Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 40)

9. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT

Lứa tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bƣớc vào tuổi ngƣời lớn. Tuổi thanh niên là thời kỳ từ 15- 25 tuổi, đƣợc chia làm hai thời kỳ:

+ Thời kỳ từ 15- 18 tuổi: gọi là tuổi đầu thanh niên

+ Thời kỳ từ 18- 25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (thanh niên, sinh viên).

Lứa tuổi học sinh THPT thuộc giai đoạn đầu. Đây là thời kỳ quan trọng trong sự phát triển và hình thành nhân cách của học sinh.

* Đặc điểm học tập

Lứa tuổi này đòi hỏi tính tự giác và độc lập hơn. Trong giai đoạn này, nhà trƣờng có vị trí quan trọng, đây là nơi không chỉ trang bị tri thức mà còn tác động hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho mỗi học sinh.

Học tập vẫn là hoạt động chủ đạo của học sinh THPT. Với những yêu cầu cao hơn về tính tích cực và độc lập trí tuệ. Muốn lĩnh hội đƣợc sâu sắc môn học phải có trình độ tƣ duy. Đòi hỏi phải có tính năng động và độc lập ở lứa tuổi này. Thái độ đối với việc học tập cũng có sự thay đổi. Thái độ tự ý thức về việc học tập cho tƣơng lai đƣợc nâng cao. Học sinh THPT bắt đầu đánh giá hoạt động chủ yếu theo quan điểm của tƣơng lai mình. Có thái độ lựa chọn đối với từng môn học và đôi khi chỉ chăm chỉ học những môn đƣợc cho là quan trọng và có ảnh hƣởng trực tiếp tới tƣơng lai. Ở lứa tuổi này các hứng thú và khuynh hƣớng học tập đã trở nên xác định và thể hiện rõ ràng hơn, học sinh thƣờng có hứng thú ổn định đối với một môn khoa học hay lĩnh vực nào đó. Điều này kích thích nguyện vọng muốn mở rộng và đào sâu các tri thức trong lĩnh vực tƣơng ứng.

* Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ

Lứa tuổi THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ. Do cơ thể đƣợc hoàn thiện nên tạo điều kiện cho phát triển trí tuệ. Cảm giác và tri giác lứa tuổi này đã đạt mức độ của ngƣời lớn. Điều này làm cho năng lực cảm thụ đƣợc nâng cao. Trí nhớ cũng phát triển rõ rệt, học sinh đã biết sử dụng nhiều phƣơng pháp ghi nhớ chứ không chỉ ghi nhớ một cách máy móc (học thuộc). Sự chú ý của học sinh THPT cũng phát triển (học sinh có thể tập trung chú ý vào tài liệu mà mình không hứng thú nhƣng hiểu đƣợc ý nghĩa quan trọng của nó).

Hoạt động tƣ duy của học sinh THPT phát triển mạnh, ở thời kỳ này học sinh đã có khả năng tƣ duy lý luận, trừu tƣợng một cách độc lập và sáng tạo. Những năng lực nhƣ phân tích, so sánh, tổng hợp cũng phát triển.

Nhƣ vậy, hoạt động nhận thức của lứa tuổi học sinh THPT đã phát triển ở mức độ cao, có khả năng nhận thức vấn đề một cách đúng đắn và sâu sắc. Khả năng tƣ duy và nhận thức cũng sẽ dần đƣợc hoàn thiện trong quá trình học tập và rèn luyện cá nhân.

* Sự phát triển tự ý thức

Sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh trung học phổ thông, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. Sự tự ý thức của học sinh THPT đƣợc biểu hiện ở nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo các chuẩn mực đạo đức của xã hội, theo quan điểm về mục đích cuộc sống. Điều này khiến học sinh quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, những phẩm chất nhân cách và năng lực riêng, cũng nhƣ tự đánh giá khả năng của mình.

Giai đoạn này, học sinh không chỉ tự ý thức về cái tôi của mình mà còn nhận thức vị trí của mình trong tƣơng lai. Xuất hiện khuynh hƣớng phân tích và tự đánh giá bản thân mình một cách độc lập. Học sinh THPT có nguyện vọng thể hiện cá tính của mình trƣớc mọi ngƣời một cách độc đáo, tìm cách để ngƣời khác quan tâm đến mình hoặc làm điều gì đó nổi bật.

* Sự hình thành thế giới quan

Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý thanh niên vì họ đang có nhu cầu khám phá, tìm hiểu về thế giới. Việc hình thành thế giới quan dựa trên cơ sở những tri thức mà học sinh đƣợc học ở trƣờng về, thấy đƣợc cái đẹp, cái tốt, xấu… dần dần ý thức và qui vào các hình thức, tiêu chuẩn nguyên tắc hành vi xác định theo một hệ thống hoàn chỉnh.

Học sinh THPT đã có ý thức xây dựng lý tƣởng sống cho mình, biết xây dựng hình ảnh con ngƣời lý tƣởng gần với thực tế sinh hoạt hàng ngày.

