Trước thực tiễn đó, đề tài luận văn “Lượng giá kinh tế tài nguyên và môi trường đất ngập nước vùng cửa sông Hồng” được thực hiện nhằm mục tiêu là lượng giá giá trị sử dụng trực tiếp và
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, học viên xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, cán bộ của bộ môn Quản lý Môi trường nói riêng và Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội nói chung đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
để học viên hoàn thành tốt luận văn này
Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Thầy giáo GS.TS Mai Trọng Nhuận đã hướng dẫn và giúp đỡ tân tình cho học viên trong quá trình thực hiện luận văn Ngoài ra, học viên xin chân thành cảm ơn đến TS Đinh Đức Trường Khoa Môi trường và Đô thị - Đại học Kinh tế Quốc dân; TS Nguyễn Thị Hoàng Hà, TS Nguyễn Thị Thu Hà và TS Trần Đăng Quy khoa Địa chất Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội; Tập thể cán bộ Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo
- ĐHQG Hà Nội đã tạo mọi điều kiện tốt nhất về thời gian cũng như nguồn tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu của học viên
Cuối cùng, học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu của học viên
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012 HVCH Nguyễn Hồ Quế
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Vị trí địa lý vùng nghiên cứu 3
1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu 4
1.2.1 Điều kiện tự nhiên 4
1.2.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 16
1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu về lượng giá giá trị ĐNN ở Việt Nam và vùng nghiên cứu 22
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1 Đối tượng nghiên cứu 25
2.2 Phương pháp kế thừa, tổng hợp các tài liệu thứ cấp 25
2.3 Phương pháp khảo sát thực địa 25
2.4 Phương pháp phỏng vấn 26
2.5 Phương pháp chuyên gia 27
2.6 Phương pháp xử lý thống kê 27
2.7 Phương pháp lươ ̣ng giá giá trị kinh tế đất ngập nước 27
2.8 Các mô hình lượng giá kinh tế tài nguyên - môi trường 29
2.8.1 Mô hình giá thị trường 30
2.8.2 Mô hình hàm sản xuất hộ gia đình Cobb-Douglas 30
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1 Các yếu tố tác động đến giá trị kinh tế vùng cửa sông Hồng 32
3.1.1 Lũ lụt 32
3.1.2 Bão 33
3.1.3 Xói lở và bồi tụ 33
3.1.4 Biến đổi khí hậu 34
3.1.5 Khai thác và nuôi trồng thủy sản 35
3.1.6 Hoạt động kinh tế của các xã vùng đệm trên vùng đất ngập nước 36
3.1.7 Hoạt động du lịch 39
Trang 53.2 Lượng giá giá trị sử dụng trực tiếp của ĐNN vùng cửa sông Hồng 41
3.2.1 Giá trị thủy, hải sản 41
3.2.2 Giá trị du lịch dịch vụ 50
3.2.3 Giá trị giao thông thủy 55
3.2.4 Giá trị khai thác lâm sản 57
3.3 Lượng giá giá trị sử dụng gián tiếp vùng ĐNN cửa sông Hồng 58
3.3.1 Giá trị chắn sóng, gió, bão bảo vệ bờ biển 58
3.3.2 Giá trị hấp thụ cacbon của RNM 62
3.3.3 Giá trị cung cấp, tích lũy và tái tạo chất dinh dưỡng 64
3.3.4 Giá trị lưu giữ và đồng hóa chất thải 67
3.3.5 Giá trị điều tiết nước ngầm 67
3.3.6 Giá trị kinh tế trực tiếp và gián tiếp vùng ĐNN cửa sông Hồng 69
3.4 Đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp và sử dụng bền vững tài nguyên ĐNN vùng cửa sông Hồng 70
3.4.1 Định hướng sử dụng, bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN dựa vào kết quả lượng giá kinh tế ĐNN 70
3.4.2 Áp dụng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường để bảo tồn đất ngập nước 72
3.4.3 Quản lý dựa vào cách tiếp cận hệ thống 73
3.4.4 Nâng cao hiệu lực về thực thi luật pháp, chính sách 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI ̣ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 85
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các kiểu đất ngập nước vùng cửa sông Hồng 11
Bảng 1.2 Hiện trạng sử dụng đất huyện Giao Thủy 14
Bảng 1.3 Diện tích, dân số, mật độ dân số, số hộ gia đình các xã ven biển huyện Tiền Hải và Giao Thủy năm 2010 17
Bảng 3.1 Hộ nghèo và phần trăm thu nhập phụ thuộc vào đất ngập nước ở các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy 37
Bảng 3.2 Hiện trạng hộ nghèo và hộ nghèo nếu có sự tác động ở các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy 37
Bảng 3.3 Cơ cấu kinh tế xã Nam Thịnh 39
Bảng 3.4 Thống kê mô tả về hoạt động nuôi tôm trong mẫu điều tra 44
Bảng 3.5 Lợi nhuận nuôi tôm tại khu vực nghiên cứu (VNĐ) 46
Bảng 3.6 Thống kê mô tả về hoạt động nuôi ngao trong mẫu điều tra 48
Bảng 3.7 Doanh thu từ du lịch vùng nghiên cứu thuộc huyện Tiền Hải năm 2011 55 Bảng 3.8 Khối lượng và phương tiện vận tải đường thủy huyện Giao Thủy năm 2011 56 Bảng 3.9 Giá trị vận tải thủy của khu vực nghiên cứu năm 2011 tính theo giá hiện hành 57 Bảng 3.10 Chí phí tu bổ và sửa chữa 20,7 km đê biển huyện Giao Thủy giai đoạn 1997 – 2006 60
Bảng 3.11 Khả năng hấp thụ cacbon của một số cây ngập mặn tại Xuân Thủy 63
Bảng 3.12 Thống kê mô tả các biến số hộ nuôi tôm trong mẫu điều tra 65
Bảng 3.13 Hàm sản xuất nuôi tôm hộ gia đình 66
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ vị trí nghiên cứu vùng cửa Sông Hồng 3
Hình 1.2 Khảo sát tại cồn mờ 4
Hinh 1.3 Khảo sát trên sông Vọp 6
Hình 1.4 Chim nước tại VQG Xuân Thủy 10
Hình 1.5 Rừng ngập mặn khu vực cửa sông Hồng 13
Hình 1.6 Đầm nuôi trồng Rau câu ở xã Giao Thiện 14
Hình 1.7 Khai thác ngao tại vườn quốc gia Xuân Thủy 18
Hình 1.8 Khảo sát hoạt động vận tải thủy tại bến đò 20
Giao Thiện 20
Hình 2.1 Điều tra phỏng vấn người dân vùng nghiên cứu 26
Hình 3.1 Thuốc trừ sâu theo cống 10 đổ vào các đầm nuôi tôm thuộc xã Giao Thiện 42 Hình 3.2 Đầm nuôi tôm tại xã Nam Phú 43
Hình 3.3 Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy 54
Hình 3.4 Đê biển Giao Thủy 58
Hình 3.5 Đê biển Tiền Hải 58
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
TN – MT Tài nguyên – môi trường
Trang 9MỞ ĐẦU
Sông Hồng với một lượng phù sa lớn (trung bình 100 triê ̣u tấn/năm) và khoảng thời gian dài lắng đọng trầm tích đã tạo nên vùng đất ngập nước cửa sông Hồng ngày nay Vùng nghiên cứu có đầy đủ các chức năng của một vùng đất ngập nước điển hình, đây chính là yếu tố quan trọng để hình thành Khu Ramsar Xuân Thủy và Khu bảo tồn Thiên nhiên Tiền Hải Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, vùng đất ngập nước cửa sông Hồng đã trải qua nhiều biển động Đặc biệt là giai đoạn từ 1995 - 1998 có gần 71,4% diện tích RNM tại Xuân Thủy đã bị thay thế bằng các đầm tôm [12] Trước thực trạng đó, 02/01/2003 Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy đã ra đời kết hợp với Ban quản lý Khu bảo tồn Thiên nhiên Tiền Hải được thành lập trước đó (04/10/1995) nhằm bảo tồn hệ sinh thái điển hình đất ngập nước cửa sông ven biển miền Bắc Việt Nam Ngoài ra, VQG Xuân Thủy và Khu bảo tồn Thiên nhiên Tiền Hải thành lập góp phần tuyên truyền giáo dục môi trường, đẩy mạnh du lịch sinh thái và phát triển bền vững kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương
Sự ra đời của tổ chức có thẩm quyền đã đóng góp quan trọng vào việc bảo tồn đất ngập nước cửa sông Hồng Tuy nhiên, gần đây trước sức ép của nền kinh tế thị trường làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn, có tính xung đột giữa lợi ích phát triển kinh tế trước mắt với nguy cơ làm phá hủy môi trường sinh thái, đa dạng sinh học
