Quản lý giáo dục pháp luật theo các chức năng quản lý

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 40 - 153)

9. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Quản lý giáo dục pháp luật theo các chức năng quản lý

Quản lý GDPL là tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới đối tƣợng quản lý nhằm đƣa hoạt động GDPL đạt kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất. Đó chính là việc trang bị, bồi dƣỡng và nâng cao tri thức pháp luật; hình thành, tạo dựng lòng tin vào pháp luật; xây dựng thói quen vững chắc xử sự theo những đòi hỏi của pháp luật cho các em học sinh, những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc.

Hoạt động quản lý GDPL bao gồm các bƣớc:

- Lập kế hoạch quản lý GDPL với mục tiêu, biện pháp rõ ràng, những bƣớc đi cụ thể và các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu GDPL.

- Tổ chức thực hiện, sắp xếp con ngƣời, công việc một cách khoa học, hợp lý có tính khả thi cao, phối hợp với các lực lƣợng, các bộ phận để tạo ra các tác động thích hợp nhằm đạt hiệu quả. Ngƣời quản lý phải thông báo kế hoạch, chƣơng trình GDPL đến các thành viên, các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên, xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, các thành viên.

- Xác lập quyền chỉ huy, điều hành của ngƣời lãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lý, huy động mọi lực lƣợng thực hiện kế hoạch và điều hành mọi hoạt động diễn ra theo một trật tự nhất định.

- Kiểm tra công việc diễn ra ở mọi giai đoạn trong quá trình quản lý nhằm vào việc đánh giá tiến độ, nhịp độ của quá trình quản lý so với kế hoạch, xác định mục tiêu đạt đƣợc so với mục tiêu đề ra. Phát hiện sai sót, khuyết điểm cần khắc phục đồng thời phát hiện những vấn đề mới nảy sinh tìm biện

pháp giải quyết; rút ra bài học kinh nghiệm cho quá trình quản lý sau đạt kết quả hơn.

1.4.2. Hiệu trưởng trường THPT trong việc quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh

Trong nhà trƣờng, Hiệu trƣởng là ngƣời do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trƣớc nhà nƣớc, trƣớc nhân dân và cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động giáo dục của nhà trƣờng. Là ngƣời thay mặt Nhà nƣớc điều hành toàn bộ bộ máy và thực hiện đồng bộ các nội dung định hƣớng phát triển giáo dục đào tạo trong sự vận hành chung của hệ thống giáo dục quốc dân. Năng lực (bao gồm cả phẩm chất đạo đức và năng lực quản lý) của Hiệu trƣởng có ý nghĩa quyết định hiệu quả của quá trình quản lý và sự phát triển nhà trƣờng.

Theo Uxinxiki: “Hiệu trƣởng là nhà giáo dục chủ chốt trong nhà trƣờng, giáo dục học sinh thông qua các giáo viên, làm thầy giáo các giáo viên, dạy cho họ khoa học và nghệ thuật giáo dục. “Chính vì vậy, Hiệu trƣởng phải là ngƣời có phẩm chất đạo đức chính trị tốt, có chuyên môn vững vàng, năng động, sáng tạo, mềm dẻo, linh hoạt trong giao tiếp và trong công tác quản lý. Ngƣời Hiệu trƣởng phải tự xây dựng cho mình phong cách lãnh đạo dân chủ, quyết đoán, có hiệu quả. Ngƣời Hiệu trƣởng là linh hồn, là trung tâm của sự đoàn kết nhất trí của tập thể sƣ phạm đồng thời phải biết phát huy tài năng, trí tuệ sức lực của toàn thể cán bộ giáo viên vào sự nghiệp giáo dục của nhà trƣờng.

Ngƣời Hiệu trƣởng có vai trò quan trọng trong hoạt động GDPL cho học sinh, là ngƣời trực tiếp lập kế hoạch quản lý, tổ chức chỉ đạo GDPL. Hiệu trƣởng chủ động tổ chức phối hợp các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng để GDPL cho học sinh. Hiệu trƣởng phải thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá quá trình GDPL cho học sinh và trực tiếp giáo dục học sinh, đặc biệt giáo dục học sinh cá biệt. Trong cuốn “Trái tim tôi đang dâng hiến cho trẻ” Uxinxiki

có viết: “Nếu Hiệu trƣởng chỉ dạy cách giáo dục mà không trực tiếp tiếp xúc với học sinh thì ông ta không còn là nhà giáo dục nữa, thiếu sự tiếp xúc trực tiếp với học sinh, Hiệu trƣởng sẽ mất đi cái phẩm chất quan trọng nhất của nhà sƣ phạm là năng lực tiếp xúc với tâm hồn trẻ.”

