Đảm bảo tính thực tiễn

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 86 - 87)

9. Kết cấu của luận văn

3.1.1.Đảm bảo tính thực tiễn

Đây là một căn cứ quan trọng, là cơ sở tiền đề thực hiện thành công các biện pháp GDPL cho học sinh.

Triết học Mác- Lênin đã khái quát quy luật của quá trình nhận thức: Từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng và từ tƣ duy trừu tƣợng trở về thực tiễn. Nhƣ vậy, thực tiễn là cơ sở ban đầu, là xuất phát điểm của quá trình nhận thức. Chỉ nhận thức dựa trên trực quan sinh động mới có thể đƣa ra sự khái quát các quy luật. Từ đó, sẽ nảy sinh những sáng kiến để giải quyết những vấn đề của cuộc sống. Điều đó mới có thể giúp chúng ta tránh đƣợc chủ nghĩa giáo điều, kinh viện. Những khám phá, tìm tòi ấy chỉ có ý nghĩa khi đƣợc vận dụng vào cuộc sống sinh động, muôn hình vạn trạng. Nhƣ vậy, thực tiễn là cơ sở xuất phát của nhận thức và là nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn của quá trình nhận thức.

Các biện pháp quản lý GDPL cho học sinh ở các trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc phải xuất phát từ thực tiễn vì: chỉ khi nào nghiên cứu, đánh giá đầy đủ ƣu, nhƣợc điểm thực tế của quản lý GDPL cho học sinh THPT một cách toàn diện, chính xác, chúng ta mới có thể đƣa ra một biện pháp phù hợp với công tác này của các trƣờng THPT. Vận dụng đƣợc các biện pháp vào thực tế nhà trƣờng sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng GDPL cho học sinh. Từ đó giúp các nhà trƣờng đạt đƣợc mục tiêu giáo dục, đáp ứng những yêu cầu của xã hội về GDPL cho học sinh.

Là một huyện có địa thế chuyển tiếp giữa đồng bằng trung du và miền núi; nằm trên trục phát triển quan trọng, kết nối các tỉnh lân cận với tỉnh Vĩnh

Phúc, trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của tỉnh, Đảng bộ và nhân dân huyện Tam Dƣơng đã nỗ lực phấn đấu để phát triển kinh tế- xã hội, giữ gìn, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo kỷ cƣơng nền nếp. Tuy nhiên, trong thời gian qua bên cạnh những ảnh hƣởng tích cực của đời sống xã hội, những tác động mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống ngƣời dân trong huyện đặc biệt tầng lớp thanh thiếu niên, trong đó có học sinh THPT. Các tệ nạn nhƣ ma túy, văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực trên mạng Internet, mại dâm, cờ bạc, cá độ, lô đề, các trò chơi điện tử... đã lôi cuốn nhiều thanh thiếu niên. Vấn đề GDPL cho học sinh THPT đặt ra nhiều bức thiết cho chúng ta. Bên cạnh đó, học sinh cũng đƣợc tiếp cận với nhiều phƣơng tiện thông tin hiện đại, có sức hấp dẫn, lôi cuốn lớn nên để thu hút các em học tập nội dung GDPL cần chú ý có những nội dung, hình thức, phƣơng pháp giáo dục phong phú, đa dạng hấp dẫn đối với các em. Đồng thời, cần chú ý đến điều kiện vật chất của các nhà trƣờng để có những hình thức GDPL phù hợp sử dụng đƣợc tổng hợp năng lực của nhà trƣờng và các LLGD.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 86 - 87)