-7%. Đến 2020, tỷ trọng dịch vụ dự báo là trên 37%, Nông - Lâm - Thuỷ sản từ 3-4%, CN-XD từ 58-60%). Hiện tại Tam Dƣơng là địa phƣơng thuộc nhóm các huyện chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp, mới đạt đƣợc 2/3 mức bình quân chung của toàn tỉnh.

Cùng với đô thị hoá, quá trình CNH-HĐH nền kinh tế diễn ra trên địa bàn huyện với tốc độ ngày càng nhanh. Những thay đổi về không gian kinh tế xã hội, do quá trình CNH- HĐH trên địa bàn tỉnh nhƣ việc xây dựng phát triển đô thị Vĩnh Phúc và xây các tuyến đƣờng cao tốc, các khu công nghiệp tập trung cũng ảnh hƣởng quan trọng đến huyện. Quá trình CNH- HĐH có tác động mạnh đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi tỷ trọng của các khu

vực kinh tế trong giá trị sản xuất của huyện. Thúc đẩy sản xuất, giao lƣu hàng hoá, mở rộng dịch vụ, nâng cao đời sống nhân dân, tăng cƣờng năng lực quản lý của các cấp chính quyền. Trong đó huyện Tam Dƣơng đƣợc xác định là một trong những huyện trọng điểm về phát triển công nghiệp, thị trấn Hợp Hòa- trung tâm huyện là đô thị vệ tinh trong tổng thể thành phố Vĩnh Phúc; khu liên hợp thể thao tỉnh Vĩnh Phúc nằm trên địa bàn xã Kim Long (thuộc huyện Tam Dƣơng) với quy mô lớn, hiện đại; khu đô thị Đại học tỉnh Vĩnh Phúc quy hoạch khu vực trung tâm và phần lớn diện tích nằm trên địa bàn huyện, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn.

(Nguồn- Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030)

Từ vị trí quan trọng nhƣ vậy. Sau 15 năm tái lập (01/9/1998-01/92013), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện đã nỗ lực vƣợt qua khó khăn, giành nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Tốc độ tăng giá trị sản xuất những năm đầu tái lập bình quân chỉ đạt 6,5%, giai đoạn 2005- 2010 bình quân đạt 23,24%. Năm 2012, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 11,2%, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 80 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu ngƣời 23 triệu đồng/ngƣời.

Tỷ trọng công nghiệp- xây dựng chiếm gần 50% trong cơ cấu kinh tế. Đến nay, trên địa bàn có 2 khu công nghiệp đƣợc quy hoạch với quy mô 1.450ha; riêng cụm kinh tế - xã hội Hợp Thịnh (huyện Tam Dƣơng) đã thu hút trên 30 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội có nhiều khởi sắc. Toàn huyện có 27/51 trƣờng học đƣợc công nhận trƣờng chuẩn quốc gia; 100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 và bình quân có 3,7 bác sĩ/1 vạn dân. Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2012 giảm còn 6,84%, bình quân hàng năm có hơn 3.000 lao động tìm đƣợc việc làm.

an ninh, quốc phòng trên địa bà . An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ; công tác nội chính, cải cách

tƣ pháp, phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí có nhiều chuyển biến tích cực góp phần rất quan trọng trọng việc ổn định chính trị, tạo môi trƣờng thuận lợi để phát triển kinh tế.

Công tác xây dựng Đảng, chính quyền và vận động quần chúng nhân dân đƣợc các cấp ủy đặc biệt chú trọng. Với phƣơng châm xây dựng Đảng mạnh về tƣ tƣởng, chính trị và tổ chức, tạo sự thống nhất cao trong Đảng, đồng thuận trong xã hội. Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng, không ngừng đổi mới hình thức và phƣơng pháp hoạt động nhằm tăng cƣờng quyền làm chủ của cơ sở và các tầng lớp nhân dân.

Chính quyền các cấp của huyện Tam Dƣơng đƣợc củng cố vững chắc. Các tổ chức đoàn thể đƣợc tăng cƣờng củng cố phát huy đƣợc vai trò của mình trong khối đoàn kết dân tộc. huyện Tam Dƣơng đã đƣợc nhà nƣớc tặng “Huân chương lao động hạng nhì”.

2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục huyện Tam Dương

Hệ thống giáo dục quốc dân đƣợc củng cố và phát triển, quy mô phát triển đi vào ổn định. Toàn huyện có 16 trƣờng mầm non, 17 trƣờng tiểu học, 14 trƣờng THCS, 3 trƣờng THPT, 1 Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, 1 trung tâm hƣớng nghiệp, 1 trung tâm bồi dƣỡng chính trị đã đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập. Số trƣờng đạt chuẩn quốc gia tính đến năm học 2012- 2013 có: 27/51 trƣờng đạt chuẩn quốc gia (6/16 trƣờng mầm non, 15/17 trƣờng tiểu học và 5/14 trƣờng TH và 1/3 trƣờng THPT).

