Tình hình thanh thiếu niên VPPL

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 57 - 153)

9. Kết cấu của luận văn

2.2.1.Tình hình thanh thiếu niên VPPL

Tam Dƣơng là huyện nằm ở khu vực trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc. Là đơn vị hành chính của tỉnh có địa thế chuyển tiếp giữa đồng bằng trung du và miền núi; nằm trên trục phát triển quan trọng, kết nối Sơn Dƣơng - Tam Đảo - Việt Trì - Vĩnh Yên - Phúc Yên và thủ đô Hà Nội, trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của tỉnh, Đảng bộ và nhân dân huyện Tam Dƣơng đã nỗ lực phấn đấu để phát triển kinh tế- xã hội, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo kỷ cƣơng nề nếp. Tuy nhiên, trong thời gian qua, bên cạnh những ảnh hƣởng tích cực của đời sống xã hội, những tác động mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống ngƣời dân trong huyện, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh THPT. Các tai tệ nạn xã hội nhƣ văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực trên mạng Internet, nạn mại dâm, cờ bạc, ma túy... đã lôi cuốn nhiều thanh thiếu niên trong đó có cả học sinh phổ thông, một số học sinh đã trốn học, thậm chí bỏ học đi lang thanh lêu lổng, đua đòi bạn bè tụ tập thành các nhóm thực hiện các hành vi VPPL nhƣ gây rối trật tự công cộng, trộm cắp...

Theo Báo cáo tổng kết của Công an huyện Tam Dƣơng từ năm 2010 đến 2012 trên địa bàn huyện đã có 31 thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, gây ra 46 vụ. Trong đó, truy tố 5 vụ là 11 đối tƣợng, đƣa đi giáo dƣỡng 8 thanh thiếu niên, giáo dục tại địa phƣơng 7, số còn lại xử lý hành chính, giao cho các đoàn thể, gia đình và nhà trƣờng quản lý. Trong thời gian những năm gần đây, tình hình VPPL của thanh thiếu niên vẫn tiếp tục gia tăng cụ thể trong 6 tháng đầu năm năm 2013 trong huyện đã có 7 thanh thiếu niên gây ra 4 vụ phạm pháp với các tội danh: Trộm cắp tài sản, cố ý gây thƣơng tích, đánh bạc, phá hoại cảnh quan môi trƣờng. Căn cứ vào các mức độ vi phạm khác nhau Công an huyện đã xử lý hành chính 4, giáo dục tại địa phƣơng 3.

Hiện tƣợng học sinh tụ tập thành các nhóm đã trở nên phổ biến ở tất các trƣờng THPT. Các nhóm này có thể gây gổ đánh nhau, hoặc gây rối mất trật tự công cộng, thậm chí một số đi trộm cắp tài sản, phá hoại cảnh quan.

Theo đánh giá của Công an huyện thì tình hình phức tạp trên địa bàn có giảm song số thanh thiếu niên VPPL có chiều hƣớng gia tăng đặc biệt việc tụ tập gây gổ đánh nhau, trộm cắp vặt. Nhìn chung các lỗi vi phạm chƣa đến mức độ quá nghiêm trọng song đã trở thành mối quan tâm, bức xúc của nhiều gia đình. Tình trạng trẻ em hƣ lấy tiền của cha mẹ bỏ nhà đi lang thang, lêu lổng đang có chiều hƣớng gia tăng rõ rệt.

Bảng 2.3. Số thanh thiếu niên VPPL ở huyện Tam Dƣơng

STT Năm Số thanh thiếu niên VPPL Bị xét xử tại tòa án Tỷ lệ % Giáo dục tại cơ sở Tỷ lệ % Đƣa đi trƣờng giáo dƣỡng Tỷ lệ % 1 Năm 2011 9 0 0 5 55.6 4 44.4 2 Năm 2012 11 2 18.2 6 54.5 3 27.3 3 Năm 2013 14 2 14.3 8 57.1 4 28.6 Cộng 34 4 11.8 19 55.9 11 32.4

(Nguồn; Công an huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc)

Bảng 2.3 nói lên tình hình VPPL của thanh thiếu niên gây lên những bức xúc và mối lo ngại cho gia đình, nhà trƣờng và xã hội, làm ảnh hƣởng lớn đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phƣơng huyện Tam Dƣơng. Điều này đã đặt cho gia đình, xã hội và nhà trƣờng một trọng trách to lớn đó là phải quan tâm đến GDPL cho thanh thiếu niên nói chung, học sinh phổ thông nói riêng.

Để khảo sát thực trạng, chúng tôi lấy ý kiến của 542 đối tƣợng trả lời phiếu hỏi (trong đó có: 8 phiếu dành cho cán bộ quản lý nhà trƣờng, 112 phiếu dành cho giáo viên, 322 phiếu dành cho học sinh của 3 trƣờng, 100 phiếu dành cho các LLGDXH).

