Đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 82 - 153)

9. Kết cấu của luận văn

2.4.Đánh giá thực trạng

2.4.1. Những ưu điểm, hạn chế trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trường THPT huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

Qua tìm hiểu công tác GDPL cho học sinh của ba trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi nhận thấy:

* Ưu điểm:

Đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, công tác GDPL của ba nhà trƣờng đã tích cực đƣa nội dung GDPL thành một trong những nội dung giáo dục quan trọng theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bằng nhiều con đƣờng, phƣơng pháp giáo dục khác nhau, các nhà trƣờng đã cố gắng nâng cao hiệu quả GDPL cho học sinh.

Công tác phối hợp GDPL đã đƣợc triển khai. Các trƣờng đã nhận thức đúng đắn vai trò của mình, mục đích, ý nghĩa của công tác phối hợp GDPL; chủ động xây dựng kế hoạch GDPL, vận động các LLGD tham gia và bƣớc đầu

đã đạt đƣợc hiệu quả nhất định. Các trƣờng đã phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, giáo dục các nội dung GDPL cho học sinh trong trƣờng. Nhƣ phối hợp với công an xã, thị trấn, công an huyện, Đoàn thanh niên… phát động các phong trào “Nói không với ma túy”, “Tháng an toàn giao thông”, “Hòm thƣ tố giác tội phạm”; cho học sinh ký cam kết không vi phạm pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội… đã góp phần ngăn chặn nhiều đối tƣợng xấu, hạn chế tình trạng học sinh hƣ, giữ vững nền nếp kỷ cƣơng, an ninh chính trị, trật tự xã hội.

* Hạn chế:

Công tác GDPL cho học sinh đã có nhiều chuyển biến song cũng bộc lộ một số hạn chế. Một vài năm gần đây vấn đề đạo đức học sinh đang có chiều hƣớng đi xuống. Kỷ cƣơng nề nếp trong và bên ngoài nhà trƣờng có sự giảm sút, nhiều học sinh còn đua đòi, tụ tập thành các nhóm chơi thiếu lành mạnh. Kế hoạch GDPL đã đƣợc các nhà trƣờng đã đƣợc xây dựng song còn chƣa theo kịp với yêu cầu của xã hội. Sự phối hợp nhà trƣờng với gia đình, với các LLGD chƣa tốt, nhiều khi còn mang tính hình thức, thiếu đồng bộ.

Việc kiểm tra chƣa thƣờng xuyên, khen thƣởng chƣa kịp thời nên chƣa động viên đƣợc các LLGD tham gia vào GDPL cho học sinh.

Sự nhận thức về tầm quan trọng, mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp GDPL cho học sinh chƣa đƣợc các LLGD hiểu rõ.

2.4.2. Những nguyên nhân khách quan, chủ quan của những thành công và hạn chế trong quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

* Nguyên nhân khách quan

Do đặc điểm sinh lý lứa tuổi THPT: khả năng nhận thức còn hạn chế, bồng bột, thiếu tự chủ… nhiều khi dẫn đến những hành động bột phát.

Chƣa có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng với các LLGD nên việc liên kết trong GDPL cho học sinh nhiều lúc còn bị các cấp, các ngành, các LLGD xem nhẹ.

Do những hiện tƣợng tiêu cực đang hằng ngày, hằng giờ nảy sinh.

* Nguyên nhân chủ quan

Sự phối hợp GDPL cho học sinh của nhà trƣờng với gia đình học sinh, với các LLGD còn chƣa tích cực.

Khả năng tập hợp và khai thác thế mạnh của nhà trƣờng nhiều khi còn hạn chế.

Một số học sinh yếu kém do chính các em bị thiếu hụt các tri thức về văn hóa và pháp luật; nhiều học sinh chƣa nhận thức đƣợc nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Các LLGD chƣa thấy hết đƣợc vai trò, trách nhiệm của mình với GDPL nhiều lúc còn phó mặc cho nhà trƣờng.