1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh THPT

1.4.3.1. Các yếu tố khách quan

* Nội dung chương trình

Chƣơng trình giáo dục pháp luật còn dàn trải, nặng về phổ biến các quy định của pháp luật, chƣa chú trọng đến việc hƣớng học sinh rèn luyện kỹ năng ứng xử, kỹ năng vận dụng pháp luật vào để giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống.

* Cơ chế chính sách

Ngân sách dành cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hết sức khó khăn. Hiện nay trong các nhà trƣờng chƣa bố trí kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật trong trƣờng học thành khoản riêng để chủ động trong hoạt động. Hiệu quả sử dụng tủ sách pháp luật trong nhà trƣờng còn thấp.

* Trình độ giáo viên

Việc giảng dạy pháp luật trong các trƣờng đại học, cao đẳng không chuyên luật chƣa thống nhất. Pháp luật đại cƣơng chỉ là môn học bắt buộc đối với một số ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, mà không phải là môn học chung, thống nhất bắt buộc đối với tất cả các ngành. Trong chƣơng trình đào tạo đại học của nhiều ngành vẫn chƣa có môn pháp luật đại cƣơng. Việc này dẫn đến một lỗ hổng trong đào tạo. Do đó, nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học chƣa đƣợc trang bị kiến thức đại cƣơng về nhà nƣớc và pháp luật trong đó có sinh viên các trƣờng Sƣ phạm. Bên cạnh đó chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức về pháp luật cho giáo viên chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Vì vậy, trình độ và phƣơng pháp giảng dạy nội dung giáo dục pháp luật của giáo viên còn hạn chế.

1.4.3.2. Các yếu tố chủ quan

* Gia đình

Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trƣờng giáo dục đầu tiên của mỗi con ngƣời. Gia đình còn là mảnh đất đầu tiên cho nhân cách nảy mầm và phát triển, là cội nguồn của những tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời của mỗi con ngƣời. Trong gia đình, ông bà, cha mẹ, anh chị là tấm gƣơng sáng để các em học tập, làm theo: “Không có gì tác động lên tâm hồn non trẻ bằng quyền lực của sự làm gƣơng. Còn giữa muôn vàn tấm gƣơng, không có tấm gƣơng nào gây ấn tƣợng sâu sắc, bền chặt bằng tấm gƣơng của bố mẹ và thầy cô giáo” (Ni-vi-cốp). Xã hội càng phát triển thì gia đình càng trở thành pháo đài quan trọng, bền vững cho sự hình thành và phát triển tiềm năng của thế hệ tƣơng lai.

Chính vì vậy, bên cạnh chức năng duy trì nòi giống, phát triển kinh tế đảm bảo cuộc sống, gia đình còn có chức năng rất quan trọng là nuôi dạy, chăm sóc, giáo dục, xây dựng và bồi dƣỡng nhân cách, hoàn thiện đời sống tâm hồn, tình cảm của mỗi ngƣời. Gia đình là trƣờng học đầu tiên, ngƣời cha, ngƣời mẹ là những thầy giáo đầu tiên và suốt đời của mỗi ngƣời. Giáo dục con cái không chỉ thuần túy là tình cảm của cha mẹ mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ công dân của những ngƣời làm cha làm mẹ. Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình đã ghi: “Cha mẹ có nghĩa vụ thƣơng yêu, nuôi dƣỡng, giáo dục con, chăm lo đến sự phát triển lành mạnh của con về thể chất, trí tuệ, đạo đức… Cha mẹ phải làm gƣơng tốt cho con về mọi mặt và phối hợp chặt chẽ với nhà trƣờng và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con”. Điều 24 trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ghi: “Cha mẹ, ngƣời giám hộ là ngƣời trƣớc tiên chịu trách nhiệm về việc chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ em, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em… Cha mẹ, ngƣời giám hộ, các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình phải gƣơng mẫu về mọi mặt để cho trẻ em noi theo; có trách nhiệm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, tạo môi trƣờng lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em”.