về lâu dài Không những thế, hoạt động nhân sinh tại vùng nghiên cứu cũng diễn ra mạnh như công nghiệp, khai thác khoáng sản, du lịch…gây hại trực tiếp đến tài nguyên - môi trường trong khu vực Do đó cần có một giải pháp thiết thực để cộng đồng dân cư sống quanh vùng hiểu được giá trị của vùng đất ngập nước mà họ đang
sử dụng làm tư liệu sản xuất Để làm được điều đó cần lượng giá kinh tế vùng đất ngập nước và đưa giá trị kinh tế này vào trong giáo dục cộng đồng
Lượng giá kinh tế tài nguyên nói chung và đất ngập nước nói riêng là yếu
tố quan trọng trong quản lý môi trường ở Việt Nam Khu vực nghiên cứu đã có một số công trình lượng giá kinh tế, tuy nhiên phạm vi chỉ tập trung ở Vườn
quốc gia Xuân Thủy Trước thực tiễn đó, đề tài luận văn “Lượng giá kinh tế tài nguyên và môi trường đất ngập nước vùng cửa sông Hồng” được thực hiện
nhằm mục tiêu là lượng giá giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp tài nguyên - môi trường vùng ĐNN và đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng hợp lý, hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lại tại khu vực cửa sông Hồng Để đạt được mục
Trang 10tiêu trên, luận văn giải quyết các nhiệm vụ: thu thập các tài liệu liên quan nhằm phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu (điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường, tài nguyên, các loại tai biến trong vùng…); Tiến hành khảo sát thực địa, điều tra phỏng vấn, thu thập các số liệu tại hiện trường; Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị kinh tế của vùng đất ngập nước cửa sông Hồng; Xử lý các số liệu đã thu thập bằng phần mềm (Excel, SPSS…) nhằm định giá được giá trị kinh tế của mỗi nhóm giá trị (giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp); Đề xuất các giải pháp quản lý
và sử dụng bền vững tài nguyên ĐNN
Luận văn được hoàn thành tại Khoa Môi trường - Trường Đại học Khoa học
Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của GS.TS Mai Trọng Nhuận
Trang 11CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Vị trí địa lý vùng nghiên cứu
Vùng nghiên cứu bao gồm vùng lõi (cồn Ngạn, cồn Lu, cồn Mờ, cồn Vành)
và vùng ĐNN ven biển của các xã vùng đệm: xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) và các xã Đông Minh, Nam Thịnh, Nam Hưng, Nam Phú huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) Phía Đông và phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ với chiều dài đường bờ biển là 55km (từ cửa Trà Lý đến cửa Hà Lạn), phía Bắc giáp huyện Thái Thụy (Thái Bình), phía Tây, Tây Nam giáp các huyện Kiến Xương (Thái Bình), Xuân Trường, Hải Hậu (Nam Định) [11] Vùng có tọa độ địa lý:
+ Từ 20006’50,44” đến 200
25’08,71” Vĩ độ Bắc + Từ 106026’02,25” đến 1060
42’50,42” Kinh độ Đông
Hình 1.1 Sơ đồ vị trí nghiên cứu vùng cửa Sông Hồng
Trang 121.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1 Địa hình, địa mạo
Vùng nghiên cứu bao gồm kiểu địa hình biển ven bờ và phần đất liền ven biển: phần đất liền ven biển là trũng châu thổ hiện đại của sông Hồng nhô ra biển,
có địa hình thấp (khoảng 1m trở xuống), bằng phẳng và hơi lượn sóng, nghiêng dần
ra phía biển, bị chia cắt bởi các sông và lạch thoát triều Một số khu vực đất tại xã Đông Minh (huyện Tiền Hải) vượt cao lên như khu gò nổi cao khoảng 1,5 -1,7 m so với mặt nước biển Đây là dấu tích những cồn cát duyên hải được hình thành do tác dụng của sóng biển, trong quá trình bồi tạo, nhân dân thường gọi là “Cồn” Vùng đất cao cũng gặp nhiều khó khăn trong canh tác Đất thường bị hạn, chỉ nơi nào có nước tưới cho đồng ruộng thì lúa mới được mùa Miền đất cao lại chịu ảnh hưởng của các mạch nước ngầm ven biển thấm lên mặt, đất thường nhiễm mặn [22] Phần biển ven bờ, được phân định rõ rệt theo độ sâu Từ 0-3m nước có địa hình rất thoải
và từ 0-20m nước, địa hình hơi dốc Độ dốc tăng lên khi càng ra xa
Phía ngoài đê biển tử cửa Trà Lý đến cửa Hà Lạn hình thành các cồn ngầm chắn cửa lớn như cồn Thủ, cồn Vành, còn Đen, còn Ngạn, cồn Lu và cồn Xanh (cồn Mờ) Do phù sa sông Hồng bồi lắng
sông Hồng về phía Tây tới xã Giao
Xuân và giáp đê Trung ương về
phía Tây Nam tới sông Trà, tổng
diện tích vùng này kể cả phần mới
bồi tụ là 3.368,93 ha
Vùng Cồn Lu: chạy song song với Cồn Ngạn từ sông Trà tới chân sóng có diện tích là 1.822,77 ha Vùng này có cốt đất khá cao, là điểm dừng chân của nhiều loài chim di cư phương Bắc trú đông hàng năm, đã được Chính phủ Việt Nam đăng
ký là điểm bảo vệ đất ngập nước quốc tế từ năm 1989 khi tham gia Công ước
Hình 1.2 Khảo sát tại cồn mờ
Nguyễn Hồ Quế, 2011
Trang 13Ngoài ra, cồn Xanh (cồn Mờ) đang trong quá trình bồi đắp để mở rộng diện tích và nâng cao cồn đất, được cấu tạo chủ yếu bởi cát biển cồn Xanh luôn luôn ngập nước lúc triều cường Lúc nước ròng, cồn Xanh gồm 2 dải cát, một dải cát nằm ở vị trí phía Đông và một dải cát nằm ở vị trí Đông Nam
Bên cạnh các địa hình dương nêu trên, khu vực nghiên cứu bao gồm lòng lạch sông và lạch triều là địa hình âm, thường xuyên ngập nước Lòng lạch sông và lạch triều đang được trầm tích (bùn, sét và cát) bồi đắp, nâng cao cốt đất và thu hẹp dòng chảy Lòng lạch sông và lạch triều chủ yếu có lớp trầm tích bùn nhão, có diện tích lớn và có tiềm năng mở rộng quỹ đất trong tương lai
1.2.1.2 Đặc điểm khí hậu
Vùng nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng với đặc điểm là giáp biển nên khí hậu mang nét đặc trưng của vùng khí hậu duyên hải được điều hoà bởi biển cả, mùa đông thường ấm hơn, mùa hè thường mát hơn so với khu vực sâu trong nội địa
Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 - 240C, nhiệt độ cao nhất lên tới 390C và thấp nhất là 4,10C Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày nóng và ngày lạnh khoảng 15 -
200C, trong một ngày đêm khoảng 8 - 100C [11]
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 - 2.000 mm, tập trung chủ yếu vào mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10) và chiếm đến 80% lượng mưa cả năm Vào mùa này lượng mưa cao điểm có ngày cường độ lên tới 200 - 350 mm/ngày Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 với tổng lượng mưa khoảng 20% lượng mưa cả năm, các tháng 12 và tháng 1 lượng mưa thường nhỏ hơn lượng bốc hơi Tháng 2 và tháng 3 là thời kỳ mưa phùn ẩm ướt [11]
Độ ẩm không khí dao động từ 80 - 90% nhưng phân bố không đều giữa các tháng, phụ thuộc vào chế độ mưa Mùa đông độ ẩm không khí dao động trong khoảng 77 - 81%, mùa hè trung bình đạt 84 - 86%
Bức xạ mặt trời lớn, số giờ nắng trung bình từ 1.600 - 1.800 giờ/năm, tổng nhiệt lượng cả năm khoảng 1.600 - 1.800 KCQ/cm2/năm
Gió thịnh hành là gió Đông Nam mang theo không khí nóng ẩm với tốc độ trung bình từ 2 - 5 m/giây Mùa gió Tây Nam, hướng gió chính là Nam và Đông Nam với tốc độ gió trung bình đạt 3,2-3,9 m/s, cao nhất vào tháng 5-7
Trang 14Vùng nghiên cứu còn chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới, do đó thường chịu tác động của gió bão Hiện tượng này thường xuất hiện vào mùa hè
từ tháng 5 đến tháng 7 có khi kéo dài tới tháng 11 và kèm theo mưa to có sức tàn phá lớn Mỗi năm trung bình có từ 2 - 3 cơn bão đổ bộ vào vùng nghiên cứu, có năm có tới 6 cơn bão gây thiệt hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân Mùa đông có gió mùa Đông Bắc mang theo không khí lạnh, có thể trồng các cây trồng ôn đới trong sản xuất nông nghiệp [11]
1.2.1.3 Thủy văn, hải văn
Vùng nghiên cứu có mạng lưới sông ngòi phát triển với hai hệ thống sông