Nhƣ vậy, để GDPL có hiệu quả, nhà trƣờng cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các LLGD, trong đó nhà trƣờng đóng vai trò chủ đạo. Cần thay đổi nhận thức từ các cán bộ, giáo viên của nhà trƣờng đến các LLGD. Nhà trƣờng cần chủ động kế hoạch và phối hợp hành động với các LLGD pháp luật. Bên cạnh đó cần tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức, các ngành chức năng, các đoàn thể.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Công tác GDPL cho học sinh trong các trƣờng THPT trong những năm gần đây đã đạt đƣợc những thành tích đáng kể. Các trƣờng đã quan tâm đến công tác GDPL cho học sinh: có ban chỉ đạo, có kế hoạch hoạt động và tổ chức triển khai, giao nhiệm vụ cụ thể tới từng bộ phận trong nhà trƣờng để cùng thống nhất trong công tác GDPL cho học sinh. Các hình thức và biện pháp GDPL đã có nhiều thay đổi: phong phú, đa dạng, hấp dẫn; nội dung GDPL phong phú, thiết thực hơn. Vì vậy, đa số học sinh ngoan, chấp hành tốt các quy định của pháp luật. Tuy nhiên trong các nhà trƣờng vẫn còn một số học sinh chƣa ngoan, còn vi phạm pháp luật. Nguyên nhân chính là do công tác quản lý GDPL cho học sinh còn một số hạn chế, các biện pháp GDPL chƣa thiết thực và khả thi đối với một số học sinh này. Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý phải tìm tòi, nghiên cứu tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng GDPL cho học sinh. Đó là những nội dung chính chúng tôi sẽ trình bày trong chƣơng 3 của luận văn này.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG THPT HUYỆN TAM DƢƠNG TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính thực tiễn

Đây là một căn cứ quan trọng, là cơ sở tiền đề thực hiện thành công các biện pháp GDPL cho học sinh.

Triết học Mác- Lênin đã khái quát quy luật của quá trình nhận thức: Từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng và từ tƣ duy trừu tƣợng trở về thực tiễn. Nhƣ vậy, thực tiễn là cơ sở ban đầu, là xuất phát điểm của quá trình nhận thức. Chỉ nhận thức dựa trên trực quan sinh động mới có thể đƣa ra sự khái quát các quy luật. Từ đó, sẽ nảy sinh những sáng kiến để giải quyết những vấn đề của cuộc sống. Điều đó mới có thể giúp chúng ta tránh đƣợc chủ nghĩa giáo điều, kinh viện. Những khám phá, tìm tòi ấy chỉ có ý nghĩa khi đƣợc vận dụng vào cuộc sống sinh động, muôn hình vạn trạng. Nhƣ vậy, thực tiễn là cơ sở xuất phát của nhận thức và là nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn của quá trình nhận thức.

Các biện pháp quản lý GDPL cho học sinh ở các trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc phải xuất phát từ thực tiễn vì: chỉ khi nào nghiên cứu, đánh giá đầy đủ ƣu, nhƣợc điểm thực tế của quản lý GDPL cho học sinh THPT một cách toàn diện, chính xác, chúng ta mới có thể đƣa ra một biện pháp phù hợp với công tác này của các trƣờng THPT. Vận dụng đƣợc các biện pháp vào thực tế nhà trƣờng sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng GDPL cho học sinh. Từ đó giúp các nhà trƣờng đạt đƣợc mục tiêu giáo dục, đáp ứng những yêu cầu của xã hội về GDPL cho học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là một huyện có địa thế chuyển tiếp giữa đồng bằng trung du và miền núi; nằm trên trục phát triển quan trọng, kết nối các tỉnh lân cận với tỉnh Vĩnh

Phúc, trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của tỉnh, Đảng bộ và nhân dân huyện Tam Dƣơng đã nỗ lực phấn đấu để phát triển kinh tế- xã hội, giữ gìn, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo kỷ cƣơng nền nếp. Tuy nhiên, trong thời gian qua bên cạnh những ảnh hƣởng tích cực của đời sống xã hội, những tác động mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống ngƣời dân trong huyện đặc biệt tầng lớp thanh thiếu niên, trong đó có học sinh THPT. Các tệ nạn nhƣ ma túy, văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực trên mạng Internet, mại dâm, cờ bạc, cá độ, lô đề, các trò chơi điện tử... đã lôi cuốn nhiều thanh thiếu niên. Vấn đề GDPL cho học sinh THPT đặt ra nhiều bức thiết cho chúng ta. Bên cạnh đó, học sinh cũng đƣợc tiếp cận với nhiều phƣơng tiện thông tin hiện đại, có sức hấp dẫn, lôi cuốn lớn nên để thu hút các em học tập nội dung GDPL cần chú ý có những nội dung, hình thức, phƣơng pháp giáo dục phong phú, đa dạng hấp dẫn đối với các em. Đồng thời, cần chú ý đến điều kiện vật chất của các nhà trƣờng để có những hình thức GDPL phù hợp sử dụng đƣợc tổng hợp năng lực của nhà trƣờng và các LLGD.