Nhƣ vậy, gia đình là một lực lƣợng giáo dục không thể thiếu đƣợc trong quá trình giáo dục học sinh nói chung, GDPL nói riêng. Giáo dục gia đình có vai

trò hết sức quan trọng và ảnh hƣởng sâu sắc đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, giúp trẻ tiếp thu có hiệu quả sự giáo dục của nhà trƣờng, giáo dục của xã hội trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Chính vì vậy, gia đình phải là một môi trƣờng chuẩn mực “ấm no, hạnh phúc, bình đẳng, hòa thuận”, các bậc cha mẹ phải thƣờng xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà trƣờng để kịp thời giáo dục con cái.

* Nhà trường

Nhà trƣờng là một thiết chế xã hội chuyên biệt thực hiện chức năng cơ bản là tái sản xuất sức lao động, phát triển nhân cách con ngƣời mà thế hệ trƣớc truyền lại cho thế hệ sau có sự vƣợt lên phù hợp với xu thế của thời đại nhằm duy trì, phát triển xã hội.

Nhà trƣờng là nhân tố quan trọng giữ vai trò trung tâm trong việc GDPL cho học sinh, phối kết hợp với gia đình và xã hội để tạo nên một môi trƣờng giáo dục thƣờng xuyên, liên tục cho các em. Nhà trƣờng là một cơ quan đƣợc nhà nƣớc thành lập để thực hiện công việc đặc trách: thực hiện đƣờng lối, quan điểm giáo dục của Đảng trong từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc; là một tổ chức duy nhất, chuyên biệt tổ chức lao động trí tuệ và sáng tạo toàn bộ tri thức, kinh nghiệm lịch sử của nhân loại cho thế hệ trẻ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nhằm hình thành và phát triển mô hình nhân cách lý tƣởng của xã hội đặt ra về tri thức, đạo đức, sức khỏe, lao động… một cách có hiệu quả, chất lƣợng hơn hẳn các thiết chế khác. Mục tiêu giáo dục nhà trƣờng đƣợc thực hiện bởi đội ngũ các nhà giáo dục đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng tại các trƣờng sƣ phạm cho một chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp, cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ và thiết bị hiện đại nhằm phát triển toàn diện nhân cách hƣớng tới sự thành đạt của ngƣời công dân. Vì vậy, giáo dục nhà trƣờng có một vị trí đặc biệt quan trọng. Các bậc cha mẹ dù là những ngƣời có trình độ, sự hiểu biết, môi trƣờng giáo dục gia đình dù có ƣu thế tích cực nhƣng cũng không thể thay thế đƣợc giáo dục nhà trƣờng.

Để thống nhất trong việc giáo dục mọi mặt cho thế hệ trẻ nói chung, GDPL nói riêng thì nhà trƣờng phải thực hiện tốt chức năng giảng dạy và giáo

dục của mình, phát huy sức mạnh của tập thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên trong nhà trƣờng; một mặt phải lôi cuốn, tổ chức các lực lƣợng giáo dục khác nhƣ gia đình, các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị, các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh và huy động mọi ngƣời dân địa phƣơng cùng tham gia vào quá trình giáo dục của nhà trƣờng. Nhƣ vậy, cần làm cho quá trình giáo dục học sinh không chỉ diễn ra ở trong nhà trƣờng mà diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi tạo nên một môi trƣờng giáo dục rộng lớn mang tính cộng đồng.

Nhà trƣờng THPT có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là bậc học đào tạo nên những học sinh có đầy đủ tri thức phổ thông, cơ bản, toàn diện phát triển cả về các mặt Đức - Trí - Thể - Mỹ - Lao động; sống có hiểu biết khoa học và làm theo hiến pháp, pháp luật có lòng yêu nƣớc để các em có thể học tiếp bậc cao hơn hoặc bƣớc vào cuộc sống tham gia lao động sản xuất. Vì vậy, nhà trƣờng là nhân tố quyết định đến chất lƣợng GDPL cho học sinh.