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong các trƣờng học cơ bản đủ về số lƣợng, cơ cấu giáo viên trong ngành tƣơng đối đồng bộ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất chính trị ngày đƣợc nâng cao. Tỷ lệ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ở mầm non là 72,19%, trên chuẩn 0,3%; Tiểu học 97,2%, trên chuẩn là 24,7%; THCS 97,3%, trên chuẩn là 31,5%; THPT 100%, trên chuẩn 8,5%. Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm, thực hiện chƣơng

trình đổi mới sách giáo khoa đạt kết quả tốt, công tác khuyến học tiếp tục đƣợc duy trì. Công tác xã hội hoá giáo dục đƣợc coi trọng, 100% các xã, thị trấn đã thành lập đƣợc trung tâm học tập cộng đồng đi vào hoạt động có hiệu quả. Duy trì và nâng cao chất lƣợng dạy bổ túc văn hoá và dạy nghề cho học sinh tại Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên. Thực hiện công bằng trong giáo dục, dân chủ trong các trƣờng đƣợc thực hiện ngày một tốt hơn.

2.1.3.1. Quy mô phát triển

Bảng 2.1. Thống kê số trƣờng, lớp, học sinh khối THPT

Năm học THPT Tam Dƣơng THPT Tam Dƣơng II THPT Trần Hƣng Đạo SL GV Số lớp Số HS SL GV Số lớp Số HS SL GV Số lớp Số HS 2011-2012 77 33 1422 44 18 670 43 19 687 2012-2013 65 33 1313 46 18 622 40 19 711 2013-2014 64 32 1208 45 18 612 35 19 630

(Nguồn từ báo cáo tổng kết năm học của 3 trường THPT)

Qua bảng 2.1 chúng ta thấy quy mô phát triển giáo dục bậc THPT ở huyện Tam Dƣơng tƣơng đối ổn định.

2.1.3.2. Về chất lượng giáo dục

Bảng 2.2. Báo cáo thống kê chất lƣợng toàn diện khối THPT huyện Tam Dƣơng - tỉnh Vĩnh Phúc

STT Năm học Tổng số

Hạnh kiểm Học lực

Tốt Khá Tb Yếu Giỏi Khá Tb Yếu

1 2011-2012 2799 1954 571 239 15 80 1258 1312 129

2 2012-2013 2646 1836 633 144 6 77 1208 1253 108

3 2013-2014 2450 1773 546 119 12 76 1266 1068 40

(Nguồn từ báo cáo tổng kết năm học của 3 trường THPT)

Kết quả xếp loại cho thấy tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm Tốt, Khá đều ở mức cao, tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu ở mức thấp. Xếp loại học lực từ trung bình trở lên luôn trên 95.4 %; học lực yếu giảm.

2.1.3.3. Cơ sở vật chất các trường

Về sơ sở vật chất trƣờng lớp ngày càng đƣợc xây dựng theo hƣớng hiện đại, kiên cố. Lớp học đƣợc xây dựng theo tiêu chuẩn đủ ánh sáng, sạch, đẹp. Khuôn viên trƣờng học tu bổ tạo nên cảnh quan sƣ phạm khang trang. Việc đầu tƣ thiết bị dạy học, sách giáo khoa đƣợc thực hiện theo chƣơng trình thay sách giáo khoa của Bộ giáo dục và Đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Song hệ thống các phòng chức năng, thiết bị phục vụ cho dạy và học còn thiếu.

* Dự báo quy mô phát triển giáo dục đào tạo Tam Dƣơng đến 2015, 2020 và sau 2020. Toàn huyện có khoảng 58 trƣờng (17 trƣờng mầm non với quy mô khoảng 5000-6000 trẻ, 18 trƣờng tiểu học với 10.000 học sinh; 15 trƣờng tiểu học cơ sở với 8.000- 9.000 học sinh, 3 trƣờng trung học phổ thông với 4.000 học sinh. Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, trung tâm hƣớng nghiệp, trung tâm bồi dƣỡng chính trị và trƣờng Đại học dân lập Trƣng Vƣơng đi vào hoạt động tuyển sinh từ 1.500 đến 2.000 sinh viên/năm.

Giữ vững và nâng cao đƣợc chất lƣợng giáo dục đào tạo một cách toàn diện trên địa bàn huyện. Đến năm 2015 có 75% trẻ em đến nhà trẻ, 95% số học sinh đến lớp mẫu giáo; 100% số lớp học mầm non đạt chuẩn về chất lƣợng theo qui định, 100% trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 3 trƣờng đạt chuẩn quốc gia mức độ II.

Duy trì và nâng cao chất lƣợng phổ cập giáo dục tiểu học. Thực hiện chủ trƣơng của tỉnh về phổ cấp giáo dục THCS và trung học phổ thông trên địa bàn huyện.

Từng bƣớc hoàn thiện các tiêu chí về giáo dục để đến năm 2015 có 100% trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia trong đó có 30% trƣờng đạt chuẩn quốc gia mức độ II, 100% trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức II. Phấn đấu có 75% trƣờng trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia. Đến 2020 có 100% các trƣờng học đạt chuẩn quốc gia ở mức cao nhất.