tự nhiên và sông đào Các sông chính trong vùng nghiên cứu gồm có sông Hồng, sông Trà Lý, sông Lân, sông Long
Hầu…nằm kẹp giữa các cửa Trà Lý,
Ba Lạt, Hà Lạn…Do là vùng tiếp
giáp với biển nên chế độ dòng chảy
của sông rất phức tạp Trong đó,
sông Hồng là sông lớn nhất trong
vùng nghiên cứu cả về chiều dài lẫn
diện tích lưu vực (155.000 km2
)
Chế độ dòng chảy sông mang tính
chất mùa khô khá rõ: mùa lũ và mùa
kiệt Lượng dòng chảy vào mùa
mưa chiếm khoảng 75-80% tổng
lượng nước cả năm Sự thay đổi lưu lượng nước theo mùa kéo theo sự thay đổi tải lượng phù sa mang theo [1]
Sông Trà Lý và sông Lân là chi lưu của sông Hồng Sông Trà Lý là ranh giới tự nhiên giữa huyện Tiền Hải và huyện Thái Thụy và đổ ra biển ở cửa Trà Lý Sông Lân chảy xuyên qua nội địa Tiền Hải đổ ra biển ở cửa Lân, như cây cung vạch ngang địa hình Tiền Hải mà hai đường viền cánh cung là sông Hồng và sông Trà Lý Sông Lân nguyên xưa là dòng chính của sông Hồng, do ảnh hưởng của vận động kiến tạo vào cuối thế kỷ 18 đã ổn định cho đến ngày nay [15]
Sông Long Hầu là một chi lưu của sông Trà Lý chảy qua địa phận hầu hết các xã trong huyện Tiền Hải Đây là sông trục chính dẫn nước ngọt cho toàn huyện
Hinh 1.3 Khảo sát trên sông Vọp
Nguyễn Hồ Quế, 2011
Trang 15Từ trục Long Hầu có các nhánh kênh mương toả ra hai bên, dẫn nước ngọt tưới cho
khắp các cánh đồng trong huyện [15]
Thủy triều cửa sông Hồng thuộc chế độ nhật triều đều Biên độ trung bình
khoảng 150 - 180cm, nhỏ nhất 25cm Trong tháng có hai kỳ nước lớn, mỗi kỳ kéo
dài 2 - 3 ngày Do biên độ triều lớn, độ dốc địa hình đáy nhỏ nên cả bãi biển và bãi
triều đều có bề rộng đáng kể, có thể đạt tới 4 - 5km
Nhìn chung hệ thống sông ngòi khu vực nghiên cứu có nguồn nước dồi dào
cho việc tưới và thau chua rửa mặn cho các cánh đồng Ngoài ra với lượng phù sa
lớn đổ ra biển hàng năm ở các cửa sông tạo ra vùng bãi bồi rộng lớn ven biển là
điều kiện quan trọng để phát triển nông lâm nghiệp Tuy nhiên, các sông đổ ra biển
đều có độ dốc nhỏ tiêu thoát nước chậm, do đó về mùa mưa lũ mực nước các sông
lớn gây úng và xói lở cục bộ vào đất canh tác ngoài đê Mặt khác, vùng nghiên cứu
thuộc vùng nước triều lên theo chế độ nhật triều, thường hoạt động mạnh vào các
tháng 1, 6, 7, 12 với mức nước cao nhất là 3,8 m và nhỏ nhất 0,2 m Chính vì vậy,
nước mặn theo thuỷ triều vào sâu trong nội địa Nếu tính theo nồng độ muối 1‰ thì
trung bình ranh giới nước mặn vào sâu 8 km trên sông Trà Lý và 10 km trên sông
Hồng Đây cũng là một vấn đề cần được quan tâm trong quá trình chinh phục, khai
phá, cải tạo ở vùng đất này [15] [11]
1.2.1.4 Tài nguyên thiên nhiên
a Tài nguyên khoáng sản
Trong lòng đất vùng nghiên cứu phát hiện mỏ than nâu thuộc bể than nâu
Đồng bằng Sông Hồng, thành phần gồm cát kết, sỏi sạn kết chứa các vỉa than Vỉa
than chất lượng tốt, than màu đen ánh nhựa, khá rắn chắc, cấu tạo dạng khối và
được đánh giá có trữ lượng rất lớn (hơn 30 tỷ tấn) nhưng phân bố ở độ sâu 600 -
1.000m, hiện chưa đủ điều kiện cho phép khai thác Tiền Hải có mỏ khí với trữ
lượng lớn khoảng 60 tỷ m3
khí, hiện nay đang được khai thác để phục vụ công nghiệp gốm, sứ, thuỷ tinh, điện khí Tuy nhiên, hiện tại trữ lượng khí không còn
nhiều Nước khoáng Tiền Hải có chất lượng tốt đang được khai thác ở độ sâu 450 m
với trữ lượng lớn và đang được sản xuất theo công nghệ tiên tiến, với quy mô lớn
phục vụ tốt cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu [11]
Ngoài ra, vùng nghiên cứu có trữ lượng cát khá lớn, dùng làm vật liệu xây
dựng tốt, một số khu vực người dân địa phương đã khai thác sử dụng ở quy mô nhỏ
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Trang 16Các biểu hiện khoáng hóa đáy biển: trên bản đồ phân bố và dự báo khoáng
sản (La Thế Phúc và nnk, 2000) còn thể hiện các điểm sa khoáng có các vành trọng
sa ilmenit, zircon và các điểm có hàm lượng cao [11]:
Ilmenit: kết quả tìm kiếm trọng sa đã phát hiện được 1 điểm đạt hàm lượng
công nghiệp, hàm lượng >15kg/m3 Trên cơ sở đó đã khoanh định được các vành
phân tán bậc cao của các khoáng vật phổ biến trong vùng
Zircon: là khoáng vật nặng chủ yếu, vùng nghiên cứu có biểu hiện dị thường
trọng sa của zircon, các điểm dị thường đạt hàm lượng cao >2kg/m3, đạt hàm lượng
công nghiệp
Sa khoáng Titan: ở đây chỉ phát hiện được một số sa khoáng nhỏ Các sa
khoáng ở bãi cát, còn cát ven biển có diện phân bố theo chiều ngang rất hẹp Hàm
lượng các điểm dị thường đạt 500 - 700.10-3% Thành phần khoáng vật quặng chủ
yếu của sa khoáng là ilmenit, zircon, rutil, monazit Hàm lượng ilmenit, zircon thay
đổi trong giới hạn rộng Tài nguyên dự báo của các điểm quặng ilmenit vùng này
khoảng 11 ngàn tấn ilmenit, 3 ngàn tấn zircon
Thiếc hình thành các dị thường có mức hàm lượng 1 - 2.10-3%, và các điểm
dị thường có hàm lượng >2.10-3%, được coi là dấu hiệu cần chú ý trong tìm kiếm sa
khoáng biển Những dị thường của thiếc phát triển trong trường trầm tích có thành
phần chủ yếu là cát
b Tài nguyên sinh vật
Vùng nghiên cứu được xem là mẫu chuẩn điển hình của kiều đất ngập nước
ở khu vực miền Bắc, với nhiều điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển
của hệ động thực vật Đặc biệt là Vườn quốc Gia Xuân Thủy và khu bảo tồn thiên
nhiên đất ngập nước Tiền Hải
Hệ thực vật
Trên các cồn ngoài khơi và các bãi cao ven bờ là rừng phi lao Dưới các bãi
triều là rừng ngập mặn với các loài cây như sú, vẹt … nhiều tầng, nhiều lớp, cung
cấp chất dinh dưỡng hữu cơ làm nguồn thức ăn và vườn ươm của các loài thủy sản
Vùng ĐNN Xuân Thuỷ có 192 loài thực vật bậc cao có mạch, chiếm chủ yếu là các
loài thực vật ngập mặn Các loài mắm biển, bần chua, sú, vẹt dù, trang, đước và phi
lao mọc gần như thuần loài tập trung ở cồn Lu, cồn Ngạn Các loài Trang, Vẹt,
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Trang 17Mắm, Ôrô tập trung chủ yếu trong khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền
Hải Thành phần loài thực vật đa dạng hơn cả là các loài cây thân thảo phân bố dưới
tán rừng phi lao, bãi cát cố định, ven đường, trên bờ các đầm tôm Các loài này
thường là cỏ nhất niên hoặc đa niên thuộc họ cỏ, cúc, đậu[12] [4]
Hệ động vật
Với 12 kiểu sinh cảnh chính, trong đó quan trọng nhất là sinh cảnh bãi cát
ngập triều, trảng cỏ và rừng ngập mặn Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền
Hải là điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật nói chung và động vật nói riêng sinh
sống và phát triển Đây là khu vực có vị trí quan trọng về đa dạng sinh học, là nơi
cư trú của hơn 150 loài chim nước, trong đó có nhiều loài nằm trong Sách đỏ (cò
thìa Ptalalea minor, bồ nông chân xám Pelecanus philippensis), hơn 80 loài cá và
20 loài giáp xác (tôm sú, ngao, cá đối) [16]
Bên cạnh đó, hệ động vật tại Vườn quốc Gia Xuân Thủy mang đặc trưng của
một khu ĐNN ven biển, tuy nghèo về thành phần loài thú, bò sát, lưỡng cư nhưng
rất phong phú về chim, cá và động vật đáy, với 55 loài động vật nổi, 113 loài côn
trùng, 177 loài động vật đáy, 108 loài cá, 24 loài bò sát, 13 loài lưỡng cư, 136 loài
chim, 9 loài thú Cụ thể phân chia như sau [12]:
- Hệ thú: thành phần đơn điệu, chủ yếu là loài gặm nhấm Trong đó loài Rái
cá thường (Lutra lutra) được ghi trong sách đỏ Việt Nam mức độ V (loài sắp bị đe
dọa nghiêm trọng)
- Hệ bò sát ếch nhái: Thành phần đơn điệu tương đương với thú; trong 28