* Hoạt động giao tiếp - Giao tiếp với người lớn

Quan hệ với bạn bè và cha mẹ. Tình bạn là cảm tình quan trọng nhất ở lứa tuổi THPT. Ở tuổi này giao tiếp với ngƣời lớn tuổi hoặc nhỏ tuổi chiếm vị trí nhỏ. Điều này là do thanh niên khát khao có những quan hệ bình đẳng trong cuộc sống. Giai đoạn này họ đã có nhu cầu sống tự lập: tự lập về hành vi, tình cảm và đạo đức, giá trị. Mối quan hệ với cha mẹ trong giai đoạn này trở nên phức tạp nhƣng cũng dần bình đẳng hơn.

- Giao tiếp trong nhóm bạn

Ở tuổi này, quan hệ với bạn bè đƣợc mở rộng và chiếm vị trí quan trọng. Nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi phát triển mạnh mẽ. Tình bạn trong giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng, học sinh giai đoạn này có khát vọng tự khám phá bản thân mình nhƣng vì chƣa có khả năng hiện thực hóa biểu tƣợng bản thân mình nên thanh niên muốn kiểm tra mình bằng cách so so sánh với ngƣời khác. Chính tình bạn thân thiết giúp họ đối chiếu đƣợc những trải nghiệm, ƣớc mơ…

- Giao tiếp với bạn khác giới

Ở tuổi học sinh THPT đã xuất hiện một loại tình cảm đặc biệt - tình yêu nam nữ. Đây là trạng thái hoàn toàn mới trong đời sống tình cảm của lứa tuổi này. Tuy nhiên tình cảm này chỉ mới dùng ở mức yêu đƣơng bạn bè, do lứa tuổi này ít bộc lộ tình cảm của mình. Nhìn chung đây là một vấn đề phức tạp nó đòi hỏi sự nghiên cứu từ nhiều phía.

- Đời sống tình cảm của học sinh THPT

Đời sống tình cảm của lứa tuổi này rất đa dạng phong phú, mang tính sâu sắc. Nó gắn liền với thế giới quan, lý tƣởng, nghề nghiệp…Thời kỳ này, các nhà tâm lý đã phân chia các loại ngƣời theo đặc điểm cảm xúc của họ nhƣ: loại ngƣời đa cảm, loại ngƣời lạnh lùng, loại ngƣời dễ gần… chúng dần đƣợc hình thành bởi nhiều yếu tố bản thân và xã hội.

Nhƣ vậy học sinh THPT là lứa tuổi mộng mơ, khao khát sáng tạo, thích cái mới lạ, chuộng cái đẹp, hình thức bên ngoài, rất hăng hái nhiệt tình trong công việc, lạc quan yêu đời nhƣng cũng rất dễ bi quan chán nản khi gặp thất bại. Bên cạnh đó cũng phải nói đến ở một số học sinh THPT tình cảm cách mạng và ý chí phấn đấu yếu, trình độ giác ngộ, nhận thức về xã hội còn thấp. Một số có thái độ coi thƣờng lao động chân tay, thích cuộc sống xa hoa lãng phí, ăn chơi, đua đòi theo bạn bè…

Chính vì vậy, ngƣời lớn cần thấy nhu cầu và nguyện vọng ở các em là chính đáng, cái tôi của các em phải đƣợc tôn trọng. Nếu ngƣời lớn không chịu thay đổi mối quan hệ, cách nhìn nhận với các em thì sẽ gây ra những phản ứng dƣới dạng bất bình, bƣớng bỉnh, không nghe lời và tự làm theo ý mình. Những quan hệ xung đột giữa các em với ngƣời lớn dẫn đến làm nảy sinh những hành vi tƣơng ứng nhƣ xa lánh, không tin tƣởng và luôn cảm giác không đƣợc tôn trọng. Do đó tác động giáo dục của ngƣời lớn với các em bị suy giảm thậm chí không có tác dụng.

Vì vậy, trong giao tiếp với các em, ngƣời lớn cần: phải mong muốn và biết cách tôn trọng tính độc lập và quyền bình đẳng của các em. Quan hệ giữa thanh niên và ngƣời lớn sẽ không mâu thuẫn nếu quan hệ đó đƣợc xây dựng trên cơ sở tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau. Khi tiếp xúc với các em, ngƣời lớn cần gƣơng mẫu, khéo léo, tế nhị.

1.3.2. Giáo dục pháp luật cho học sinh THPT

1.3.2.1. Vai trò giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường THPT

Trong giai đoạn hiện nay khi đất nƣớc đang tiến lên CNXH bằng con đƣờng phát triển nền kinh tế thị trƣờng và bối cảnh chung của thế giới hiện nay là sự hội nhập, quốc tế hóa, toàn cầu hóa nên vấn đề chất lƣợng con ngƣời phát triển toàn diện là yêu cầu bức thiết của xã hội đối với giáo dục. Bên cạnh những tri thức khoa học, những tri thức về pháp luật là yêu cầu bắt buộc trong hành trang bƣớc vào đời của các em học sinh. Đó là cơ sở để các em trở thành những

ngƣời công dân tốt, ngƣời công dân có ích góp phần vào sự nghiệp và xây dựng đất nƣớc.