Bảng 2.4: Đánh giá biểu hiện của một số hành vi VPPL của học sinh STT Biểu hiện Các LLGD Học sinh Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc

1 Phá hoại cảnh quan, môi trƣờng 1.94 2 2.00 2

2 Vi phạm luật giao thông 2.55 1 2.62 1

3 Mua bán, tàng trữ, vận chuyển ma túy 1.00 7 0.89 7

4 Nghiện hút 1.20 5 1.20 5

5 Tham gia băng nhóm xã hội đen 1.10 6 1.00 6

6 Buôn lậu, gian lận thƣơng mại 1.21 4 1.22 4

7 Đánh nhau gây thƣơng tích 1.80 3 1.87 3

Nghiên cứu thực trạng một số hành vi VPPL của học sinh THPT, qua kết quả thu đƣợc sau khi thống kê và xử lý, chúng tôi thấy các hành vi VPPL của học sinh THPT chủ yếu là vi phạm luật an toàn giao thông, sau đó là vi phạm bảo vệ môi trƣờng, cuối cùng là Luật hình sự. Cụ thể, bảng 2.4 cho thấy cả các LLGD và học sinh đều đánh giá lỗi vi phạm luật an toàn giao thông ở thứ bậc 1 với mức chênh lệch rất nhỏ, chênh 0.07 (các LLGD đánh giá điểm TB là 2.55; học sinh là 2.62). Nhƣ vậy đây là lỗi phổ biến nhất của học sinh. Các lỗi vi phạm luật giao thông của học sinh THPT thƣờng là: tụ tập dƣới lòng đƣờng, đi xe ngƣợc chiều, đi hàng ba, hàng bốn, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, không chấp hành đèn tín hiệu giao thông. Qua quan sát, chúng tôi thấy lúc tan học, ở các cổng trƣờng hay xảy ra ùn tắc giao thông do học sinh đứng chờ đợi nhau, trao đổi vấn đề nào đó đứng tràn xuống lòng đƣờng, làm cản trở giao thông, đi xe dàn hàng chiến hết phần đƣờng bên phải. Ngoài ra, việc đi xe phóng nhanh vƣợt ẩu, lạng lách đánh võng cũng xảy ra phổ biến; xếp ở bậc thứ 2 là hành vi phá hoại cảnh quan, môi trƣờng; xếp ở bậc thứ 3 là hành vi đánh nhau gây thƣơng tích, hành vi này thƣờng xảy ra ở một số học sinh cá biệt trong mỗi nhà trƣờng (kể cả nam và nữ). Điều này đặt ra với mỗi LLGD, đặc biệt là nhà trƣờng vấn đề cần phải quan tâm đến giáo dục an toàn giao thông cho học sinh một cách thƣờng xuyên và triệt để hơn.

Hiện tƣợng vi phạm luật hình sự qua điều tra khảo sát chúng tôi thấy học sinh mắc lỗi cố ý gây thƣơng tích nhiều hơn vô ý gây thƣơng tích. Ở các trƣờng THPT hiện tƣợng học sinh gây gổ đánh nhau vẫn thƣờng xảy ra và chủ yếu tập trung ở các học sinh nam. Tuy nhiên, gần đây cũng xuất hiện ngày một nhiều hơn một số học sinh nữ đã tụ tập thành nhóm đánh nhau. Với học sinh nữ, thƣờng từ những xích mích nhỏ dẫn đến đánh nhau. Qua khảo sát và tìm hiểu nguyên nhân thì chủ yếu do các học sinh này có quá trình rèn luyện và tu dƣỡng đạo đức không tốt, kèm theo tính tình nóng nảy, bực tức, không kiềm chế đƣợc hành vi của bản thân, ngoài ra học sinh không ý thức đƣợc hậu quả mà mình gây ra. Phỏng vấn thăm dò ý kiến, chúng tôi thấy các lỗi vi phạm của học sinh THPT phần lớn là do thiếu tự chủ, do vô ý, thiếu hiểu biết về pháp luật. Đây là vấn đề chúng ta cùng quan tâm để thực hiện GDPL cho học sinh thƣờng xuyên và hiệu quản hơn.