loài có 5 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam: Đồi mồi dứa (Chelonia mydas) là loài
bị đe doạ nghiêm trọng, Rắn ráo trâu (Ptyas mucosus) là loài sắp bị đe doạ
nghiêm trọng
- Hệ cá có 107 loài, duy nhất 1 loài cá sụn và còn lại là cá xương
- Động vật đáy chủ yếu sống ở gần rừng hoặc trong RNM cửa sông ven biển
nơi có thức ăn là các trầm tích ở nền mùn bã hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật Có
giá trị kinh tế là loài Cua bùn (Scylla serrata), Ghẹ (Portunus) Các loài tôm chủ
yếu là tôm Sú (Penaeus monodon) có giá trị thực phẩm và thương phẩm cao
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Trang 18Nét độc đáo riêng biệt
tại vùng nghiên cứu phải kể
ngắn (Larus saundersi), Choắt đầu đốm (Tringa guttifer), Choi choi mỏ thìa
(Erynorhynchus pygmeus), Choắt chân màng lớn (Limodromus semipalmatus), Te
vàng (Vanellus cinereus) [12]
Hai loài Cò thìa và Mòng bể mỏ ngắn được coi là đỉnh của chuỗi dinh dưỡng
đã có mặt khá đông ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ Có thời điểm loài Cò thìa đã
chiếm tới 20 % số cá thể còn lại của thế giới Loài Choi choi mỏ thìa là loài cực
hiếm, hầu như chỉ có thể thấy ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ Có lúc đã phát hiện trên
20 cá thể Những năm gần đây chỉ còn thấy dăm ba cá thể vào mùa di trú [12]
Trong số 219 loài chim, có tới 150 loài di trú và gần 50 loài chim nước
Những loài chim nước và chim di cư có số lượng cá thể đông nhất; Vào mùa di trú
có thể gặp 30 đến 40 ngàn con (tiêu chí của một vùng đất ngập nước có tầm quan
trọng quốc tế chỉ là: 20.000 con) [12]
Hàng năm vào mùa đông (từ tháng 11, 12 năm nay) chim di trú từ Xibêri,
Hàn Quốc, Bắc Trung Quốc di cư tránh rét xuống phía Nam, Vườn quốc gia Xuân
Thuỷ là ga chim quan trọng trong chu trình di cư của nhiều loài chim Đến VQG
Xuân Thủy chim di trú dừng chân để nghỉ ngơi và tích luỹ năng lượng cho hành
trình di cư dài hàng ngàn km của mình Khi mùa xuân ấm áp chim lại từ phía Nam
(Australia, Malayxia, Indonêxia) trở về nơi sinh sản (khoảng tháng 3,4) và dừng
chân ở Xuân Thuỷ Có những loài đã trú đông ở Xuân Thuỷ thời gian khá dài , như
Cò Thìa (Từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau) Cò thìa (Platalea mino) là loài chim di
Hình 1.4 Chim nước tại VQG Xuân Thủy
Nguồn: [36]
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Trang 19chúng bay về VQG để trú đông và ở lại đến khoảng tháng 4 năm sau Chúng sống
theo bầy đàn, kiếm ăn trên các bãi lầy, các bãi triều tự nhiên và các đầm nuôi tôm
Ở vùng lớn sâu nằm giáp biển và sát mép nước, ta có thể gặp từng đàn Rẽ lưng nâu
(Calidris canutus) Đây là loài chim trú đông phổ biến ở miền Bắc Việt Nam
Chúng xuất hiện vào cuối tháng 7 và ở lại các cửa sông, bờ biển có nhiều bùn và
nước cạn cho đến cuối tháng 4 rồi sau đó lại quay trở lại phương Bắc [9]
VQG Xuân Thủy là địa điểm lý tưởng của nhiều loài chim định cư Chính vì
vậy nơi đây có ý nghĩa rất quan trọng đối với công cuộc bảo tồn các loài chim, bao
gồm cả chim bản địa và đặc biệt quan trọng đối với dòng chim di trú quốc tế
c Tài nguyên đất ngập nước
ĐNNVB Việt Nam đa dạng về kiểu loại (RSH, cỏ biển, RNM, bãi triều lầy,
cửa sông ), chức năng và giá trị (nạp và tiết nước ngầm, điều hòa khí hậu, duy trì
tính đa dạng sinh học ) đồng thời đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế -
xã hội (KT-XH) như nuôi trồng thủy sản (NTTS), đánh bắt thủy sản, lâm nghiệp, du
lịch và an ninh quốc phòng Hơn thế nữa, ĐNNVB còn góp phần bảo vệ môi
trường và phòng tránh thiên tai ven biển như chắn sóng và gió bão, chống xói lở và
ổn định bờ biển, bảo vệ các công trình ven biển, ngăn ngừa ô nhiễm, giảm hiệu ứng
nhà kính
Dựa theo phân loại ĐNN áp dụng cho Việt Nam, ĐNN huyện Giao Thủy và
Tiền Hải được xác định có 11 kiểu, bao gồm: vùng biển ở độ sâu dưới 6m khi triều
kiệt (A), vùng cửa sông (F), thảm cỏ biển (B), rạn san hô (C), cồn và bãi ngập ở cửa
sông (Fa), đầm phá nước mặn/lợ (J), bãi cát vùng gian triều (Ea), bãi cát/bùn vùng
gian triều (Ga), vùng nuôi trồng thủy sản nước mặn/lợ (1a), vùng nuôi trồng thủy
Diện tích (ha)
Ghi chú
Kiểu đất ngập nước ven biển
Ký hiệu theo Ramsar
Diện tích (ha)
Ghi chú
Trang 20Diện tích (ha)
Ghi chú
Kiểu đất ngập nước ven biển
Ký hiệu theo Ramsar
Diện tích (ha)
Ghi chú
Rừng ngập mặn trong vùng nghiên cứu tập trung chủ yếu ở Vườn quốc gia
Xuân Thủy Ở Tiền Hải phần diện tích này có phần thưa thớt hơn và tập trung chủ
yếu ở các xã Nam Thịnh, Nam Hưng và Nam Phú Tuy nhiên, tài nguyên rừng ngập
mặn của Tiền Hải cho một giá trị lớn về cảnh quan môi trường và bảo tồn hệ sinh
thái ngập nước ven biển phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và có tiềm năng
Formatted: French (France)
Trang 21cho phát triển ngành du lịch sinh thái Rừng ngập mặn Tiền Hải còn có tác dụng lớn trong phòng hộ đê điều, điều hoà khí hậu ven biển, tạo thuận lợi cho việc lắng đọng phù sa của các cửa sông đổ ra biển, rừng còn có ý nghĩa to lớn về mặt an ninh, quốc phòng [12]
Khu vực Vườn quốc gia Xuân
Thủy, RNM đã hình thành các loại
rừng ngập mặn đặc thù của khu vực:
Rừng ngập mặn trồng thuần
loại và hỗn giao: đây là loại hình
RNM tương đối phổ biến, phân bố
từ khu vực giữa đến cuối Cồn Ngạn
và Cồn Lu, có diện tích lên tới gần
2.000 ha Ban đầu các dự án chỉ
trồng thuần loài Trang, về sau trồng
bổ sung Đâng và Bần chua Diện
Rừng ngập mặn trong các đầm tôm: đây cũng là một loại hình RNM đặc biệt Chúng tồn tại do có được các cá thể và các loài cây rừng ngập mặn của loại hình RNM tự nhiên, thích nghi được với điều kiện sống ngập nước thường xuyên ở trong các đầm tôm Số lượng loài cây, độ che phủ và diện tích đều kém hơn hai loại hình RNM nêu trên (chỉ còn khoảng 500 ha, tập trung ở đầu Cồn Ngạn) Các loài cây chủ yếu gồm Sú, Bần chua, Ô rô (là những loài cây RNM có nguồn gốc tự nhiên) [1]
Hình 1.5 Rừng ngập mặn khu vực cửa sông Hồng
Nguyễn Hồ Quế, 2012
Trang 22+ Cỏ biển
Khu vực nghiên cứu, chủ
yếu là Vườn quốc gia Xuân Thủy
có nuôi trồng hai loài rau câu: Rau
câu chỉ vàng (Gracilaria verucosa)
và rau câu thắt (Graicilaria
blodgettii) là hai đối tượng nuôi
trong đầm tôm cồn Ngạn từ năm
1993 Rau câu chỉ vàng là loài địa
phương còn Rau câu thắt là loài
nhập nội không biết nguồn gốc từ
đâu [1]
Hiện nay, diện tích các đầm nuôi các loại rau câu này đã bị giảm đi nhiều bởi môi trường bị biến đổi xấu do tác động của các loại thuốc bảo vệ thực vật trong các cánh đồng quanh vùng và chúng được thải ra khu vực nuôi trồng thông qua cống 10 thuộc địa bàn xã Giao Thiện (huyện Giao Thủy)
d Tài nguyên đất
Theo tài liệu thống kê trên địa bàn huyện Giao Thủy có 4 nhóm đất chính: Nhóm đất phèn, nhóm đất mặn, nhóm đất phù sa, nhóm đất cát và được chia làm 12 loại đất Trong đó, quan trọng nhất là nhóm đất phù sa, đây là khu vực thuận lợi cho
sự phát triển nông nghiệp
Bảng 1.2 Hiện trạng sử dụng đất huyện Giao Thủy
- Đất trồng cây lâu năm 1.403,32
Hình 1.6 Đầm nuôi trồng Rau câu ở xã Giao Thiện
Nguyễn Hồ Quế, 2011
Trang 23Đất đồi núi
Đất chưa sử dụng khác
Niên giám thống kê huyện Giao Thủy năm 2010
Tương tự huyện Giao Thủy, đất Tiền Hải được tạo bởi phù sa sông và biển
Do đặc điểm của thuỷ triều ngày càng bồi tụ theo kiểu các luồng lạch hình sin có hướng song song với đê biển và cũng được chia thành 4 nhóm đất chính:
Nhóm đất cát (C): có diện tích 2.875 ha, phân bố chủ yếu trên nền địa hình cao trong và ngoài đê, tập trung chủ yếu ở các xã Nam Thịnh, Nam Phú, Đông Minh, Đông Hoàng, Đông Long và ở rải rác các xã như Nam Hải, Tây Giang, Tây Lương, Tây Ninh, Đông Quý…Đặc điểm chung của nhóm đất cát là có lượng hạt thô lớn, dung tích hấp thu thấp, các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu đều nghèo, sâu dưới tầng cát dày từ 2 - 3m mới thấy trầm tích biển (lớp vỏ sò, lớp cát thuần xen lẫn phế tích và các loại cây sú, vẹt…)[22]
Trang 24Nhóm đất mặn (đất phù sa nhiễm mặn): đây là loại đất có diện tích lớn nhất phân bố ở hầu hết các xã trong huyện và tập trung chủ yếu ở các xã phía Đông huyện Tiền Hải Đất mặn của huyện có diện tích 11.300 ha, bao gồm: đất mặn sú vẹt (Mm): diện tích 900 ha, đất mặn nhiều (Mn): diện tích 2.300 ha, đất mặn trung bình (M): có diện tích 1.200 ha và đất mặn ít (Mi): diện tích 6.900 ha [22]
Nhóm đất phù sa có tổng diện tích 3.606 ha phân bố từ vùng cao đến vùng thấp Đất thường có màu nâu tươi, độ pH trung tính, ít chua pHkcl khoảng 5,5 và có hướng tăng dần theo chiều sâu của đất [22]
Nhóm đất phèn mặn (FM): thực chất là những ổ phèn do những quá trình rửa mặn các ion kiềm và kiềm thổ bị rửa trôi và thay thế bằng ion H+ Quan sát phẫu diện đất ta thấy tầng sinh phèn (Jarosite) màu vàng rơm pha lẫn trắng tựa như vôi xỉn, nằm cách mặt đất 25 - 26 cm, độ PHkcl từ 2,8 - 3,5, Fe2+ và Al3+ di động rất cao, diện tích chiếm đất 380 ha [22]
1.2.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
1.2.2.1 Dân cư
Do có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh
tế, vùng cửa sông Hồng là nơi thu hút được khá nhiều người dân sinh sống và làm việc Mật độ dân số của các xã thuộc hai huyện Tiền Hải và Giao Thủy tương đối cao Tổng dân số các xã ven biển thuộc vùng nghiên cứu huyê ̣n Giao Thủy là 50.958 ngườ i, chiếm khoảng 27% tổng dân số của toàn huyê ̣n [33] Mâ ̣t đô ̣ dân số trung bình các xã này đa ̣t 1.065 người/km2
, trong khi đó mâ ̣t đô ̣ dân số toàn huyê ̣n chỉ đạt 793 người/km2
Xã Giao Thiện có mật độ dân số thấp nhất khu vực nghiên cứu đa ̣t 804 người/km2
, mật đô ̣ dân số cao nhất là 1.336 người/km2
tại xã Giao Lạc Tỉ lê ̣ gia tăng dân số tự nhiên nhìn chung giảm từ năm 2009 đến năm 2010 [33]
Đến tháng 8 năm 2011, các xã ven biển thuộc huyện Tiền Hải có tổng số 7.004 hộ dân với 22.365 người, chiếm 11,4% tổng dân số của huyê ̣n Mật độ dân số trung bình tại các xã đạt 413 người/km2
khá thưa thớt so với mật độ trung bình dân
cư của toàn huyện Tiền Hải đạt 922 người/km2 Xã Đông Minh có mật độ dân số cao nhất đạt 977 người/km2 Xã Nam Phú có mật độ dân cư thấp nhất chỉ 151 người/km2
[22]
Trang 25Bảng 1.3 Diện tích, dân số, mật độ dân số, số hộ gia đình các xã ven biển huyện Tiền Hải và
Giao Thủy năm 2010
) Dân số (người) Mâ ̣t đô ̣ dân số (ngươ ̀ i/km 2
)
Giao Thủy
Giao Thiện 11,80 9.486 804 Giao An 8,20 9.047 1.103 Giao Lạc 7,05 9.418 1.336 Giao Xuân 7,58 9.232 1.218 Giao Hải 5,55 6.103 1.100
Tiền Hải
Đông Minh 8,34 8.145 976,62 Nam Thịnh 8,39 5.773 688,08 Nam Hưng 12,71 4.721 371,44 Nam Phú 24,75 3.726 150,55
Nguồn: Niên giám thống kê huyê ̣n Giao Thủy và Tiền Hải , 2010
Đặc điểm chung của cả hai huyện vùng cửa sông Hồng là có cơ cấu dân số phân theo giới tính khá đồng đều, tỉ lệ nữ giới vẫn cao hơn tỉ lệ nam giới Tuy nhiên, nam giới đang có xu hướng tăng lên do đây là nguồn lực chủ chốt để làm các ngành kinh tế biển Lực lượng dân số này chính là nguồn lao động tiềm năng cũng như là lực lượng hỗ trợ đắc lực trong công tác bảo tồn và ứng phó với tai biến Tuy nhiên, nếu người dân không có trình độ dân trí và nhận thức về phát triển bền vững
và bảo vệ TN - MT thì đây sẽ là một sức ép rất lớn đối với môi trường
1.2.2.2 Nuôi trồng, khai thác thủy sản
Ngành thủy sản của vùng nghiên cứu trong thời gian gần đây có bước phát triển nhanh Về nuôi trồng thủy sản, sự chuyển dịch cơ cấu của ngành theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng, đồng thời đẩy mạnh khâu chế biến, dịch vụ Với phương thức nuôi quảng canh cải tiến và bán thâm canh, đồng thời đưa vào những giống mới vào nuôi trồng đã làm tăng năng suất và giá trị nuôi trên mỗi ha đầm, góp phần cải thiện đời sống cho người dân Về khai thác thủy sản, cả hai huyện đang từng bước hiện đại hóa phương tiện đánh bắt, ổn định về số lượng tàu thuyền đánh cá cũng như nâng tổng công suất đánh bắt
Tại huyện Giao Thủy, hoạt động NTTS chiếm ưu thế trên địa bàn huyện, nhất là NTTS mặn lợ thu hút nhiều lao động, sản lượng lớn, giá trị hàng hóa cao
Trang 26Tổng diện tích NTTS của huyện đến 2010 là 4.961 ha, trong đó nuôi mặn lợ 3.775
ha, nuôi thủy sản nước ngọt 1.186 ha, tăng so với năm 2005 là 861 ha Từ năm 2005
- 2010, NTTS mặn lợ của huyện phát triển mạnh, tăng nhanh cả về diện tích, sản lượng và chủng loại sản phẩm, tập trung nuôi các giống thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm Sú, ngao, cua, cá Bớp… Các vùng nuôi công nghiệp đạt năng suất 4 -
5 tấn tôm Sú/ha/năm, nuôi bán công nghiệp đạt 2 - 2,5 tấn/ha/năm Gần đây một số
hộ nuôi đang chuyển sang nuôi tôm He chân trắng đạt hiệu quả cao, năng suất bình quân 6 - 8 tấn/ha/năm, có hộ nuôi 3 vụ đạt 12 tấn/ha/năm; nuôi ngao phát triển mạnh, nhiều hộ đạt doanh thu từ 300 - 800 triệu/năm [4]
Đến tháng 9 năm 2011, tổng diện tích NTTS nước ngọt tại Tiền Hải chiếm
thủy sản nước lợ trong một thời
gian dài là thế mạnh của địa
phương Tổng diện tích nuôi trồng đạt 2.140 ha gấp 2,5 lần diện tích NTTS nước ngọt Trong đó chuyển đổi từ diện tích đất làm muối và trồng lúa kém hiệu quả trong đê quốc gia là 361 ha Nuôi trồng thủy sản nước lợ đạt sản lượng 1.900 tấn cụ thể là sản lượng tôm đạt 1100 tấn, sản lượng cua 300 tấn và sản lượng cá là 500 tấn Tiền Hải đặc biệt phát triển nghề nuôi ngao Từ năm 1992 với diện tích 5 ha, đến nay tổng diện tích nuôi ngao trên toàn huyện là 1200 ha, trong đó hai xã có diện tích nuôi ngao thương phẩm ngoài bãi bồi lớn nhất là xã Nam Thịnh 600 ha và xã Đông Minh 250 ha, hai xã chuyên ươm ngao giống trong đầm là Nam Cường và Nam Phú Hiện nay, sản lượng nuôi ngao hàng năm đạt xấp xỉ 25.000 tấn [23] [24] [26] [27]
Hình 1.7 Khai thác ngao tại vườn quốc gia Xuân Thủy
Nguyễn Hồ Quế, 2012
Trang 27% tổng giá trị của toàn ngành nông nghiệp [32]
Năm 2010, năng suất lúa đông xuân trung bình ở các xã ven biển huyện Giao Thủy đạt 74,75 tạ/ha cao hơn các xã ven biển huyện Tiền Hải đạt 69,1 tạ/ha Vào vụ mùa, do một số diện tích lúa nhiễm bệnh lùn sọc đen, sâu đục thân và rầy cuối vụ…nên năng suất giảm đáng kể, đạt 51,14 tạ/ha ở huyện Giao Thủy và 58 tạ/ha ở huyện Tiền Hải Tổng sản lượng lúa cả năm 2010 ở các xã ven biển huyện Giao Thủy đạt 31.573,4 tấn và đạt 137.252 tấn ở huyện Tiền Hải, lần lượt tăng so với năm 2009 là 21,47 % và 6 % [22]
Tại Tiền Hải, năm 2010, tổng điện tích gieo trồng cả năm là 28.251 ha, tăng 0,82% so với năm 2009, trong đó diện tích cấy lúa hàng năm đạt 21.605 ha (vụ xuân 10.760 ha và vụ mùa 10.845 ha) Vụ xuân có năng suất 69,1 tạ/ha, vụ mùa năng suất đạt 58 tạ/ha Sản lượng lúa cả năm đạt 137.252 tấn tăng 6% so với năm 2009 [22]
1.2.2.4 Giao thông vận tải
Với xu thế hội nhập vào nền kinh tế thị trường, vốn được xem là xương sống của sự phát triển, nên trong những năm gần đây hệ thống giao thông bộ cũng như