Vai trò của GDPL xuất phát từ vai trò và giá trị xã hội của pháp luật. Pháp luật là phƣơng tiện để tổ chức đời sống nhà nƣớc, đời sống xã hội; là công cụ để Nhà nƣớc quản lý xã hội; là phƣơng tiện để ngƣời công dân thực hiện lợi ích, nhu cầu, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình. Bởi vậy, GDPL tạo ra khả năng hình thành các điều kiện và nhân tố thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội. Về mặt lý luận, GDPL đƣợc coi là một trong những con đƣờng hình thành ý thức của công dân. Vì vậy, tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII Đảng ta đã xác định: “Tăng cƣờng giáo dục ý thức pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo cho pháp luật đƣợc thực thi một cách nghiêm minh, thống nhất và công bằng.”

Đối với hệ thống giáo dục phổ thông, GDPL không chỉ đơn thuần là một hoạt động thực tiễn mà nó là một bộ phận của khoa học giáo dục áp dụng trong trƣờng phổ thông. Vai trò của GDPL đƣợc thể hiện trƣớc hết ở chỗ nó làm đầy đủ hơn kiến thức văn hóa phổ thông. Trong điều kiện đất nƣớc hiện nay thì văn hóa pháp lý không thể tách rời văn hóa phổ thông nói chung. GDPL ở trƣờng phổ thông có vai trò hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục khác, nhất là những bộ môn giáo dục xã hội nhƣ giáo dục thẩm mỹ, giáo dục công dân để hình thành nhân cách học sinh. Bởi với các thuộc tính của mình, các quy tắc về tình cảm, thẩm mỹ, đạo đức không đủ sức để lý giải cho học sinh rất nhiều vấn đề cụ thể xảy ra trong cuộc sống, những đòi hỏi cụ thể của yêu cầu “quản lý xã hội bằng pháp luật”. Mặt khác, để học sinh có đầy đủ nhân cách đúng với chuẩn mực xã hội, giáo dục phải trải qua một quá trình gồm nhiều bƣớc khác nhau mà trong đó “cái tối đa của pháp luật là cái tối thiểu của đạo đức”. Bằng GDPL, học sinh sẽ nắm đƣợc những chuẩn mực của xã hội, từ đó rèn luyện thói quen tuân thủ pháp luật. Vì những lý do trên mà GDPL có vai trò vô cùng quan trọng đối với học sinh. Đây là yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết, mang tính khách quan và hoàn toàn

phù hợp với mục tiêu giáo dục toàn diện của chúng ta là “đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dƣỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

1.3.2.2. Nội dung, những con đường giáo dục cho học sinh THPT

GDPL cho học sinh THPT chúng ta cần chú trọng giáo dục các tri thức về pháp luật nhƣ an toàn giao thông, phòng chống ma túy, bảo vệ môi trƣờng… Học sinh nắm đƣợc các biểu hiện đúng pháp luật, những biểu hiện VPPL. Từ đó, hình thành cho các em thói quen xử sự, nếp sống phù hợp với quy định của pháp luật, tự giác tuân thủ pháp luật, có thái độ, hành vi đúng đắn, tích cực trong việc sử dụng pháp luật.

GDPL cho học sinh bằng nhiều con đƣờng

Giáo dục thông qua các môn học. Thông qua các môn học, các em đƣợc làm quen với các kiến thức về pháp luật ở các khía cạnh khác nhau. Môn Sinh học giúp các em hiểu về động vật, thực vật, vai trò tồn tại của các loài để hình thành ở các em sự hiểu biết cần phải bảo tồn thế giới tự nhiên quanh ta… Trong các môn học, môn GDCD là một môn chủ đạo để GDPL cho học sinh. Hệ thống các văn bản, các quy phạm pháp luật, các quyền và nghĩa vụ của công dân đã đƣợc đƣa vào phân phối chƣơng trình và sách giáo khoa môn này.

Thông qua các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động ngoài giờ lên lớp là cách GDPL cho học sinh rất hiệu quả. Thông qua các tiết học ngoài giờ ở trƣờng, các câu lạc bộ ở trƣờng và địa phƣơng, các hoạt động văn hóa, tham quan thực tế… sẽ đƣa các em vào tìm hiểu các kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết cho các em.

GDPL cho học sinh thông qua sự phối hợp giữa nhà trƣờng với các LLGD ngoài nhà trƣờng, đặc biệt là gia đình. Đây là con đƣờng giáo dục cũng hết sức cần thiết. Ngoài việc học ở trƣờng, các em sống cùng gia đình, với cộng đồng địa phƣơng. Để GDPL cho các em đƣợc thƣờng xuyên, cần kết hợp với các LLGD. Làm nhƣ vậy GDPL mới đạt hiệu quả cao.

Tự giáo dục là con đƣờng ý nghĩa nhất trong việc GDPL cho học sinh. Quá trình tự tu dƣỡng, tự rèn luyện là quá trình lâu dài, liên tục và suốt đời mỗi con ngƣời. Các kiến thức GDPL có đi vào và trở thành các hành vi ở mỗi em hay không là do sự tự tu dƣỡng, tự rèn luyện, tự ý thức của các em.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)