Bảng 2.5. Đánh giá nguyên nhân những hành vi VPPL của học sinh

STT Các nguyên nhân SL %

1 Ngƣời lớn chƣa gƣơng mẫu 454 83.8

2 Nội dung giáo dục pháp luật chƣa thiết thực 413 76.2

3 Chƣa có phƣơng pháp, hình thành giáo dục phù hợp 445 82.1

4 Các lực lƣợng giáo dục chƣa quan tâm đến giáo dục pháp

luật cho học sinh 435 80.3

5 Chƣa có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội

trong giáo dục pháp luật cho học sinh 425 78.4

6 Những biến đổi tâm sinh lý của học sinh 356 65.7

7 Phim ảnh, sách báo không lành mạnh 442 81.5

8 Tác động tiêu cực của xã hội 318 58.7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9 Đời sống khó khăn 216 39.9

Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng VPPL có chiều hƣớng ngày càng gia tăng ở lứa tuổi học sinh THPT, chúng tôi đã thu thập số liệu thống kê trong bảng 2.5. Quan sát bảng, chúng tôi thấy có 6 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng VPPL ở học sinh THPT hiện nay chiếm trên 70% là: do ngƣời lớn chƣa gƣơng mẫu có 454/542 phiếu chọn (chiếm 83.8% ngƣời đƣợc hỏi); đứng

ở vị trí thứ 2 là chƣa có phƣơng pháp, hình thức giáo dục phù hợp với 445/542 phiếu lựa chọn (chiếm 82.1%); đứng ở vị trí thứ 3 là do phim ảnh, sách báo không lành mạnh với 442/542 phiếu hỏi lựa chọn (chiếm 81.5%); tiếp theo là do các lực lƣợng giáo dục chƣa quan tâm đến giáo dục pháp luật cho học sinh có 435/542 phiếu hỏi chọn (chiếm 80.3%); tiếp đến là do chƣa có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội trong giáo dục pháp luật cho học sinh có 425/542 phiếu hỏi chọn (chiếm 78,4%); có 413/542 phiếu hỏi chọn nội dung giáo dục pháp luật chƣa thiết thực (chiếm 76.2%).

Nhƣ vậy, từ bảng đánh giá thực trạng các nguyên nhân dẫn đến tình trạng VPPL của học sinh, chúng ta thấy mỗi ngƣời lớn cần gƣơng mẫu, sống và làm việc theo pháp luật để là tấm gƣơng cho học sinh noi theo. Đồng thời nội dung pháp giáo dục pháp luật cho thế hệ trẻ cần đƣợc triển khai sâu rộng, phong phú, đa dạng gần gũi với cuộc sống, từ đó các em hứng thú học tập và vận dụng vào cuộc sống. Cùng với nội dung GDPL, phƣơng pháp GDPL cũng cần thay đổi để các em hứng thú học tập, say mê tìm tòi kiến thức và tránh cứng nhắc khi truyền thụ để nâng cao hiệu quả GDPL, bên cạnh đó các lực lƣợng giáo dục cần quan tâm đến GDPL cho học sinh, cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Không những vậy, ngƣời lớn cần có sự kiểm soát chặt chẽ phim ảnh, sách báo không lành mạnh phổ biến nhƣ hiện nay, đặc biệt là trên mạng Internet.

2.2.2. Thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh ở ba trường THPT huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.2.1. Đánh giá thực trạng nhận thức về công tác GDPL cho học sinh THPT

Bảng 2.6. Đánh giá về sự quan tâm đến công tác GDPL cho học sinh ở trƣờngTHPT

STT Sự quan tâm Số lƣợng Tỷ lệ %

1 Rất quan tâm 426 78.6

2 Quan tâm 116 21.4

Qua bảng trên, chúng ta thấy 100% những ngƣời đƣợc hỏi điều tra đều khẳng định công tác GDPL cho học sinh ở các trƣờng THPT đƣợc quan tâm. Điều đó chứng tỏ cán bộ quản lý ở ba trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của GDPL cho học sinh, quan tâm đến GDPL cho học sinh để giúp các em hoàn thiện phẩm chất của ngƣời công dân trong thời đại mới.

2.2.2.2. Đánh giá nội dung GDPL dưa vào trường THPT

Bảng 2.7. Đánh giá sự thiết thực của các nội dung GDPL trong trƣờng THPT

STT Nội dung giáo dục pháp luật

Nhà trƣờng LLGD ngoài NT Học sinh Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc

1 Giáo dục an toàn giao thông 2.78 1 2.86 1 2.70 1

2 Giáo dục thuế 1.55 4 1.60 4 1.20 4

3 Giáo dục bảo vệ môi trƣờng 2.72 2 2.81 2 2.68 2

4 Giáo dục phòng chống ma túy 2.60 3 2.62 3 2.65 3

Ở trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ điều tra khảo sát ý kiến về một số nội dung GDPL chính đƣợc thực hiện và có thể đƣợc thực hiện tốt ở khá nhiều môn học trong nhà trƣờng phổ thông. Qua điều tra khảo sát, chúng tôi thấy các nội dung GDPL nhƣ giáo dục an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trƣờng, giáo dục phòng chống ma túy là những nội dung đƣợc đánh giá mức độ thiết thực rất cao khi đƣa vào giảng dạy trong nhà trƣờng (điểm từ 2,60 đến 2,86). Nhà trƣờng và các LLGD ngoài NT có sự đồng thuận khi đánh giá nội dung giáo dục an toàn giao thông đƣợc xếp thứ bậc 1, giáo dục bảo vệ môi trƣờng xếp thứ 2. Khi hỏi học sinh các nội dung GDPL trong bảng đƣợc đƣa vào trƣờng đã thiết thực chƣa, các em cho rằng mức độ thiết thực của các nội dung giáo dục môi trƣờng đƣợc xếp thứ bậc 1, sau đó là đến nội dung giáo dục an toàn