3.1.2. Đảm bảo tính khả thi

Mỗi biện pháp GDPL cho học sinh cần chú trọng đến khả năng thực hiện đƣợc trong thực tiễn giáo dục của các nhà trƣờng.

Xây dựng biện pháp chúng tôi căn cứ vào khả năng về nhân lực, vật lực, tài lực có thể của các trƣờng THPT trong huyện. Mặt khác, còn căn cứ vào khả năng của các trƣờng trong việc huy động thực tế và tiềm năng có thể của các LLGD.

Bên cạnh đó, chú ý đến năng lực, đặc điểm của học sinh THPT cũng là một vấn đề rất cần thiết.

Từ những lƣu ý trên, sẽ đƣa ra các biện pháp thích hợp có khả năng thực hiện tốt triển khai đại trà trong các trƣờng khối THPT của toàn huyện.

3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả

Qua nghiên cứu thực trạng GDPL cho học sinh, chúng tôi thấy: GDPL cho học sinh hiện nay chất lƣợng còn nhiều hạn chế. Từ thực tế đó, nghiên cứu các biện pháp GDPL cho học sinh THPT sao cho chất lƣợng GDPL đạt hiệu

quả là một điều trăn trở của các nhà QLGD. Đề tài đề cập đến một số biện pháp GDPL với mong muốn sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng GDPL cho học sinh các trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng. Không những thế, việc vận dụng các biện pháp của đề tài sẽ giúp các trƣờng THPT sử dụng các nguồn lực ở mức thấp nhất, trong thời gian ngắn nhất nhƣng có thể thu đƣợc kết quả GDPL cho học sinh cao nhất.

3.1.4. Đảm bảo đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh

GDPL là một trong nội dung giáo dục cơ bản trong các trƣờng phổ thông. Các tri thức pháp luật sẽ góp phần hình thành và hoàn thiện các phẩm chất tốt đẹp của ngƣời công dân làm chủ đất nƣớc trong tƣơng lai.

Mục tiêu của giáo dục phổ thông nƣớc ta là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản khác nhằm hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam XHCN, xây dựng tƣ cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

Nhƣ vậy, GDPL góp phần đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, trang bị cho các em vừa có tài, vừa có đức, luôn hiểu biết, sống và làm việc theo pháp luật.

3.2. Các biện pháp quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng tỉnh Vĩnh Phúc THPT huyện Tam Dƣơng tỉnh Vĩnh Phúc

3.2.1. Lập kế hoạch giáo dục pháp luật cho học sinh theo chủ điểm phù hợp đối tượng học sinh THPT đối tượng học sinh THPT

Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình quản lý. Bất cứ hoạt động nào muốn đạt đƣợc mục tiêu đã định thì phải xây dựng kế hoạch hoạt động. Trên cơ sở phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, những tiềm năng, xác định các biện pháp cần thiết, phù hợp.

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng kế hoạch chung bao gồm cả kế hoạch toàn diện của nhà trƣờng và kế hoạch GDPL cho học sinh THPT một cách cụ thể theo từng học kỳ, chú

trọng những tháng chủ điểm trong năm học. Kế hoạch xây dựng phải căn cứ vào đặc điểm học sinh của trƣờng, cũng nhƣ điều kiện sống của các em. Đồng thời, bản kế hoạch đó phải đƣợc sự đóng góp ý kiến, sự ủng hộ và nhất trí cao của các bộ phận liên quan phối hợp thực hiện. Kế hoạch GDPL và quản lý công tác GDPL cho học sinh phải có tính khả thi và tính hiệu quả cao.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp * Nội dung của biện pháp