Trang 28đường thủy đã được hai huyện nói chung và các xã thuộc vùng nghiên cứu nói riêng đầu tư và xây dựng mới nhiều Hiện nay mạng lưới giao thông đường bộ vùng nghiên cứu phần lớn đã được bê tông hóa và nhựa đường hóa làm mạch nối giữa các xã, xã với huyện và vươn ra tận mép biển thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa
Giao thông đường bộ: hệ thống giao thông phần lớn được trải nhựa hoặc bê tông hóa Tỉ lệ đường bê tông các xã trong vùng chiếm 66,7%, đường nhựa chiếm 25,7%, đường cấp phối chiếm 7,6% Tuy nhiên, nếu như trên địa bàn huyện Tiền Hải, mạng lưới giao thông tương đối hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân, có 22 cây cầu lớn nhỏ đã được bê tông vĩnh cửu,
ô tô đi lại thuận tiện thì trên địa bàn huyện Giao Thủy, các tuyến đường đều hẹp
và xuống cấp, nhiều cầu qua đường đã bị hư hỏng, hoặc lạc hậu so với yêu cầu sử dụng nên chất lượng đường chỉ đáp ứng được nhu cầu đi lại của các phương tiện thô sơ, gây trở ngại cho việc vận
chi lưu của nó, bao gồm các sông
Trà Lý, sông Lân, sông Long
Hầu…thuận tiện cho việc khai
thác giao thông đường thủy Vùng
có 3 cửa sông lớn là Trà Lý, Ba
Lạt và Hà Lạn, cho phép tàu có
trọng tải 500 - 800 tấn đi qua Hệ
thống sông ngòi hiện tại có thể cho tàu thuyền trọng tải 15 - 30 tấn đi qua lại thông tuyến giữa các xã trong huyện Trên các tuyến đã hình thành các bến bãi tự nhiên để bốc xếp hàng hóa, vật tư Tuy nhiên, hệ thống sông ngòi bị bồi lấp, các bãi, bến không được đầu tư nâng cấp, cải tạo, thiếu nơi trú ẩn an toàn cho tàu thuyền khi xảy
ra tai biến [11]
Hình 1.8 Khảo sát hoạt động vận tải thủy tại bến đò
Giao Thiện
Nguyễn Hồ Quế, 2012
Trang 291.2.2.5 Du lịch
Du lịch là một trong những thế mạnh của vùng cửa sông Hồng Địa bàn phát triển du lịch, nghỉ mát quan trọng là VQG Xuân Thủy, khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải và nhiều cồn cát nằm không xa các cửa sông như cồn Vành, cồn Thủ … Vườn quốc gia Xuân Thủy là vùng đất ngập nước đặc thù, có sự đa dạng sinh học cao, đặc biệt là hệ sinh thái RNM và sự phát triển phong phú của các loài tôm, cua, cá…Vùng bãi bồi Cồn Lu, Cồn Ngạn, Cồn Xanh có tiềm năng rất phong phú về kinh tế và đa dạng sinh học Đây là vùng cửa sông ven biển tiêu biểu cho mẫu chuẩn của hệ sinh thái đất ngập nước điển hình ở miền Bắc Việt Nam Với diện tích vùng bảo tồn rộng 7.100 ha và vùng đệm rộng 8.000 ha, trong đó có hơn 3.000 ha rừng ngập mặn và nhiều loài thuỷ sinh có giá trị cao, đã tạo nên sự trù phú của vùng đất mới này Đặc biệt ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ đã phát hiện trên 200 loài chim, trong
đó có khoảng 150 loài di trú, gần 50 loài chim nước với số lượng cá thể khi đông đúc lên tới 30 - 40 ngàn con, có 9 loài chim quý hiếm được ghi vào sách đỏ quốc tế Chính vì vậy, năm 1989 cồn Lu được ghi nhận là khu bảo tồn chim nước đầu tiên của Việt Nam với tên “Khu bảo tồn Ramsar Xuân Thủy” Tháng 2 năm 2003, Ramsar Xuân Thủy được Nhà nước công nhận là VQG đầu tiên của ĐNN ven biển nước ta Đây là điểm hẹn của du lịch sinh thái, nơi nghiên cứu khoa học và bảo tồn quan trong không chỉ của Giao Thủy mà còn mang ý nghĩa quốc gia và quốc tế [3]
Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải nằm ở bờ trái cửa sông Hồng, về phía Nam huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình Ranh giới phía Nam khu bảo tồn là sông Hồng, phía Bắc là sông Lân và phía Tây là con đê chắn biển chính Trong khu bảo tồn có 2 cồn cát lớn là: Cồn Vành có diện tích 2.000 ha và Cồn Thủ có diện tích 50 ha Xen giữa Cồn Thủ và đất liền là các bãi cát ngập triều Cồn Vành nằm tách biệt với đất liền qua một eo biển có mực nước sâu, trên bờ là rừng ngập mặn hầu hết đã có bờ bao thành các đầm nuôi trồng thuỷ sản Ngoài ra, còn có một diện tích rộng lớn các đầm nuôi trồng thuỷ sản ở phía Bắc bờ sông Hồng Trong khu bảo tồn có 12 kiểu sinh cảnh chính, trong đó quan trọng nhất là sinh cảnh bãi cát ngập triều, trảng sậy
và rừng ngập mặn Ngoài ra, các bãi bồi ngập triều cũng là một sinh cảnh quan trọng, là nơi kiếm ăn của các loài chim ven bờ [15]
Đây là các điều kiện thuận lợi, là tiền đề quan trọng để phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng
Trang 301.2.2.6 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, nền công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện Tiền Hải vẫn sản xuất ổn định và phát triển Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện Tiền Hải năm 2010 là 1.450 tỷ đồng, tăng 20,8% so với năm 2009 [22]
Tại huyện Giao Thủy , ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiê ̣p đã và đang nỗ lực vượt qua những khó khăn để từng bước đi lên vững chắc Năm 2009 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 212,5 tỷ đồng, tăng 16% và bằng 202% so với năm 2005 Những sản phẩm có tỷ lệ tăng cao là gạch nung (23%), nước mắm (20%), muối Iốt (19%) Sản phẩm sửa chữa và đóng mới tàu thuyền đạt tỷ lệ tăng thấp (9%), nhưng
có giá trị chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất của toàn ngành [32]
Hiện nay trong vùng nghiên cứu, một số ngành công nghệp và tiểu thủ công nghiệp được chú trọng phát triển như: ngành sản xuất phương tiện vận tải thủy, ngành sản xuất máy móc thiết bị và sản phẩm kim loại, ngành sản xuất vật liệu xây dựng và ngành sản xuất các sản phẩm từ gỗ
1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu về lượng giá giá trị ĐNN ở Việt Nam và vùng nghiên cứu
Đất ngập nước ven biển (ĐNNVB) Việt Nam có khoảng 1.931.654 ha, phân
bố rộng khắp vùng bờ biển Việt Nam, trải dài trên 3.260 km của 29 tỉnh/thành phố ven biển từ Móng Cái đến Hà Tiên ĐNNVB đa dạng về kiểu loại (với 19 kiểu gồm: rạn san hô (RSH), cỏ biển, rừng ngập mặn (RNM), bãi triều lầy, cửa sông, đầm phá ); về chức năng, giá trị (nạp và tiết nước ngầm, điều hòa khí hậu, duy trì tính ĐDSH ); đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội (nuôi trồng thủy sản (NTTS), đánh bắt thủy sản, lâm nghiệp, du lịch ) và an ninh quốc phòng Hơn thế nữa, ĐNNVB còn góp phần bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai ven biển như chắn sóng và gió bão, chống xói lở và ổn định bờ biển, bảo vệ các công trình ven biển, ngăn ngừa ô nhiễm, giảm hiệu ứng nhà kính [7]
Tuy nhiên, do các quá trình tự nhiên, tác động của chiến tranh và hoạt động khai thác quá mức, thiếu quy hoạch và quản lý ĐNNVB đã và đang làm thay đổi chế độ thủy văn, địa hình, thu hẹp diện tích tự nhiên, làm cho môi trường sống và di
cư của nhiều loài sinh vật, ĐDSH và các nguồn tài nguyên ĐNN bị suy giảm
Trang 31càng nghiêm trọng, đe dọa các vùng ĐNNVB nói riêng và PTBV nói chung Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nói trên là thiếu quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết về sử dụng bền vững ĐNNVB, thiếu hệ thống thể chế quản
lý tổng hợp - liên ngành đối với ĐNNVB
Thông tin về giá trị kinh tế đất ngập nước đóng vai trò quan trọng trong việc
sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên này Đây là thông số đầu vào quan trọng giúp cho các nhà quản lý môi trường, các nhà hoạch định chính sách cũng như các cơ quan quản lý có những luận cứ chắc chắn đưa ra những biện pháp phù hợp đối với từng khu vực đất ngập nước cụ thể sao cho sử dụng đi đôi với bảo tồn Tuy nhiên, tại Việt Nam các thông tin về giá trị kinh tế của đất ngập nước còn rất thiếu và chưa đồng bộ [21] Do đó, hầu hết các quyết định về sử dụng đất ngập nước thường đứng trên quan điểm cá nhân và chỉ tính đến giá trị trực tiếp mà đất ngập nước mang lại trong khi lại thường bỏ qua hoặc đánh giá thấp lợi ích tổng thể mà đất ngập nước mang lại cho xã hội Vì vậy, khi áp dụng vào thực tế thì tính hiệu quả không cao