* Xã hội

Nói đến yếu tố giáo dục xã hội có thể hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Hiểu theo nghĩa rộng, giáo dục xã hội là nền giáo dục đƣợc tiến hành trong các cơ quan, tổ chức đoàn thể do Nhà nƣớc và xã hội thiết lập, cung cấp các phƣơng tiện và đảm nhiệm các chi phí, đồng thời đƣợc các lực lƣợng và các thành viên trong xã hội tham gia tổ chức và tiến hành quá trình đào tạo thế hệ trẻ trong cũng nhƣ ngoài nhà trƣờng. Giáo dục xã hội hiểu theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm các hoạt động do các đoàn thể nhân dân tham gia gánh vác nhƣ: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, các tổ chức quần chúng về văn hóa nghệ thuật, khoa học kỹ thuật, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các tập thể, cá nhân có tâm huyết cộng tác, đảm nhiệm việc giáo dục thế hệ trẻ.

Môi trƣờng giáo dục là cộng đồng cƣ trú của các em học sinh ảnh hƣởng rất lớn đến việc giáo dục nói chung, GDPL cho học sinh THPT nói riêng. Để phát huy lợi thế của giáo dục xã hội với công tác giáo dục học sinh, trƣớc hết

các tổ chức, các cơ quan đoàn thể xã hội và các thành viên trong tổ chức phải thực hiện tốt chức năng chuyên biệt của mình, là tấm gƣơng sáng trong việc nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, có nhiều việc làm thiết thực đóng góp vào công tác giáo dục thế hệ trẻ thành những ngƣời công dân tốt, phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Một môi trƣờng xã hội trong sạch, lành mạnh, một cộng đồng xã hội tốt đẹp, văn minh là điều kiện thuận lợi nhất để GDPL cho học sinh. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc hiện nay tiềm năng giáo dục của các LLGD xã hội là rất lớn. Giáo dục xã hội tất yếu trở thành một nhân tố quan trọng góp phần hỗ trợ đắc lực cho giáo dục nhà trƣờng. Việc GDPL nói riêng, việc hình thành nhân cách học sinh nói chung cần có sự phối hợp thống nhất giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Sự phối hợp chung tay cùng hành động này đã trở thành một nguyên tắc cơ bản trong giáo dục. Điều đó tạo nên một môi trƣờng thuận lợi, là sức mạnh tổng hợp để giáo dục các em học sinh.

* Tự ý thức của học sinh

Học sinh THPT ở lứa tuổi từ 15 đến 18. Ở lứa tuổi này hoạt động nhận thức của học sinh đã phát triển ở mức độ cao, có khả năng nhận thức vấn đề một cách đúng đắn và sâu sắc. Khả năng tƣ duy và nhận thức cũng sẽ dần đƣợc hoàn thiện trong quá trình học tập và rèn luyện cá nhân. Đây là lứa tuổi mộng mơ, khao khát sáng tạo, thích cái mới lạ, chuộng cái đẹp, hình thức bên ngoài, rất hăng hái nhiệt tình trong công việc, lạc quan yêu đời nhƣng cũng rất dễ bi quan chán nản khi gặp thất bại. Vì vậy, đây cũng là yếu tố chi phối GDPL cho học sinh THPT. Trong quá trình hình thành nhân cách học sinh phải tự tu dƣỡng cho bản thân. GDPL cho học sinh là một quá trình lâu dài đòi hỏi tính liên tục, chính vì vậy ở lứa tuổi này cần có những phƣơng pháp giáo dục phù hợp để giúp các em tích cực phấn đầu rèn luyện, tu dƣỡng để các em từ chỗ là đối tƣợng giáo dục dần trở thành chủ thể giáo dục.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Đất nƣớc ta đang chuyển sang thời kỳ phát triển mới, đó là thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nƣớc, cùng với xu thế hội nhập quốc tế hóa, toàn cầu hóa. Đây là thời kỳ đòi hỏi cùng với sự phát triển kinh tế, chúng ta phải hết sức coi trọng yếu tố con ngƣời. Để đáp ứng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc trong thời kỳ mới, chúng ta không chỉ chú ý đến sự phát triển kinh tế mà cần đặt nhân tố con ngƣời làm trung tâm. Chăm lo cho thế hệ trẻ để

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 40 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)