Trên cơ sở kế hoạch tổng thể về giáo dục toàn diện cho học sinh, kế hoạch phát triển nhà trƣờng, kế hoạch GDPL cho học sinh theo chủ điểm phù hợp với đối tƣợng học sinh THPT. Bản kế hoạch phải xác định đƣợc tầm quan trọng của GDPL cho học sinh, các biện pháp, hình thức GDPL, các lực lƣợng tham gia; định rõ thời gian thực hiện, phân công cụ thể cho từng cá nhân, tổ chức tham gia GDPL cho học sinh. Chú ý đến những tháng cao điểm liên quan đến nội dung GDPL nhƣ tháng an toàn giao thông (tháng 9 hằng năm), ngày toàn dân phòng chống ma túy (26/6).

* Cách tiến hành

Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trƣờng phải xây dựng kế hoạch GDPL cho học sinh toàn trƣờng đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu GDPL với mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh trong trƣờng THPT; lựa chọn đƣợc nội dung, hình thức hoạt động đa dạng thiết thực, phù hợp với hoạt động tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT để đạt hiệu quả GDPL cao.

Cần lập Ban chỉ đạo do Hiệu trƣởng hoặc Phó hiệu trƣởng là trƣởng ban và các thành viên đại diện cho các tổ chức trong nhà trƣờng nhƣ Đoàn TN, Công đoàn, GVCN, Hội cha mẹ học sinh. Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chƣơng trình cụ thể, chỉ đạo thực hiện chƣơng trình, tổ chức các hoạt động theo quy mô lớn và phối hợp với các LLGD trong và ngoài NT để GDPL cho học sinh. Việc xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào nội dung GDPL, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, các hoạt động chủ điểm trong năm… các điều kiện vật chất và khả năng thực hiện của học sinh, đặc điểm tình hình địa phƣơng, khả năng huy động

sự đóng góp về mọi mặt của lực lƣợng giáo dục liên quan. Việc lập kế hoạch cho từng kỳ, từng đợt thi đua đóng vai trò quan trọng, quyết định đến thành công trong công tác quản lý. Chính vì vậy, trong công tác quản lý GDPL cho học sinh, trƣởng Ban chỉ đạo lập kế hoạch càng chi tiết, cụ thể thì càng thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện.

Ví dụ: Kế hoạch hƣởng ứng tháng an toàn giao thông bằng hoạt động ngoại khóa cho học sinh toàn trƣờng

Thời Gian

Chủ

điểm Mục đích yêu cầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình thức hoạt

động

Điều kiện

thực hiện Lực lƣợng tham gia Ban chỉ đạo

7h00, thứ 2 ngày../9 Hƣởng ứng tháng an toàn giao thông - Góp phần phổ biến nội dung GDPL về an toàn giao thông cho học sinh toàn trƣờng - Kiểm tra kiến thức về an toàn giao thông của học sinh.

-Đánh giá kỹ năng xử lý tình huống liên quan đến nội dung an toàn giao thông

- Thi trả lời nhanh. - Đóng tiểu phẩm. Nghe nói chuyện - Nhà rèn luyện thể chất (hoặc sân trƣờng); đủ các phƣơng tiện nhƣ loa đài, bàn ghế, máy chiếu, máy tính, trang phục cho học sinh đóng tiểu phẩm, hệ thống câu hỏi, các biển báo giao thông - Toàn thể học sinh và CB, GV nhà trƣờng - Đại biểu: Đoàn TN xã, huyện; công an xã(Thị trấn), công an giao thông huyện, Hội cha mẹ học sinh - Ban giám hiệu. - Đoàn TN - GVCN và các giáo viên dạy bộ môn GDCD

Bên cạnh đó, cần tìm cách huy động các LLGD ngoài nhà trƣờng, đặc biệt là lực lƣợng công an, Hội cha mẹ học sinh tham gia kết hợp cùng nhà trƣờng tổ chức các hoạt động GDPL theo chủ điểm.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Ngƣời Hiệu trƣởng phải nắm vững các chủ điểm GDPL cho học sinh có thể thực hiện tốt theo từng tháng cụ thể trong năm. Cần chú ý xác định xem những nội dung GDPL nào là cấp thiết trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, những nội dung nào cần thiết phải GDPL cho học sinh liên quan đến những vấn đề nổi

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 82 - 153)