Đầu tƣ hoàn chỉnh cơ sở vật chất cho hệ thống trƣờng học đều đƣợc kiên cố hóa. Tạo đủ điều kiện về diện tích trang thiết bị dạy học thực hành, thí

nghiệm cho phép 100% số học sinh học tập và thực hiện các hoạt động 2 buổi/ngày tại trƣờng. Hầu hết các học sinh đƣợc học tin học và ngoại ngữ theo nhu cầu cơ bản. 100% số giáo viên đạt chuẩn theo quy định hiện hành. Đến năm 2020: duy trì và phát triển hệ thống các trƣờng chuẩn, 100% các trƣờng THPT, mầm non và tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ II.

Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên, phấn đấu có 100% số giáo viên đạt chuẩn, trong đó có trên 50% đạt trên chuẩn.

Khai thác có hiệu quả các trung tâm bồi dƣỡng, dạy nghề trên địa bàn huyện nhƣ: Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, Trung tâm bồi dƣỡng chính trị, Trung tâm hƣớng nghiệp nhằm đào tạo và cung cấp lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề đáp ứng đƣợc yêu cầu của doanh nghiệp sử dụng lao động trên địa bàn.

Quy hoạch khu giáo dục - đào tạo, các trƣờng cao đẳng, đại học ở khu vực thuộc địa phận xã Kim Long; tập trung hoàn thành đầu tƣ, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, giảng đƣờng, ký túc xá để nhanh chóng đi vào khai thác tuyển sinh đào tạo.

Có chính sách hỗ trợ trẻ em các xã khó khăn và trẻ em thuộc gia đình chính sách, neo đơn đƣợc theo học trong các trƣờng học trong địa bàn huyện. Phối hợp với tỉnh, tăng cƣờng mối liên kết, tạo điều kiện cho lao động trong huyện đƣợc đào tạo, đào tạo lại, học nghề. Thực hiện chủ trƣơng của tỉnh là hình thành tại huyện Tam Dƣơng một trung tâm dạy nghề có chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu học nghề cho ngƣời lao động. Khuyến khích phát triển các cơ sở dạy nghề tƣ nhân, từ các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và khuyến khích, hỗ trợ truyền nghề truyền thống trong nhân dân, nhằm thực hiện mục tiêu có 40-45% lao động đƣợc đào tạo giai đoạn (2011- 2015) và 50- 60% lao động qua đào tạo giai đoạn (2016- 2020), 75% (2021- 2030).

(Trích báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030)

2.2. Thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.1. Tình hình thanh thiếu niên VPPL

Tam Dƣơng là huyện nằm ở khu vực trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc. Là đơn vị hành chính của tỉnh có địa thế chuyển tiếp giữa đồng bằng trung du và miền núi; nằm trên trục phát triển quan trọng, kết nối Sơn Dƣơng - Tam Đảo - Việt Trì - Vĩnh Yên - Phúc Yên và thủ đô Hà Nội, trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của tỉnh, Đảng bộ và nhân dân huyện Tam Dƣơng đã nỗ lực phấn đấu để phát triển kinh tế- xã hội, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo kỷ cƣơng nề nếp. Tuy nhiên, trong thời gian qua, bên cạnh những ảnh hƣởng tích cực của đời sống xã hội, những tác động mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống ngƣời dân trong huyện, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh THPT. Các tai tệ nạn xã hội nhƣ văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực trên mạng Internet, nạn mại dâm, cờ bạc, ma túy... đã lôi cuốn nhiều thanh thiếu niên trong đó có cả học sinh phổ thông, một số học sinh đã trốn học, thậm chí bỏ học đi lang thanh lêu lổng, đua đòi bạn bè tụ tập thành các nhóm thực hiện các hành vi VPPL nhƣ gây rối trật tự công cộng, trộm cắp...

Theo Báo cáo tổng kết của Công an huyện Tam Dƣơng từ năm 2010 đến 2012 trên địa bàn huyện đã có 31 thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, gây ra 46 vụ. Trong đó, truy tố 5 vụ là 11 đối tƣợng, đƣa đi giáo dƣỡng 8 thanh thiếu niên, giáo dục tại địa phƣơng 7, số còn lại xử lý hành chính, giao cho các đoàn thể, gia đình và nhà trƣờng quản lý. Trong thời gian những năm gần đây, tình hình VPPL của thanh thiếu niên vẫn tiếp tục gia tăng cụ thể trong 6 tháng đầu năm năm 2013 trong huyện đã có 7 thanh thiếu niên gây ra 4 vụ phạm pháp với các tội danh: Trộm cắp tài sản, cố ý gây thƣơng tích, đánh bạc, phá hoại cảnh quan môi trƣờng. Căn cứ vào các mức độ vi phạm khác nhau Công an huyện đã xử lý hành chính 4, giáo dục tại địa phƣơng 3.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 49 - 153)