giao thông. Tuy nhiên sự chênh lệch về điểm TB trong sự đánh giá về nội dung GDPL 1 và nội dung GDPL 3 trong mỗi nhóm đối tƣợng chúng tôi điều tra là rất nhỏ (chỉ từ 0,02 đến 0,06). Nhƣ vậy, nhà trƣờng, các LLGD ngoài NT và các em học sinh đều thấy đƣợc sự cần thiết của 3 nội dung giáo dục này. Vì thế, có thể nói nội dung GDPL trong nhà trƣờng nhìn chung đã phù hợp. Tuy nhiên, nội dung GDPL về thuế chúng ta cần phải xem xét. Cả 3 nhóm đối tƣợng là nhà trƣờng, các LLGD ngoài NT và học sinh đều đánh giá nội dung GDPL này với điểm TB rất thấp chỉ từ 1,20 đến 1,55.

Bảng 2.8. Đánh giá mức độ thực hiện các nội dung GDPL trong trƣờng THPT

STT Nội dung giáo dục pháp luật

Nhà trƣờng LLGD ngoài NT Học sinh Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc

1 Giáo dục an toàn giao thông 2.74 2 2.77 1 2.82 2

2 Giáo dục thuế 1.60 4 1.60 4 1.20 4

3 Giáo dục bảo vệ môi trƣờng 2.86 1 2.72 2 2.89 1

4 Phòng chống ma túy 2.65 3 2.67 3 2.66 3

Qua việc tổng hợp và xử lý kết quả điều tra về mức độ thực hiện các nội dung GDPL, chúng tôi thấy nội dung GDPL về bảo vệ môi trƣờng đƣợc tiến hành thƣờng xuyên nhất. Nhƣ vậy, ba trƣờng THPT đã thực hiện tốt việc cầu đƣa nội dung giáo dục bảo vệ môi trƣờng vào giảng dạy trong trƣờng học nhƣ chỉ thị 62 CT/TƢ. Mặt khác đây là một nội dung GDPL rất dễ lồng ghép vào trong các môn học ở nhiều bài giảng. Mức độ lồng ghép có thể ở mức độ bộ phận hoặc toàn phần mà không làm cho tiết học căng thẳng nặng nề bởi lẽ vấn đề bảo vệ môi trƣờng đang là một vấn đề cấp bách và thƣờng trực đối với mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, mỗi địa phƣơng và mỗi quốc gia; và thực sự đã trở thành

một trong những vấn đề toàn cầu hiện nay. Từ việc một hành động, việc làm nhỏ vô thức hằng ngày của mỗi ngƣời nhƣ ăn cái bánh mà vứt bỏ rác không vào thùng rác đã là một hành vi không bảo vệ môi trƣờng… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung GDPL về an toàn giao thông đƣợc Nhà trƣờng và các em học sinh đánh giá mức độ thực hiện ở mức thứ bậc 2, các LLGD ngoài NT đánh giá ở thứ bậc 1. Qua điều tra phỏng vấn, chúng tôi thấy 3 trƣờng THPT ở huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành giáo dục về an toàn giao thông một cách thƣờng xuyên dƣới nhiều hình thức. Ngay từ đầu năm học các trƣờng phối hợp với công an giao thông của huyện, tỉnh tiến hành dạy cho học sinh về các luật giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy và nói chuyện về tình hình an toàn giao thông trong toàn tỉnh. Đây là kế hoạch của các nhà trƣờng phối hợp với ĐTN tổ chức. Bên cạnh đó các tổ nhóm chuyên môn phối hợp với ĐTN tổ chức nhiều đợt trong năm học bằng các buổi ngoại khóa về chuyên đề an toàn giao thông nhƣ đóng tiểu phẩm, đƣa ra những tình huống để học sinh trả lời, tổ chức thi tìm hiểu về luật an toàn giao thông… ĐTN cũng tổ chức các nhóm học sinh hƣớng dẫn giao thông tại cổng trƣờng, nhất là vào giờ tan học.

Cả 3 nhóm đối tƣợng điều tra của đề tài đều đánh giá mức độ thực hiện GDPL về ma túy ở mức thứ bậc 3, giáo dục về thuế ở thứ bậc 4 trong 4 nội

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 57 - 153)