Ở Việt Nam, việc đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên và tác động môi trường bắt đầu vào những năm 1990 Và gần đây việc đánh giá này đã được quan tâm hơn nhiều với sự đa dạng của các phương pháp đánh giá Một số các công trình tiêu biểu về đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên nói chung và đất ngập nước nói riêng tại Việt Nam và vùng nghiên cứu được liệt kê như sau:
- Nguyễn Thế Chinh, Nguyễn Quang Hồng, Đinh Đức Trường và Lê Minh
Ngọc (2006), đánh giá giá trị du lịch và giá trị phi sử dụng vủa Vườn Quốc Gia Bạch Mã, Dự án xây dựng các phương pháp xác định giá rừng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, Hà Nội
- Lê Thu Hoa, Ngô Thanh Mai, Nguyễn Diệu Hằng (2006), Đánh giá lợi ích của hoạt động nuôi tôm tại Giao Thủy, Nam Định, Chương trình Kinh tế môi trường
Đông Nam Á (EEPSEA)
- Nguyễn Quang Hồng (2005), Đánh giá giá trị kinh tế của Vườn Quốc Gia
Ba Bể, Luận án Thạc sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
- Phạm Khánh Nam (2001), Đánh giá giá trị của khu bảo tồn biển Hòn Mun
- Nha Trang, Chương trình Kinh tế môi trường Đông Nam Á (EEPSEA)
Trang 32- Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Hữu Ninh, Trần Hồng Hà và Đỗ Đình Sâm
(2000), Đánh giá giá trị kinh tế của một số các điểm trình diễn đất ngập nước tại Việt Nam Dự án bảo vệ môi trường biển Đông do UNEP, GEF tài trợ, Hà Nội
- Nguyễn Đức Thanh và Lê Thị Hải (1997), Ước lượng giá trị giải trí của Vườn quốc gia Cúc Phương sử dụng phương pháp chi phí du lịch, Tập san các
nghiên cứu kinh tế môi trường, Chương trình Kinh tế Môi trường Đông Nam Á (EEPSEA)
- Đỗ Đình Thắng (2005), Đánh giá giá trị sử dụng trực tiếp của đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long, Luận văn Thạc sỹ quản lý Môi trường, Đại học
tổng hợp quốc gia Australia, Camberra
- Đinh Đức Trường (2008), Sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường nhằm hướng tới sự phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ hội nhập, Tạp chí Kinh
- Trung tâm Kinh tế Môi trường và phát triển Vùng, Đại học kinh tế Quốc
dân Hà Nội, “Báo cáo phân tích chi phí - lợi ích các phương án sử dụng đất ngập nước ven biển huyện Giao Thủy, đề xuất phương án sử dụng hợp lý, bền vững nguồn tài nguyên đất ngập nước”, 2006
Trang 33CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các thành tố kinh tế vùng đất ngập nước cửa sông Hồng bao gồm vùng lõi (cồn Ngạn, cồn Lu, cồn Mờ, cồn Vành) và vùng ĐNN ven biển của các xã vùng đệm: xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) và các xã Đông Minh, Nam Thịnh, Nam Hưng, Nam Phú huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình)
2.2 Phương pháp kế thừa, tổng hợp các tài liệu thứ cấp
Để hoàn thành được luận văn, học viên đã kế thừa và tổng hợp từ các tài liệu trước đây liên quan đến vùng nghiên cứu và vấn đề cần nghiên cứu bao gồm đặc điểm thủy hải văn, địa mạo, môi trường, lượng giá kinh tế…Các tài liệu này được phân loại, sắp xếp và định hướng vào việc xác định giá trị kinh tế ĐNN vùng nghiên cứu Một số tài liệu thứ cấp bao gồm:
- Báo cáo thành lập mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường vùng cửa sông Hồng, 2009
- Báo cáo phân tích chi phí - lợi ích các phương án sử dụng đất ngập nước ven biển huyện Giao Thủy, đề xuất phương án sử dụng hợp lý, bền vững nguồn tài nguyên đất ngập nước, 2006
- Bản đồ quy hoạch các vùng đất ngập nước Tiền Hải và Giao Thủy
- Các tài liệu huyện Giao Thủy và huyện Tiền Hải trên các lĩnh vực kinh tế
xã hội của 9 xã vùng nghiên cứu
- Kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước ven biển Việt Nam đến năm 2015
- Niên giám thống kê huyện Giao Thủy và Tiền Hải năm 2010
- Phương pháp đánh giá giá trị môi trường
- Quy hoạch nuôi trồng thủy sản Tiền Hải, Giao Thủy
2.3 Phương pháp khảo sát thực địa
Trong quá trình làm luận văn, học viên đã tiến hành thực địa các xã nằm trong vùng nghiên cứu vào tháng 11 năm 2011 và thực địa bổ sung vào tháng 4
Trang 34năm 2012 Trong khi khảo sát thực tế, học viên đã tập trung điều tra, thu thập các thông tin liên quan đến kinh tế - xã hội, tài nguyên môi trường, hiện trạng khai thác và sử dụng vùng đất ngập nước vùng nghiên cứu…Các thông tin tài liệu thứ cấp và sơ cấp trên được sử dụng nhằm phân tích đánh giá giá trị đất ngập nước vùng cửa sông Hồng
phiếu được thiết kế như sau:
Đối với giá trị nuôi
trồng thủy sản: bảng hỏi cho
các hộ nuôi tôm gồm 6 câu
hỏi, trong đó có 5 câu đầu
tiên liên quan đến các thông
tin chung của hộ nuôi tôm
như trình độ học vấn, hình
thức nuôi tôm của hộ (quảng canh, thâm canh, quảng canh cải tiến…) Câu hỏi thứ
6 yêu cầu người được phỏng vấn trả lời các thông tin về hoạt động nuôi tôm của mình, bao gồm: diện tích, thời gian nuôi, năng suất, các chi phí đầu tư (con giống, thức ăn, lao động, bão dưỡng cải tạo ao), giá bán và thông tin về diện tích RNM trong ao nuôi
Kích cỡ mẫu điều tra được tính theo công thức:
2
1 N e
N n
Trang 35Vùng nghiên cứu có khoảng 1.982ha nuôi tôm Với mức sai số chấp nhâ ̣n 10%, 80 bảng hỏi được phát ra cho các hộ nuôi tôm tại các xã trong khu vực cửa sông Hồng
Đối với hộ nuôi ngao, bảng hỏi có 5 câu hỏi chính Trong đó 4 câu đầu tiên thu thập thông tin tổng quan về hộ gia đình như địa chỉ, trình độ học vấn Câu hỏi 5 bao gồm các câu hỏi phụ về số liệu nuôi ngao (chi phí, năng suất, sản lượng và qui trình nuôi
Với tổng số khoảng 2.135ha nuôi ngao Với mức sai số chấp nhâ ̣n 10%, 90 bảng hỏi được phát ra cho các hộ nuôi tôm tại các xã trong khu vực cửa sông Hồng 2.5 Phương pháp chuyên gia
Đây là phương pháp quan trọng được sử dụng để đánh giá ưu nhược điểm của một số phương pháp Nhận diện, mô tả và lý giải lựa chọn các giá trị kinh tế quan trọng và phù hợp của đất ngập nước tại vùng cửa sông Hồng Ngoài ra, phương pháp này còn được áp dụng để hoàn thiện hệ thống câu hỏi sao cho mang tính bao quát và đặc trưng nhất Các chuyên gia bao gồm các nhà khoa học về đất ngập nước, kinh tế môi trường, các nhà quản lý ở địa phương
2.6 Phương pháp xử lý thống kê
Các dữ liệu thu thập bao gồm dữ liệu thứ cấp và sơ cấp Các chuỗi dữ liệu này mang tính dàn trãi và được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS và Exel nhằm phục vụ cho báo cáo kết quả, thảo luận và đề xuất các biện pháp quản lý
2.7 Phương pháp lượng giá giá trị kinh tế đất ngập nước
Dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế, các nhà kinh tế đã phát triển các phương pháp thực nghiệm để lượng giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nước Có nhiều phương pháp đưa ra để đánh giá giá trị này tuy nhiên chúng đều mang một đặc điểm chung là tương ứng với các nhóm giá trị kinh tế khác nhau sẽ có những phương pháp đánh giá thích hợp
Trong khuôn khổ của luận văn, học viên đã sử dụng các phương pháp sau để lượng giá giá trị kinh tế của đất ngập nước vùng nghiên cứu:
Phương pháp giá thị trường
Phương pháp giá thị trường là phương pháp xác định giá trị của hệ sinh thái
