Xây dựng tập thể học sinh tự quản tốt, chú trọng giáo dục học sinh

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 94 - 97)

9. Kết cấu của luận văn

3.2.3.Xây dựng tập thể học sinh tự quản tốt, chú trọng giáo dục học sinh

cá biệt

Giáo dục nhân cách trong tập thể và bằng tập thể là nguyên tắc cơ bản của giáo dục XHCN. Chỉ thông qua tập thể (lớp, tổ, chi đoàn…) mỗi học sinh mới thấy rõ lợi ích tập thể, thấy rõ nghĩa vụ và danh dự của chính bản thân. Xukhomxki từng nói: “chỉ có thể xây dựng nhân cách con ngƣời dựa vào sinh hoạt của một tập thể, tổ chức đúng đắn, có kỷ luật, biết tự chủ và tự hào”.

Xây dựng tập thể học sinh tự quản tốt là biện pháp vô cùng quan trọng trong quản lý hoạt động GDPL cho học sinh. Một tập thể học sinh tự quản tốt là tập thể học sinh vững mạnh, có truyền thống tốt, có dƣ luận tích cực, sẽ tiếp nhận một cách chủ động, sáng tạo những ảnh hƣởng bên ngoài tập thể, gạt bỏ những ảnh hƣởng tiêu cực làm cho bầu không khí tập thể trong sáng, lành mạnh; ngƣợc lại một tập thể học sinh yếu kém, tự do, vô tổ chức kỷ luật, tự quản yếu thì những tiêu cực bên ngoài xâm nhập một cách dễ dàng và ảnh hƣởng tới sự phát triển nhân cách học sinh.

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng đƣợc những tập thể học sinh có ý thức tự quản tốt. Các em tự giác thực hiện tốt nội quy, tích cực học tập, rèn luyện, biết đoàn kết thƣơng yêu giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và cuộc sống, từ đó giúp đỡ nhau thực hiện tốt

các nội dung GDPL trong cuộc sống hằng ngày. Các em biết tự phê và phê phán những thói hƣ tật xấu, những lối sống tiêu cực để phòng tránh các tệ nạn xã hội, biết sống có trách nhiệm với tập thể, với bản thân, gia đình và xã hội. Tập thể học sinh tự quản do cán bộ lớp và ban chấp hành chi đoàn phối hợp tổ chức các hoạt động phong phú của tập thể nhằm liên kết các học sinh trong lớp, trong trƣờng thành một tập thể phát triển hoàn thiện. Xây dựng cho học sinh thói quen làm chủ tập thể, làm chủ bản thân. Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, quá trình quản lý thành quá trình tự quản lý.

3.2.3.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp

* Nội dung của biện pháp

Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với Đoàn thanh niên xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung, tiêu chuẩn của một tập thể học sinh tự quản tốt. Trên cơ sở đó giúp học sinh hiểu đƣợc nhiệm vụ, trách nhiệm của mình trong tập thể, biết tự quản trong mọi hoạt động học tập, lao động, vui chơi, rèn luyện trong giờ chính khóa cũng nhƣ trong hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động xã hội, chú trọng lồng ghép nội dung GDPL một cách nhẹ nhàng, hiệu quả. Học sinh biết chủ động, tự quyết, sáng tạo giải quyết các tình huống nảy sinh, tự điều hành hoạt động của tập thể lớp, tự biết điều chỉnh hoạt động phù hợp với mục đích chung đề ra để đạt hiệu quả cao.

* Cách tiến hành biện pháp

- Dựa vào các văn bản, chỉ thị và nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trƣởng và Bí thƣ đoàn thanh niên phối hợp lập ra kế hoạch cụ thể mang tính pháp chế, tính khoa học, tính thực tiễn, tính khả thi. Kế hoạch cần cụ thể hóa mục tiêu phấn đấu, nội dung, tiêu chí của một tập thể học sinh tự quản, các lớp có bản đăng ký thi đua xây dựng tập thể học sinh tự quản tốt với đoàn trƣờng. GVCN trực tiếp xây dựng lớp chủ nhiệm thành tập thể học sinh tự quản tốt.

Xây dựng tập thể học sinh tự quản theo 3 giai đoạn, việc phân chia này dựa vào 2 tiêu chí cơ bản: Ai đƣa ra yêu cầu với tập thể? Thái độ thực hiện của các yêu cầu đó?

+ Giai đoạn 1: Giai đoạn hình thành

Ở giai đoạn này là tập thể học sinh lớp 10 mới tuyển vào trƣờng, các em chƣa quen biết nhau, chƣa có mối quan hệ nhân cách trong tập thể. Ban cán sự lớp mới đƣợc cử lâm thời chƣa tự quản đƣợc các hoạt động tập thể, chƣa có uy tín trong tập thể, nên GVCN là ngƣời đề ra những yêu cầu, học sinh trong lớp thực hiện một cách thụ động. GVCN cho học sinh học tập nội quy, những tiêu chuẩn, yêu cầu, những nội dung xây dựng tập thể học sinh tự quản để học sinh nắm bắt đƣợc để thực hiện. Động viên học sinh nhắc nhở nhau thực hiện tốt nội quy của trƣờng, lớp, các nội dung GDPL.

+ Giai đoạn 2: Giai đoạn phân hóa

Trong quá trình thực hiện yêu cầu của GVCN, tập thể học sinh sẽ hình thành các nhóm có ảnh hƣởng khác nhau với tập thể. Tập thể thƣờng phân hóa thành nhiều nhóm học sinh: nhóm tích cực, nhóm tiêu cực, nhóm thụ động, nhóm chủ động. GVCN lựa chọn nhóm tích cực làm cán bộ nòng cốt của tập thể. GVCN có kế hoạch bồi dƣỡng cán bộ lớp về tác phong làm việc, ý thức trách nhiệm và kinh nghiệm lãnh đạo lớp, những kỹ năng tự quản các hoạt động của tập thể. Trong giai đoạn này, đa số học sinh trong lớp đã có ý thức kỷ luật, đã tự giác thực hiện nội quy trƣờng lớp, những yêu cầu mà GVCN và cán bộ lớp đề ra. Giai đoạn này GVCN là ngƣời chỉ đạo công tác với ban cán sự lớp và ban chấp hành chi đoàn điều hành phần lớn các hoạt động của tập thể.

+ Giai đoạn 3; Giai đoạn phát triển hoàn thiện

Giai đoạn này đánh dấu sự phát triển ở mức độ cao của tập thể, cả tập thể lớp đã thống nhất mục tiêu và hành động. Cán bộ lớp và ban chấp hành chi đoàn đã có khả năng tự quản tất cả các hoạt động của tập thể. GVCN là cố vấn cho tập thể. Ban cán sự lớp và ban chấp hành chi đoàn tích cực chủ động điều hành, tự quản các hoạt động của tập thể. Các hoạt động tập thể ngày càng phong phú, đa dạng, hấp dẫn, có hiệu quả giáo dục cao. Đây là môi trƣờng tốt để nhân cách phát triển.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Phải có sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trƣờng, có sự kết hợp của đoàn thanh niên với GVCN trong việc triển khai kế hoạch, đôn đốc kiểm tra uốn nắn kịp thời những lệch lạc.

- GVCN tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng với học sinh.

- Đội ngũ cán bộ lớp phải có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công tác, có năng lực tổ chức, năng lực hoạt động, có uy tín trƣớc tập thể, có khả năng tập hợp, lôi cuốn các học sinh khác tự giác thực hiện tốt mọi hoạt động của nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 94 - 97)