Trang 36đất ngập nước thông qua các sản phẩm, dịch vụ của hệ sinh thái được trao đổi mua bán trên thị trường Đây là phương pháp đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện vì các thông tin liên quan đến giá các thị trường của một số các hàng hóa và dịch vụ mà đất ngập nước cung cấp là quan sát được và dễ dàng thu thập được Vì vậy, phương pháp này thường được sử dụng để đánh giá các giá trị sử dụng trực tiếp của đất ngập nước [8]
Phương pháp chi phí thay thế
Phương pháp chi phí thay thế ước lượng giá trị dịch vụ của hệ sinh thái đất ngập nước thông qua việc xác định các chi phí để tạo ra hàng hóa và dịch vụ có tính năng tương tự Hay nói cách khác, phương pháp này dùng để ước lượng giá trị kinh
tế của các dịch vụ sinh thái đất ngập nước xấp xỉ bằng với chi phí để cung ứng hàng hóa và dịch vụ tương đương do con người tạo ra Phương pháp này thường được sử dụng để xác định giá trị gián tiếp của đất ngập nước thông qua việc tìm hiều giá thị trường của các dịch vụ tương đương do con người tạo ra [21]
Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được
Các hệ sinh thái đất ngập nước có chức năng bảo vệ, phòng tránh các thiệt hại đối với con người Chức năng bảo vệ này có giá trị tương đương với những gì
có thể mất đi nếu không được nó bảo vệ Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được
sử dụng các giá trị tài sản được bảo vệ hoặc những chi phí cho các hoạt động nhằm tránh những thiệt hại đó, để đo lường giá trị kinh tế của hệ sinh thái đó Phương pháp này đặc biệt hữu dụng trong việc đánh giá giá trị của các vùng đất ngập nước
có chức năng bảo vệ tự nhiên (RNM…) [8]
Phương pháp chi phí du lịch
Phương pháp chi phí du lịch sử dụng các chi phí của khách du lịch làm cơ sở
để tính giá trị của điểm tham quan Bằng cách thu thập các số liệu chi phí du lịch và một số yếu tố khác có liên quan (thu nhập, số lần đến thăm…), có thể ướng lượng được tổng số tiền mà khách du lịch sẵn lòng trả cho vùng đất ngập nước đó [8]
Phương pháp chuyển giao lợi ích
Phương pháp chuyển giao lợi ích là phương pháp được dùng để ước tính các giá trị kinh tế cho những dịch vụ của hệ sinh thái bằng cách chuyển những ước tính
Trang 37hiện hành của giá trị môi trường từ nơi này sang nơi khác (cụ thể ở đây là từ nơi nghiên cứu sang nơi hoạch định chính sách) Phương pháp này được sử dụng khi không đủ thời gian, nguồn vốn hoặc thiếu thông tin, không thể thực hiện các cách đánh giá lợi ích khác bằng dữ liệu sơ cấp Chẳng hạn, giá trị phòng chống thiên tai hay bảo tồn ĐDSH ở một vùng ĐNN cụ thể có thể được ước tính bằng cách sử dụng các giá trị đã tính có điều chỉnh từ một nghiên cứu được tiến hành ở nơi khác [22]
Cách tiếp cận giá trị lợi ích
Trong ứng dụng cơ bản nhất của phương pháp giá trị lợi ích, ước tính có giá trị vô hướng (WTP trung bình hay trung vị/đơn vị bị tác động) thể hiện kết quả của nghiên cứu hiện hành, hoặc việc lựa chọn những nghiên cứu hiện hành mà được tiến hành ở một nơi cụ thể Để nâng cao chất lượng chuyển giao giá trị lợi ích có thể phải điều chỉnh những ước tính định giá vô hướng Những điều chỉnh này thường mang tính chất đặc thù và thường phản ánh ý kiến chủ quan của người phân tích Đánh giá có thể được điều chỉnh tính đến những khác biệt về:
- Đặc điểm kinh tế xã hội của những người có liên quan
- Đặc điểm tự nhiên của địa điểm nghiên cứu và hoạch định
- Thay đổi được đề xuất trong việc cung cấp hàng hoá được đánh giá giữa các địa điểm
- Những điều kiện thị trường áp dụng cho các nơi (thay đổi về khả năng sẵn
có của những vật thay thế)
Công thức được sử dụng rộng rãi để chuyển giao là:
WTPj = WTPi(Yj/Yi)eTrong đó:
Y: thu nhập theo đầu người/năm
e: Độ co giãn của WTP theo thu nhập
Trọng số điều chỉnh nói chung được sử dụng là thu nhập Nhưng phải thực hiện một điều chỉnh tương tự cho những thay đổi trong các đặc điểm khác (ví dụ dân cư)
2.8 Các mô hình lượng giá kinh tế tài nguyên - môi trường
Trang 38Qi: Lượng sản phẩm i khai thác, sản xuất
Ci: Chi phí liên quan đến quá trình khai thác, sản xuất sản phẩm i
2.8.2 Mô hình hàm sản xuất hộ gia đình Cobb-Douglas
Mô hình được sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của RNM đối với năng suất NTTS Các thông tin thu thập sẽ giúp ước lượng các tham số của mô hình này Hàm sản xuất tổng quát có dạng:
Y = KaLb Trong đó, Y được mô tả là hàm của các yếu tố đầu vào Các yếu tố đầu vào được xác định là vốn (K) và lao động (L) Hàm ước lượng bình phương nhỏ nhất sẽ
Như vậy hàm sản xuất chung cho một quan sát thứ i có dạng:
Ln(Y i ) = a 1 + a 2 lnLABOR i + a 3 lnCAPITAL i + a 4 lnAREA i +
a 5 DUMMY i FOREST i
Trong đó:
Y (kg/ha/năm): năng suất tôm trên 1ha
Trang 39CAPITAL(triệu đồng): chi phí ngoài lao động trên 1ha ao nuôi
AREAL (ha): diện tích ao nuôi
FOREST (%): tỷ lệ % diện tích rừng ngập mặn trong ao nuôi
DUMMY: biến giả phân biệt giữa ao nuôi quảng canh và ao nuôi sinh thái (nuôi quảng canh = 0, nuôi sinh thái = 1)
Trang 40CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Các yếu tố tác động đến giá trị kinh tế vùng cửa sông Hồng
3.1.1 Lũ lụt
Vùng nghiên cứu nằm ở hạ lưu sông Hồng nên thường hay bị lũ do mưa lớn
ở thượng nguồn đặc biệt là Tây Bắc Bộ Cường độ lũ và thời gian xuất hiện phụ thuộc chủ yếu vào lượng nước từ thượng nguồn đổ về Việc xây dựng đập thủy điện Hòa Bình trên sông Đà đã phần nào hạn chế được mức độ thường xuyên của tai biến này trong mùa mưa Tuy nhiên, vào những tháng mưa lớn (7 - 9), hồ Hòa Bình thường phải xả lũ, kết hợp với lượng nước từ trung và thượng nguồn đổ vào Sông Hồng gây ngập lụt ở vùng hạ lưu nói chung và vùng nghiên cứu nói riêng Việc ngập lụt vào các tháng mùa mưa gây ra nhiều tác động đến tài nguyên và môi trường ở đây Trước hết là làm đình trệ một số ngành kinh tế, trong đó có du lịch Vào các tháng này lượng khách du lịch đến Giao Thủy và Tiền Hải bị giảm, doanh thu của ngành theo đó cũng ít hơn so với các tháng khác trong năm Bên cạnh đó việc tiêu thoát lũ ở hạ du ngày càng một chậm nguyên nhân là do một số các công trình giao thông đang xây dựng (đường giao thông, đê điều…) và hệ thống đầm nuôi tôm ở các xã ven biển…đã làm giảm tốc độ dòng chảy rút khi lũ kết thúc Kết quả là nước bị giữ lại lâu ở trong nội đồng và các đầm nuôi tôm Nước ngọt bị giữ lại lâu trong các đầm nuôi tôm sẽ gây ngọt hóa đầm nuôi dẫn đến môi trường sống trong đầm bị thay đổi và có thể dẫn đến phát sinh nhiều loại bệnh Bên cạnh đó, trong quá trình lũ rút các loại chất thải gây ô nhiễm môi trường trong đất liền hay hóa chất bảo vệ thực vật sử dụng trong nông nghiệp một phần sẽ bị lắng đọng lại trong các đầm nuôi hay tại bãi nuôi (ngao, vạng…) Do đó, các loại thủy sản được nuôi sẽ không thích ứng được ngay với môi trường sống sau lũ và chúng có thể sẽ
bị chết, nhiễm bệnh hay ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng Như vậy, năng suất NTTS sẽ giảm, ảnh hưởng đến đời sống của người dân [11]
Tại VQG Xuân Thủy, sau mỗi đợt lũ nước từ trong đất liền đổ ra và bị giữ lâu ở phía trong đê Vành Lược Hệ thống RNM phía trong đê bị ngâm lâu trong nước ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây và có thể sẽ dẫn đến bị chết cục
bộ Môi trường sống ở đây cũng bị biến đổi, sự thích nghi các sinh vật cũng bị giảm
đi, một số loài có thể bị chết và sẽ ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái dẫn đến mất cân bằng sinh thái